Quyết định 507/QĐ-BXD năm 2015 về Quy hoạch phát triển công nghiệp vôi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Bộ Xây dựng ban hành

Số hiệu 507/QĐ-BXD
Ngày ban hành 27/04/2015
Ngày có hiệu lực 27/04/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Xây dựng
Người ký Nguyễn Trần Nam
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ XÂY DỰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 507/QĐ-BXD

Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÔI ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014;

Căn cứ Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010;

Căn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

Căn cứ Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản;

Căn cứ ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 284/VPCP-KTN ngày 13/01/2015 của Văn phòng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp vôi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vật liệu Xây dựng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp vôi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Quan điểm:

a) Phát triển công nghiệp sản xuất các sản phẩm vôi có giá trị cao, ổn định, bền vững, trên cơ sở sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả; sử dụng các loại nguyên liệu thay thế theo hướng công nghệ xanh, bảo vệ môi trường;

b) Đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất vôi có công nghệ hiện đại, mức độ cơ giới hóa và tự động hóa cao để nâng cao chất lượng sản phẩm; đa dạng hóa về chủng loại đáp ứng nhu cầu các ngành, lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng và xuất khẩu; tiến tới xóa bỏ các cơ sở sản xuất vôi tự phát, thủ công không theo quy hoạch, gây ô nhiễm môi trường;

c) Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, sản xuất vôi với công nghệ hiện đại, bảo vệ môi trường.

2. Mục tiêu:

a) Tính toán nhu cầu vôi của từng ngành, lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng và xuất khẩu; xác định các dự án, vùng nguyên liệu cho các dự án sản xuất vôi và xây dựng lộ trình thực hiện đáp ứng cân đối cung cầu theo từng giai đoạn;

b) Xác định quy mô, công suất hợp lý, công nghệ, thiết bị hiện đại, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu và đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường;

c) Đến năm 2016, loại bỏ ít nhất 50% số lò thủ công gián đoạn trên cả nước; đến năm 2020, xóa bỏ toàn bộ các lò thủ công gián đoạn và thủ công liên hòa trên phạm vi toàn quốc.

3. Quy hoạch phát triển công nghiệp sản xuất vôi đến năm 2020:

a) Dự báo nhu cầu vôi:

TT

Lĩnh vực sử dụng

Dự báo nhu cầu (1000 tấn)

Năm 2015

Năm 2020

I

NHU CẦU

3.990

5.680

1

Công nghiệp, xây dựng

1.360

2.370

1.1

Công nghiệp luyện gang

920

1.440

1.2

Công nghiệp luyện thép

120

170

1.3

Công nghiệp alumin

320

760

1.4

Xử lý khí thải cho nhà máy nhiệt điện

100

150

1.5

Sản xuất bê tông khí chưng áp AAC

150

410

2

Nông nghiệp

 

 

2.1

Công nghiệp hóa chất

250

400

2.2

Công nghiệp giấy

790

880

2.3

Công nghiệp mía đường

80

100

2.4

Cải tạo đất nhiễm phèn, chua, mặn

600

600

2.5

Nuôi trồng thủy sản

550

600

3

Nhu cầu khác (3%)

120

160

II

XUẤT KHẨU

1.500

2.500

 

Tổng cộng

5.490

8.180

b) Yêu cầu về quy mô công suất, công nghệ thiết bị:

- Về quy mô công suất:

Chỉ xem xét đầu tư các dây chuyền mới có công suất lò ≥ 200 tấn/ngày (60.000 tấn/năm).

[...]