Quyết định 495/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử phiên bản 1.0 do tỉnh Tiền Giang ban hành

Số hiệu 495/QĐ-UBND
Ngày ban hành 14/03/2017
Ngày có hiệu lực 14/03/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Tiền Giang
Người ký Trần Thanh Đức
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 495/QĐ-UBND

Tiền Giang, ngày 14 tháng 3 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH TIỀN GIANG PHIÊN BẢN 1.0

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005;

Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng ngày 19/11/2015;

Căn cứ Nghị quyết 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 1/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;

Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ, về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước; Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ, về Chính phủ điện tử;

Căn cứ Quyết định số 1862/QĐ-UBND ngày 21/7/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Tiền Giang;

Xét đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Tiền Giang phiên bản 1.0 với các nội dung chính như sau:

1. Mục tiêu

Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Tiền Giang giúp lãnh đạo tỉnh có cơ sở đưa ra các quyết định đầu tư triển khai chính quyền điện tử kịp thời, chính xác; nâng cao hiệu quả, chất lượng các dịch vụ công trực tuyến của tỉnh, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước tại tỉnh Tiền Giang ngày càng phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng.

Tăng cường khả năng kết nối liên thông, tích hp, chia sẻ, sử dụng lại thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin; giám sát, đánh giá đầu tư; đảm bảo triển khai ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ, hạn chế trùng lặp, tiết kiệm chi phí, thời gian triển khai của cơ quan nhà nước tại tỉnh Tiền Giang.

Nâng cao tính linh hoạt khi xây dựng, triển khai các thành phần, hệ thống thông tin theo điều kiện thực tế tại tỉnh Tiền Giang; tạo cơ sở xác định các thành phần, hệ thống công nghệ thông tin cần xây dựng và lộ trình, trách nhiệm triển khai; xác định các thành phần và mối quan hệ giữa các thành phần của kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Tiền Giang; lộ trình và kế hoạch tổng quát trong việc triển khai kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Tiền Giang.

2. Phạm vi áp dụng

Các cơ quan nhà nước của tỉnh Tiền Giang

3. Nội dung chính

Người sử dụng, đối tượng sử dụng là người dân, doanh nghiệp hoặc các cơ quan tương tác với dịch vụ được cung cấp bởi các cơ quan nhà nước.

Các hình thức, phương tiện nhằm giúp người sử dụng truy cập thông tin, dịch vụ mà cơ quan nhà nước cung cấp (kênh truy cập) bao gồm: Các trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử, thư điện tử, điện thoại cố định hoặc di động, máy fax, kiosk hoặc người sử dụng có thể đến trực tiếp các cơ quan nhà nước. Trong giai đoạn đầu, kênh truy cập chủ yếu là các trang thông tin điện tử và thư điện tử, sau đó mở rộng đến các hình thức khác như điện thoại di động (điện thoại thông minh, máy tính bảng) hoặc kiosk.

Các dịch vụ cổng thông tin điện tử, bao gồm: quản lý nội dung; tìm kiếm, truy vấn; quản lý người sử dụng, đăng nhập một lần; quản lý biểu mẫu điện tử; thông báo.

Toàn bộ dịch vụ công trực tuyến của tỉnh và các dịch vụ công trực tuyến thuộc 53 nhóm dịch vụ công trực tuyến ưu tiên triển khai mức độ 3 trở lên theo Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

ng dụng và cơ sở dữ liệu: bao gồm các ứng dụng cần thiết cho hoạt động nội bộ và cung cấp dịch vụ công trực tuyến như ứng dụng nghiệp vụ, gồm nhóm ứng dụng Cổng thông tin điện tử, nhóm ứng dụng dịch vụ công trực tuyến; ứng dụng hỗ trợ chính quyền, gồm nhóm ứng dụng dùng chung, nhóm ứng dụng chuyên ngành, nhóm ứng dụng cấp quốc gia; ứng dụng kỹ thuật dùng chung, gồm các nhóm ứng dụng bảo mật, quản lý tài nguyên, cung cấp thông tin, cộng tác, chia sẻ - tích hp, vận hành hệ thống và hỗ trợ người dùng.

Dịch vụ chia sẻ và tích hp được triển khai theo mô hình kiến trúc hướng dịch vụ (SOA); gồm các dịch vụ chính như dịch vụ điều phối (Mediation Services); các dịch vụ tương tác (Interaction services); các dịch vụ quy trình (Process Services); các dịch vụ thông tin (Information Services); các dịch vụ truy cập (Access Services); các dịch vụ an toàn (Security Services); các dịch vụ đi tác (Partner Services); các dịch vụ vòng đời (Lifecycle Services); các dịch vụ tài sản thông tin và đăng ký/lưu trữ (Asset and Registry/Repository Services); các dịch vụ hạ tầng (Infrastructure Services); các dịch vụ quản lý (Management Services); các dịch vụ phát triển (Development Services); các dịch vụ chiến lược và lập kế hoạch (Strategy and Planning Services); các dịch vụ ứng dụng nghiệp vụ (Business Application Services); các dịch vụ nghiệp vụ (Business Services).

Hạ tầng kỹ thuật: Cung cấp phần cứng, phần mềm máy tính, mạng, thiết bị, an toàn thông tin, cơ sở hạ tầng để triển khai các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin; gồm thiết bị phần cứng, phần mềm cho người dùng cuối, cơ sở hạ tng mạng như mạng diện rộng của tỉnh, mạng cục bộ, mạng riêng ảo (VPN), kết nối Internet; Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh, các phòng máy chủ của các cơ quan; an toàn thông tin và quản lý, giám sát dịch vụ.

(Nội dung chi tiết Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Tiền Giang, phiên bản 1.0 ban hành theo Quyết định này được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh tại địa chỉ: http://www.tiengiang.gov.vn)

[...]