Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 2769/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 2769/QĐ-UBND
Ngày ban hành 07/10/2016
Ngày có hiệu lực 07/10/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Nguyễn Hồng Diên
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2769/QĐ-UBND

Thái Bình, ngày 07 tháng 10 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;

Căn cứ Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;

Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 3306/QĐ-UBND ngày 29/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch công tác cải cách hành chính tỉnh Thái Bình năm 2016;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 59/TTr-STTTT ngày 27/9/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016 - 2020 với những nội dung cơ bản sau:

I. Quan điểm chỉ đạo, mục tiêu

1. Quan điểm chỉ đạo

Chính quyền điện tử tỉnh cần được xây dựng trên cơ sở bảo đảm tính kế thừa; tận dụng những thành tựu, kết quả đã có, phù hợp với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trong lĩnh vực công nghệ thông tintruyền thông (CNTT-TT) của tỉnh, song cần có những đột phá trong phát triển với những mục tiêu cao hơn, tốc độ nhanh hơn.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

Xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Thái Bình là nhiệm vụ quan trọng hàng đu nhằm cải cách hành chính; công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước các cấp để phục vụ người dân và doanh nghiệp.

b) Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2016 - 2020

- Đến hết năm 2020, cơ bản hoàn thành cơ sở hạ tầng CNTT-TT với các thành phần cốt lõi, cấu trúc nền tảng của Chính quyền điện tử tỉnh;

- Tăng cường phát huy hiệu quả của các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) dùng chung của tỉnh; bảo đảm các điều kiện về kỹ thuật để các cơ quan khối Đảng có thể truy cập vào hệ thống Chính quyền điện tử phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo;

- Đảm bảo 53 nhóm thủ tục hành chính (TTHC) cấp tỉnh, huyện, xã theo quy định tại Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ được cung cấp trực tuyến mức độ 3 trở lên; ưu tiên đầu tư, xây dựng những cơ sở dữ liệu (CSDL) cần thiết, quan trọng, dùng chung của tỉnh để đồng bộ kết nối, chia sẻ dữ liệu với CSDL quốc gia;

- Tạo sự đổi mới sâu sắc trong nhận thức và phương thức, lề lối làm việc của cán bộ, công chức. Tăng đáng kể tỷ lệ người biết sử dụng và khai thác CNTT trong toàn dân. Hình thành và chuẩn bị lớp công dân điện tử sẵn sàng cho việc vận hành Chính quyền điện tử:

+ Đảm bảo 100% cán bộ, công chức, viên chức có thể sử dụng khai thác có hiệu quả Chính quyền điện tử của tỉnh;

+ 100% cơ quan nhà nước các cấp tham gia vào hệ thống Chính quyền điện tử; 100% cán bộ chuyên trách về CNTT được cập nhật, đào tạo nâng cao trình độ, năng lực về an toàn, bảo mật hệ thống thông tin;

+ 100% người dân và doanh nghiệp có thể tiếp cận sử dụng các dịch vụ được cung cấp bởi Chính quyền điện tử.

II. Mô hình kiến trúc, lộ trình, nguồn lực

1. Mô hình Kiến trúc

[...]