Quyết định 494/QĐ-UBND năm 2014 quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách địa phương năm 2015 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành

Số hiệu 494/QĐ-UBND
Ngày ban hành 31/12/2014
Ngày có hiệu lực 01/01/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Lê Viết Chữ
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 494/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 31 tháng 12 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002;

Căn cứ Thông tư số 211/2014/TT-BTC ngày 30/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 27/2014/NQ-HĐND ngày 16/12/2014 của HĐND tỉnh khóa XI, kỳ họp thứ 14 về dự toán và phân bổ ngân sách địa phương năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày 16/12/2014 của UBND tỉnh về việc giao dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn và chi ngân sách địa phương năm 2015;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi đối với ngân sách địa phương

1. Năm 2015, việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách địa phương thực hiện theo quy định tại Quyết định số 32/2010/QĐ-UBND ngày 14/12/2010 và Quyết định số 340/QĐ-UBND ngày 06/9/2014 của UBND tỉnh. Tiếp tục bổ sung cân đối từ ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách huyện để thực hiện cải cách tiền lương đến mức lương cơ sở 1.150.000 đng/tháng.

Tiền thu phạt vi phạm hành chính theo Luật xử lý vi phạm hành chính là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%; riêng khoản thu từ tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa điều tiết về ngân sách trung ương 70%, điều tiết cho ngân sách địa phương 30% (phân cấp theo lực lượng thực hiện nhiệm vụ thu) để chi cho hoạt động của các lực lượng đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.

2. Thực hiện cơ chế dùng nguồn thu tiền sử dụng đất trong cân đối ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; đồng thời sử dụng tối thiểu 10% nguồn thu này để thực hiện công tác đo đạc, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính; bố trí 30% nguồn thu tiền sử dụng đất (sau khi trừ các khoản chi bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và các chi phí có liên quan khác) để bsung Quỹ phát triển đất tỉnh hàng năm.

3 . Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 68/2006/QH11 ngày 31/10/2006 của Quốc hội, nguồn thu xổ số kiến thiết không đưa vào cân đối thu, chi ngân sách địa phương, được quản lý qua ngân sách nhà nước để đầu tư các công trình thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế và phúc lợi xã hội ca địa phương theo chỉ đạo ca Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn ca Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

Điều 2. Phân bổ và giao dự toán thu, chi ngân sách

1. Các Sở, Ban ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố triển khai giao nhiệm vụ thu ngân sách năm 2015 (bao gồm giao nhiệm vụ thu sự nghiệp) cho các đơn vị trực thuộc, UBND cấp xã đảm bảo tối thiểu bằng mức dự toán thu ngân sách UBND tỉnh giao.

2. Phân bổ và giao dự toán chi đầu tư phát triển:

Thực hiện phân bổ, giao dự toán chi đầu tư phát triển bảo đảm theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công, Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 12/10/2011 ca Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ. Ưu tiên bố trí vốn cho các dự án, công trình đã hoàn thành và đã bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn; thanh toán nợ xây dựng cơ bản; tập trung bố trí vốn để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ các dự án quan trọng, các dự án trọng điểm; các dự án dự kiến hoàn thành năm 2015; vốn đối ứng ODA theo tiến độ thực hiện dự án; bố trí hoàn trả đủ (cả gốc và lãi) các khoản tạm ứng, ứng trước, huy động đầu tư theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Luật Ngân sách nhà nước đến hạn phải trả trong năm 2015; không được bố trí vốn cho các công trình, dự án mới chưa đủ thủ tục theo quy định hoặc chưa thật sự cấp bách. Các dự án đầu tư thực hiện trong phạm vi mức vốn kế hoạch được giao, không làm phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.

3. Phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên:

a) Các cơ quan tỉnh và các huyện, thành phố khi phân bổ, giao dự toán chi sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính (đã bao gồm kinh phí cải cách tin lương với mức lương ti thiu 1.150.000 đng/tháng) đảm bảo kinh phí thực hiện những nhiệm vụ quan trọng theo quy định của pháp luật. Đồng thời đảm bảo yêu cầu chi tiêu ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và đảm bảo đủ nguồn để thực hiện các chính sách an sinh xã hội.

b) Phân bổ, giao dự toán chi ngân sách năm 2015 cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc, chính quyền cấp dưới đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề, lĩnh vực khoa học và công nghệ không được thấp hơn mức dự toán chi UBND tỉnh đã giao. Khi phân bổ giao dự toán chi lĩnh vực giáo dục - đào tạo bảo đảm kinh phí thực hiện nhiệm vụ của các cấp học, trong đó chú ý bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, kinh phí hỗ trợ chi phí học tập và miễn giảm học phí theo Nghị định 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ. Thực hiện đầy đủ chính sách phát triển giáo dục mầm non theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

c) Đối với lĩnh vực chi sự nghiệp bảo vệ môi trường: UBND cấp huyện căn cứ dự toán UBND tỉnh giao, chế độ chính sách, khối lượng nhiệm vụ phải thực hiện, căn cứ vào thực tế của địa phương, trình HĐND cùng cấp quyết định. Trong đó, tập trung bố trí kinh phí để xử lý rác thải y tế, vệ sinh môi trường trong các trường học, bãi xử lý rác thải, mua sắm phương tiện phục vụ cho thu gom rác thải, xử lý các điểm nóng về môi trường (lưu ý hạch toán theo đúng lĩnh vực chi).

d) Căn cứ dự toán ngân sách giao năm 2015, các huyện, thành phố bố trí kinh phí để thực hiện các chính sách, chế độ Trung ương và tỉnh ban hành để các đối tượng hưởng chính sách được nhận tiền hỗ trợ ngay từ những tháng đầu năm 2015.

4. Phân bổ, giao dự toán chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án, nhiệm vụ năm 2015:

Căn cứ dự toán chi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án quan trọng và một snhiệm vụ khác UBND tỉnh đã giao, các Sở, ban ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố thực hiện phân bổ, giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc, chính quyền cấp dưới đảm bảo nguyên tắc triệt đ tiết kiệm, tập trung phân bkinh phí cho các mục tiêu nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm đảm bảo đúng mục tiêu, nội dung của từng chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền giao.

Ngoài ra, phân bổ kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo hướng tập trung cho các mục tiêu quan trọng, cấp bách, hoàn thành dứt điểm trong năm 2015. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn theo chế độ quy định để thực hiện có hiệu quả. Ngoài nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách cấp trên, các huyện, thành phố chủ động bố trí ngân sách cấp mình và các nguồn tài chính hợp pháp để thực hiện, ưu tiên phân bổ vốn để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

5. Bố trí dự phòng ngân sách các cấp chính quyền địa phương không thấp hơn mức dự phòng đã được UBND tỉnh giao để chủ động thực hiện phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh... theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

[...]