Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 494/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020

Số hiệu 494/QĐ-UBND
Ngày ban hành 15/02/2011
Ngày có hiệu lực 15/02/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Trần Minh Cả
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 494/QĐ-UBND

Tam Kỳ, ngày 15 tháng 02 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020;

Căn cứ Chỉ thị số 01-CT/TU ngày 25/10/2010 của Tỉnh ủy Quảng Nam về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Nghị quyết số 106/2008/NQ-HĐND ngày 29/4/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa VII, Kỳ họp thứ 16 về tiếp tục đổi mới và phát triển dạy nghề tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2008 - 2015;

Căn cứ Quyết định số 17/2008/QĐ-UBND ngày 18/6/2008 của UBND tỉnh Quảng Nam về ban hành Đề án tiếp tục đổi mới và phát triển dạy nghề tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2008 - 2015.

Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 05/TTr-LĐTBXH ngày 13/01/2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. Quan điểm, mục tiêu

1. Quan điểm:

a) Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn;

b) Học nghề là quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nông thôn nhằm tạo việc làm, chuyển đổi nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống;

c) Chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, từng vùng, từng ngành, từng địa phương; gắn với thực hiện chương trình nông thôn mới;

d) Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình, tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ổn định sau khi tốt nghiệp các khoá học nghề.

2. Mục tiêu:

a) Mục tiêu tổng quát:

- Bình quân hàng năm, đào tạo nghề cho khoảng 16.500 lao động nông thôn; góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu về lao động qua đào tạo, lao động qua đào tạo nghề của tỉnh;

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

b) Mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn:

- Giai đoạn 2011 - 2015:

+ Đào tạo nghề cho khoảng 75.000 lao động nông thôn (35.000 người học nghề nông nghiệp, 40.000 người học nghề phi nông nghiệp); trong đó có khoảng 16.500 người thuộc diện người có công cách mạng, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, người tàn tật, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế;

+ Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này đạt trên 70%.

- Giai đoạn 2016 - 2020:

+ Dạy nghề cho khoảng 90.000 lao động nông thôn (30.000 người học nghề nông nghiệp; 60.000 người học nghề phi nông nghiệp), trong đó có khoảng 16.000 người thuộc diện người có công cách mạng, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, người tàn tật, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế;

[...]