Quyết định 17/2008/QĐ-UBND về Đề án tiếp tục đổi mới và phát triển dạy nghề tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2008 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành

Số hiệu 17/2008/QĐ-UBND
Ngày ban hành 18/06/2008
Ngày có hiệu lực 28/06/2008
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Trần Minh Cả
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 17/2008/QĐ-UBND

Tam Kỳ, ngày 18 tháng 6 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN DẠY NGHỀ TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2008 - 2015

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29/11/2007;
Căn cứ Nghị quyết số 106/2008/NQ-HĐND ngày 29/4/2008 của HĐND tỉnh Quảng Nam Khóa VII, Kỳ họp thứ 16 về tiếp tục đổi mới và phát triển dạy nghề tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2008 - 2015;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam tại Tờ trình số 55/TTr-LĐTBXH ngày 14/5/2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án tiếp tục đổi mới và phát triển dạy nghề tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2008 - 2015 đã được HĐND tỉnh Quảng Nam Khoá VII, Kỳ họp thứ 16 thông qua ngày 29/4/2008.

Điều 2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan và các địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện đề án đạt mục tiêu đề ra.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND huyện, thành phố căn cứ quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1611/QĐ-UB ngày 24/5/1999 của UBND tỉnh về phê duyệt Quy hoạch hệ thống trường lớp, cơ sở dạy nghề của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 1999 - 2010; Quyết định số 118/2003/QĐ-UB ngày 17/11/2003 của UBND tỉnh về ban hành Đề án đào tạo nghề tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2003 - 2015./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ LĐ-TB&XH;
- Tổng cục Dạy nghề;
- Cục KTVBQPPL, Bộ Tư pháp;
- TT TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Lưu VT, KTTH, VX (Viên).
D:\Vien\Nam 2008\QD-DADTN 10-6-28.V.doc

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Minh Cả

 

ĐỀ ÁN

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN DẠY NGHỀ TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2008-2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 17 /2008/QĐ-UBND ngày 18 /6/2008 của UBND tỉnh)

ĐẶT VẤN ĐỀ

Dạy nghề là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Trong những năm qua, sự nghiệp dạy nghề của nước ta phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực của thị trường lao động trong nước và xuất khẩu lao động, cũng như những thay đổi nhanh chóng của kỹ thuật công nghệ và nhu cầu đa dạng của người lao động học nghề, lập nghiệp.

Trong những năm qua, công tác dạy nghề của tỉnh Quảng Nam đã đạt được những kết quả quan trọng về xây dựng và phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề; mở rộng quy mô và ngành nghề đào tạo; đổi mới nội dung chương trình đào tạo; xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề; nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề; từng bước nâng cao chất lượng dạy nghề; đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu lao động kỹ thuật của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh, nhu cầu của thị trường lao động trong nước và xuất khẩu lao động; tạo cơ hội cho người lao động tỉnh nhà học nghề, lập nghiệp, góp phần giảm nghèo, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay công tác dạy nghề của tỉnh vẫn còn một số tồn tại, bất cập, đó là: hệ thống dạy nghề của tỉnh mới chuyển từ đào tạo ở 2 cấp trình độ là dạy nghề dài hạn và dạy nghề ngắn hạn sang đào tạo ở 3 cấp trình độ: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề theo quy định của Luật Dạy nghề, nên bước đầu chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn lao động kỹ thuật của các ngành kinh tế cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu ngành nghề. Quy mô đào tạo nghề còn quá nhỏ so với nhu cầu của xã hội; cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên dạy nghề còn thiếu; chưa đáp ứng yêu cầu đa dạng hóa ngành nghề đào tạo phù hợp với thực tế sản xuất; hình thức dạy nghề trong doanh nghiệp chưa được phát triển mạnh, sự chủ động tham gia đào tạo nghề của các doanh nghiệp còn hạn chế.

Mặc khác, cần phải định hướng, xác định lại mục tiêu, chỉ tiêu phát triển nguồn nhân lực nói chung, công tác đào tạo nghề nói riêng, để phù hợp với Luật Dạy nghề và đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật trực tiếp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian đến.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ 19 đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm đến là: “Phát triển hệ thống đào tạo nghề, xây dựng trường đại học, tăng cường hợp tác với nước ngoài và các trường đại học trong nước về giáo dục - đào tạo. Khẩn trương đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, phấn đấu đến năm 2010, tỷ lệ lao động được đào tạo đạt 40% lao động xã hội. Có chính sách hỗ trợ thanh niên nông thôn, miền núi học nghề và chuyển đổi nghề...”.

Xuất phát từ yêu cầu trên và căn cứ những quy định của Luật Dạy nghề; chủ trương, định hướng của Chính phủ; quy hoạch, kế hoạch của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Dạy nghề về công tác dạy nghề trong tình hình mới, UBND tỉnh xây dựng, trình HĐND tỉnh thông qua và ban hành Đề án tiếp tục đổi mới và phát triển dạy nghề tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2008 - 2015.

Phần thứ nhất

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC DẠY NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2003 - 2007

I. Tình hình dân số, lao động.

Chỉ tiêu

ĐVT

2003

2004

2005

2006

2007

1. Dân số

ngàn người

1.438

1.452

1.465

1.477

1.489

2. Tỷ lệ dân số khu vực nông thôn

%

84,27

82,94

82,89

82,81

81,41

3. Dân số trong độ tuổi lao động

ngàn người

835

845

861

886

901

- Tỷ lệ so với dân số

%

58,1

58,20

58,77

60

60,54

4. Số lao động tham gia hoạt động kinh tế

ngàn người

716

730

746

763

779

- Tỷ lệ so với dân số

%

49,79

50,27

50,92

51,66

53,66

- Tỷ lệ so với lao động trong độ tuổi

%

86,1

86,39

86,64

86,12

86,46

- Cơ cấu lao động hoạt động kinh tế theo nhóm ngành:

%

100

100

100

100

100

+ Công nghiệp và xây dựng

%

10,61

11,06

11,84

12,66

15,00

+ Nông - lâm - ngư nghiệp

%

73,20

72,30

71,25

70,14

66,36

+ Dịch vụ - du lịch

%

16,19

16,64

16,90

17,20

18,64

- Cơ cấu lao động qua đào tao:

%

100

100

100

100

100

+ Đại học, cao đẳng

%

15,15

14,71

13,70

12,99

12,34

+ Trung học chuyên nghiệp

%

24,24

25,00

24,66

25,98

24,69

+ Công nhân kỹ thuật

%

60,61

60,29

61,64

61,03

61,72

5. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị

%

6,46

5,83

5,12

5,02

4,93

6. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn

%

75,73

77,37

78,27

79,08

80,00

7. Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

16,20

17,80

20,00

21,80

24,70

8. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề

%

10,50

12,50

14,00

15,50

18,00

Biểu thống kê trên cho thấy:

- Dân số khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ rất lớn: 81,41% dân số; số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ 60,54%, trong đó, số người trong độ tuổi lao động tham gia hoạt động kinh tế chiếm tỷ lệ 86,46% so với số người trong độ tuổi lao động.

- Cơ cấu lao động của tỉnh mặc dù có sự phát triển và chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ lệ lao động công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ lệ lao động nông nghiệp, nhưng sự chuyển dịch vẫn còn chậm, lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ 66,36% trong tổng số lao động tham gia hoạt động kinh tế.

[...]