Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Quyết định 488/2000/QĐ-NHNN5 về phân loại tài sản "Có", trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

Số hiệu 488/2000/QĐ-NHNN5
Ngày ban hành 27/11/2000
Ngày có hiệu lực 27/11/2000
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Ngân hàng Nhà nước
Người ký Trần Minh Tuấn
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 488/2000/QĐ-NHNN5

Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2000

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 488/2000/QĐ-NHNN5 NGÀY 27 THÁNG 11 NĂM 2000 BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC PHÂN LOẠI TÀI SẢN "CÓ", TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
Sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc phân loại tài sản "Có", trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các quy định về việc phân loại tài sản "Có", trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng tại các văn bản dưới đây hết hiệu lực thi hành:

1. Quyết định số 48/1999/QĐ-NHNN5 ngày 8 tháng 2 năm 1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về việc phân loại tài sản "Có", trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

2. Công văn số 582/CV-NHNN5 ngày 23 tháng 6 năm 1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro của tổ chức tín dụng.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Trần Minh Tuấn

(Đã ký)

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÂN LOẠI TÀI SẢN "CÓ", TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 488/2000/QĐ-NHNN5 ngày 27 tháng 11 năm 2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

Chương 1

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.

1. Tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam phải thực hiện việc phân loại tài sản "Có", trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo Quy định này.

2. Việc trích lập và sử dụng dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng giảm giá chứng khoán, quỹ dự phòng tài chính thực hiện theo quy định tại Nghị định số 166/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với các tổ chức tín dụng.

Điều 2.

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (sau đây gọi tắt là rủi ro) là những tổn thất có thể xảy ra trong hoạt động ngân hàng.

2. Dự phòng rủi ro là dự phòng được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng thông qua việc trích lập dự phòng cho phần giá trị tài sản "Có" có khả năng không thể thu hồi được.

3. Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng là việc tổ chức tín dụng hạch toán chuyển những rủi ro trong các trường hợp quy định tại Điều 11 Quy định này từ hạch toán nội bảng ra hạch toán ngoại bảng.

Điều 3.

1. Trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên tháng thứ ba của mỗi quý, tổ chức tín dụng thực hiện việc phân loại tài sản "Có" tại thời điểm cuối ngày của ngày cuối cùng tháng thứ hai và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro.

2. Trường hợp số tiền phải trích lập dự phòng lớn hơn số tiền dự phòng hiện còn thì tổ chức tín dụng phải trích thêm phần chênh lệch thiếu.

Trường hợp số tiền phải trích lập dự phòng nhỏ hơn số tiền dự phòng hiện còn thì tổ chức tín dụng phải hoàn lại phần chênh lênh thừa để giảm số tiền dự phòng đã trích.

[...]