Nghị định 20/2000/NĐ-CP về xử phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng
Số hiệu | 20/2000/NĐ-CP |
Ngày ban hành | 15/06/2000 |
Ngày có hiệu lực | 30/06/2000 |
Loại văn bản | Nghị định |
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Người ký | Phan Văn Khải |
Lĩnh vực | Tiền tệ - Ngân hàng,Vi phạm hành chính |
CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2000/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2000 |
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 20/2000/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 6 NĂM 2000 VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TIỀN TỆ VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm
1997;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997;
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng là những hành vi của tổ chức, cá nhân cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định tại Nghị định này thì bị xử phạt vi phạm hành chính.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động liên quan đến lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính thì cũng bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Điều 2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng được thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Điều 3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng là 2 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
Nếu quá thời hạn nói trên thì không xử phạt, nhưng bị áp dụng biện pháp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 9 của Nghị định này.
Điều 4. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính
Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu sau một năm, kể từ ngày thi hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết hiệu lực thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 5. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng thực hiện theo quy định tại Chương VI của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Điều 6. Cưỡng chế, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Việc cưỡng chế, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại các Điều 55, 56 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Điều 7. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng được thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Điều 8. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
Khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, thì những tình tiết sau đây được coi là tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng:
1. Những tình tiết giảm nhẹ:
Người vi phạm hành chính đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của hành vi vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại.
CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2000/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2000 |
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 20/2000/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 6 NĂM 2000 VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TIỀN TỆ VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm
1997;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997;
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng là những hành vi của tổ chức, cá nhân cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định tại Nghị định này thì bị xử phạt vi phạm hành chính.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động liên quan đến lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính thì cũng bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Điều 2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng được thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Điều 3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng là 2 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
Nếu quá thời hạn nói trên thì không xử phạt, nhưng bị áp dụng biện pháp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 9 của Nghị định này.
Điều 4. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính
Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu sau một năm, kể từ ngày thi hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết hiệu lực thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 5. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng thực hiện theo quy định tại Chương VI của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Điều 6. Cưỡng chế, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Việc cưỡng chế, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại các Điều 55, 56 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Điều 7. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng được thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Điều 8. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
Khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, thì những tình tiết sau đây được coi là tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng:
1. Những tình tiết giảm nhẹ:
Người vi phạm hành chính đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của hành vi vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại.
2. Những tình tiết tăng nặng:
a) Vi phạm có tổ chức;
b) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai hoặc những hoàn cảnh khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm;
đ) Vi phạm trong thời gian đang chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
e) Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự;
g) Sau khi vi phạm mà có hành vi trốn tránh, che giấu.
HÌNH THỨC VÀ THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TIỀN TỆ VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
Điều 9. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính còn bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc không có thời hạn việc thực hiện một hoặc một số hoạt động nghiệp vụ có liên quan đến hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, 2 Điều này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính còn bị áp dụng một trong các biện pháp xử lý sau đây:
a) Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra theo quy định của pháp luật;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra.
Điều 10. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng
1. Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp xử lý khác theo quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 9 của Nghị định này.
d) Đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc không có thời hạn việc thực hiện một hoặc một số hoạt động nghiệp vụ có liên quan đến hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
2. Chánh Thanh tra chi nhánh Ngân hàng Nhà nước có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp xử lý khác theo quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 9 của Nghị định này.
d) Đề nghị Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc không có thời hạn việc thực hiện một hoặc một số hoạt động nghiệp vụ có liên quan đến hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng; đồng thời báo cáo Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước.
3. Thanh tra viên Ngân hàng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.
Điều 11. Uỷ quyền xử phạt vi phạm hành chính
Trong trường hợp những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 của Nghị định này ủy quyền cho cấp Phó hoặc vắng mặt, thì cấp Phó được xử phạt theo thẩm quyền quy định tại Điều 10 của Nghị định này.
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TIỀN TỆ VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC PHẠT
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Cho mượn, cho thuê hoặc chuyển nhượng giấy phép cho tổ chức, cá nhân khác;
b) Hoạt động không đúng Điều lệ hoặc hoạt động khi chưa được cấp có thẩm quyền chuẩn y Điều lệ (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác);
c) Tẩy xoá, sửa chữa giấy phép.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động ngân hàng khi giấy phép đã hết thời hạn hoặc không gia hạn giấy phép (đối với trường hợp phải gia hạn).
Điều 13. Xử phạt vi phạm về trụ sở làm việc, thành lập, giải thể tổ chức tín dụng
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, công ty trực thuộc, văn phòng đại diện mà chưa được cấp có thẩm quyền cho phép;
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, mua lại, giải thể tổ chức tín dụng mà chưa được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản;
b) Mở sở giao dịch, chi nhánh, công ty trực thuộc, văn phòng đại diện tại các địa bàn trong nước, nước ngoài, kể cả nơi đặt trụ sở chính mà chưa được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản;
c) Thành lập công ty trực thuộc có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có để hoạt động trên một số lĩnh vực ngân hàng mà chưa được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.
MỤC 2: VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ QUẢN TRỊ, ĐIỀU HÀNH, KIỂM SOÁT, KIỂM TRA, KIỂM TOÁN NỘI BỘ
Điều 14. Xử phạt vi phạm về quản trị, điều hành, kiểm soát
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc (Giám đốc) hoặc Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác);
b) Chủ tịch hoặc các thành viên khác của Hội đồng quản trị ủy quyền cho người không phải là thành viên Hội đồng quản trị thực hiện nhiệm vụ của mình;
c) Chủ tịch Hội đồng quản trị tham gia Hội đồng quản trị hoặc tham gia điều hành tổ chức tín dụng khác (trừ trường hợp tổ chức đó là công ty của tổ chức tín dụng);
d) Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) không cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm;
đ) Bố trí làm thành viên Ban kiểm soát, Kế toán trưởng trong cùng một tổ chức tín dụng những người là bố, m, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc);
e) Thành viên Ban kiểm soát do được bổ nhiệm hoặc do Đại hội đồng cổ đông bầu ra không thực hiện đúng nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, đối với tổ chức tín dụng có hành vi bầu hoặc bố trí những người sau đây là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng:
a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Đã bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa, sở hữu của công dân, các tội nghiêm trọng về kinh tế; đã bị kết án về các tội phạm khác mà chưa được xoá án;
c) Đã từng là thành viên Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) của một công ty đã bị phá sản hoặc là đại diện theo pháp luật của một công ty bị đình chỉ hoạt động do vi phạm pháp luật nghiêm trọng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 50 của Luật Phá sản doanh nghiệp.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, đối với hành vi: Hội đồng quản trị nhân danh tổ chức tín dụng quyết định những vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi tổ chức tín dụng nhưng trái với Điều lệ hoạt động của tổ chức tín dụng hoặc các quy định khác của pháp luật.
Điều 15. Vi phạm về thay đổi tên gọi của tổ chức tín dụng, mức vốn, nội dung, phạm vi hoạt động
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thay đổi một trong những nội dung sau đây mà chưa được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản:
a) Tên của tổ chức tín dụng;
b) Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), thành viên Ban kiểm soát.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi thay đổi một trong những nội dung sau đây mà chưa được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản:
a) Mức vốn điều lệ, mức vốn được cấp;
b) Nội dung, phạm vi hoạt động;
c) Tỷ lệ cổ phần của cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trên 10% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên 10% vốn cổ phần.
3. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép từ 3 tháng đến 6 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 Điều này.
Điều 16. Vi phạm về kiểm tra, kiểm toán nội bộ
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi:
a) Không lập chương trình kiểm tra và kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức bộ máy kiểm tra, kiểm toán nội bộ thuộc bộ máy điều hành không đúng quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Không thực hiện việc kiểm tra và kiểm toán nội bộ định kỳ hoặc không tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật và hoạt động nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực tại trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện và các công ty trực thuộc theo quy định của pháp luật;
b) Không thực hiện kiểm toán hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
MỤC 3: VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HUY ĐỘNG VỐN
Điều 17. Vi phạm về nhận tiền gửi
1. Phạt cảnh cáo đối với tổ chức có tham gia bảo hiểm tiền gửi bắt buộc nhưng không nộp phí bảo hiểm tiền gửi đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng không thực hiện đúng quy định về nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điều 45 của Luật Các tổ chức tín dụng.
Điều 18. Vi phạm về phát hành giấy tờ có giá
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức tín dụng có hành vi phát hành các loại: chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài mà không được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.
MỤC 4: VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ CHO VAY, BẢO LÃNH NGÂN HÀNG, CHIẾT KHẤU VÀ CHO THUÊ TÀI CHÍNH
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Không lưu giữ đủ hồ sơ tín dụng theo quy định tại Điều 55 của Luật Các tổ chức tín dụng;
b) Không công bố công khai các mức lãi suất cho vay cho khách hàng biết;
c) Hình thức văn bản hợp đồng tín dụng và các bản thuyết trình, chứng từ kèm theo không phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ trên 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Lập hợp đồng tín dụng không đúng quy định của pháp luật;
b) Không kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng.
3. Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Cho vay đối với tổ chức, cá nhân không đáp ứng đầy đủ điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật;
b) Áp dụng lãi suất; miễn, giảm lãi cho vay; thu hoa hồng tiền vay; gia hạn nợ; điều chỉnh kỳ hạn nợ; đảo nợ không theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cho vay trên cơ sở cầm cố bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng cho vay.
5. Áp dụng biện pháp khác
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu trong thời hạn 1 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác không theo quy định của pháp luật .
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ đủ hồ sơ bảo lãnh theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
b) áp dụng tỷ lệ phí bảo lãnh không theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Bảo lãnh vượt mức quy định của pháp luật;
b) Nhận tài sản thế chấp bảo lãnh và thực hiện các quy định khác về bảo lãnh không theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức tín dụng chưa được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện thanh toán quốc tế mà có hành vi bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác đối với người nhận bảo lãnh là tổ chức, cá nhân nước ngoài.
5. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép về thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh trong thời gian 3 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 22. Vi phạm về hoạt động cho thuê tài chính
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ đủ hồ sơ cho thuê tài chính theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lập hợp đồng cho thuê tài chính không theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi:
a) Không lập hợp đồng cho thuê tài chính;
b) Cho thuê tài chính đối với tổ chức, cá nhân không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
c) Tổng giá trị tài sản cho thuê đối với 1 khách hàng so với vốn tự có vượt quá tỷ lệ theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính khi chưa được cấp giấy phép.
5. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động cho thuê tài chính từ 3 tháng đến 6 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 Điều này.
MỤC 5: VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI VÀ QUẢN LÝ KINH DOANH VÀNG
Điều 23. Vi phạm quy định về quản lý ngoại hối, quản lý kinh doanh vàng
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Không niêm yết công khai tỷ giá mua và tỷ giá bán ngoại tệ, giá mua và giá bán vàng tại trụ sở giao dịch theo quy định của cấp có thẩm quyền;
b) Không gửi báo cáo theo quy định của cấp có thẩm quyền về hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng.
2. Phạt tiền từ trên 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Có hành vi gian lận trong mua, bán vàng; không sử dụng hóa đơn, chứng từ do Bộ Tài chính phát hành;
b) Mua, bán, thanh toán ngoại tệ đối với khách hàng hoặc chi trả ngoại tệ của người Việt Nam ở nước ngoài gửi về không theo đúng tỷ giá niêm yết và các quy định khác của pháp luật.
3. Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cho vay bằng ngoại tệ không theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Mở tài khoản hoặc sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài mà chưa được phép hoặc không đúng quy định trong giấy phép của cấp có thẩm quyền;
b) Chuyển ngoại hối hoặc vàng ra nước ngoài và vào Việt Nam trái quy định của pháp luật;
c) Tổ chức tín dụng không chấp hành đúng quy định của pháp luật về trạng thái ngoại hối hoặc trạng thái đồng Việt Nam;
d) Tổ chức có nguồn thu ngoại tệ không chấp hành đúng quy định của pháp luật về việc bán ngoại tệ thu được cho tổ chức tín dụng;
đ) Tổ chức không chấp hành đúng quy định của pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài, về bảo lãnh và tái bảo lãnh cho khoản vay nước ngoài;
e) Tổ chức, cá nhân mua, bán, sử dụng vàng tiêu chuẩn quốc tế trái quy định của pháp luật;
g) Tổ chức, cá nhân che giấu hoặc đồng lõa với hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động ngoại hối hoặc hoạt động kinh doanh vàng.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Tổ chức kinh doanh ngoại hối hoặc kinh doanh vàng mà không được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép;
b) Tổ chức hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng khi đã bị đình chỉ hoặc giấy phép hoạt động ngoại hối, giấy phép hoạt động kinh doanh vàng đã hết hạn;
c) Tổ chức tín dụng hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng, phát hành hoặc làm đại lý phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ hoặc bằng vàng để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài mà chưa được Ngân hàng Nhà nước cấp phép.
6. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác:
a) Tịch thu số ngoại hối hoặc vàng quy định tại các điểm b, e khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng trong thời hạn 3 tháng, nếu tái vi phạm quy định tại điểm c khoản 5 Điều này;
c) Buộc chấm dứt các hoạt động quy định tại các điểm a, b khoản 5 Điều này.
Điều 24. Vi phạm về kế toán, thống kê
Cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều 10 của Nghị định này được xử phạt vi phạm hành chính về kế toán, thống kê trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo các quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, lĩnh vực thống kê.
Điều 25. Vi phạm về an toàn kho quỹ
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm chế độ an toàn kho quỹ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 26. Xử phạt vi phạm về mở tài khoản và duy trì dự trữ bắt buộc
1. Cảnh cáo đối với hành vi mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước nhưng duy trì tại đó số dư bình quân thấp hơn với mức dự trữ bắt buộc theo quy định của pháp luật.
2. Áp dụng biện pháp khác:
Buộc thực hiện ngay mức dự trữ bắt buộc theo quy định của pháp luật.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
1. Trích lập các quỹ trái quy định của pháp luật.
2. Sử dụng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ được trích hàng năm theo tỷ lệ 5 % lợi nhuận sau thuế và các quỹ khác để trả lợi tức cổ phần.
3. Chuyển quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và các quỹ khác ra nước ngoài không đúng quy định của pháp luật.
Điều 28. Vi phạm về mua, đầu tư vào tài sản cố định
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua, đầu tư vào tài sản cố định của mình vượt quá 50% vốn tự có.
Điều 29. Xử phạt vi phạm về kinh doanh bất động sản
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức tín dụng có hành vi trực tiếp kinh doanh bất động sản.
2. Áp dụng biện pháp khác:
Buộc chấm dứt hoạt động trực tiếp kinh doanh bất động sản.
MỤC 7: VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BẢO ĐẢM AN TOÀN HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Điều 30. Vi phạm về an toàn trong hoạt động cho vay, bảo lãnh
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cho vay mà tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với các đối tượng sau vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng:
a) Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng, Kế toán trưởng, Thanh tra viên;
b) Tổ chức, cá nhân sở hữu trên 10% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên 10% vốn cổ phần của tổ chức tín dụng;
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Cho vay hợp vốn không đúng quy định của pháp luật;
b) Duy trì mức bảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của tổ chức tín dụng do cấp có thẩm quyền quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tổ chức tín dụng có một trong những hành vi sau:
a) Cho vay đối với thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng;
b) Cho vay đối với người thẩm định hoặc người xét duyệt cho vay;
c) Cho vay đối với bố, m, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng;
d) Tổ chức tín dụng chấp nhận bảo lãnh của các đối tượng quy định tại các điểm a, b, c khoản 3 Điều này để làm cơ sở cho việc cấp tín dụng đối với khách hàng;
đ) Cấp tín dụng không có bảo đảm hoặc cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi cho những đối tượng sau:
- Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng, Kế toán trưởng, Thanh tra viên;
- Các cá nhân, tổ chức sở hữu trên 10% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên 10% vốn cổ phần của tổ chức tín dụng;
- Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1Điều này sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi:
Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay theo quy định của Chính phủ, cho vay từ các nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là tổ chức tín dụng khác.
5. Áp dụng biện pháp khác:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu trong thời hạn 1 tháng đối với vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 31. Vi phạm về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tổ chức tín dụng có hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về duy trì một trong những tỷ lệ sau đây:
a) Khả năng chi trả;
b) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu;
c) Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn;
d) Tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với số dư tiền gửi.
2. Áp dụng biện pháp khác:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu trong thời hạn 1 tháng đối với vi phạm quy định tại điều này.
Điều 32. Vi phạm về giới hạn góp vốn, mua cổ phần
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức tín dụng có một trong những hành vi sau:
a) Góp vốn, mua cổ phần vào một doanh nghiệp hoặc tổng mức góp vốn, mua cổ phần trong tất cả các doanh nghiệp vượt mức tối đa theo quy định của pháp luật;
b) Chuyển nhượng cổ phần trái quy định của pháp luật.
2. Áp dụng biện pháp khác:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu trong thời hạn 1 tháng đối với vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 33. Vi phạm về dự phòng rủi ro
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức tín dụng có hành vi phân loại tài sản có hoạt động ngân hàng không đúng quy định của cấp có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tổ chức tín dụng có hành vi:
a) Lập dự phòng rủi ro không đúng quy định của pháp luật;
b) Sử dụng dự phòng rủi ro không đúng quy định của pháp luật.
3. Áp dụng biện pháp khác:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu trong thời hạn 1 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
MỤC 8: VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THÔNG TIN VÀ BÍ MẬT HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
Điều 34. Vi phạm về quản lý thông tin, báo cáo hoạt động ngân hàng
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi gửi báo cáo không đúng thời hạn theo quy định của cấp có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ trên 200.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không gửi đủ báo cáo hoặc gửi báo cáo không đúng mẫu biểu theo quy định của cấp có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Báo cáo không trung thực về hoạt động của tổ chức tín dụng;
b) Cung cấp cho tổ chức, cá nhân những thông tin liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng mà không được phép của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc chưa có sự chấp thuận của khách hàng, trừ trường hợp quy định tại các Điều 102, Điều 103, khoản 2 Điều 104 của Luật Các tổ chức tín dụng.
4. Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi: không báo cáo ngay cấp có thẩm quyền về diễn biến không bình thường trong hoạt động có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của tổ chức tín dụng.
Điều 35. Vi phạm về bí mật hoạt động ngân hàng
Phạt tiền đối với hành vi vô ý làm tiết lộ bí mật hoặc làm mất tài liệu, số liệu trong danh mục bí mật Nhà nước của ngành ngân hàng nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng:
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi làm tiết lộ bí mật các loại tài liệu, số liệu trong danh mục bí mật Nhà nước của ngành ngân hàng thuộc độ "Mật".
2. Phạt tiền từ trên 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi làm tiết lộ bí mật các loại tài liệu, số liệu trong danh mục bí mật Nhà nước của ngành ngân hàng thuộc độ "Tối mật".
3. Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm tiết lộ bí mật các loại tài liệu, số liệu trong danh mục bí mật Nhà nước của ngành ngân hàng thuộc độ "Tuyệt mật".
Phạt cảnh cáo đối với một trong những hành vi sau:
1. Ép buộc tổ chức tín dụng cấp tín dụng hoặc góp vốn, mua cổ phần hoặc hoạt động ngoại hối sai quy định;
2. Che giấu hoặc đồng lõa với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong những hành vi sau:
a) Trì hoãn, lẩn tránh, hoặc không cung cấp văn bản, tài liệu, chứng từ, số liệu theo yêu cầu của tổ chức Thanh tra, Đoàn thanh tra, hoặc có thủ đoạn đối phó với Thanh tra viên đang thi hành nhiệm vụ;
b) Giấu diếm, sửa chữa chứng từ, sổ sách hoặc thay đổi tang vật trong khi đang bị thanh tra;
c) Tự ý tháo bỏ, di chuyển hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng niêm phong: kho, quỹ, két bạc, đá quý, sổ sách, chứng từ kế toán, hồ sơ tín dụng, hồ sơ bảo lãnh hoặc các tang vật đang bị niêm phong, tạm giữ.
2. Phạt tiền từ trên 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Không chấp hành quyết định xử lý của Thanh tra ngân hàng;
b) Can thiệp vào việc xử lý của Thanh tra ngân hàng.
Điều 38. Xử phạt hành vi cạnh tranh bất hợp pháp
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông tin sai sự thật làm tổn hại lợi ích của tổ chức tín dụng và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
1. Việc khiếu nại, khởi kiện và giải quyết khiếu nại, khởi kiện về quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, thực hiện theo quy định tại Điều 128 của Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Khiếu nại, tố cáo và các quy định pháp luật khác.
2. Việc tố cáo và giải quyết tố cáo về hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, thực hiện theo quy định tại Điều 90 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các quy định pháp luật khác.
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng có hành vi dung túng, bao che cho tổ chức, cá nhân vi phạm, không xử phạt, hoặc xử phạt không đúng quy định của pháp luật, xử phạt vượt quá thẩm quyền quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm s�bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 42. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |