Thông tư 39/2013/TT-NHNN quy định về xác định, trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số hiệu | 39/2013/TT-NHNN |
Ngày ban hành | 31/12/2013 |
Ngày có hiệu lực | 01/06/2014 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Ngân hàng Nhà nước |
Người ký | Đào Minh Tú |
Lĩnh vực | Tiền tệ - Ngân hàng,Tài chính nhà nước |
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39/2013/TT-NHNN |
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2013 |
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16/6/2010;
Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 01/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 07/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về xác định, trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước),
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về xác định, trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xử lý tổn thất hoặc coi như tổn thất (sau đây gọi là các khoản tổn thất) trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
2. Các khoản tổn thất phát sinh trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước bao gồm:
a) Các khoản tổn thất phát sinh từ các khoản mục tài sản có rủi ro của Ngân hàng Nhà nước:
- Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với ngân hàng nước ngoài;
- Chứng khoán đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế;
- Tái cấp vốn;
- Thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước;
- Các khoản phải thu khác;
b) Các khoản tổn thất khác.
4. Các đơn vị sự nghiệp công lập đã thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm và các doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc Ngân hàng Nhà nước không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Rủi ro trong hoạt động Ngân hàng Nhà nước là tổn thất có khả năng xảy ra trong quá trình hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm:
a) Khả năng tổn thất đối với tài sản có rủi ro của Ngân hàng Nhà nước do khách hàng, đối tác không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết;
b) Khả năng tổn thất do việc giảm giá các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, vàng và chứng khoán đã đầu tư;
c) Khả năng tổn thất do những nguyên nhân bất khả kháng khác.
2. Khoản dự phòng rủi ro là tổng số tiền dự phòng rủi ro đã được trích lập, hạch toán vào chi phí qua các năm để bù đắp tổn thất trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39/2013/TT-NHNN |
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2013 |
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16/6/2010;
Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 01/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 07/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về xác định, trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước),
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về xác định, trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xử lý tổn thất hoặc coi như tổn thất (sau đây gọi là các khoản tổn thất) trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
2. Các khoản tổn thất phát sinh trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước bao gồm:
a) Các khoản tổn thất phát sinh từ các khoản mục tài sản có rủi ro của Ngân hàng Nhà nước:
- Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với ngân hàng nước ngoài;
- Chứng khoán đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế;
- Tái cấp vốn;
- Thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước;
- Các khoản phải thu khác;
b) Các khoản tổn thất khác.
4. Các đơn vị sự nghiệp công lập đã thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm và các doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc Ngân hàng Nhà nước không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Rủi ro trong hoạt động Ngân hàng Nhà nước là tổn thất có khả năng xảy ra trong quá trình hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm:
a) Khả năng tổn thất đối với tài sản có rủi ro của Ngân hàng Nhà nước do khách hàng, đối tác không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết;
b) Khả năng tổn thất do việc giảm giá các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, vàng và chứng khoán đã đầu tư;
c) Khả năng tổn thất do những nguyên nhân bất khả kháng khác.
2. Khoản dự phòng rủi ro là tổng số tiền dự phòng rủi ro đã được trích lập, hạch toán vào chi phí qua các năm để bù đắp tổn thất trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
3. Số dự phòng rủi ro cần phải trích lập là số tiền được xác định để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của Ngân hàng Nhà nước và được tính toán theo quy định tại Điều 7 Thông tư này. Số dự phòng rủi ro cần phải trích lập bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.
4. Dự phòng cụ thể là số tiền được xác định để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng tài sản có rủi ro cụ thể.
5. Dự phòng chung là số tiền được xác định để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể.
6. Số dư dự phòng rủi ro trước thời điểm trích lập là khoản dự phòng rủi ro đã trích lập nhưng chưa sử dụng trước thời điểm trích lập dự phòng rủi ro.
7. Số dư dự phòng rủi ro sau thời điểm trích lập là khoản dự phòng rủi ro đã trích lập nhưng chưa sử dụng sau thời điểm trích lập dự phòng rủi ro.
8. Số dự phòng rủi ro cần phải trích lập bổ sung là phần chênh lệch dương giữa Số dự phòng rủi ro cần phải trích lập và Số dư dự phòng rủi ro trước thời điểm trích lập.
9. Số dự phòng rủi ro cần phải hoàn nhập là phần chênh lệch âm giữa Số dự phòng rủi ro cần phải trích lập và Số dư dự phòng rủi ro trước thời điểm trích lập.
10. Số dự phòng rủi ro được trích lập trong năm tài chính là số dự phòng rủi ro được trích lập và hạch toán vào chi phí trong năm tài chính. Việc xác định Số dự phòng rủi ro được trích lập trong năm tài chính được thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này.
Điều 3. Nguyên tắc trích lập, hạch toán và sử dụng khoản dự phòng rủi ro
1. Hàng năm, Ngân hàng Nhà nước trích lập dự phòng rủi ro và hạch toán vào chi phí bằng 10% chênh lệch thu, chi chưa bao gồm khoản chi dự phòng rủi ro. Số dư dự phòng rủi ro sau thời điểm trích lập không vượt quá số dự phòng rủi ro cần phải trích lập.
2. Việc trích lập và hạch toán số dự phòng rủi ro được trích lập trong năm tài chính của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện tập trung tại Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tài chính - Kế toán).
4. Khoản dự phòng rủi ro chưa sử dụng hết trong năm được chuyển sang năm sau sử dụng tiếp.
5. Trường hợp khoản dự phòng rủi ro không đủ bù đắp các tổn thất, việc xử lý phần còn thiếu sẽ được thực hiện theo quy định tại Chế độ tài chính hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.
6. Trường hợp số dự phòng rủi ro cần phải trích lập nhỏ hơn số dư dự phòng rủi ro trước thời điểm trích lập, Ngân hàng Nhà nước thực hiện hoàn nhập phần chênh lệch vào thu nhập của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 4. Thời điểm xác định, trích lập và hạch toán dự phòng rủi ro
Thời điểm xác định, trích lập và hạch toán dự phòng rủi ro là thời điểm cuối kỳ kế toán năm (cuối ngày 31 tháng 12 hàng năm).
Điều 5. Thẩm quyền xử lý tổn thất bằng khoản dự phòng rủi ro
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định xử lý các khoản tổn thất trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước trên cơ sở đề nghị của Hội đồng xử lý tổn thất.
MỤC 1. PHÂN LOẠI TÀI SẢN CÓ RỦI RO, PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VÀ TỶ LỆ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO
Điều 6. Phân loại tài sản có rủi ro
1. Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với ngân hàng nước ngoài:
a) Nhóm 1: Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với đối tác thuộc tiêu chuẩn lựa chọn đầu tư của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt trong từng thời kỳ (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này);
b) Nhóm 2: Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với đối tác không thuộc tiêu chuẩn lựa chọn đầu tư của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm xác định dự phòng rủi ro (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này);
c) Nhóm 3: Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với đối tác tại quốc gia đang xảy ra chiến tranh, khủng bố, phá sản, thiên tai và đối tác đó không còn khả năng thanh toán.
2. Chứng khoán đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế:
Ngân hàng Nhà nước không thực hiện phân nhóm chứng khoán đầu tư trên thị trường quốc tế cho mục đích trích lập dự phòng rủi ro. Việc xác định dự phòng cụ thể đối với khoản mục này chỉ thực hiện đối với các loại chứng khoán đang đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế bị giảm giá so với giá trị ghi trên sổ kế toán.
3. Các khoản tái cấp vốn:
a) Nhóm 1: Các khoản tái cấp vốn trong hạn;
b) Nhóm 2: Các khoản tái cấp vốn đã quá hạn dưới 1 năm và những khoản tái cấp vốn được gia hạn nợ lần đầu;
c) Nhóm 3: Các khoản tái cấp vốn đã quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm và những khoản tái cấp vốn được gia hạn nợ lần thứ hai;
d) Nhóm 4: Các khoản tái cấp vốn đã quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm và những khoản tái cấp vốn được gia hạn nợ lần thứ ba;
đ) Nhóm 5: Các khoản tái cấp vốn hạn đã quá hạn từ 3 năm trở lên; những khoản tái cấp vốn không có thời hạn thanh toán; khoản nợ được khoanh và những khoản tái cấp vốn được gia hạn nợ từ lần thứ tư trở lên.
4. Thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước:
a) Nhóm 1: Các khoản thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước trong hạn;
b) Nhóm 2: Các khoản thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước đã quá hạn (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này);
c) Nhóm 3: Các khoản nợ cũ của Ngân sách Nhà nước chưa được thanh toán phát sinh trước thời điểm Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997 có hiệu lực thi hành.
5. Các khoản phải thu khác:
a) Nhóm 1: Các khoản phải thu khác trong hạn và quá hạn dưới 6 tháng;
b) Nhóm 2: Các khoản phải thu khác quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm;
c) Nhóm 3: Các khoản phải thu khác đã quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm;
d) Nhóm 4: Các khoản phải thu khác đã quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm;
đ) Nhóm 5: Các khoản phải thu khác đã quá hạn từ 3 năm trở lên, các khoản phải thu không có thời hạn thanh toán và đối tượng phải thu không có khả năng thanh toán.
Điều 7. Phương pháp xác định số dự phòng rủi ro cần phải trích lập
1. Số dự phòng rủi ro cần phải trích lập được tính toán theo công thức sau:
2. Phương pháp tính dự phòng cụ thể của các khoản mục tài sản có rủi ro:
a) Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với ngân hàng nước ngoài:
- Đối tượng: tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với các ngân hàng nước ngoài.
- Phương pháp tính dự phòng:
Trong đó:
+ Số dư tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với ngân hàng nước ngoài được tính tại thời điểm xác định dự phòng rủi ro;
+ Tỷ lệ trích lập tương ứng như sau:
• Nhóm 1: 0%;
• Nhóm 2: 20%;
• Nhóm 3: 100%.
b) Hoạt động đầu tư chứng khoán trên thị trường tài chính quốc tế:
- Đối tượng: các loại chứng khoán đang đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế bị giảm giá so với giá trị ghi trên sổ kế toán.
- Phương pháp tính dự phòng:
Trong đó:
+ Số lượng từng loại chứng khoán bị giảm giá tại thời điểm xác định dự phòng rủi ro;
+ Giá trị chứng khoán ghi trên sổ kế toán là giá trị ghi sổ của chứng khoán tại thời điểm xác định dự phòng rủi ro;
+ Giá thị trường của chứng khoán là giá đóng cửa trên thị trường tài chính của quốc gia phát hành loại tiền tệ được sử dụng làm đơn vị định giá chứng khoán tại thời điểm xác định dự phòng rủi ro.
c) Hoạt động tái cấp vốn:
- Đối tượng: các khoản tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước có khả năng bị tổn thất.
- Phương pháp tính dự phòng:
Trong đó:
+ Số dư nợ gốc của từng khoản tái cấp vốn tại thời điểm xác định dự phòng rủi ro;
+ Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm được xác định như sau:
• Trường hợp tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá:
(i) Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm bằng Mệnh giá giấy tờ có giá (đối với giấy tờ có giá chưa niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán) hoặc giá niêm yết (đối với giấy tờ có giá đã niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán) nhân 100%.
(ii) Giá niêm yết được lấy theo giá tham chiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán tại thời điểm xác định dự phòng rủi ro.
• Trường hợp tài sản bảo đảm là các hình thức khác: Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm bằng không.
+ Trường hợp giá trị khấu trừ tài sản bảo đảm lớn hơn số dư nợ gốc thì số dự phòng rủi ro cần phải trích lập bằng không.
+ Tỷ lệ trích lập tương ứng như sau:
• Nhóm 1: 0%;
• Nhóm 2: 5%;
• Nhóm 3: 20%;
• Nhóm 4: 50%;
• Nhóm 5: 100%.
d) Thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước:
- Đối tượng: các khoản thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
- Phương pháp tính dự phòng:
Trong đó:
+ Giá trị các khoản thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước tại thời điểm xác định dự phòng rủi ro;
+ Tỷ lệ trích lập tương ứng như sau:
• Nhóm 1: 0%;
• Nhóm 2: 10%;
• Nhóm 3: 100%.
- Đối tượng: Các khoản phải thu khác đã quá hạn thanh toán hoặc chưa đến hạn thanh toán nhưng đối tượng phải thu là tổ chức đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; đối tượng phải thu là cá nhân mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.
- Phương pháp tính dự phòng:
Trong đó:
+ Giá trị của các khoản phải thu tại thời điểm xác định dự phòng rủi ro;
+ Tỷ lệ trích lập tương ứng như sau:
• Nhóm 1: 0%;
• Nhóm 2: 30%;
• Nhóm 3: 50%;
• Nhóm 4: 70%;
• Nhóm 5: 100%.
3. Dự phòng chung:
Dự phòng chung được tính bằng 0,75% tổng tài sản có của Ngân hàng Nhà nước, số liệu về tổng tài sản có của Ngân hàng Nhà nước được lấy trên Bảng Cân đối kế toán Quý 3 của năm xác định dự phòng rủi ro.
1. Đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước thực hiện xác định dự phòng cụ thể quy định tại Điều 4, Điều 6 và Điều 7 Thông tư này, lập báo cáo và gửi về Vụ Tài chính - Kế toán vào cuối ngày 31 tháng 12 hàng năm để làm cơ sở trích lập dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước. Vụ Tài chính - Kế toán xác định dự phòng chung theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này.
2. Căn cứ tổng số dự phòng cụ thể do đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước chuyển về và dự phòng chung, Vụ Tài chính - Kế toán thực hiện tính và hạch toán số dự phòng rủi ro được trích lập trong năm tài chính theo nguyên tắc sau:
a) Trường hợp số dự phòng rủi ro cần phải trích lập bổ sung nhỏ hơn 10% chênh lệch thu, chi chưa bao gồm khoản chi dự phòng rủi ro: Số dự phòng rủi ro được trích lập trong năm tài chính bằng số dự phòng rủi ro cần phải trích lập bổ sung;
b) Trường hợp số dự phòng rủi ro cần phải trích lập bổ sung lớn hơn hoặc bằng 10% chênh lệch thu, chi chưa bao gồm khoản chi dự phòng rủi ro: Số dự phòng rủi ro được trích lập trong năm tài chính bằng 10% chênh lệch thu, chi chưa bao gồm khoản chi dự phòng rủi ro;
c) Trường hợp số dự phòng rủi ro cần phải trích lập nhỏ hơn số dư dự phòng rủi ro trước thời điểm trích lập: Ngân hàng Nhà nước thực hiện hạch toán theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Thông tư này.
MỤC 2. SỬ DỤNG KHOẢN DỰ PHÒNG RỦI RO ĐỂ XỬ LÝ TỔN THẤT
Điều 9. Các khoản tổn thất được sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý
Ngân hàng Nhà nước được sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý đối với các khoản tổn thất phát sinh từ các khoản mục sau:
1. Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với ngân hàng nước ngoài
Tổn thất về tiền, vàng và các tài sản khác gửi tại ngân hàng nước ngoài do nguyên nhân bất khả kháng như quốc gia nơi Ngân hàng Nhà nước đầu tư hoặc lưu ký tài sản bị chiến tranh, khủng bố, phá sản, thiên tai và ngân hàng nước ngoài đó không còn khả năng thanh toán.
2. Hoạt động đầu tư chứng khoán trên thị trường tài chính quốc tế
Tổn thất do giảm giá chứng khoán đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế và tổn thất do những nguyên nhân khách quan như: đối tác phát hành chứng khoán bị thiên tai, hỏa hoạn, bão lụt, phá sản, giải thể…, Ngân hàng Nhà nước không thể thu đủ giá trị ghi sổ của chứng khoán, đồng thời chứng khoán đã trích lập dự phòng giảm giá; Ngân hàng Nhà nước sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý tổn thất.
3. Hoạt động tái cấp vốn
a) Các khoản nợ (gốc và lãi) được xóa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhưng không được Chính phủ cấp nguồn để bù đắp cho Ngân hàng Nhà nước.
b) Các khoản nợ vay, các khoản trả thay tổ chức tín dụng có đủ bằng chứng chắc chắn là không còn khả năng thu hồi nợ khi tổ chức tín dụng bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật.
4. Thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước
Các khoản thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước được xử lý theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép dùng khoản dự phòng rủi ro để xử lý các khoản thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước, bao gồm:
a) Các khoản thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước đã hết thời hạn thanh toán hoặc không có thời hạn thanh toán và sau thời gian tối thiểu 05 (năm) năm chưa có biện pháp xử lý;
b) Các khoản thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước khác.
5. Các khoản phải thu khác
Các khoản tổn thất về khoản phải thu trong quá trình hoạt động có đủ bằng chứng tin cậy là không còn đối tượng để thu hoặc đối tượng phải thu không còn khả năng thanh toán.
6. Các khoản tổn thất trong hoạt động thanh toán, ngân quỹ, quản lý dự trữ ngoại hối và can thiệp bình ổn thị trường vàng trong nước:
a) Các khoản tổn thất trong khi thực hiện hoạt động thanh toán như sự cố kỹ thuật mạng thanh toán, công nghệ…;
b) Các khoản tổn thất về tiền, vàng, tài sản quý và giấy tờ có giá phát sinh trong hoạt động ngân quỹ như:
- Tổn thất trong quá trình vận chuyển trên đường có xảy ra sự cố do nguyên nhân bất khả kháng bao gồm bị tai nạn, bị cướp, bị phá hoại, thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, khủng bố hoặc do nguyên nhân bất khả kháng khác;
- Tổn thất tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá tại nơi giao dịch và kho tiền do bị phá hoại, bị cướp, hỏa hoạn, thiên tai, chiến tranh, khủng bố hoặc do nguyên nhân khách quan khác mang lại;
c) Các khoản tổn thất phát sinh trong hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và can thiệp bình ổn thị trường vàng trong nước như tổn thất trong việc kiểm định chất lượng vàng, giảm giá vàng.
7. Các khoản tổn thất khác theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Điều 10. Hồ sơ pháp lý làm căn cứ xử lý các khoản tổn thất
Hồ sơ pháp lý để làm căn cứ xử lý các khoản tổn thất trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước bao gồm:
1. Hồ sơ, tài liệu có liên quan đến các tài sản bị tổn thất cần xử lý.
2. Báo cáo và kiến nghị của đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước nơi xảy ra tổn thất.
3. Tờ trình và Biên bản của Hội đồng xử lý tổn thất.
4. Ngoài các hồ sơ tài liệu quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này, đối với từng khoản tổn thất phải bổ sung các hồ sơ sau:
a) Đối với các khoản nợ (gốc và/hoặc lãi) được xóa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhưng không được Chính phủ cấp nguồn để bù đắp: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xóa nợ đối với từng khoản nợ và đối tượng vay cụ thể;
b) Đối với các khoản thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước được xử lý theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ: Văn bản chỉ đạo, phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý các khoản thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước;
c) Đối với các khoản tổn thất phát sinh từ hoạt động đầu tư chứng khoán trên thị trường tài chính quốc tế: Tài liệu chứng minh việc giảm giá của chứng khoán đã đầu tư và các bằng chứng chứng minh việc tổn thất do các nguyên nhân khách quan như đối tác phát hành chứng khoán bị thiên tai, hỏa hoạn, bão lụt, phá sản, giải thể...;
d) Đối với khoản nợ cũ phát sinh trước thời điểm Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997 có hiệu lực thi hành:
- Đối với các khoản phải thu của đối tượng là tổ chức:
+ Trường hợp đối tượng phải thu đã giải thể, phá sản: Quyết định của Tòa án tuyên bố phá sản theo Luật Phá sản hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền về giải thể; trường hợp tự giải thể thì phải có thông báo của tổ chức hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập tổ chức đó;
+ Trường hợp đối tượng phải thu đã ngừng hoạt động và không có khả năng thanh toán: Xác nhận của cơ quan ra quyết định thành lập hoặc tổ chức đăng ký kinh doanh về việc doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động và không có khả năng thanh toán.
- Đối với các khoản phải thu của đối tượng là cá nhân:
+ Giấy chứng tử (bản sao) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương đối với đối tượng phải thu nợ đã chết nhưng không có tài sản thừa kế để trả nợ;
+ Giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với đối tượng phải thu còn sống hoặc đã mất tích nhưng không có khả năng trả nợ;
+ Lệnh truy nã hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với đối tượng phải thu đã bỏ trốn hoặc đang bị truy tố, đang thi hành án hoặc xác nhận của chính quyền địa phương về việc đối tượng phải thu không có khả năng thanh toán.
Điều 11. Trình tự xử lý tổn thất
Trình tự xử lý tổn thất phát sinh trong quá trình hoạt động của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện như sau:
1. Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước nơi có các khoản tổn thất phát sinh trong hoạt động chỉ đạo các bộ phận liên quan thuyết minh, giải trình, lập biên bản, đề xuất xử lý tổn thất (kèm theo bản sao chụp hồ sơ của các khoản tổn thất có xác nhận của đơn vị) và gửi Vụ Tài chính - Kế toán.
2. Vụ Tài chính - Kế toán làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, tài liệu liên quan tới các khoản tổn thất do đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước gửi về, thực hiện thẩm định, tổng hợp nguyên trạng hồ sơ và gửi xin ý kiến các đơn vị có thành viên trong Hội đồng xử lý tổn thất quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư này.
3. Vụ Tài chính - Kế toán xem xét và có văn bản đề nghị Vụ Tổ chức cán bộ trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thành lập Hội đồng xử lý tổn thất quy định tại Điều 12 Thông tư này.
4. Trên cơ sở hồ sơ, tài liệu liên quan quy định tại Điều 10 Thông tư này, ý kiến thẩm định của Vụ Tài chính - Kế toán và ý kiến tham gia của các đơn vị có liên quan, Hội đồng xử lý tổn thất phân tích, đánh giá, đề xuất phương án xử lý và trình Thống đốc xem xét, quyết định sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý đối với từng khoản tổn thất cụ thể.
Riêng đối với các khoản nợ tại điểm a khoản 3 Điều 9 và khoản thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước tại khoản 4 Điều 9 Thông tư này, Hội đồng xử lý tổn thất phải báo cáo, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến Bộ Tài chính và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước khi lập phương án xử lý.
5. Căn cứ Quyết định của Thống đốc về việc sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý tổn thất, Vụ Tài chính - Kế toán phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện hạch toán và quản lý các khoản tổn thất sau khi đã xử lý đã được phê duyệt theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
Điều 12. Thành phần Hội đồng xử lý tổn thất
1. Chủ tịch Hội đồng: 01 Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
a) Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán, Phó Chủ tịch thường trực;
b) Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ;
c) Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ;
d) Vụ trưởng Vụ Tín dụng;
đ) Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
e) Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;
g) Chánh Thanh tra Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng;
h) Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ.
3. Vụ Tài chính - Kế toán thực hiện chức năng giúp việc cho Hội đồng xử lý tổn thất trong trường hợp cần thiết. Chủ tịch Hội đồng xử lý tổn thất quyết định trưng tập một số cán bộ từ các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có liên quan giúp việc cho Hội đồng xử lý tổn thất theo đề nghị của Vụ Tài chính - Kế toán.
Điều 13. Nhiệm vụ của Hội đồng xử lý tổn thất
1. Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư này.
2. Kiểm tra việc thực hiện xử lý các khoản tổn thất trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước sau khi đã có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền.
3. Xử lý các nội dung khác có liên quan đến việc sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 14. Quản lý các khoản tổn thất sau khi đã được xử lý
Hồ sơ đối với các khoản tổn thất đã được xuất toán ra khỏi tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật, trong đó bao gồm cả hồ sơ xử lý tổn thất và toàn bộ tài liệu chứng minh Thủ trưởng đơn vị đã thực hiện tất cả các biện pháp để thu hồi nhưng không thu hồi được.
3. Số tiền thu hồi được từ khoản tổn thất đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro, đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước hạch toán vào thu nhập tại đơn vị và gửi báo cáo về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tài chính - Kế toán).
Điều 15. Trách nhiệm của đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước
1. Vụ Tài chính - Kế toán hướng dẫn đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước cách lấy số liệu để tính toán, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định tại Thông tư này.
Điều 16. Điều khoản chuyển tiếp
Số dư của khoản dự phòng rủi ro được trích lập từ khi có Nghị định số 100/1998/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 1998 của Chính phủ được chuyển thành số dư đầu của khoản dự phòng rủi ro được trích lập theo Thông tư này để tiếp tục sử dụng theo quy định.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2014.
2. Quyết định số 41/2007/QĐ-NHNN ngày 06/11/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy chế trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán, Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: |
KT. THỐNG ĐỐC |