Quyết định 482/QĐ-TTg năm 2021 về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương trong phòng, chống dịch Covid-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 482/QĐ-TTg |
Ngày ban hành | 29/03/2021 |
Ngày có hiệu lực | 29/03/2021 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký | Nguyễn Xuân Phúc |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước,Thể thao - Y tế |
THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 482/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 29 tháng 3 năm 2021 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19; Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19; Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về chi hỗ trợ tiền ăn và bồi dưỡng chống Covid-19 trong 05 ngày Tết Nguyên Đán năm Tân Sửu năm 2021;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Kinh phí thực hiện các chính sách đặc thù (phần ngân sách nhà nước đảm bảo) trong phòng, chống dịch Covid-19 quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ.
2. Kinh phí thực hiện cách ly y tế, khám, chữa bệnh và chế độ phụ cấp chống dịch (phần ngân sách nhà nước đảm bảo) trong phòng, chống dịch Covid-19 quy định tại Điều 1 và Điều 2 Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ.
3. Kinh phí hỗ trợ tiền ăn và bồi dưỡng chống dịch Covid-19 trong 05 ngày tết Nguyên Đán năm Tân Sửu năm 2021 (phần ngân sách nhà nước đảm bảo) quy định tại Điều 1 và Điều 2 Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ.
Điều 2. Cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương:
1. Các tỉnh miền núi, Tây Nguyên: Ngân sách trung ương hỗ trợ 70% mức ngân sách nhà nước thực chi theo quy định;
2. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại:
a) Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 50% trở lên: Chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện;
b) Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50%: Ngân sách trung ương hỗ trợ 30% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;
c) Các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách còn lại: Ngân sách trung ương hỗ trợ 50% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
3. Các địa phương sử dụng tối đa 50% nguồn dự toán dự phòng ngân sách địa phương, tối đa 70% Quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh để thực hiện phòng, chống dịch Covid-19. Trường hợp các địa phương chi cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở mức độ lớn, nếu phần ngân sách địa phương đảm bảo vượt quá nguồn lực của địa phương, gồm: 50% nguồn dự toán dự phòng ngân sách địa phương còn lại sau khi đã sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ chi theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ từ nguồn 50% dự toán dự phòng của ngân sách địa phương (bao gồm cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã) và 70% Quỹ dự trữ tài chính địa phương, ngân sách trung ương sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá nguồn lực của địa phương để các tỉnh, thành phố có đủ nguồn để thực hiện.
4. Kết thúc năm ngân sách, trường hợp ngân sách địa phương hụt thu, sau khi đã điều chỉnh giảm một số khoản chi và sử dụng nguồn lực tài chính hợp pháp khác của địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn mà phần hụt thu ngân sách địa phương lớn hơn dự toán dự phòng ngân sách địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao, căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách trung ương và ngân sách từng địa phương, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ một phần kinh phí từ dự phòng ngân sách trung ương. Mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương không vượt quá 50% dự toán dự phòng ngân sách địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao.
1. Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 chỉ đạo các địa phương xây dựng phương án cách ly tập trung và đơn vị điều trị cách ly phòng, chống dịch Covid-19.
2. Bộ Tài chính căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 2 của Quyết định này và số thực chi từ ngân sách nhà nước hỗ trợ phòng, chống dịch do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo (có xác nhận của Kho bạc Nhà nước), xem xét, hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho từng địa phương và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện. Trường hợp dịch bệnh xảy ra ở phạm vi lớn, ngân sách địa phương không đủ nguồn lực để thực hiện phòng chống dịch, căn cứ đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài chính thực hiện bổ sung một phần kinh phí cho địa phương để thực hiện (tối đa 70%, mức ngân sách trung ương hỗ trợ). Sau khi địa phương có báo cáo kết quả thực hiện chi ngân sách cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Tài chính sẽ bổ sung thêm (trường hợp thiếu kinh phí) hoặc thu hồi (trường hợp dư kinh phí) theo quy định.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Khẩn trương tổ chức thực hiện các nội dung được phân công trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19.
b) Chủ động bố trí ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện cách ly y tế, chế độ phòng, chống dịch theo quy định (phần ngân sách địa phương đảm bảo) và sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị y tế để phòng, chống dịch Covid-19.
Điều 4. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Quyết định này áp dụng để thực hiện chính sách hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống dịch Covid-19 từ ngày 01 tháng 01 năm 2021. Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 có trách nhiệm tổng kết, đánh giá, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.