Quyết định 48/2014/QĐ-UBND quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Số hiệu | 48/2014/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 22/09/2014 |
Ngày có hiệu lực | 02/10/2014 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu |
Người ký | Trần Ngọc Thới |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Xây dựng - Đô thị |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 48/2014/QĐ-UBND |
Bà Rịa, ngày 22 tháng 9 năm 2014 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị;
Căn cứ Nghị định số 26/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở;
Căn cứ Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 163/TTr-SXD ngày 21 tháng 7 năm 2014 về ban hành quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này, quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính; Giám đốc Công an tỉnh, Trưởng ban Ban Quản lý các khu công nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 48/2014/QĐ-UBND ngày 22 tháng 9 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy chế này quy định trách nhiệm của Thanh tra Sở Xây dựng; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện); Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác phối hợp kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
1. Nguyên tắc phối hợp:
a) Quan hệ phối hợp phải đồng bộ, thống nhất, đúng quy định pháp luật, đảm bảo kịp thời trong quá trình kiểm tra, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng.
b) Các cơ quan, cá nhân trong quá trình phối hợp phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 48/2014/QĐ-UBND |
Bà Rịa, ngày 22 tháng 9 năm 2014 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị;
Căn cứ Nghị định số 26/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở;
Căn cứ Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 163/TTr-SXD ngày 21 tháng 7 năm 2014 về ban hành quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này, quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính; Giám đốc Công an tỉnh, Trưởng ban Ban Quản lý các khu công nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 48/2014/QĐ-UBND ngày 22 tháng 9 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy chế này quy định trách nhiệm của Thanh tra Sở Xây dựng; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện); Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác phối hợp kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
1. Nguyên tắc phối hợp:
a) Quan hệ phối hợp phải đồng bộ, thống nhất, đúng quy định pháp luật, đảm bảo kịp thời trong quá trình kiểm tra, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng.
b) Các cơ quan, cá nhân trong quá trình phối hợp phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định.
2. Nguyên tắc xử lý:
a) Công trình, bộ phận công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng phải được phát hiện, lập biên bản, ngăn chặn, xử lý kịp thời và triệt để theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng;
b) Việc xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng phải tuân thủ đúng trình tự, thủ tục được pháp luật quy định, đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng, đúng pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và công dân cùng tham gia giám sát các hoạt động về xây dựng trên địa bàn;
c) Mọi thông tin phản ánh về công trình vi phạm trật tự xây dựng đều phải được kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Nguyên tắc công khai, minh bạch:
Quyết định đình chỉ thi công, quyết định cưỡng chế phá dỡ và các văn bản thông báo thời gian tổ chức cưỡng chế phải được gửi cho các tổ chức, cá nhân có liên quan theo đúng quy định và phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã (nơi có công trình vi phạm) để mọi tổ chức, công dân biết và giám sát thực hiện;
b) Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn thiết kế, nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng phải bị xử lý và công bố công khai hành vi vi phạm trên trang tin điện tử của Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Xây dựng theo quy định;
c) Trường hợp xử lý đối với công trình vi phạm qua thông tin phản ánh do các tổ chức hoặc cá nhân chuyển đến thì phải thông báo kết quả xử lý đến tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin được biết để tiếp tục tham gia giám sát.
TỔ CHỨC TIẾP NHẬN, XỬ LÝ THÔNG TIN PHẢN ÁNH
1. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng đều có quyền phản ánh thông tin đến các cơ quan nhà nước và các cá nhân có trách nhiệm và thẩm quyền để tiến hành xác minh, xử lý theo quy định.
2. Thông tin phản ánh hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng là việc các tổ chức, cá nhân phản ánh thông tin, tố giác bằng hình thức điện thoại, hộp thư thoại, hộp thư điện tử, tin nhắn, tin báo trực tiếp, đơn trình báo, gửi đến các cơ quan nhà nước và cá nhân quy định tại Điều 4 của Quy chế này để thực hiện tiếp nhận thông tin theo quy định.
Điều 4. Trách nhiệm tiếp nhận thông tin phản ánh
1. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận thông tin:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Thanh tra Sở Xây dựng.
Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận thông tin phải lập hộp thư thoại, số điện thoại đường dây nóng, hộp thư điện tử, sổ tiếp nhận thông tin tại trụ sở cơ quan, đơn vị, đồng thời, có kế hoạch tổ chức, phân công lịch trực, người trực tiếp nhận thông tin phản ánh, theo dõi và xử lý thông tin phản ánh các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng theo quy định.
2. Các cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận thông tin:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Chánh Thanh tra Sở Xây dựng.
Các cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận thông tin phải công bố số điện thoại cá nhân và đảm bảo liên lạc 24/2.4 giờ, để kịp thời tiếp nhận thông tin phản ánh các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng và chỉ đạo xử lý theo đúng quy định.
3. Thanh tra Sở Xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn lập các loại sổ, biểu mẫu ghi chép quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin, kiểm tra, xử lý công trình vi phạm để thống nhất thực hiện.
TRÁCH NHIỆM KIỂM TRA VÀ PHỐI HỢP XỬ LÝ VI PHẠM TRẬT TỰ XÂY DỰNG
Điều 5. Trách nhiệm kiểm tra và phối hợp lập biên bản vi phạm trật tự xây dựng
1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã:
a) Cán bộ quản lý xây dựng cấp xã có trách nhiệm tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với tất cả các công trình xây dựng trên địa bàn; phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm trật tự xây dựng. Riêng đối với các công trình bí mật nhà nước, việc thanh tra, kiểm tra được thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù. Khi phát hiện hành vi vi phạm về trật tự xây dựng, phải tiến hành các thủ tục lập biên bản vi phạm trật tự xây dựng và xử lý vụ việc theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của chính phủ;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn; ban hành kịp thời các quyết định xử lý vi phạm về trật tự xây dựng thuộc thẩm quyền quy định tại Điều 17 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Trưởng phòng chuyên môn cấp huyện chủ trì tổ chức kiểm tra và xử lý đối với các trường hợp công trình vi phạm trật tự xây dựng, trong trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không kịp thời xử lý; công trình vi phạm vượt quá thẩm quyền xử lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; các công trình xây dựng do các tổ chức, công dân phản ánh qua các kênh thông tin và các công trình xây dựng mà cán bộ quản lý xây dựng cấp xã buông lỏng quản lý, không thực hiện kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền quy định tại Điều 20 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của chính phủ;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện quản lý trật tự xây dựng thuộc địa bàn; chỉ đạo các lực lượng quản lý trật tự xây dựng thường xuyên kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm trên địa bàn, đồng thời ban hành kịp thời các quyết định xử lý vi phạm trật tự xây dựng theo thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ.
3. Trách nhiệm của Thanh tra Sở Xây dựng:
a) Cán bộ, công chức, thanh tra viên Thanh tra Sở Xây dựng thực hiện kiểm tra đối với các công trình xây dựng vi phạm do Sở Xây dựng hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng, trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện không kịp thời ban hành quyết định xử lý.
Phối hợp với lực lượng quản lý trật tự xây dựng cấp huyện, cấp xã tiến hành kiểm tra các công trình do các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin. Khi phát hiện công trình vi phạm trật tự xây dựng, phải tiến hành lập biên bản, xử lý vụ việc theo thẩm quyền quy định tại Điều 16 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ hoặc kiến nghị Chánh Thanh tra Sở Xây dựng xử lý vụ việc theo thẩm quyền.
b) Chánh Thanh tra Sở Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn, ban hành kịp thời các quyết định xử lý vi phạm trật tự xây dựng theo thẩm quyền quy định tại Điều 21 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ.
Điều 6. Trách nhiệm phối hợp thực hiện quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng trong trường hợp chủ đầu tư không chấp hành việc ngừng thi công xây dựng theo nội dung biên bản ngừng thi công xây dựng của cán bộ có trách nhiệm về quản lý xây dựng và xử lý vụ việc vi phạm theo nội dung quy định tại Điều 23 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ.
2. Trưởng phòng chuyên môn cấp huyện có trách nhiệm yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng trong trường hợp chủ đầu tư không chấp hành việc ngừng thi công xây dựng mà Ủy ban nhân dân cấp xã không kịp thời xử lý hoặc ban hành quyết định đình chỉ thi công đối với công trình xây dựng vi phạm trật tự xây theo thẩm quyền quy định tại Điều 20 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ.
3. Chánh Thanh tra Sở Xây dựng ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện không ban hành quyết định kịp thời, đồng thời kiến nghị xử lý vụ việc theo thẩm quyền quy định tại Điều 21 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định cưỡng chế đối với các công trình vi phạm trật tự xây dựng theo thẩm quyền. Trường hợp công trình xây dựng vi phạm vượt quá thẩm quyền, trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp xã phải gửi hồ sơ lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ theo quy định.
Tổ chức thực hiện cưỡng chế tất cả các công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn theo quyết định cưỡng chế của cơ quan có thẩm quyền ban hành, quy định tại Điều 17 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ đối với công trình vi phạm theo thẩm quyền, đồng thời chỉ đạo tổ chức thực hiện cưỡng chế phá dỡ những công trình xây dựng vi phạm theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền ban hành, đồng thời xử lý các vi phạm theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ.
3. Chánh Thanh tra Sở Xây dựng ban hành quyết định cưỡng chế đối với các công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện không ban hành quyết định kịp thời, đồng thời kiến nghị xử lý đối với những hành vi vi phạm quy định tại Điều 21 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ.
4. Gửi quyết định cưỡng chế đến cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, tổ chức, cá nhân có liên quan và thời hạn thi hành quyết định cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC KHÁC CÓ LIÊN QUAN
Điều 8. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
1. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các lĩnh vực hoạt động xây dựng trên địa bàn. Đồng thời, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản, quy định trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của các bộ, ngành, trung ương;
2. Chỉ đạo Thanh tra Sở Xây dựng phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan thực hiện nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh. Chủ động nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quản lý trật tự xây dựng; đôn đốc và hướng dẫn các địa phương thực hiện tốt công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn;
3. Ban hành kịp thời các văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý đối với các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng vượt quá thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chánh Thanh tra Sở Xây dựng.
Điều 9. Trách nhiệm của Ban Quản lý các khu công nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu
1. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các lĩnh vực hoạt động xây dựng cho các doanh nghiệp hoạt động đầu tư xây dựng trong các khu công nghiệp thuộc địa bàn được giao quản lý;
2. Tổ chức kiểm tra tình hình trật tự xây dựng đối với các công trình xây dựng trong các khu công nghiệp thuộc phạm vi quản lý. Khi phát hiện hành vi vi phạm trật tự xây dựng phải tiến hành lập biên bản, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp kiểm tra, xử lý theo quy định.
Điều 10. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Xem xét tạm dừng việc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo đề nghị bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Chánh Thanh tra Sở Xây dựng đối với các trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm trật tự xây dựng nhưng chưa chấm dứt hành vi vi phạm, chưa chấp hành các quyết định xử lý vi phạm hành chính hoặc chưa thực hiện xong các biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm trật tự xây dựng gây ra;
2. Chỉ đạo lực lượng Thanh tra Sở phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện và Thanh tra Sở Xây dựng trong việc kiểm tra, xử lý đối với các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định.
Điều 11. Trách nhiệm của Sở Tài chính
1. Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí dự toán hàng năm cho các cơ quan, đơn vị liên quan đến hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng, tổ chức cưỡng chế công trình xây dựng vi phạm v.v... theo quy định.
2. Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị sử dụng nguồn kinh phí xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng theo quy định.
Điều 12. Trách nhiệm của Công an tỉnh
Chỉ đạo Trưởng công an các huyện, thành phố; Công an các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và Thanh tra Sở Xây dựng trong việc thực hiện các quyết định đình chỉ thi công xây dựng, quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng theo quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị; Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Nghị định số 208/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ và Thông tư liên tịch số 04/2007/TTLT-BXD-BCA ngày 07 tháng 7 năm 2007 của Bộ Xây dựng và Bộ Công an hướng dẫn phối hợp xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng.
1. Thủ trưởng cơ quan công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm chỉ đạo lực lượng phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và Thanh tra Sở Xây dựng xử lý vi phạm trật tự xây dựng, thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu trong quyết định đình chỉ thi công xây dựng, quyết định cưỡng chế phá dỡ của cấp có thẩm quyền; trường hợp không thực hiện hoặc dung túng cho hành vi vi phạm để công trình tiếp tục xây dựng thì bị xử lý theo quy định hoặc có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự khi để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.
2. Giám đốc: Công ty Điện lực Bà Rịa - Vũng Tàu, Công ty cổ phần Cấp nước Bà Rịa - Vũng Tàu, Công ty cổ phần Cấp nước Phú Mỹ, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, Trạm cung Cấp nước Côn Đảo; Thủ trưởng các đơn vị, cá nhân cung cấp dịch vụ điện, nước và các dịch vụ khác liên quan đến công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh, đúng thời hạn các yêu cầu ngừng cung cấp điện, ngừng cung cấp nước trong quyết định đình chỉ thi công xây dựng, quyết định cưỡng chế phá dỡ của cấp có thẩm quyền; trường hợp không thực hiện, thực hiện không kịp thời hoặc dung túng, tiếp tay cho hành vi vi phạm thì bị xử lý theo quy định hoặc có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự khi để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.
Điều 14. Chế độ giao ban và thông tin, báo cáo
1. Chế độ giao ban
Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, tổ chức giao ban tháng, quý hoặc đột xuất với các Phòng chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thanh tra Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn để đánh giá về tình hình xây dựng và vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn, để kịp thời đề ra những biện pháp xử lý đối với các vi phạm trật tự xây dựng theo quy định.
2. Chế độ thông tin, báo cáo
a) Hàng tháng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổng hợp số liệu báo cáo về tình hình vi phạm trật tự xây dựng; những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị biện pháp xử lý đối với các hành vi vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn báo cáo tại cuộc họp giao ban hàng tháng do Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức để được xem xét, xử lý.
b) Hàng quý, 6 tháng và một năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp báo cáo về tình hình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, gửi Thanh tra Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo theo mẫu quy định tại Thông tư số 06/2012/TT-BXD ngày 10 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chế độ báo cáo thống kê tổng hợp ngành xây dựng.
1. Sở Xây dựng có trách nhiệm:
- Chỉ đạo Thanh tra Sở Xây dựng phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan phổ biến và tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này;
- Tổng hợp các ý kiến phản ánh của các cơ quan có liên quan về những vấn đề vướng mắc phát sinh và nghiên cứu đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp;
- Chủ trì, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện nội dung Quy chế theo quy định.
2. Giao Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm phổ biến và tổ chức triển khai nội dung Quy chế này đến các cán bộ, công chức, viên chức thuộc cấp mình quản lý, cán bộ lãnh đạo và người được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng cấp xã; Công an các xã, phường, thị trấn; các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đóng trên địa bàn biết để thực hiện.
Điều 16. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi bổ sung cho phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế tại địa phương./.