ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
47/2012/QĐ-UBND
|
Bình Định,
ngày 19 tháng 12 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH ĐỀ ÁN “TỔ CHỨC, XÂY DỰNG VÀ BẢO ĐẢM MỘT SỐ CHẾ ĐỘ,
CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG CÔNG AN XÃ, TỈNH BÌNH ĐỊNH”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11
ngày 02/4/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quy chế hoạt động của Hội
đồng nhân dân;
Căn cứ Pháp lệnh Công an xã số
06/2008/PL-UBTVQH12 ngày 21/11/2008 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định số
73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều
của Pháp lệnh Công an xã; Thông tư số 12/2010/TT-BCA ngày 08/4/2010 của Bộ trưởng
Bộ Công an Quy định cụ thể thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã và Nghị
định số 73/2009/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày
06/9/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân;
Căn cứ Nghị quyết 28/2012/NQ-HĐND ngày
07/12/2012 của HDND tỉnh Bình Định khóa XI, kỳ họp thứ 5 Về tổ chức, xây dựng
và bảo đảm một số chế độ, chính sách đối với lực lượng công an xã, tỉnh Bình Định;
Xét đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh tại Tờ
trình số 1183/TTr-CAT-PV28 ngày 19/10/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Đề án
“Tổ chức, xây dựng và bảo đảm một số chế độ, chính sách đối với lực lượng Công
an xã tỉnh Bình Định” (có Đề án kèm theo).
Điều 2. Quyết định này
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013.
Công an tỉnh có nhiệm vụ hướng dẫn, triển khai
thực hiện các nội dung Đề án “Tổ chức, xây dựng và bảo đảm một số chế độ, chính
sách đối với lực lượng Công an xã tỉnh Bình Định”.
Điều 3. Chánh Văn phòng
UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Nội vụ, Tài chính, Lao động-Thương binh và Xã hội,
Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện,
thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Lê Hữu Lộc
|
ĐỀ ÁN
TỔ CHỨC, XÂY DỰNG VÀ BẢO ĐẢM MỘT SỐ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI
LỰC LƯỢNG CÔNG AN XÃ, TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 47/2012/QĐ-UBND ngày 19/12/2012 của UBND tỉnh)
A. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ
ÁN
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
Pháp lệnh Công an xã ngày 21/11/2008;
Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của
Chính phủ về phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn;
Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã,
Thông tư số 12/2010/TT-BCA ngày 08/4/2010 của Bộ Công an quy định cụ thể thi
hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã và Nghị định số 73/2009/NĐ-CP;
Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của
Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ,
công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở
cấp xã.
II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ
HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN XÃ VÀ TÌNH HÌNH AN NINH, TRẬT TỰ NÔNG THÔN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH
1. Khái quát
Điều kiện tự nhiên và xã hội tỉnh Bình Định, những
yếu tố ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự như sau:
- Diện tích tự nhiên: 6.039 km2
- Dân số: Theo kết quả điều tra chính thức ngày
01/4/2009, dân số tỉnh Bình Định là 1.485.943 người.
- Dân tộc: Tỉnh Bình Định là tỉnh có nhiều dân tộc:
Kinh, Hoa, Ba Na, H're, Chăm, Thái, Tày..., trong đó, các dân tộc người thiểu số
bản địa cư trú lâu đời là Ba Na, H're, Chăm với khoảng 30.000 người, chiếm 02%
dân số.
- Giới cận:
+ Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi với đường địa giới
dài 63 km;
+ Phía Nam giáp tỉnh Phú Yên với đường địa giới
dài 50 km;
+ Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai với đường địa giới
dài 130 km;
+ Phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 134
km.
- Giao thông:
+ Đường bộ: Có Quốc lộ 1A đi suốt chiều dài Bắc
- Nam; Quốc lộ 19 nối liền Cảng Quy Nhơn với Tây Nguyên. Hệ thống Tỉnh lộ và đường
liên thôn, liên xã tương đối hoàn chỉnh, đảm bảo cơ giới đến các xã.
+ Đường sắt: Có đường sắt Bắc - Nam xuyên suốt
chiều dài của tỉnh;
+ Đường biển: Có Cảng Quy Nhơn là cảng biển lớn,
một trong những cửa ngõ quan trọng của cả vùng Tây Nguyên, Đông Bắc Campuchia
và Hạ Lào.
- Đường hàng không: Có sân bay Phù Cát, với khả
năng đảm bảo các chuyến bay thẳng đến Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
- Các đơn vị hành chính:
STT
|
Đơn vị hành
chính cấp huyện
|
Đơn vị hành
chính cấp xã
|
Xã
|
Phường
|
Thị trấn
|
Tổng số
|
01
|
Thành phố Quy Nhơn
|
05
|
16
|
0
|
21
|
02
|
Thị xã An Nhơn
|
10
|
05
|
0
|
15
|
03
|
Huyện An Lão
|
09
|
0
|
01
|
10
|
04
|
Huyện Hoài Nhơn
|
15
|
0
|
02
|
17
|
05
|
Huyện Hoài Ân
|
14
|
0
|
01
|
15
|
06
|
Huyện Phù Mỹ
|
17
|
0
|
02
|
19
|
07
|
Huyện Phù Cát
|
17
|
0
|
01
|
18
|
08
|
Huyện Tây Sơn
|
14
|
0
|
01
|
15
|
09
|
Huyện Vĩnh Thạnh
|
08
|
0
|
01
|
09
|
10
|
Huyện Tuy Phước
|
11
|
0
|
02
|
13
|
11
|
Huyện Vân Canh
|
06
|
0
|
01
|
07
|
Tổng cộng:
|
126
|
21
|
12
|
159
|
- Tổ chức thôn, làng, khu phố trên địa bàn tỉnh:
Toàn tỉnh hiện có 1.120 đơn vị tự quản ở khu dân cư (thôn, làng, khu phố),
trong đó:
+ Thôn, làng ở các xã và thị trấn An Lão, thị trấn
Vĩnh Thạnh: 871
+ Khu phố (khu vực), khối phố ở đô thị: 249
2. Một số nét về tình hình an ninh, trật tự ở địa
bàn nông thôn
Địa bàn nông thôn tỉnh Bình Định chiếm gần 80%
diện tích và 72% dân số; địa hình nông thôn khá đa dạng (vùng núi, vùng cao,
trung du, đồng bằng, bán đảo, đảo, ven biển, ven đô thị). Mỗi vùng nông thôn có
những đặc điểm, tâm lý, phong tục tập quán khác nhau.
Trong những năm qua cùng với sự phát triển của đất
nước, địa bàn nông thôn Bình Định cũng có nhiều khởi sắc trên các lĩnh vực kinh
tế, văn hóa, xã hội, đời sống nhân dân được cải thiện. Song tình hình an ninh,
trật tự ở địa bàn nông thôn gần đây có những diễn biến phức tạp; tội phạm và vi
phạm pháp luật gia tăng, an ninh tuyến núi, tuyến biển, an ninh xã hội, an ninh
nông thôn, an ninh tôn giáo, dân tộc; vấn đề tranh chấp đất đai, khai thác tài
nguyên, khoáng sản, ô nhiễm môi trường, giải phóng mặt bằng, đô thị hóa, khiếu
kiện đông người... tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp dễ phát sinh thành “điểm
nóng”. Trong khi đó, các thế lực thù địch và bọn phản động đã và đang triệt để
lợi dụng vấn đề phức tạp về an ninh trật tự ở nông thôn để chống phá, xuyên tạc
chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và đời sống nông dân của Đảng, Nhà
nước nhằm kích động, lôi kéo tập hợp quần chúng chống đối, nhất là các vùng
sâu, vùng xa, vùng ven biển, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hoạt động của tội
phạm hình sự, các tệ nạn xã hội như: Ma túy, mại dâm, cờ bạc, tai nạn giao
thông, tội phạm hoạt động băng ổ nhóm, sử dụng hung khí đánh nhau gây thương
tích có vụ dẫn đến chết người, trộm cắp, cướp tài sản, giết người do nguyên
nhân xã hội đang là vấn đề bức xúc trong nhân dân.
Công tác giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an
toàn xã hội; công tác quản lý, giáo dục số đối tượng có tiền án, tiền sự, đặc
xá, chấp hành xong hình phạt tù, các đối tượng phải chấp hành hình phạt quản chế,
cải tạo không giam giữ, án treo, người sau cai nghiện ma túy... trên địa bàn
nông thôn do lực lượng Công an xã đảm nhiệm, Công an xã là lực lượng không
chính quy, tổ chức đội ngũ mỏng và còn nhiều hạn chế về năng lực nghiệp vụ.
3. Tình hình bố trí Công an ở cấp xã
Thực hiện theo quy định, tại các đơn vị hành
chính cấp xã, Công an chính quy được bố trí tại các phường và thị trấn. Toàn tỉnh
có 31/33 phường, thị trấn đã bố trí lực lượng Công an chính quy với số lượng hiện
tại 201 người. Riêng 2 thị trấn An Lão và thị trấn Vĩnh Thạnh chưa bố trí Công
an chính quy, tổng số 126 xã và 02 thị trấn còn lại đang bố trí, sử dụng lực lượng
Công an xã. Theo số liệu thống kê, đến 31/8/2012, số lượng Công an xã đang bố
trí tại 126 xã và 2 thị trấn là 1.189 người, theo cơ cấu như sau:
+ Trưởng Công an xã: 119 người/128 xã, thị trấn;
+ Phó Trưởng Công an xã: 138 người/128 xã, thị
trấn;
+ Công an viên làm nhiệm vụ thường trực xã:
61người/128 xã, thị trấn;
+ Công an viên: 871 người/871 thôn, làng, đơn vị
dân cư tương đương.
- Chuyên môn, nghiệp vụ: Đến đầu quý I năm 2012,
Công an tỉnh đã phối hợp với Trường Trung học CSND II và Trường Trung học ANND
II mở 02 lớp đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp ngành quản lý trật tự xã hội ở địa
bàn cơ sở cho chức danh Trưởng Công an xã: Lớp TX 09 (niên khóa 2006 - 2008) có
116 đồng chí, Lớp K 29X (niên khoá 2010 - 2012) có 99 đồng chí.
+ Hàng năm Công an tỉnh tổ chức mở lớp Huấn luyện
nghiệp vụ cho Trưởng, Phó Trưởng Công an xã, Công an viên làm nhiệm vụ thường
trực; Công an huyện, thị xã, thành phố mở lớp Huấn luyện nghiệp vụ cho Công an
viên.
+ Theo thống kê về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
của lực lượng Công an xã năm 2011, số Trưởng Công an xã có trình độ đại học: 06
người; Trung cấp Công an xã: 68 người; Phó Trưởng Công an xã có trình độ đại học:
01 người; trung cấp: 61 người. Số Trưởng Công an và Phó Trưởng Công an xã đạt
chuẩn trình độ nghiệp vụ còn thấp, một phần do yêu cầu luân chuyển, thay đổi vị
trí công tác và một số lý do khác, một số đồng chí được đào tạo Trung cấp Công
an xã nhưng chưa được bổ nhiệm hoặc được luân chuyển từ Công an xã sang các vị
trí công tác khác.
- Chế độ, chính sách đối với Công an xã: Thực hiện
theo quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về
chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã,
phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã:
+ Trưởng Công an xã được xếp lương tương ứng với
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo;
+ Phó Trưởng Công an xã và Công an viên hoạt động
không chuyên trách, hưởng phụ cấp theo quy định của UBND tỉnh.
III. MỤC TIÊU - YÊU CẦU
Pháp lệnh Công an xã xác định lực lượng Công an
xã là lực lượng vũ trang bán chuyên trách, thuộc hệ thống tổ chức của Công an
nhân dân Việt Nam, làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc,
giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở địa bàn xã, có chức năng tham mưu cho Cấp ủy đảng,
UBND cùng cấp về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn
xã; thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, các biện
pháp phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác về an ninh, trật tự,
an toàn xã hội ở địa bàn xã theo quy định của pháp luật. Góp phần thiết thực
vào sự nghiệp bảo vệ an ninh Quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội tại khu vực
nông thôn, địa bàn chiến lược của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đề án xây dựng lực lượng Công an xã là phương án
khả thi bố trí lực lượng Công an xã và thực hiện chế độ chính sách, trang bị
phương tiện, nơi làm việc... đảm bảo hoạt động của Công an xã (xã và thị trấn
chưa bố trí Công an chính quy) theo quy định của Nhà nước với mục tiêu sau:
1. Xây dựng Công an xã trở thành lực lượng nòng
cốt giữ gìn an ninh trật tự ở địa bàn cơ sở góp phần thiết thực phục vụ sự nghiệp
xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; đủ sức thực hiện tốt
các chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Công an xã theo Pháp lệnh Công an xã.
2. Xây dựng dựa trên cơ sở kế thừa về tổ chức,
biên chế, trang bị hiện có để xây dựng lực lượng Công an xã.
B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
I. NHU CẦU BỐ TRÍ CÔNG AN
XÃ
1. Nhu cầu bố trí ở các huyện, thị xã, thành phố
(126 xã, 2 thị trấn không bố trí Công an chính quy)
STT
|
Đơn vị hành
chính cấp huyện
|
Bố trí Công an
xã ở đơn vị hành chính xã, thị trấn không bố trí Công an chính quy
|
Xã
|
Thị trấn
|
Tổng số
|
01
|
Thành phố Quy Nhơn
|
05
|
0
|
05
|
02
|
Thị xã An Nhơn
|
10
|
0
|
10
|
03
|
Huyện An Lão
|
09
|
01
|
10
|
04
|
Huyện Hoài Nhơn
|
15
|
0
|
15
|
05
|
Huyện Hoài Ân
|
14
|
0
|
14
|
06
|
Huyện Phù Mỹ
|
17
|
0
|
17
|
07
|
Huyện Phù Cát
|
17
|
0
|
17
|
08
|
Huyện Tây Sơn
|
14
|
0
|
14
|
09
|
Huyện Vĩnh Thạnh
|
08
|
01
|
09
|
10
|
Huyện Tuy Phước
|
11
|
0
|
11
|
11
|
Huyện Vân Canh
|
06
|
0
|
06
|
Tổng cộng:
|
126
|
02
|
128
|
2. Quy định về số lượng Công an xã
- Theo quy định tại Nghị định số 159/2005/NĐ-CP
ngày 27/12/2005 của Chính phủ về phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn,
kết quả phân loại các xã thuộc đối tượng bố trí Công an xã trên địa bàn tỉnh
như sau:
+ Đơn vị hành chính cấp xã loại I: 41 xã;
+ Đơn vị hành chính cấp xã loại II: 82 xã;
+ Đơn vị hành chính cấp xã loại III: 05 xã.
- Theo quy định tại Điểm a, b, c Khoản 2, Điều 3
Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã, số lượng Trưởng Công an xã, Phó Trưởng
Công an xã và Công an viên như sau:
+ Mỗi xã được bố trí 01 Phó Trưởng Công an xã;
xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, xã loại I và xã loại II được bố
trí không quá 02 Phó Trưởng Công an xã;
+ Mỗi thôn, làng và đơn vị dân cư tương đương được
bố trí 01 Công an viên. Đối với thôn, làng và đơn vị dân cư tương đương thuộc
xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, xã loại I và xã loại II được bố
trí không quá 02 Công an viên;
+ Trụ sở hoặc nơi làm việc của Công an xã được bố
trí không quá 03 Công an viên làm nhiệm vụ thường trực 24/24 giờ hàng ngày.
Từ những quy định nêu trên của Chính phủ và tình
hình thực tế của địa phương, UBND tỉnh quy định bố trí Công an xã ở các xã, thị
trấn, thôn, làng và đơn vị dân cư tương đương như sau:
a. Trưởng Công an xã: 128 người/128 xã, thị trấn.
b. Phó Trưởng Công an xã
Tùy địa bàn và tình hình an ninh, trật tự ở địa
phương, bố trí không quá 02 Phó Trưởng Công an xã/xã, thị trấn.
c. Công an viên làm nhiệm vụ thường trực ở xã,
thị trấn
Tùy địa bàn và tình hình an ninh, trật tự ở địa
phương, bố trí không quá 03 Công an viên làm nhiệm vụ thường trực/xã, thị trấn.
d. Công an viên
Tùy địa bàn và tình hình an ninh, trật tự ở địa
phương, bố trí không quá 02 Công an viên/thôn, làng và đơn vị dân cư tương
đương.
II. NƠI LÀM VIỆC VÀ TRANG -
THIẾT BỊ PHƯƠNG TIỆN CẦN THIẾT
1. Xây dựng, bố trí nơi làm việc của Công an xã
- Tại Khoản 1, Điều 15 Pháp lệnh Công an xã quy
định “Công an xã có trụ sở hoặc nơi làm việc riêng phù hợp với điều kiện và yêu
cầu nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn cơ sở”.
Trụ sở làm việc của Công an xã cần đáp ứng các
yêu cầu hội họp; giao ban; luân phiên thường trực sẵn sàng chiến đấu; tiếp dân
giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến công tác Công an xã; tiếp nhận
giải quyết các vụ việc vi phạm an ninh trật tự xảy ra ở địa bàn xã; tạm giữ đối
tượng và tang vật vụ việc theo quy định của pháp luật nên cần có phòng làm việc
riêng và diện tích phù hợp để Công an xã hoàn thành nhiệm vụ, vì vậy:
- Từ năm 2013 trở đi, tùy tình hình thực tế và
khả năng ngân sách của địa phương ngân sách tỉnh từng bước hỗ trợ kinh phí cùng
với ngân sách huyện, thị xã, thành phố và xã, thị trấn để xây dựng trụ sở làm
việc cho Ban Công an xã, theo hướng gắn liền với trụ sở làm việc của Ban Chỉ
huy quân sự và chính quyền cấp xã.
2. Trang phục
Từ khi thực hiện Nghị định số 40/1999/NĐ-CP ngày
23/6/1999 của Chính phủ về Công an xã. Từ năm 2000 đến nay, UBND tỉnh đã cấp
kinh phí mua sắm trang phục cho đối tượng là Trưởng Công an xã, Phó Trưởng Công
an xã trên địa bàn tỉnh theo dự toán ngân sách hàng năm do Công an tỉnh đề nghị.
Trang phục và niên hạn sử dụng trang phục của
Công an xã, hàng năm được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số
73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ cho tất cả các đối tượng là Trưởng
Công an xã, Phó Trưởng Công an xã và Công an viên.
3. Công cụ hỗ trợ
Thực hiện Điều 15 Pháp lệnh Công an xã quy định:
Công an xã được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, hồ sơ sổ sách và trang- thiết
bị, phương tiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ theo pháp luật.
III. QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ, CHÍNH
SÁCH ĐỐI VỚI CÔNG AN XÃ
1. Chế độ tiền lương, phụ cấp
Thực hiện theo quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều
8 Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 7/9/2009 của Chính phủ về nhiệm vụ chi của địa
phương: Chi trả tiền lương, phụ cấp và đóng, nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
UBND tỉnh quy định:
- Trưởng Công an xã: Hưởng lương theo quy định của
Chính phủ đối với công chức cấp xã;
- Phó Trưởng Công an xã: Hệ số 1,0;
- Công an viên (Kể cả ở xã, thị trấn và thôn): Hệ
số 0,5.
2. Phụ cấp trách nhiệm quản lý, chỉ huy
Vận dụng các quy định của Nhà nước về chế độ,
chính sách đối với lực lượng vũ trang; Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01/6/2010
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Dân quân tự vệ;
căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương; UBND tỉnh quy định mức phụ cấp
trách nhiệm quản lý, chỉ huy như sau:
- Trưởng Công an xã: Hệ số 0,24.
- Phó Trưởng Công an xã: Hệ số 0,22.
3. Chế độ bảo hiểm của lực lượng Công an xã
Thực hiện theo quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều
7, Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 7/9/2009 của Chính phủ.
- Trưởng Công an xã, Phó Trưởng Công an xã và
Công an viên thực hiện bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo quy định của Luật
Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế.
- Trưởng Công an xã có thời gian phục vụ liên tục
từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên mỗi năm bằng 1% lương và phụ
cấp hiện hưởng; có thời gian công tác liên tục từ đủ 15 năm trở lên nếu nghỉ việc
vì lý do chính đáng mà chưa đủ điều kiện nghỉ hưu thì được hưởng trợ cấp một lần,
cứ mỗi năm công tác được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương và phụ cấp
đóng bảo hiểm hiện hưởng.
Phụ cấp thâm niên được chi trả hàng tháng cùng kỳ
lương và dùng để đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
- Phó Trưởng Công an xã và Công an viên có thời
gian công tác liên tục từ đủ 15 năm trở lên nếu nghỉ việc vì lý do chính đáng
thì được hưởng trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được tính bằng 1,5 tháng mức
bình quân phụ cấp hiện hưởng.
IV. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, HUẤN
LUYỆN, BỒI DƯỠNG CÔNG AN XÃ
Thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định số
73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 và Điều 12, 15 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày
22/10/2009 của Chính phủ.
C. KINH PHÍ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN
ĐỀ ÁN
Thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số
73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ.
Kinh phí bảo đảm thực hiện Đề án gồm ngân sách
Trung ương và ngân sách địa phương:
- Ngân sách Trung ương
+ Bảo đảm công tác đào tạo huấn luyện, bồi dưỡng
về chính trị, pháp luật, nghiệp vụ cho lực lượng Công an xã do Bộ Công an tổ chức
và bảo đảm chế độ bồi dưỡng cho Công an xã khi cử đi học tập tại các khóa đào tạo
huấn luyện, bồi dưỡng đó.
+ Trang bị, sửa chữa công cụ hỗ trợ, giấy chứng
nhận Công an xã.
- Ngân sách của địa phương
+ Chi trả tiền lương, phụ cấp và đóng, nộp bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
+ Thực hiện các chế độ, chính sách; bồi dưỡng,
trợ cấp ốm đau, tai nạn, bị thương, bị hy sinh hoặc từ trần.
+ Chi cho công tác đào tạo, huấn luyện bồi dưỡng
chính trị, pháp luật, nghiệp vụ do địa phương tổ chức và đảm bảo chế độ bồi dưỡng
cho Công an xã khi được cử đi học tập tại các lớp đào tạo, bồi dưỡng huấn luyện
đó.
+ Mua sắm trang phục, phù hiệu và in, cấp giấy
chứng nhận Công an xã theo mẫu quy định của Bộ Công an.
D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Công an tỉnh
a. Phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Kế
hoạch và Đầu tư tổ chức triển khai thực hiện Đề án này trên địa bàn tỉnh.
b. Xây dựng quy định về tuyển dụng, quản lý hoạt
động Công an xã theo quy định của pháp luật, phù hợp với Đề án.
c. Chỉ đạo các Phòng chuyên môn thuộc Công an tỉnh;
Công an các huyện, thị xã, thành phố và Trưởng Công an xã tham mưu cho UBND
cùng cấp triển khai thực hiện Đề án theo chức năng.
d. Thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Mua sắm trang phục, trang bị theo quy định của
ngành, chỉ đạo cấp phát, hướng dẫn bảo quản, sử dụng;
- Quản lý về biên chế, nghiệp vụ đối với lực lượng
Công an xã; phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức mở các lớp đào tạo và huấn
huyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng Công an xã;
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra quản lý công tác
tuyển dụng, hoạt động của lực lượng Công an xã.
- Hàng năm dự trù kinh phí phục vụ hoạt động của
Công an xã, thông qua Sở Tài chính thẩm định, báo cáo UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh
phê duyệt.
đ. Chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức
thực hiện Đề án ở các đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh; thường xuyên tổng hợp
kết quả, tình hình báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở Nội vụ phối hợp với Công an tỉnh, Sở Tài
chính, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức khảo sát, đánh giá chất lượng
của lực lượng Công an xã; đề xuất quy định biên chế, mức phụ cấp hàng tháng cho
lực lượng Công an xã.
3. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp
với Công an tỉnh dự toán chi ngân sách địa phương định kỳ hàng năm về kinh phí
tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, chế độ phụ cấp, trang bị công cụ, phương tiện
làm việc cho lực lượng Công an xã; kiểm tra việc sử dụng, quyết toán kinh phí
chi cho lực lượng Công an xã.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp
với Công an tỉnh, Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội Bình Định có văn bản hướng dẫn thực
hiện chế độ chính sách khám, chữa bệnh, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội đối với
Công an xã theo quy định của pháp luật; chỉ đạo các đơn vị, địa phương trong tỉnh
thực hiện.
5. UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với
Công an tỉnh chỉ đạo Công an huyện, thị xã, thành phố tập trung rà soát, củng cố,
kiện toàn các Ban Công an xã; đồng thời có trách nhiệm cân đối ngân sách phục vụ
hỗ trợ chế độ phụ cấp hàng tháng cho từng chức danh Công an xã. Bố trí dự toán
chi ngân sách hàng năm để đảm bảo chi phụ cấp cho lực lượng Công an xã theo quy
định.
Những nội dung không thuộc phạm vi điều chỉnh của
Đề án này được thực hiện theo Pháp lệnh Công an xã ngày 21/11/2008, Nghị định số
73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ và các quy định khác có liên quan.
Quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc; các cơ quan, đơn vị, địa
phương báo cáo về UBND tỉnh (qua Công an tỉnh) để có biện pháp chỉ đạo kịp thời./.