Quyết định 4620/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án Bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề truyền thống vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016 - 2020
Số hiệu | 4620/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 10/11/2015 |
Ngày có hiệu lực | 10/11/2015 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thanh Hóa |
Người ký | Phạm Đăng Quyền |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4620/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 10 tháng 11 năm 2015 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 227/QĐ-UBND ngày 22/01/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Chương trình công tác năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 3136/QĐ-UBND ngày 25/9/2014 Phê duyệt Quy hoạch các điểm du lịch làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Quyết định số 2404/QĐ-UBND ngày 29/6/2015 phê duyệt đề cương Đề án “Bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề truyền thống vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020” của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa;
Xét đề nghị của Trưởng ban Dân tộc tại Tờ trình số 397/TTr-BDT ngày 19 tháng 10 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề truyền thống vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016 - 2020”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng ban Dân tộc; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch UBND 11 huyện miền núi; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
“BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÙNG DÂN TỘC
THIỂU SỐ TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020”
(Kèm theo Quyết định số: 4620/QĐ-UBND ngày
10/11/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
Khu vực 11 huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa, gồm các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân, Ngọc Lặc, Như Thanh, Cẩm Thủy và Thạch Thành; có 7 dân tộc: Kinh, Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao và Khơ Mú cùng sinh sống và phát triển; có diện tích tự nhiên là 799.319,02ha, chiếm 71,8% diện tích toàn tỉnh; dân số 878.101 người (năm 2014), chiếm 25% dân số toàn tỉnh; với 196 xã và 1.892 thôn, bản; vùng có điều kiện kinh tế, xã hội còn khó khăn, phát triển chậm, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.
Trong những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành một số cơ chế, chính sách nhằm bảo tồn, phát triển ngành, nghề tiểu thủ công nghiệp, trong đó có nghề truyền thống ở vùng dân tộc thiểu số nên nhìn chung một số nghề, làng nghề truyền thống đã được bảo tồn và phát triển ở dưới dạng Tổ hợp tác, nhóm hộ và hộ gia đình; có một số sản phẩm đã trở thành vật dụng quí trong một số gia đình ở các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; một số sản phẩm đã trở thành hàng hóa bán ra thị trường, như: Mây, tre đan; đan cót, dệt thổ cẩm; ủ rượu cần… đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong những lúc nông nhàn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay các nghề, làng nghề truyền thống của vùng dân tộc thiểu số đang ở tình trạng manh mún, tự phát, chưa có quy hoạch vào định hướng phát triển, chưa được quan tâm đầu tư thích đáng và nên gặp nhiều khó khăn, thách thức: Tổ chức quản lý; nhà xưởng, thiết bị, công nghệ chưa được đầu tư; chất lượng và mẫu mã của sản phẩm chưa đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng và thị trường; trình độ tay nghề của người lao động chưa được chú trọng đào tạo; sản phẩm làm ra khó tiêu thụ do không có thị trường; năng suất lao động thấp; thu nhập trong các nghề, làng nghề còn hạn chế nên chưa khuyến khích được các thành phần kinh tế và người dân tham gia. Mặt khác, do kinh tế thị trường cùng với công nghiệp phát triển nên hiện nay một số nghề truyền thống của vùng dân tộc thiểu số đang bị mai một.
Xuất phát từ những hạn chế nêu trên, để có một Chương trình tổng thể nhằm định hướng bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề truyền thống vùng dân tộc thiểu số góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số; tạo cơ sở pháp lý để các đơn vị, các huyện căn cứ tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả; kêu gọi đầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư nguồn lực để phát triển nghề, làng nghề; đào tạo nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, phát triển kinh tế hộ gia đình góp phần vào thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 09-NQ/TU của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi đến năm 2020; Quyết định số 4292/QĐ-UBND ngày 05/12/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 thì việc xây dựng Đề án là rất cần thiết.
1. Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống trên cơ sở gắn kết giữa bảo tồn và phát triển. Phát triển hài hòa giữa sản xuất hàng hóa, kinh tế - xã hội khu vực dân tộc thiểu số với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số và bảo vệ môi trường sống.
2. Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống cần được xã hội hóa, Nhà nước hỗ trợ nhằm đạt được mục tiêu giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, giảm dần khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi.
3. Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống trên cơ sở phát triển phù hợp với quy hoạch tổng thể và phù hợp với phát triển nông nghiệp nông thôn miền núi và các phong tục, tập quán của từng vùng, từng dân tộc, góp phần nâng cao đời sống nhân dân khu vực miền núi của tỉnh.
4. Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống phải gắn với hội nhập kinh tế trong khu vực và quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu, phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội và phát huy lợi thế so sánh của vùng dân tộc và miền núi của tỉnh. Công tác bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống phải được gắn kết với các hoạt động du lịch, cửa khẩu góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa tại chỗ, tăng giá trị sản phẩm, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn miền núi.
Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống vùng dân tộc thiểu số của tỉnh nhằm nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm từ nghề, làng nghề truyền thống; quảng bá, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm sản xuất ra; thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; tạo điều kiện để đào tạo nghề cho lao động nông thôn, miền núi, tạo việc làm, tăng thu nhập xóa đói giảm nghèo; bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn các huyện miền núi Thanh Hóa đến năm 2020.
2.1. Bảo tồn được 8 nghề truyền thống (nghề dệt thổ cẩm, nghề thêu ren, nghề đan lát mây tre đan, nghề đan cót, nghề ủ rượu cần, nghề nấu rượu siêu men lá, nghề rèn và nghề làm Nỏ) đã được hình thành từ lâu đời, có những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt của đồng bào dân tộc thiểu số, được lưu truyền, tồn tại đến ngày nay.
2.2. Đầu tư, hỗ trợ để phát triển 27 làng nghề, trong đó: 18 làng nghề truyền thống có khả năng phát triển độc lập và 9 làng nghề truyền thống gắn với du lịch sinh thái và khu vực cửa khẩu.
2.3. Đề xuất công nhận 8 nghề truyền thống và 27 làng nghề truyền thống trên địa bàn các thôn, bản, xã của 11 huyện miền núi.
2.4. Tỷ lệ giá trị sản xuất nghề, làng nghề truyền thống chiếm từ 20-25% tổng giá trị sản xuất ở vùng dân tộc thiểu số.
2.5. Tạo việc làm cho khoảng 6.000 lao động nông thôn khu vực miền núi, góp phần nâng thu nhập cho lao động nghề miền núi đạt từ 2 - 3 triệu đồng/lao động/tháng.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4620/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 10 tháng 11 năm 2015 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 227/QĐ-UBND ngày 22/01/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Chương trình công tác năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 3136/QĐ-UBND ngày 25/9/2014 Phê duyệt Quy hoạch các điểm du lịch làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Quyết định số 2404/QĐ-UBND ngày 29/6/2015 phê duyệt đề cương Đề án “Bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề truyền thống vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020” của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa;
Xét đề nghị của Trưởng ban Dân tộc tại Tờ trình số 397/TTr-BDT ngày 19 tháng 10 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề truyền thống vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016 - 2020”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng ban Dân tộc; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch UBND 11 huyện miền núi; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
“BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÙNG DÂN TỘC
THIỂU SỐ TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020”
(Kèm theo Quyết định số: 4620/QĐ-UBND ngày
10/11/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Khu vực 11 huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa, gồm các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân, Ngọc Lặc, Như Thanh, Cẩm Thủy và Thạch Thành; có 7 dân tộc: Kinh, Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao và Khơ Mú cùng sinh sống và phát triển; có diện tích tự nhiên là 799.319,02ha, chiếm 71,8% diện tích toàn tỉnh; dân số 878.101 người (năm 2014), chiếm 25% dân số toàn tỉnh; với 196 xã và 1.892 thôn, bản; vùng có điều kiện kinh tế, xã hội còn khó khăn, phát triển chậm, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.
Trong những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành một số cơ chế, chính sách nhằm bảo tồn, phát triển ngành, nghề tiểu thủ công nghiệp, trong đó có nghề truyền thống ở vùng dân tộc thiểu số nên nhìn chung một số nghề, làng nghề truyền thống đã được bảo tồn và phát triển ở dưới dạng Tổ hợp tác, nhóm hộ và hộ gia đình; có một số sản phẩm đã trở thành vật dụng quí trong một số gia đình ở các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; một số sản phẩm đã trở thành hàng hóa bán ra thị trường, như: Mây, tre đan; đan cót, dệt thổ cẩm; ủ rượu cần… đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong những lúc nông nhàn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay các nghề, làng nghề truyền thống của vùng dân tộc thiểu số đang ở tình trạng manh mún, tự phát, chưa có quy hoạch vào định hướng phát triển, chưa được quan tâm đầu tư thích đáng và nên gặp nhiều khó khăn, thách thức: Tổ chức quản lý; nhà xưởng, thiết bị, công nghệ chưa được đầu tư; chất lượng và mẫu mã của sản phẩm chưa đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng và thị trường; trình độ tay nghề của người lao động chưa được chú trọng đào tạo; sản phẩm làm ra khó tiêu thụ do không có thị trường; năng suất lao động thấp; thu nhập trong các nghề, làng nghề còn hạn chế nên chưa khuyến khích được các thành phần kinh tế và người dân tham gia. Mặt khác, do kinh tế thị trường cùng với công nghiệp phát triển nên hiện nay một số nghề truyền thống của vùng dân tộc thiểu số đang bị mai một.
Xuất phát từ những hạn chế nêu trên, để có một Chương trình tổng thể nhằm định hướng bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề truyền thống vùng dân tộc thiểu số góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số; tạo cơ sở pháp lý để các đơn vị, các huyện căn cứ tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả; kêu gọi đầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư nguồn lực để phát triển nghề, làng nghề; đào tạo nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, phát triển kinh tế hộ gia đình góp phần vào thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 09-NQ/TU của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi đến năm 2020; Quyết định số 4292/QĐ-UBND ngày 05/12/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 thì việc xây dựng Đề án là rất cần thiết.
II. QUAN ĐIỂM
1. Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống trên cơ sở gắn kết giữa bảo tồn và phát triển. Phát triển hài hòa giữa sản xuất hàng hóa, kinh tế - xã hội khu vực dân tộc thiểu số với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số và bảo vệ môi trường sống.
2. Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống cần được xã hội hóa, Nhà nước hỗ trợ nhằm đạt được mục tiêu giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, giảm dần khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi.
3. Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống trên cơ sở phát triển phù hợp với quy hoạch tổng thể và phù hợp với phát triển nông nghiệp nông thôn miền núi và các phong tục, tập quán của từng vùng, từng dân tộc, góp phần nâng cao đời sống nhân dân khu vực miền núi của tỉnh.
4. Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống phải gắn với hội nhập kinh tế trong khu vực và quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu, phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội và phát huy lợi thế so sánh của vùng dân tộc và miền núi của tỉnh. Công tác bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống phải được gắn kết với các hoạt động du lịch, cửa khẩu góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa tại chỗ, tăng giá trị sản phẩm, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn miền núi.
III. MỤC TIÊU ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu tổng quát
Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống vùng dân tộc thiểu số của tỉnh nhằm nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm từ nghề, làng nghề truyền thống; quảng bá, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm sản xuất ra; thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; tạo điều kiện để đào tạo nghề cho lao động nông thôn, miền núi, tạo việc làm, tăng thu nhập xóa đói giảm nghèo; bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn các huyện miền núi Thanh Hóa đến năm 2020.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
2.1. Bảo tồn được 8 nghề truyền thống (nghề dệt thổ cẩm, nghề thêu ren, nghề đan lát mây tre đan, nghề đan cót, nghề ủ rượu cần, nghề nấu rượu siêu men lá, nghề rèn và nghề làm Nỏ) đã được hình thành từ lâu đời, có những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt của đồng bào dân tộc thiểu số, được lưu truyền, tồn tại đến ngày nay.
2.2. Đầu tư, hỗ trợ để phát triển 27 làng nghề, trong đó: 18 làng nghề truyền thống có khả năng phát triển độc lập và 9 làng nghề truyền thống gắn với du lịch sinh thái và khu vực cửa khẩu.
2.3. Đề xuất công nhận 8 nghề truyền thống và 27 làng nghề truyền thống trên địa bàn các thôn, bản, xã của 11 huyện miền núi.
2.4. Tỷ lệ giá trị sản xuất nghề, làng nghề truyền thống chiếm từ 20-25% tổng giá trị sản xuất ở vùng dân tộc thiểu số.
2.5. Tạo việc làm cho khoảng 6.000 lao động nông thôn khu vực miền núi, góp phần nâng thu nhập cho lao động nghề miền núi đạt từ 2 - 3 triệu đồng/lao động/tháng.
2.6. Tỷ lệ lao động nghề khu vực miền núi được đào tạo nghề là 60%.
2.7. Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý; đăng ký thương hiệu, quảng bá sản phẩm và tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho 27 làng nghề truyền thống (18 làng nghề có khả năng phát triển độc lập và 9 làng nghề phát triển gắn với du lịch, cửa khẩu).
2.8. Xử lý cơ bản ô nhiễm môi trường các cơ sở, hộ gia đình sản xuất nghề, làng nghề truyền thống.
IV. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN
1. Bảo tồn nghề, làng nghề truyền thống
1.1. Tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất nghề, làng nghề truyền thống ở các hộ gia đình, các tổ hợp tác ở 700 thôn, bản trên địa bàn 54 xã thuộc các huyện vùng cao. Trong đó:
- Nghề dệt thổ cẩm ở các huyện: Mường Lát (các xã: Mường Chanh, Quang Chiểu, Tén Tằn, Tam Chung, Thị trấn Mường Lát, Pù Nhi, Trung Lý); Quan Hóa (các xã: Hồi Xuân, Phú Lệ, Phú Nghiêm, Trung Thành, Trung Sơn); Quan Sơn (các xã: Na Mèo, Sơn Thủy, Mường Mìn, Sơn Điện, Tam Lư, Tam Thanh, Trung Thượng, Trung Hạ); Bá Thước (các xã: Điền Hạ, Cổ Lũng, Lũng Cao, Lũng Niêm, Ban Công); Lang Chánh (các xã: Quang Hiến, Tân Phúc, Đồng Lương, Giao An, Giao Thiện, Trí Nang); Như Xuân (các xã: Thanh Quân, Thanh Phong, Thanh Sơn, Thanh Lâm, Xuân Hòa); Thường Xuân (các xã: Luận Khê, Tân Thành, Xuân Thắng, Xuân Cẩm, Bát Mọt, Yên Nhân); Cẩm Thủy (các xã: Cẩm Lương, Cẩm Thành).
- Nghề thêu ren ở các huyện: Quan Sơn (xã Trung Hạ); Bá Thước (xã Cổ Lũng); Thường Xuân (các xã: Tân Thành, Xuân Thắng, Xuân Cẩm, Bát Mọt, Yên Nhân); Thạch Thành (Thị trấn Vân Du).
- Nghề đan lát ở các huyện: Mường Lát (các xã: Mường Chanh, Quang Chiểu, Tén Tằn); Quan Hóa (các xã: Phú Nghiêm, Phú Lệ, Hồi Xuân); Quan Sơn (các xã: Na Mèo, Sơn Thủy, Mường Mìn, Sơn Điện, Tam Lư, Trung Thượng, Trung Hạ); Bá Thước (các xã: Ái Thượng, Điền Hạ, Cổ Lũng); Lang Chánh (các xã: Tân Phúc, Đồng Lương, Trí Nang, Giao Thiện); Thường Xuân (các xã: Tân Thành, Luận Khê, Xuân Thắng, Xuân Cẩm, Yên Nhân, Bát Mọt); Như Xuân (các xã: Thanh Quân, Thanh Sơn); Cẩm Thủy (xã Cẩm Lương).
- Nghề đan cót ở các huyện: Quan Sơn (xã Na Mèo); Bá Thước (các xã: Điền Trung, Lương Nội, Cổ Lũng, Điền Hạ); Thường Xuân (xã Xuân Dương); Như Xuân (xã Thanh Quân); Cẩm Thủy (các xã: Cẩm Lương, Cẩm Thành, Cẩm Quý).
- Nghề ủ rượu cần ở các huyện: Mường Lát (các xã: Mường Chanh, Quang Chiểu, Tén Tằn, Tam Chung); Quan Hóa (các xã: Phú Lệ, Trung Thành, Hiền Kiệt); Quan Sơn (các xã: Na Mèo, Sơn Thủy, Sơn Điện, Mường Mìn, Trung Thượng, Trung Hạ); Bá Thước (các xã: Điền Hạ, Ban Công, Cổ Lũng, Lũng Cao, Lũng Niêm); Lang Chánh (các xã: Tân Phúc, Trí Nang); Thường Xuân (các xã: Xuân Cẩm, Bát Mọt); Như Xuân (các xã: Thanh Phong, Thanh Lâm, Thanh Sơn).
- Nghề nấu rượu siêu men lá ở các huyện: Quan Sơn (các xã: Sơn Điện, Sơn Thủy, Trung Hạ); Bá Thước (các xã: Cổ Lũng, Lũng Cao, Lũng Niêm); Lang Chánh (các xã: Đồng Lương, Tân Phúc, Trí Nang); Thường Xuân (các xã: Ngọc Phụng, Xuân Cẩm, Bát Mọt); Như Xuân (xã Thanh Sơn); Như Thanh (các xã: Phú Nhuận, Yên Lạc).
- Nghề rèn của đồng bào Mông ở các huyện: Mường Lát (các xã: Quang Chiểu, Pù Nhi, Nhi Sơn); Quan Sơn (bản Ché Lầu, xã Na Mèo).
- Nghề làm Nỏ ở thôn Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy.
1.2. Bảo tồn kỹ thuật sản xuất nghề bằng thủ công truyền thống kết hợp với nghiên cứu cải tiến để tạo năng suất lao động cao, vẫn giữ được các giá trị văn hóa truyền thống đặc thù, tinh sảo của đồng bào dân tộc thiểu số.
1.3. Hỗ trợ kinh phí để 54 xã có nghề, làng nghề truyền thống tuyên truyền vận động đồng bào các dân tộc thiểu số bảo tồn, gìn giữ các nghề, làng truyền thống của dân tộc mình.
1.4. Khuyến khích, hỗ trợ kinh phí để 54 xã có nghề truyền thống mở các lớp đào tạo ngắn hạn (thời gian từ 5 - 6 ngày) tại thôn, bản để người có tay nghề, các nghệ nhân truyền dạy, đào tạo cho thế hệ trẻ để trở thành lớp kế cận. Bảo tồn các mẫu hoa văn truyền thống trên các sản phẩm.
1.5. Hỗ trợ, hướng dẫn làm thủ tục đề nghị xét công nhận 8 nghề: Nghề dệt thổ cẩm, nghề thêu ren, nghề đan lát mây tre đan, nghề đan cót, nghề ủ rượu cần, nghề nấu rượu siêu men lá, nghề rèn và nghề làm Nỏ là nghề truyền thống theo quy định tại Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.
2. Phát triển các làng nghề truyền thống
2.1. Phát triển 18 làng nghề truyền thống có khả năng phát triển độc lập
- Kết hợp lồng ghép nguồn vốn của nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và của nhân dân để hỗ trợ phát triển 18 làng nghề truyền thống có khả năng phát triển độc lập (các làng nghề đang hoạt động sản xuất, có sản phẩm bán ra thị trường) để tạo sức lan tỏa đến các vùng, các làng nghề khác.
- Đầu tư, hỗ trợ quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu; hỗ trợ máy móc, công cụ, trang thiết bị; xử lý môi trường tại các làng nghề; đào tạo, tập huấn cho lao động ở các làng nghề; thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác; đào tạo năng lực quản trị doanh nghiệp; xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm. Cụ thể:
2.2.1. Đối với 7 làng nghề dệt thổ cẩm
a) Làng nghề dệt thổ cẩm bản Chai, xã Mường Chanh, huyện Mường Lát.
b) Làng nghề dệt thổ cẩm bản Cang, xã Mường Chanh, huyện Mường Lát.
c) Làng nghề dệt thổ cẩm bản Sáng, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát.
d) Làng nghề dệt thổ cẩm bản Pùng, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát.
e) Làng nghề dệt thổ cẩm bản Ban, xã Hồi Xuân, huyện Quan Hóa.
f) Làng nghề dệt thổ cẩm thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước.
g) Làng nghề dệt thổ cẩm thôn Muốt, xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Thủy.
* Các nội dung tập trung hỗ trợ:
- Hỗ trợ quy hoạch diện tích đất để phát triển vùng nguyên liệu, với tổng diện tích là 70ha/7 làng nghề (bình quân 10ha/làng nghề) để trồng bông, trồng dâu nuôi tằm tạo vùng nguyên liệu tại chỗ.
- Hỗ trợ các hộ đang có hoạt động sản xuất dệt thổ cẩm 50% số kinh phí (khoảng 2 triệu đồng/hộ) để đóng mới, cải tạo, nâng cấp khung dệt.
- Hỗ trợ kinh phí để mở 23 lớp đào tạo, tập huấn, truyền nghề cho 1.150 lao động là con em người dân tộc thiểu số (bình quân 50 học viên/lớp); giáo viên là những người có kinh nghiệm, có tay nghề cao, là các nghệ nhân trong các làng nghề truyền thống; địa điểm tại các địa phương nơi có làng nghề truyền thống.
- Hỗ trợ kinh phí để thành lập 7 tổ hợp tác, hợp tác xã/7 làng nghề (mỗi làng nghề một tổ hợp tác) đứng ra bao tiêu sản phẩm; hỗ trợ kinh phí tập huấn nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp cho 7 làng nghề truyền thống.
- Hỗ trợ kinh phí để đăng ký thương hiệu, xúc tiến đầu tư, quảng bá sản phẩm và tìm kiếm thị trường cho 7 làng nghề truyền thống.
- Hỗ trợ kinh phí để xử lý môi trường ở các làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống.
- Hướng dẫn, hỗ trợ các thủ tục đề xuất công nhận 7 làng nghề dệt thổ cẩm là làng nghề truyền thống.
2.2.2. Đối với 3 làng nghề ủ rượu cần
a) Làng nghề ủ rượu cần bản Bo, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn.
b) Làng nghề ủ rượu cần bản Chung Sơn, xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn.
c) Làng nghề ủ rượu cần thôn Chiềng Lau, xã Ban Công, huyện Bá Thước.
* Các nội dung tập trung hỗ trợ:
- Hỗ trợ quy hoạch diện tích đất để phát triển vùng nguyên liệu, với tổng diện tích là 15ha/3 làng nghề (bình quân 5ha/làng nghề) để trồng lúa nương, sắn có chất lượng cao tạo vùng nguyên liệu tại chỗ.
- Hỗ trợ kinh phí để các hộ đang có hoạt động sản xuất mua, làm dụng cụ (chum, bình và cần hút) để mở rộng sản xuất.
- Hỗ trợ kinh phí mở 10 lớp tập huấn, truyền nghề cho 460 lao động là con em người dân tộc thiểu số (bình quân 46 học viên/lớp); giáo viên là những người có kinh nghiệm trong các làng nghề truyền thống; địa điểm tại các địa phương nơi có làng nghề truyền thống.
- Hỗ trợ kinh phí để thành lập 3 tổ hợp tác, hợp tác xã/3 làng nghề, đứng ra bao tiêu sản phẩm; hỗ trợ kinh phí tập huấn nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp cho 3 làng nghề truyền thống.
- Hỗ trợ kinh phí để đăng ký thương hiệu, xúc tiến đầu tư, quảng bá sản phẩm và tìm kiếm thị trường cho 3 làng nghề truyền thống.
- Hướng dẫn, hỗ trợ các thủ tục để đề xuất công nhận 3 làng nghề ủ rượu cần là làng nghề truyền thống.
2.2.3. Đối với 5 làng nghề mây tre đan và 3 làng nghề đan cót
a) Làng nghề mây tre đan bản Lách, xã Mường Chanh, huyện Mường Lát.
b) Làng nghề mây tre đan bản Cò Cài, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát.
c) Làng nghề mây tre đan bản Hậu, xã Tam Lư, huyện Quan Sơn.
d) Làng nghề mây tre đan thôn Mé, xã Ái Thượng, huyện Bá Thước
e) Làng nghề mây tre đan thôn An Nhân, xã Luận Khê, huyện Thường Xuân.
f) Làng nghề đan cót thôn Bái 1, xã Cẩm Quý, huyện Cẩm Thủy.
f) Làng nghề đan cót thôn Bái 2, xã Cẩm Quý, huyện Cẩm Thủy.
h) Làng nghề đan cót thôn Cò Canh, xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Thủy.
* Các nội dung tập trung hỗ trợ:
- Tuyên truyền, vận động đồng bào tích cực tham gia bảo vệ rừng, kết hợp với các Chương trình, Dự án của ngành lâm nghiệp để bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có theo kế hoạch hàng năm của tỉnh, đặc biệt chú trọng bảo vệ và trồng bổ sung rừng tre, nứa, vầu, luồng, giang và song mây để tạo vùng nguyên liệu tại chỗ cho các làng nghề mây tre đan và đan cót.
- Hỗ trợ kinh phí để ứng dụng máy móc, chuyển giao công nghệ, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm cho các làng nghề.
- Hỗ trợ kinh phí để tổ chức mở 25 lớp đào tạo nghề, nâng cao tay nghề cho 1.465 lao động/8 làng nghề. Trong đó: Làng nghề mây tre đan mở 6 lớp/315 lao động/5làng nghề (bình quân 60 học viên/01 lớp); làng nghề đan cót mở 19 lớp/1.150 lao động/3 làng nghề (bình quân 50 học viên/01 lớp); địa điểm tại địa phương có làng nghề; giáo viên là những người có tay nghề, có kinh nghiệm trong làng nghề.
- Hỗ trợ kinh phí để thành lập 8 tổ hợp tác, hợp tác xã/8 làng nghề (mỗi làng nghề một tổ hợp tác) đứng ra bao tiêu sản phẩm; hỗ trợ kinh phí tập huấn nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp cho 8 làng nghề truyền thống.
- Hỗ trợ kinh phí để đăng ký thương hiệu, xúc tiến đầu tư, quảng bá sản phẩm và tìm kiếm thị trường cho 8 làng nghề truyền thống.
- Hỗ trợ kinh phí để xử lý môi trường ở các làng nghề mây tre đan và đan cót truyền thống.
- Hướng dẫn, hỗ trợ các thủ tục đề xuất công nhận 8 làng nghề mây tre đan và 3 làng nghề đan cót là làng nghề truyền thống.
2.2. Phát triển 9 làng nghề truyền thống gắn với du lịch, cửa khẩu
2.2.1. Lập Dự án đầu tư: Lập 8/9 dự án đầu tư[1]; kết hợp nguồn vốn của Nhà nước, doanh nghiệp và của nhân dân để phát triển 9 làng nghề truyền thống có khả năng phát triển gắn với du lịch, khu vực cửa khẩu. Trong đó: Có 5 dự án làng nghề truyền thống phát triển gắn với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và 3 dự án làng nghề truyền thống phát triển gắn với cửa khẩu. Cụ thể:
- Dự án phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch:
a) Dự án phát triển làng nghề dệt thổ cẩm, ủ rượu cần bản Hang, xã Phú Lệ, huyện Quan Hóa.
- Mục tiêu đầu tư: Đầu tư phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch sinh thái Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, huyện Quan Hóa.
b) Dự án phát triển làng nghề dệt thổ cẩm, mây tre đan và ủ rượu cần bản Khằm, xã Trung Thượng, huyện Quan Sơn.
- Mục tiêu đầu tư: Đầu tư phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch sinh thái bản Khằm, xã Trung Thượng, huyện Quan Sơn.
c) Dự án phát triển làng nghề dệt thổ cẩm, nấu rượu siêu men lá bản Hiêu, xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước.
- Mục tiêu đầu tư: Đầu tư phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch sinh thái thác Hiêu, xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước.
d) Dự án phát triển làng nghề dệt thổ cẩm, mây tre đan và nấu rượu siêu men lá bản Năng Cát, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh.
- Mục tiêu đầu tư: Đầu tư phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch sinh thái thác Ma Hao, xã Trí Nang, huyện lang Chánh.
e) Dự án phát triển làng nghề dệt thổ cẩm, nấu rượu siêu men lá bản Thanh Xuân (thôn Thác Mạ), xã Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân;
- Mục tiêu đầu tư: Đầu tư phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch Hồ Cửa Đặt, huyện Thường Xuân.
- Dự án phát triển làng nghề truyền thống gắn với cửa khẩu:
a) Dự án phát triển làng nghề dệt thổ cẩm, ủ rượu cần bản Tén Tằn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát.
- Mục tiêu đầu tư: Đầu tư phát triển làng nghề truyền thống gắn với cửa khẩu Tén Tằn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát.
b) Dự án phát triển làng nghề dệt thổ cẩm, ủ rượu cần bản Na Mèo, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn.
- Mục tiêu đầu tư: Đầu tư phát triển làng nghề truyền thống gắn với cửa khẩu Quốc tế Na Mèo, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn.
c) Dự án đầu tư phát triển làng nghề dệt thổ cẩm, ủ rượu cần và nấu rượu siêu men lá bản Khẹo, xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân.
- Mục tiêu đầu tư: Đầu tư phát triển làng nghề truyền thống gắn với khu cửa khẩu Khẹo và khu du lịch sinh thái bản Vịn, xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân.
2.2.2. Các nội dung đầu tư: Các hạng mục đầu tư, hỗ trợ, bao gồm: Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu tại chỗ; hỗ trợ máy móc, trang thiết bị sản xuất; đầu tư khu trưng bày giới thiệu sản phẩm; cải tạo hệ thống điện, hệ thống thoát nước, xử lý môi trường tại các làng nghề gắn với du lịch, cửa khẩu; đào tạo nghề cho lao động trong các làng nghề, đào tạo năng lực quản trị doanh nghiệp; kỹ năng phục vụ du lịch; xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm và thành lập hợp tác xã, các doanh nghiệp. Cụ thể:
- Xây dựng 8 nhà trưng bày giới thiệu sản phẩm, bãi đậu xe, nhà vệ sinh loại nhà cấp 4A (một tầng, đổ bằng), với diện tích 100m2/nhà. Tổng diện tích xây dựng là 800m2.
- Xây dựng hệ thống điện thắp sáng của 8 khu trưng bày sản phẩm.
- Xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý ô nhiễm môi trường của 8 làng nghề truyền thống.
- Hỗ trợ kinh phí để khoanh nuôi, bảo vệ và trồng bổ sung diện tích rừng tre, nứa, luồng, vầu, giang và song mây hiện có trên địa bàn 03 làng nghề có nghề truyền thống mây tre đan[2]; quy hoạch đất với diện tích 90ha/9 làng nghề có nghề dệt thổ cẩm để trồng bông, trồng dâu nuôi tằm phục vụ nguyên liệu tại chỗ (bình quân 10ha/làng nghề)[3] và 40ha/8 làng nghề (bình quân 5ha/làng nghề) để trồng lúa nương, sắn chất lượng cao phục vụ nguyên liệu cho các làng nghề có nghề ủ rượu cần và nấu rượu siêu men lá[4].
- Hỗ trợ kinh phí để các hộ mua sắm, sửa chữa máy móc, trang thiết bị, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm phục vụ sản xuất cho các làng nghề.
- Mở 30 lớp đào tạo nghề, truyền nghề cho 2.000 lao động trong 8 làng nghề truyền thống (bình quân 65 học viên/lớp) để nâng cao tay nghề, đào tạo tiếp cận các mẫu mã hàng hóa mới cho lao động.
- Hỗ trợ thành lập 8 doanh nghiệp, hợp tác xã; hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực quản lý sản xuất, kinh doanh; tập huấn kỹ năng phục vụ du lịch cho các hợp tác xã, các hộ làm nghề.
- Xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm cho 8 làng nghề truyền thống.
- Hướng dẫn, hỗ trợ các thủ tục đề xuất công nhận 9 làng nghề là làng nghề truyền thống.
V. NHU CẦU VỐN, NGUỒN VỐN VÀ PHÂN KỲ VỐN
Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 126.480 triệu đồng. Bao gồm:
- Vốn hỗ trợ bảo tồn nghề, làng nghề truyền thống: 6.140 triệu đồng.
- Vốn hỗ trợ phát triển làng nghề truyền thống có khả năng phát triển độc lập: 53.290 triệu đồng.
- Vốn đầu tư phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch, cửa khẩu: 67.050 triệu đồng.
(Chi tiết xem tại Biểu 1, 2, 3 đính kèm)
VI. THỜI GIAN THỰC HIỆN
Giai đoạn từ năm 2016 - 2020.
VII. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Đối với bảo tồn nghề, làng nghề truyền thống
1.1. Giải pháp tuyên truyền vận động và khen thưởng
- Tuyên truyền vận động đồng bào các dân tộc thiểu số, nhất là những người trong độ tuổi lao động, thanh thiếu niên, người già, người có uy tín trong vùng Đề án về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống của dân tộc mình; tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo tồn nghề, làng nghề, các chính sách ưu đãi để họ tự giác, tích cực tham gia bảo tồn, lưu giữ những nét hoa văn, những sản phẩm truyền thống độc đáo và tham gia học nghề, học việc phục vụ bản thân, gia đình và tạo công ăn việc làm tăng thu nhập.
Công tác tuyên truyền được thực hiện bằng nhiều hình thức, thông qua loa phóng thanh, các cuộc họp của thôn, bản, xã; niêm yết tại các nơi trung tâm, nhà sinh hoạt cộng đồng của bản, của xã và ở các nhà trường trên địa bàn vùng Đề án.
- Về khen thưởng: Các hộ gia đình, các cơ sở nghề, làng nghề truyền thống có nhiều thành tích trong bảo tồn, phát triển nghề truyền thống và làm tốt công tác xử lý môi trường, giải quyết việc làm cho lao động, cho hộ nghèo, lao động là gia đình chính sách, đối tượng xã hội được hưởng các chính sách khen thưởng theo quy định khuyến công hay phát triển nghề nông thôn.
1.2. Giải pháp về lao động và nghệ nhân
- Quan tâm đến việc bồi dưỡng truyền nghề, dạy nghề cho những người đang trong độ tuổi lao động, tầng lớp thanh thiếu niên; đặc biệt quan tâm đến những người có tay nghề cao nhằm đào tạo để trở thành thợ giỏi, nghệ nhân.
- Hằng năm, trên địa bàn các xã, huyện vùng Đề án tổ chức các hội thi có trao giải thưởng về “Sản phẩm tiêu biểu của nghề, làng nghề truyền thống”, “bàn tay khéo”… đề xuất phong tặng danh hiệu nghệ nhân. Có chính sách thu hút, khuyến khích thợ giỏi, nghệ nhân.
2. Đối với phát triển nghề, làng nghề truyền thống
2.1. Quy hoạch, chính sách đất và đầu tư cơ sở hạ tầng
2.1.1. Về quy hoạch: Từng huyện thuộc vùng Đề án lập quy hoạch thực hiện phát triển nghề, làng nghề truyền thống của địa phương theo hướng phát triển các nghề, làng nghề truyền thống tại chỗ mang đậm nét truyền thống văn hóa dân tộc thiểu số. Việc quy hoạch phát triển nghề, làng nghề truyền thống phải gắn kết với quy hoạch vùng nguyên liệu, với phong tục tập quán và nguồn lao động tại chỗ của địa phương; đồng thời gắn kết với các hoạt động du lịch, khu vực cửa khẩu, khu công nghiệp, nhằm góp phần nâng cao giá trị sản phẩm của nghề, làng nghề truyền thống.
- Phát triển nghề, làng nghề truyền thống gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch phát triển ngành, nghề tiểu thủ công nghiệp và thị trường tiêu thụ; Ưu tiên quy hoạch phát triển những nghề, làng nghề truyền thống có lợi thế, có tiềm năng, xu hướng phát triển và có thị trường tiêu thụ trước, như: Nghề dệt thổ cẩm, mây tre đan, đan cót.
- Tạo điều kiện thuận lợi để phê duyệt và cấp giấy phép cho các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào phát triển nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn, áp dụng chính sách được quy định tại Điều 7, Chương I, Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển nghề nông thôn.
2.1.2. Về chính sách đất đai: Áp dụng các chính sách ưu đãi về đất đai quy định tại Điều 3, Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển ngành, nghề nông thôn. Đối với địa phương có nhiều cơ sở ngành, nghề truyền thống, UBND cấp huyện quy hoạch đất đai, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm tiểu thủ công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở ngành, nghề truyền thống thuê đất đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất;
- Tạo điều kiện thuận lợi về giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; các làng nghề truyền thống di dời ra khỏi khu dân cư đến địa điểm quy hoạch được ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất và hỗ trợ kinh phí để di dời.
2.1.3. Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển nghề, làng nghề truyền thống: Kết hợp, lồng ghép các nguồn vốn của nhà nước, địa phương và các tổ chức, doanh nghiệp, người dân để thực hiện; nguồn lực nhà nước đầu tư thông qua các chương trình, dự án, như: Chương trình 135 (đối với những thôn, bản, xã thuộc Chương trình); Chương trình 30a (đối với những huyện thuộc Chương trình); Chương trình xây dựng nông thôn mới; Chương trình phát triển ngành, nghề nông thôn theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006; Chương trình Khuyến công theo Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ và Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2020.
2.2. Giải pháp về quản lý, chỉ đạo
- Tập trung chỉ đạo, phát huy cao vai trò, trách nhiệm và tăng cường sự phối hợp của các sở, ban, ngành liên quan và các huyện vùng Đề án; tiến hành cụ thể hóa bằng các Kế hoạch, các Dự án để thực hiện Đề án; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thực hiện các chương trình, kế hoạch và Dự án.
- Đổi mới nhận thức về phát triển nghề, làng nghề truyền thống của các cấp, các ngành và các địa phương vùng Đề án, nhất là đội ngũ làm công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực ngành, nghề tiểu thủ công nghiệp và công tác khuyến công.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực nghề, làng nghề; thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển; tổ chức tuyên truyền phổ biến rộng rãi các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh, của huyện về khuyến khích phát triển nghề, làng nghề truyền thống để mọi tổ chức, cá nhân biết và đầu tư sản xuất, đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa khu vực miền núi của tỉnh.
2.3. Giải pháp về lao động và đào tạo nghề
- Khuyến khích và hỗ trợ kinh phí cho các thôn, bản có nghề truyền thống và các làng nghề truyền thống tự tổ chức các lớp dạy nghề, truyền nghề cho lao động tại chỗ.
- Đào tạo thợ giỏi, nghệ nhân để hình thành đội ngũ giảng viên phục vụ chương trình đào tạo nghề truyền thống, nâng cao tay nghề, truyền nghề cho lao động ở vùng Đề án.
- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng về các nghề truyền thống cho lao động trong vùng Đề án theo quy định tại Điều 11, Chương II của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 về Phát triển ngành nghề nông thôn; Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến 2020”; Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2020 và các chương trình đào tạo, tập huấn khác.
- Đầu tư, trang cấp thiết bị phục vụ dạy và truyền nghề ở các cơ sở đào tạo nghề địa phương; xây dựng đội ngũ giáo viên có trình độ, chất lượng đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực.
2.4. Giải pháp về nguyên liệu
- Thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu gắn với phát triển nông lâm nghiệp trên địa bàn và gắn liền với từng nghề, làng nghề truyền thống; có chính sách đảm bảo nguồn nguyên liệu tại chỗ cho sản xuất.
- Tiếp tục tích cực triển khai các chương trình trọng điểm của ngành nông, lâm nghiệp nhằm ổn định nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất nghề, làng nghề. Đầu tư phát triển mở rộng các vùng nguyên liệu tập trung sẵn có ở địa phương; chăm sóc, bảo vệ rừng tre, nứa, luồng, song mây để cung cấp nguyên liệu cho nghề đan lát mỹ nghệ và đan cót; mở rộng diện tích trồng bông, trồng dâu nuôi tằm để phục vụ nguyên liệu cho nghề dệt thổ cẩm; quy hoạch vùng trồng lúa nương, sắn chất lượng tốt phục vụ cho nghề ủ rượu cần và rượu siêu men lá; áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng, chế biến, bảo quản nguyên liệu, để cung cấp nguyên liệu tốt, đẹp cho các làng nghề.
2.5. Giải pháp về quảng bá sản phẩm và thị trường tiêu thụ
- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các địa phương có nghề truyền thống, làng nghề truyền thống hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định hiện hành của Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia; Chương trình xúc tiến thương mại du lịch và đầu tư của tỉnh.
- Đa dạng hóa sản phẩm và hỗ trợ quảng bá, tìm kiếm thị trường cho làng nghề truyền thống qua các kỳ hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước nhằm tạo điều kiện tiếp thị các sản phẩm, mặt hàng, nắm bắt thị trường, trao đổi kinh nghiệm để định hướng phát triển sản xuất các sản phẩm từ nghề truyền thống có giá trị xuất khẩu, phù hợp với điều kiện của tỉnh.
- Đầu tư, khai thác tốt lợi thế của khu vực miền núi về cửa khẩu biên giới các khu du lịch sinh thái trên địa bàn và các khu di tích lịch sử vùng phụ cận (Thành nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc; Khu di tích Lam Kinh, huyện Thọ Xuân…) để trưng bày và giới thiệu sản phẩm truyền thống tại các khu vực này; tổ chức các điểm trưng bày và giới thiệu sản phẩm tại các khu thương mại, các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh; thông qua việc đầu tư phát triển các trung tâm thương mại, các chợ nông thôn, các chợ đầu mối tạo điều kiện cho sản phẩm nghề truyền thống thâm nhập thị trường; gắn kết với Chương trình phát triển du lịch của tỉnh, hình thành các tuyến du lịch làng nghề để tạo điều kiện cho các sản phẩm tại các làng nghề được tiếp cận với khác du lịch trong và ngoài nước.
- Hỗ trợ các nghề, làng nghề truyền thống xây dựng thương hiệu, xuất xứ hàng hóa, sở hữu trí tuệ và chính sách bảo hộ sở hữu thương hiệu; hỗ trợ các cơ sở, hợp tác xã sản xuất nghề truyền thống xây dựng hệ thống thông tin nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm nghề, làng nghề truyền thống.
- Hỗ trợ các địa phương có nghề, làng nghề truyền thống hợp tác sản xuất, liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài tỉnh; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở trong và ngoài nước; phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức tour, tuyến du lịch, giúp tiêu thụ sản phẩm cho đồng bào, đồng thời tạo sản phẩm mới trong ngành du lịch.
- Tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống chợ theo quy hoạch tại các trung tâm thị trấn, thị tứ, các điểm du lịch, khu vực cửa khẩu, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử để giới thiệu, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm.
2.6. Giải pháp về khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường
- Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nguyên liệu một số khâu trong sản xuất sản phẩm để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo môi trường sinh thái bền vững.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá sản phẩm, giới thiệu sản phẩm gắn với quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch. Hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận nhằm nâng cao danh tiếng, chất lượng sản phẩm trên thị trường.
- Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm làng nghề truyền thống, góp phần định hướng nâng cao chất lượng sản phẩm làng nghề, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Khuyến khích, hỗ trợ làng nghề xây dựng và áp dụng quả lý sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO.
- Tổ chức các hội thảo về khoa học - công nghệ chuyên đề về phát triển nghề, làng nghề truyền thống. Xây dựng các đề tài khoa học liên quan đến phát triển nghề, làng nghề truyền thống. Khuyến khích, hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến vào sản xuất ở các làng nghề.
- Khuyến khích đầu tư xử lý và ứng dụng công nghệ trong xử lý chất thải ở các địa phương có nghề, làng nghề. Tăng cường công tác kiểm tra, bảo vệ môi trường làng nghề.
- Áp dụng một số chính sách về khoa học công nghệ và môi trường đối với cơ sở sản xuất nghề, làng nghề truyền thống khi thực hiện các hoạt động triển khai ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ, áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, đổi mới công nghệ, tiếp nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật từ các tổ chức, cá nhân thì được hưởng các chính sách ưu đãi được quy định tại Điều 10, Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.
2.7. Giải pháp về vốn và chính sách
2.7.1. Về vốn
Lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ, đầu tư phát triển của Nhà nước thông qua các Chương trình 135, 30a, Chương trình xây dựng nông thôn mới; Chương trình phát triển du lịch, Chương trình theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn; Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2020, Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 30/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 - 2020; sử dụng nguồn vốn tư ngân sách của tỉnh một cách hiệu quả nhất; kêu gọi, khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư để phát triển các làng nghề phát triển độc lập và làng nghề gắn với du lịch, cửa khẩu. Phát huy tối đa nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, nguồn vốn của tỉnh và các thành phần kinh tế khác để phát triển nghề, làng nghề truyền thống.
- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, như: Góp vốn, thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp, vay vốn từ các tổ chức tín dụng… để đầu tư phát triển nghề, làng nghề truyền thống vùng dân tộc thiểu số của tỉnh. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư trong lĩnh vực phát triển nghề, làng nghề truyền thống; đặc biệt là các làng nghề gắn với du lịch, cửa khẩu. Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các làng nghề.
- Tăng cường vận động các nguồn tài trợ và đầu tư từ các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức nước ngoài để khai thác thêm các nguồn vốn hỗ trợ đào tạo nghề, đào tạo khởi sự doanh nghiệp, xúc tiến thị trường, xử lý môi trường ở các làng nghề.
2.7.2. Về chính sách
- Các chính sách khuyến công, khoa học - công nghệ và khuyến khích đầu tư: Các hộ gia đình, cơ sở ngành nghề truyền thống được hưởng thụ các chính sách khuyến công, khoa học - công nghệ và các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh.
- Các dự án đầu tư ngành, nghề truyền thống vùng dân tộc thiểu số được ưu tiên bố trí vào các điểm tiểu thủ công nghiệp - làng nghề; được hưởng chính sách về thuế đất, phí sử dụng hạ tầng theo các quy định của UBND tỉnh.
- Về thành lập doanh nghiệp: Các cá nhân, tổ chức, các cơ sở sản xuất đăng ký kinh doanh, hoặc có kế hoạch đầu tư phát triển vào nghề, làng nghề truyền thống được hỗ trợ một phần kinh phí khởi sự doanh nghiệp; tham gia các lớp học tập khởi sự doanh nghiệp, lập kế hoạch kinh doanh, tăng cường khả năng kinh doanh, liên minh hợp tác xã.
- Về chính sách thuế: Các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất nghề, làng nghề truyền thống đầu tư sản xuất được hưởng các chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về thuế thu nhập doanh nghiệp. Được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được để sản xuất theo Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất, nhập khẩu. Được miễn tiền thuê đất theo quy định tại Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thuê đất.
- Hỗ trợ nâng cao chất lượng sản phẩm nghề, làng nghề truyền thống: Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong nghề, làng nghề truyền thống áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng lực sản xuất chất lượng sản phẩm được hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn vốn khuyến công, vốn phát triển khoa học công nghệ, vốn nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ.
- Lao động, đào tạo nghề truyền thống: Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong làng nghề được đầu tư mở rộng hoặc đầu tư mới có nhu cầu sử dụng lao động cần phải đào tạo nghề được đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo tay nghề cho lao động mới hoặc đào tạo nâng cao tay nghề theo Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2020; Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của Thủ tướng Chính phủ.
- Hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại, liên kết sản xuất: Các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất làng nghề khi tham gia hội chợ, triển lãm; xây dựng đăng ký thương hiệu sản phẩm làng nghề được công nhận làng nghề truyền thống; thành lập tổ chức hội nghề được hỗ trợ kinh phí theo quy định khuyến công, khoa học - công nghệ, phát triển ngành nghề nông thôn, phát triển hợp tác xã.
VIII. HIỆU QUẢ
1. Hiệu quả kinh tế
- Bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề truyền thống vùng dân tộc thiểu số sẽ góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho vùng dân tộc và miền núi của tỉnh; đến năm 2020, tỷ lệ giá trị sản xuất nghề, làng nghề truyền thống chiếm từ 25-30% tổng giá trị sản xuất ở vùng dân tộc thiểu số; tạo điều kiện để người lao động có thu nhập ổn định (thu nhập bình quân từ 2-3 triệu đồng/người/tháng) cải thiện, nâng cao mức sống cho người lao động.
- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các địa phương vùng đề án tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hóa, nhiều mặt hàng có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp mang bản sắc văn hóa của từng dân tộc được bán ra thị trường và xuất khẩu ra ngoài nước.
- Góp phần to lớn vào việc tạo ra các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm mang tính nghệ thuật đáp ứng nhu cầu cho đời sống vật chất và tinh thần tại chỗ của đồng bào vùng dân tộc thiểu số.
2. Hiệu quả xã hội
- Bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề truyền thống sẽ là hướng chủ đạo trong chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp vùng dân tộc thiểu số; là giải pháp tốt nhất để tận dụng thời gian nông nhàn, đồng thời tạo thêm được nhiều việc làm, giải quyết việc làm ổn định cho khoảng 6.000 lao động vùng dân tộc thiểu số của tỉnh.
- Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc, giới thiệu những nét văn hóa độc đáo của địa phương với các vùng miền trong nước và nước ngoài thông qua những hoa văn, họa tiết được trang trí trên sản phẩm. Ngoài ra còn làm sống lại và sinh động hơn các lễ hội truyền thống thông qua các hội thi, thông qua việc trưng bày giới thiệu và bán sản phẩm cho du khách thập phương tại các lễ hội vùng dân tộc miền núi của tỉnh.
- Tạo điều kiện để ngành du lịch của tỉnh phát triển mở thêm được nhiều tour, tuyến du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, thu hút du khách đến thăm quan góp phần tăng thu nhập và giải quyết thêm việc làm cho lao động khu vực miền núi.
3. Hiệu quả môi trường
- Các làng nghề truyền thống được quy hoạch, bố trí hợp lý và đầu tư hệ thống xử lý môi trường với kỹ thuật công nghệ tiên tiến sẽ góp phần giảm thiểu tác động bất lợi đến môi trường sống.
- Phát triển các làng nghề gắn với du lịch, sẽ tạo nên cảnh quan môi trường “Xanh, sạch, đẹp”, người dân sẽ có ý thức cao hơn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường sống của mình.
IX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Là cơ quan thường trực thực hiện Đề án, có nhiệm vụ:
Chủ trì, tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh việc áp dụng chính sách khuyến khích phát triển nghề nông nghiệp, nghề truyền thống theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP và Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt hiệu quả; xây dựng quy chế và tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định các chính sách hỗ trợ đối với các nghề, làng nghề truyền thống, nghệ nhân sau khi được công nhận.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh, tham mưu cho UBND tỉnh xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với các huyện thuộc vùng Đề án quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ các làng nghề; cung cấp dịch vụ nhằm phát triển vùng nguyên liệu: Cây, con giống, phân bón, thuốc trừ sâu đáp ứng nhu cầu nguyên liệu tại chỗ của các làng nghề truyền thống.
- Hằng năm, chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan lập dự toán chi tiết (nguồn vốn sự nghiệp) gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt dự toán để thực hiện.
- Đôn đốc các sở, ban, ngành và UBND các huyện được phân công thực hiện Đề án triển khai thực hiện theo các mục tiêu, nội dung, giải pháp của Đề án đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Định kỳ 6 tháng, hằng năm báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh; tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm quá trình triển khai thực hiện.
2. Sở Công thương
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan thường trực thực hiện Đề án và các đơn vị có liên quan: Tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh bổ sung các làng nghề truyền thống (8 làng nghề truyền thống) có tiềm năng du lịch được đề xuất trong Đề án vào quy hoạch các điểm du lịch làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được phê duyệt. Tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng 8 Dự án quy hoạch chi tiết phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch, cửa khẩu trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt (sau khi các làng nghề được bổ sung vào quy hoạch các điểm du lịch làng nghề).
- Thực hiện Chương trình khuyến công để hỗ trợ đào tạo nghề, nâng cao năng lực quản lý và khởi sự doanh nghiệp cho các cơ sở sản xuất làng nghề truyền thống; chủ trì thực hiện Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa theo Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 30/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ; công tác hỗ trợ ứng dụng công nghệ mới cho các làng nghề.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, đề xuất các chính sách khuyến khích, ưu đãi hỗ trợ các làng nghề truyền thống thực hiện công tác xúc tiến thương mại; tổ chức các hội trợ, triển lãm; hỗ trợ các làng nghề quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm làng nghề truyền thống; thực hiện xây dựng hệ thống chợ theo quy hoạch.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan bố trí, lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án. Tham mưu cho UBND tỉnh giao kế hoạch vốn ngân sách nhà nước hàng năm (nguồn vốn đầu tư) giành cho Chương trình phát triển nghề, làng nghề và Chương trình khuyến công để thực hiện Đề án.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Công thương thẩm định các Dự án phát triển làng nghề gắn với du lịch, cửa khẩu.
- Hướng dẫn và cấp giấy phép kinh doanh cho các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào phát triển nghề, làng nghề truyền thống vùng dân tộc miền núi. Tham mưu UBND tỉnh kêu gọi, thu hút các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư vào phát triển làng nghề truyền thống vùng dân tộc thiểu số.
4. Sở Tài chính
- Tham mưu cân đối nguồn vốn ngân sách của tỉnh hàng năm để hỗ trợ bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống. Chủ trì, hướng dẫn cơ chế tài chính đối với những chính sách hỗ trợ để thực hiện Đề án.
- Tham mưu việc khai thác, huy động vốn từ các đơn vị, tổ chức, nguồn vốn xã hội hóa để phát triển các làng nghề truyền thống.
- Phối hợp với Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn kiểm tra giám sát chi tiêu tài chính thực hiện Đề án của các đơn vị.
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Tham mưu, xây dựng kế hoạch khai thác, mở thêm các tour, tuyến du lịch để thu hút khách du lịch đến các điểm du lịch khu vực miền núi; phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề truyền thống.
- Phối hợp với các địa phương phục hồi, tôn tạo, tu bổ, nâng cấp các di tích, các công trình văn hóa có giá trị của các làng nghề kết hợp với du lịch. Xây dựng kế hoạch bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề truyền thống thông qua tập tục, tín ngưỡng, lễ hội.
- Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ du lịch cho người dân làng nghề, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp.
6. Sở Khoa học và Công nghệ
- Đề xuất và bố trí kinh phí thực hiện các chương trình, dự án nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất làng nghề truyền thống phù hợp với mục tiêu của Đề án.
- Hướng dẫn các đơn vị trong việc lập Dự án đề xuất hỗ trợ đầu tư đổi mới, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất tại các làng nghề; hướng dẫn xây dựng hồ sơ đăng ký, xác lập quyền sở hữu trí tuệ; đăng ký thương hiệu cho sản phẩm làng nghề.
7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì xây dựng kế hoạch hàng năm để đào tạo nghề truyền thống cho lao động vùng dân tộc thiểu số; đề xuất chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các làng nghề truyền thống; phối hợp với các ngành, các huyện hướng dẫn, thực hiện công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động vùng Đề án; tăng cường nguồn nhân lực và tạo việc làm cho các làng nghề.
- Lồng ghép các chương trình, dự án thuộc chức năng của đơn vị quản lý để đầu tư, hỗ trợ cơ sở hạ tầng, các trang thiết bị cho các làng nghề truyền thống.
8. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện việc bảo vệ, xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề. Đề xuất các chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị, tổ chức, các cơ sở sản xuất nghề truyền thống về đất đai, mặt bằng sản xuất.
9. Ban Dân tộc
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và UBND các huyện thuộc vùng Đề án tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh ưu tiên các nguồn vốn thuộc các Chương trình, dự án, chính sách dân tộc để đầu tư hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng; đào tạo, tập huấn nghề truyền thống cho lao động ở các làng nghề truyền thống.
10. Hội Nông dân tỉnh
Đề nghị chỉ đạo các cấp hội cơ sở tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương vùng Đề án tuyên truyền, phổ biến, vận động nông dân và các doanh nghiệp kinh doanh tham gia thực hiện Đề án.
11. Các sở, ban, ngành liên quan
Theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Thường trực để chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện các nội dung của Đề án.
12. UBND 11 huyện miền núi thuộc vùng Đề án
- Chỉ đạo các xã thuộc vùng Đề án tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc thiểu số tích cực tham gia công tác bảo tồn nghề, làng nghề truyền thống; vận động người có tay nghề cao, những người là nghệ nhân tích cực tham gia truyền, dạy nghề cho thế hệ trẻ để bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống; lập phương án, thành lập tổ tự quản về bảo vệ môi trường tại các làng nghề truyền thống trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt; hướng dẫn các cơ sở tận thu, tái chế, tái sử dụng và xử lý tại chỗ các loại chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh nghề; tổ chức tốt các lớp truyền nghề tại các thôn, bản khi được giao.
- Hằng năm rà soát, xét duyệt trình UBND tỉnh xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống cho các làng (thôn, bản) theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện công tác quản lý nhà nước về Quy hoạch phát triển làng nghề trên địa bàn. Phối hợp với Sở Công thương và các sở, ban, ngành xây dựng Dự án phát triển làng nghề gắn với du lịch.
- Xây dựng kế hoạch sử dụng đất dành riêng cho phát triển làng nghề để đề xuất, bổ sung vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của địa phương.
- Lồng ghép việc triển khai thực hiện các Dự án quy hoạch làng nghề với Chương trình xây dựng nông thôn mới và các chương trình, dự án trên địa bàn; vận động, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các nghề, làng nghề truyền thống; tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức, tự giác thực hiện tốt các nội dung của Đề án./.
Biểu 1: BIỂU CHI TIẾT VỐN DỰ ÁN ĐẾN NĂM 2020
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT |
HẠNG MỤC |
NGÂN SÁCH TW |
NGÂN SÁCH TỈNH |
VỐN ĐẦU TƯ CỦA DN VÀ DÂN |
TỔNG VỐN |
|
TỔNG CỘNG |
48.798 |
15.162 |
62.521 |
126.480 |
I |
Bảo tồn nghề, làng nghề truyền thống |
4.912 |
1.228 |
- |
6.140 |
1 |
Hỗ trợ kinh phí tuyên truyền, vận động |
432 |
108 |
- |
540 |
2 |
Hỗ trợ kinh phí truyền nghề tại các thôn, bản có nghề, làng nghề truyền thống |
4.480 |
1.120 |
- |
5.600 |
II |
Phát triển làng nghề truyền thống có khả năng phát triển độc lập |
20.266 |
6.029 |
26.996 |
53.290 |
1 |
Làng nghề dệt thổ cẩm |
10.040 |
2.805 |
10.605 |
23.450 |
1.1 |
Hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu |
420 |
70 |
210 |
700 |
1.2 |
Hỗ trợ sửa chữa, đóng mới khung cởi |
2.300 |
920 |
1.380 |
4.600 |
1.3 |
Hỗ trợ mở các lớp tập huấn, truyền nghề |
2.070 |
345 |
1.035 |
3.450 |
1.4 |
Hỗ trợ thành lập Tổ hợp tác (THT), HTX, nâng cao năng lực quản lý, sản xuất |
- |
210 |
1.890 |
2.100 |
1.5 |
Hỗ trợ đăng ký thượng hiệu, quảng bá, xúc tiến đầu tư |
- |
210 |
1.890 |
2.100 |
1.6 |
Hỗ trợ xử lý môi trường |
5.250 |
1.050 |
4.200 |
10.500 |
2 |
Làng nghề ủ rượu cần |
1.470 |
425 |
2.355 |
4.250 |
2.1 |
Hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu |
90 |
15 |
45 |
150 |
2.2 |
Hỗ trợ công cụ sản xuất |
552 |
92 |
276 |
920 |
2.3 |
Hỗ trợ mở các lớp tập huấn, truyền nghề |
828 |
138 |
414 |
1.380 |
2.4 |
Hỗ trợ thành lập Tổ hợp tác (THT), HTX, nâng cao năng lực quản lý, sản xuất |
- |
90 |
810 |
900 |
2.5 |
Hỗ trợ đăng ký thượng hiệu, quảng bá, xúc tiến đầu tư |
- |
90 |
810 |
900 |
3 |
Làng nghề mây tre đan và đan cót |
8.756 |
2.799 |
14.036 |
25.590 |
3.1 |
Hỗ trợ máy móc thiết bị |
1.758 |
440 |
2.198 |
4.395 |
3.2 |
Hỗ trợ mở các lớp tập huấn, truyền nghề |
2.198 |
440 |
1.758 |
4.395 |
3.3 |
Hỗ trợ thành lập Tổ hợp tác (THT), HTX, nâng cao năng lực quản lý, sản xuất |
- |
240 |
2.160 |
2.400 |
3.4 |
Hỗ trợ đăng ký thượng hiệu, quảng bá, xúc tiến đầu tư |
- |
480 |
1.920 |
2.400 |
3.5 |
Hỗ trợ xử lý môi trường |
4.800 |
1.200 |
6.000 |
12.000 |
II |
Phát triển nghề truyền thống gắn với du lịch, khu cửa khẩu |
23.620 |
7.905 |
35.525 |
67.050 |
1 |
Đầu tư xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng |
17.760 |
4.440 |
22.200 |
44.400 |
1.1 |
Xây dựng khu trưng bày sản phẩm; chỗ đậu xe, nhà vệ sinh |
2.240 |
560 |
2.800 |
5.600 |
1.1.1 |
Khu vực huyện Mường Lát |
320 |
80 |
400 |
800 |
1.1.2 |
Khu vực huyện Quan Sơn |
600 |
150 |
750 |
1.500 |
1.1.3 |
Khu vực huyện Quan Hóa |
300 |
75 |
375 |
750 |
1.1.4 |
Khu vực huyện Bá Thước |
280 |
70 |
350 |
700 |
1.1.5 |
Khu vực huyện Lang Chánh |
260 |
65 |
325 |
650 |
1.1.6 |
Khu vực huyện Thường Xuân |
480 |
120 |
600 |
1.200 |
1.2 |
Lắp đặt hệ thống điện thắp sáng |
4.360 |
1.090 |
5.450 |
10.900 |
1.2.1 |
Khu vực huyện Mường Lát |
720 |
180 |
900 |
1.800 |
1.2.2 |
Khu vực huyện Quan Sơn |
1.200 |
300 |
1.500 |
3.000 |
1.2.3 |
Khu vực huyện Quan Hóa |
600 |
150 |
750 |
1.500 |
1.2.4 |
Khu vực huyện Bá Thước |
520 |
130 |
650 |
1.300 |
1.2.5 |
Khu vực huyện Lang Chánh |
520 |
130 |
650 |
1.300 |
1.2.6 |
Khu vực huyện Thường Xuân |
800 |
200 |
1.000 |
2.000 |
1.3 |
Xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý môi trường làng nghề |
11.160 |
2.790 |
13.950 |
27.900 |
1.3.1 |
Khu vực huyện Mường Lát |
1.520 |
380 |
1.900 |
3.800 |
1.3.2 |
Khu vực huyện Quan Hóa |
1.440 |
360 |
1.800 |
3.600 |
1.3.3 |
Khu vực huyện Quan Sơn |
2.880 |
720 |
3.600 |
7.200 |
1.3.4 |
Khu vực huyện Bá Thước |
1.360 |
340 |
1.700 |
3.400 |
1.3.5 |
Khu vực huyện Lang Chánh |
1.320 |
330 |
1.650 |
3.300 |
1.3.6 |
Khu vực huyện Thường Xuân |
2.640 |
660 |
3.300 |
6.600 |
2 |
Hỗ trợ kinh phí phát triển vùng nguyên liệu làng nghề |
700 |
175 |
875 |
1.750 |
2.1 |
Nguyên liệu dệt thổ cẩm |
540 |
135 |
675 |
1.350 |
2.2 |
Nguyên liệu ủ rượu cần và nấu rượu siêu men lá |
160 |
40 |
200 |
400 |
3 |
Hỗ trợ kinh phí mua sắm, sửa chữa máy, móc thiết bị sản xuất; đa dạng hóa sản phẩm |
2.760 |
690 |
3.450 |
6.900 |
4 |
Hỗ trợ mở các lớp đào tạo, tập huấn, truyền nghề |
2.400 |
1.800 |
1.800 |
6.000 |
5 |
Hỗ trợ thành lập Hợp tác xã, doanh nghiệp; năng cao năng lực quản trị; tập huấn kỹ năng phục vụ du lịch cho các làng nghề |
- |
400 |
3.600 |
4.000 |
6 |
Xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm cho làng nghề |
- |
400 |
3.600 |
4.000 |
Biểu 2: DỰ KIẾN PHÂN NGUỒN VỐN THỰC HIỆN THEO CÁC NĂM
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT |
NGUỒN VỐN |
TỔNG VỐN |
NĂM 2016 |
NĂM 2017 |
NĂM 2018 |
NĂM 2019 |
NĂM 2020 |
|
TỔNG CỘNG |
126.481 |
12.648 |
22.767 |
27.826 |
30.355 |
32.885 |
1 |
Nguồn vốn ngân sách Trung ương |
48.798 |
4.880 |
8.784 |
10.736 |
11.712 |
12.687 |
2 |
Nguồn vốn ngân sách tỉnh |
15.162 |
1.516 |
2.729 |
3.336 |
3.639 |
3.942 |
3 |
Vốn của Doanh nghiệp và nhân dân |
62.521 |
6.252 |
11.254 |
13.755 |
15.005 |
16.255 |
Biểu 3: DỰ KIẾN NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ VÀ SỰ NGHIỆP THEO CÁC NĂM
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT |
NGUỒN VỐN |
TỔNG VỐN |
NĂM 2016 |
NĂM 2017 |
NĂM 2018 |
NĂM 2019 |
NĂM 2020 |
|
Tổng cộng |
126.480 |
12.648 |
22.766 |
27.826 |
30.355 |
32.885 |
1 |
Nguồn vốn Đầu tư |
105.115 |
10.512 |
18.921 |
23.125 |
25.228 |
27.330 |
2 |
Nguồn vốn Sự nghiệp |
21.365 |
2.137 |
3.846 |
4.700 |
5.128 |
5.555 |
[1] Làng nghề dệt thổ cẩm, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy đã được quy hoạch để đầu tư tại Quyết định số 3136/QĐ-UBND ngày 25/9/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về phê duyệt quy hoạch các điểm du lịch làng nghề.
[2] làng nghề bản Khạn, xã Trung Thượng, huyện Quan Sơn; làng nghề bản Năng Cát, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh và làng nghề thôn Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy.
[3] Tổng số 9 làng nghề phát triển gắn với du lịch, cửa khẩu có nghề dệt thổ cẩm.
[4] Trong tổng số 9 làng nghề phát triển gắn với du lịch, cửa khẩu có 01 làng nghề (làng nghề truyền thống thôn Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy) không có nghề ủ rượu cần và nấu rượu siêu men lá.