Kế hoạch 76/KH-UBND về hoạt động phát triển nghề, làng nghề Thành phố Hà Nội năm 2018

Số hiệu 76/KH-UBND
Ngày ban hành 27/03/2018
Ngày có hiệu lực 27/03/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Văn Sửu
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PH HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 76/KH-UBND

Hà Nội, ngày 27 tháng 03 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGHỀ, LÀNG NGHỀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2018

Thực hiện Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND ngày 04/12/2013 của Hội đồng nhân dân Thành phố về Chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội; các Quyết định của UBND Thành phố: số 6230/QĐ-UBND ngày 18/11/2015 phê duyệt Kế hoạch thực hiện chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020; số 6136/QĐ-UBND ngày 31/8/2017 phê duyệt Đề án “Bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”; Chương trình hành động số 34/CTr-UBND ngày 28/01/2018 của UBND Thành phố thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2018; trên cơ sở kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển nghề và làng nghề năm 2017, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch hoạt động phát triển nghề và làng nghề Thành phố năm 2018 với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Triển khai thực hiện có hiệu quả các Quy định của Trung ương và Thành phố về công tác phát triển nghề và làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhằm hỗ trợ tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển bền vững gắn với bảo tồn các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa của làng nghề, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của Thành phố.

2. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện các mục tiêu, nội dung phát triển nghề, làng nghề năm 2018 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

- Bổ sung, hoàn thiện chính sách liên quan đến công tác phát triển nghề, làng nghề và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, kế hoạch của Chính phủ, các Bộ, ngành và của UBND thành phố Hà Nội về phát triển nghề, làng nghề; công tác xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề; công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ tại các làng nghề.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các làng nghề trên địa bàn Thành phố phát triển gắn với bảo tồn các giá trị truyền thống, những bản sắc văn hóa của làng nghề, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, gia tăng đóng góp của các làng nghề Hà Nội vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của Thành phố.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó chú trọng đến việc đào tạo nghề du lịch cho cộng đồng dân cư tại nơi có làng nghề truyền thống kết hợp du lịch; phát triển các sản phẩm thủ công có thế mạnh của các làng nghề, có giá trị kinh tế cao; gắn sản xuất làng nghề với các hoạt động du lịch, văn hóa, lễ hội truyền thống.

2. Mt số chỉ tiêu c thể

- Hỗ trợ 14 cơ sở sản xuất có dự án đầu tư ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến hiện đại vào sản xuất.

- Hỗ trợ khoảng 10-12 làng nghề xây dựng và phát triển thương hiệu.

- Hỗ trợ 20 cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu thuộc các làng nghề Hà Nội thuê chuyên gia tư vấn thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ xuất khẩu; hỗ trợ các doanh nghiệp cơ sở sản xuất làng nghề tham gia các hội chợ trong nước và Quốc tế.

- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ cho khoảng 24.000 lao động; hỗ trợ cho 40 cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn truyền nghề, nhân cấy nghề thủ công mỹ nghệ cho 1.400 lao động nông thôn, tập huấn nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp cho khoảng 1.500 lượt cán bộ lãnh đạo quản lý các doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất nông nghiệp nông thôn theo Chương trình khuyến công Thành phố.

IV. NỘI DUNG K HOẠCH

1. Xây dựng chương trình, kế hoạch, cơ chế chính sách

- Sở Công Thương chủ trì việc tổng kết đánh giá tình hình thực hiện làm cơ sở đề xuất Quyết định sửa đổi, thay thế Quyết định 31/2014/QĐ-UBND ngày 04/8/2014 của UBND Thành phố về chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội.

- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các Sở, ngành có liên quan nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường làng nghề để triển khai hiệu quả Đề án “Bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.

- Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp các sở, ngành có liên quan nghiên cứu, hoàn thiện trình UBND Thành phố ban hành Quy định quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2. Áp dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới thiết bị khoa học công nghệ

Sở Khoa học và Công nghệ tiếp tục chỉ đạo, tổ chức triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố bắt đầu năm 2017, 2018 trong lĩnh vực phát triển nghề, làng nghề; các dự án xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thcủa làng nghề thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, Chương trình nâng cao năng suất chất lượng hàng hóa của doanh nghiệp giai đoạn 2010-2020; tổng hợp, xem xét đề xuất đặt hàng của các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã liên quan đến phát triển làng nghề ở địa phương; đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của địa phương, tập trung vào các sản phẩm làng nghề truyền thống lâu đời, vùng cây - con đặc sản thông qua việc xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể, nhằm duy trì hoạt động sản xuất của làng nghề, tạo vị thế cho các sản phẩm làng nghề trên thị trường trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế có sức cạnh tranh sản phẩm nhập khẩu; tổ chức chuyển giao sản phẩm từ kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án nghiên cứu KH&CN liên quan đến phát triển nghề, làng nghề cho các đơn vị, tổ chức và cá nhân ứng dụng vào thực tiễn.

3. Công tác đào tạo nghề

- Sở Công Thương triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề, nhân cấy nghề theo Kế hoạch số 50/KH-UBND ngày 21/02/2018 của UBND Thành phố về Khuyến công thành phố Hà Nội năm 2018.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp Ban chỉ đạo 1956 cấp huyện hướng dẫn các phòng chuyên môn cấp huyện và các cơ sở dạy nghề triển khai công tác đào tạo nghề cho khoảng 24.000 người (nghề nông nghiệp 13.265 người, nghề phi nông nghiệp 10.735 người).

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tập huấn nâng cao tay nghề cho 2.000 lao động của các làng nghề, làng có nghề trên địa bàn Thành phố; hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn cho 04 loại hình, bao gồm: nghề trồng nấm, nghề chế biến lâm sản, nghề chẻ tăm hương, nghề chế biến nông sản thực phẩm.

- Liên minh Hợp tác xã Thành phố phối hợp Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp - Sở Công Thương hỗ trợ tổ chức 06 lớp cấy nghề, truyền nghề mộc dân dụng, mây tre đan cho các hợp tác xã trên địa bàn Thành phố; hỗ trợ thành lập mới các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề.

[...]