Quyết định 4597/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Số hiệu | 4597/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 10/10/2013 |
Ngày có hiệu lực | 10/10/2013 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Nghệ An |
Người ký | Lê Xuân Đại |
Lĩnh vực | Bất động sản,Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4597/QĐ-UBND |
Nghệ An, ngày 10 tháng 10 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỖ TRỢ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VỀ NHÀ Ở THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 22/2013/QĐ-TTG NGÀY 26/4/2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBNTVQH11 ngày 29/6/2005; Pháp lệnh số 35/2007/PL-UBTVQH11 ngày 21/6/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công;
Căn cứ Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Công văn số 1574/SXD-QLN ngày 25/9/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Phê duyệt Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Nghệ An, với nội dung tại bản đề án kèm theo Quyết định này.
Điều 2: Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp và các tổ chức đoàn thể thực hiện Đề án hiệu quả, đúng kế hoạch.
Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo quy định.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng tỉnh Nghệ An; Giám đốc các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh; Thủ trưởng các đơn vị và các cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
ĐỀ ÁN
HỖ
TRỢ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VỀ NHÀ Ở THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 22/2013/QĐ-TTG NGÀY
26/4/2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4597/QĐ-UBND ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Ủy
ban Nhân dân tỉnh Nghệ An)
Phần I
CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT, MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
Nghệ An là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung bộ, có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước với 16.490,25km2, dân số 3,0 triệu người, có 01 thành phố loại I trực thuộc tỉnh, 03 thị xã, 17 huyện lỵ và có 480 đơn vị hành chính cấp xã gồm 463 xã phường và 17 thị trấn. Trải qua các cuộc kháng chiến vệ quốc ác liệt, với bản chất kiên cường, bất khuất, anh dũng của người dân Xứ Nghệ, đã có hàng vạn người con ưu tú của quê hương tham gia cách mạng, lên đường chiến đấu giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
Theo thống kê, Nghệ An có 596.000 người tham gia quân đội; 43.000 thanh niên xung phong; 150.700 dân công hỏa tuyến, dân quân du kích tham gia trong các cuộc kháng chiến. Trong đó:
- Có 45.016 liệt sỹ (Liệt sỹ chống Pháp hơn 5.000 người);
- Có 40.012 thương binh (đang trực tiếp hưởng trợ cấp: 37.173 người, không trực tiếp: 2.839 người);
- Có 11.659 bệnh binh;
- Có 879 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng (29 Mẹ còn sống);
- Có 51 Anh hùng Lực lượng vũ trang (27 người còn sống);
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4597/QĐ-UBND |
Nghệ An, ngày 10 tháng 10 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỖ TRỢ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VỀ NHÀ Ở THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 22/2013/QĐ-TTG NGÀY 26/4/2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBNTVQH11 ngày 29/6/2005; Pháp lệnh số 35/2007/PL-UBTVQH11 ngày 21/6/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công;
Căn cứ Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Công văn số 1574/SXD-QLN ngày 25/9/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Phê duyệt Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Nghệ An, với nội dung tại bản đề án kèm theo Quyết định này.
Điều 2: Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp và các tổ chức đoàn thể thực hiện Đề án hiệu quả, đúng kế hoạch.
Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo quy định.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng tỉnh Nghệ An; Giám đốc các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh; Thủ trưởng các đơn vị và các cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
ĐỀ ÁN
HỖ
TRỢ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VỀ NHÀ Ở THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 22/2013/QĐ-TTG NGÀY
26/4/2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4597/QĐ-UBND ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Ủy
ban Nhân dân tỉnh Nghệ An)
Phần I
CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT, MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
Nghệ An là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung bộ, có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước với 16.490,25km2, dân số 3,0 triệu người, có 01 thành phố loại I trực thuộc tỉnh, 03 thị xã, 17 huyện lỵ và có 480 đơn vị hành chính cấp xã gồm 463 xã phường và 17 thị trấn. Trải qua các cuộc kháng chiến vệ quốc ác liệt, với bản chất kiên cường, bất khuất, anh dũng của người dân Xứ Nghệ, đã có hàng vạn người con ưu tú của quê hương tham gia cách mạng, lên đường chiến đấu giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
Theo thống kê, Nghệ An có 596.000 người tham gia quân đội; 43.000 thanh niên xung phong; 150.700 dân công hỏa tuyến, dân quân du kích tham gia trong các cuộc kháng chiến. Trong đó:
- Có 45.016 liệt sỹ (Liệt sỹ chống Pháp hơn 5.000 người);
- Có 40.012 thương binh (đang trực tiếp hưởng trợ cấp: 37.173 người, không trực tiếp: 2.839 người);
- Có 11.659 bệnh binh;
- Có 879 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng (29 Mẹ còn sống);
- Có 51 Anh hùng Lực lượng vũ trang (27 người còn sống);
- Có 16.745 người bị nhiễm chất độc hóa học (10.772 người bị trực tiếp, con cái của họ 6.480 người).
Từ trước đến nay, tỉnh đã triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ về nhà ở cho người có công với cách mạng như: Quyết định số 118/TTg ngày 27/02/1996, Quyết định số 117/2007/QĐ-TTg ngày 25/7/2007, Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg ngày 03/2/2000 của Chính phủ; vận động xây dựng các “Quỹ đền ơn đáp nghĩa”,... đã hỗ trợ cải thiện nhà ở cho gần 12.500 người có công với cách mạng.
Tuy nhiên, do số lượng đối tượng chính sách lớn, việc huy động các nguồn lực có giới hạn. Nhiều đối tượng chính sách, hộ gia đình người có công với cách mạng nằm ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhà ở đã xuống cấp nhưng không có khả năng tự sửa chữa hoặc làm nhà mới.
Vì vậy, để thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ việc lập Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh Nghệ An là thật sự cần thiết và cấp bách. Với mục tiêu: Tạo điều kiện cho người có công có nhà ở ổn định, phù hợp với đạo lý dân tộc “uống nước, nhớ nguồn”.
II. CĂN CỨ ĐỂ LẬP ĐỀ ÁN
- Căn cứ Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL- UBNTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Pháp lệnh số 35/2007/PL-UBTVQH11 ngày 21/6/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công;
- Thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở;
- Căn cứ Thông tư số 09/2013/TT-BXD ngày 01/7/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở và Văn bản số 1382/BXD-QLN ngày 10/7/2013 của Bộ Xây dựng về việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở; Thông tư số 98/2013/TT-BTC ngày 24/7/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn hỗ trợ người có công với cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
- Căn cứ các số liệu thống kê về đối tượng và số liệu khảo sát về nhà ở của người có công trên địa bàn tỉnh.
III. THỰC TRẠNG NHÀ Ở CỦA NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁNH MẠNG
1. Kết quả hỗ trợ nhà ở cho người có công từ trước tới nay
- Tổng số nhà ở đã hỗ trợ: 12.443 căn;
- Tổng kinh phí đã hỗ trợ: 123.803 triệu đồng. Trong đó:
a) Hỗ trợ nhà ở cho người có công theo Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg ngày 03/02/2000 về việc hỗ trợ người hoạt động cách mạng từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 cải thiện nhà ở và Quyết định số 117/2007/QĐ-TTg ngày 25/7/2007 (sửa đổi bổ sung Quyết định số 118/TTg ngày 27/02/1996, Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg ngày 03/02/2000) của Thủ tướng Chính phủ:
+ Số người được hỗ trợ: 828 người;
+ Kinh phí đã hỗ trợ: 20,700 tỷ đồng.
b) Hỗ trợ nhà ở cho người có công từ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”:
+ Số nhà ở đã hỗ trợ: 11.615 căn (xây mới: 3.403 căn; sửa chữa: 8.212 căn);
+ Kinh phí đã hỗ trợ: 103,103 tỷ đồng (xây mới: 78,080 tỷ đồng; sửa chữa: 25,023 tỷ đồng).
2. Chất lượng nhà ở
Qua khảo sát thực trạng nhà ở của các hộ gia đình người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh, nhất là tại khu vực nông thôn, miền núi hầu hết làm bằng vật liệu thô sơ, mái lợp tôn hoặc phibro ximăng, diện tích nhỏ hẹp (khoảng trên dưới 30m2), thời hạn sử dụng ngắn, thường xuyên hư hỏng, thấm dột, không đảm bảo chất lượng sử dụng, điều kiện vệ sinh tối thiểu, có nhiều hộ nhà ở hư hỏng nặng, phải chống đỡ sử dụng tạm thời, nhưng chưa có điều kiện để xây dựng sửa chữa lại.
Một số căn nhà được xây mới hoặc sửa chữa bằng các chính sách trước đây, có thời gian sử dụng trên 05 năm đều đã xuống cấp rất cần sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước và xã hội để cải thiện nhà ở.
3. Nhận xét, đánh giá và một số bài học kinh nghiệm từ các chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công từ trước đến nay
a) Về ưu điểm:
- Các chương trình, chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng của tỉnh Nghệ An đã được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, Hộ đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, các ban ngành, đoàn thể và các cấp chính quyền. Các văn bản hướng dẫn, triển khai chính sách được thực hiện kịp thời với các cách làm phù hợp, sáng tạo.
- Các cấp, các ngành và địa phương đã xác định được việc hỗ trợ cải thiện nhà ở cho người có công với cách mạng là nhiệm vụ trọng tâm, là chương trình mục tiêu để giải quyết các chính sách xã hội. Từ đó, đã xây dựng chương trình, kế hoạch, giải pháp thực hiện xác thực phù hợp với tình hình thức tế của từng địa phương.
- Có được sự đồng thuận quan tâm chia sẻ, thể hiện lòng nhân ái, tương thân tương trợ của cộng đồng, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đóng góp để hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng cải thiện nhà ở, số lượng nhà đại đoàn kết xây dựng hàng năm tăng lên nhiều. Phát huy và khơi dậy được truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
b) Khó khăn, tồn tại và nguyên nhân:
- Nghệ An là tỉnh có nhiều đối tượng chính sách, trong khi đó điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn, địa bàn rộng, khí hậu khắc nghiệt, giao thông không thuận lợi nên việc triển khai thực hiện hỗ trợ về nhà ở cho người có công với cách mạng còn có nhiều hạn chế. Khả năng tự cải thiện nhà ở của các đối tượng chính sách không cao nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng;
- Sự vào cuộc của một số cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, đặc biệt là cấp cơ sở chưa quyết liệt, vì vậy chưa có kế hoạch và các biện pháp tập trung sự chỉ đạo tích cực đối với công tác này; Một số địa phương cơ sở chưa chú trọng đến công tác tuyên truyền vận động tổ chức huy động nguồn lực tại chỗ, còn nặng tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng.
- Phong trào vận động quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” phát triển chưa đều và rộng khắp trong các ngành các cấp, các cơ quan đơn vị và các địa bàn dân cư. Chưa có hình thức vận động phong phú phù hợp với khả năng đóng góp của nhân dân ở từng địa bàn và cơ quan tổ chức nên kết quả đạt được chưa cao;
c) Một số bài học kinh nghiệm:
- Cần có sự quan tâm, tập trung chỉ đạo, sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp và các tổ chức chính trị xã hội trong triển khai thực hiện. Việc thực hiện cơ chế, chính sách phù hợp với quy định, nhưng trong đó sự hỗ trợ của Nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
- Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, đoàn thể, cộng đồng xã hội tham gia ủng hộ, giúp đỡ, đồng thời vận động, hướng dẫn người dân tự xây dựng nhà ở cho chính mình là yếu tố quan trọng để các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đạt được hiệu quả cao.
- Trực tiếp đến từng gia đình người có công để giúp đỡ tìm ra phương án tốt nhất xây dựng nhà ở phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình và nguồn lực hỗ trợ của cộng đồng, xã hội.
- Chính quyền các cấp có sự phối hợp tích cực, chủ động với nhau để tập trung hỗ trợ cho các hộ gia đình có công với cách mạng quá khó khăn, không có thêm nguồn lực khác để cải thiện nhà.
Phần II
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA ĐỀ ÁN
I. QUAN ĐIỂM THỰC HIỆN HỖ TRỢ
- Hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước thực hiện chính sách đền ơn, đáp nghĩa thể hiện đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đảm bảo về điều kiện chỗ ở vững chắc và an toàn cho người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh.
- Các cấp ủy Đảng, chính quyền và tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị tỉnh nhà cũng như toàn xã hội phải có trách nhiệm tham gia vào thực hiện chương trình hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở.
- Thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động nguồn lực và hỗ trợ (bằng tiền, bằng vật tư nguyên liệu, công lao động…) để giải quyết theo hướng: hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà nước các cấp, đóng góp giúp đỡ của cộng đồng dân cư, các cơ quan đơn vị doanh nghiệp và bản thân hộ gia đình tự lo. Với phương châm: Cân đối nguồn lực (kinh phí, vật tư, nguyên liệu, công lao động, …) ngay tại từng địa bàn xã, phường, thị trấn và huyện, thành, thị.
II. SỐ LIỆU ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG CẦN HỖ TRỢ VỀ NHÀ Ở
Theo kết quả rà soát của 21/21 huyện, thành, thị trong tỉnh và số liệu tổng hợp của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 13.572 hộ người có công với cách mạng khó khăn về nhà ở đề nghị hỗ trợ cải thiện nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, cần phải xây mới: 6.350 căn nhà; cải tạo, sửa chữa: 7.222 căn nhà.
(Số lượng cụ thể của các đối tượng tại Phụ lục I kèm theo)
Các trường hợp thuộc diện được hỗ trợ nhưng chưa thống kê hết, sẽ tiếp tục rà soát và sẽ bổ sung vào danh sách của Đề án trong tháng 10 năm 2013 theo Thông tư số 09/2013/TT-BXD của Bộ Xây dựng.
Phấn đấu hoàn thành công tác hỗ trợ nhà ở cho 13.572 hộ người có công với cách mạng trên địa bàn toàn tỉnh trong 2 năm từ 2013 - 2014, cụ thể:
- Năm 2013: Hoàn thành việc hỗ trợ về nhà ở cho 1.018 hộ gia đình người có công với cách mạng (1.018 hộ gia đình sẽ được dự kiến hỗ trợ xây dựng nhà ở năm 2013 căn cứ theo số liệu Cục Quản lý Nhà & Thị trường Bất động sản - Bộ Xây dựng cung cấp), trong đó:
+ 713 hộ xây dựng mới nhà ở;
+ 305 hộ sửa chữa, cải tạo nhà ở.
- Năm 2014: Hoàn thành việc hỗ trợ tiếp về nhà ở cho 12.554 hộ gia đình người có công với cách mạng còn lại, trong đó:
+ 5.637 hộ xây dựng mới nhà ở;
+ 6.917 hộ sửa chữa, cải tạo nhà ở.
IV. YÊU CẦU VỀ NHÀ Ở
1. Yêu cầu về kỹ thuật chất lượng: Nhà ở của các hộ gia đình có công với cách mạng được hỗ trợ phải bảo đảm vệ sinh môi trường, bao che kín đáo, tránh được tác động xấu của khí hậu, thời tiết. Các hộ gia đình có thể sử dụng các mẫu thiết kế điển hình do Sở Xây dựng cung cấp hoặc tham khảo các mẫu nhà ở truyền thống, thông dụng tại địa phương để lựa chọn quy mô và hình thức nhà ở phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng hộ.
2. Đối với trường hợp xây nhà ở mới hoặc phá dỡ nhà cũ để xây dựng lại thì nhà ở mới phải bảo đảm tiêu chuẩn 3 cứng (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng), có diện tích sử dụng tối thiểu là 30m2 (nếu là những hộ độc thân thì có thể xây dựng nhà ở có diện tích sử dụng nhỏ hơn 30m2 nhưng không thấp hơn 24m2), có tuổi thọ từ 10 năm trở lên.
3. Đối với trường hợp nhà ở phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở thì sau khi sửa chữa phải bảo đảm tiêu chuẩn 2 cứng (khung - tường cứng, mái cứng), có tuổi thọ từ 10 năm trở lên, nhưng không yêu cầu phải đúng tiêu chuẩn về diện tích sử dụng đối với trường hợp xây nhà ở mới.
4. Đối với hộ gia đình (cá nhân) được hỗ trợ xây dựng nhà đang sống tại khu vực thường xuyên bị ngập lụt có mức ngập cao từ 1,5m trở lên tính từ nền nhà thì UBND cấp xã vận động để các hộ gia đình xây dựng một diện tích sàn tránh lũ, có diện tích tối thiểu 10m2 và có độ cao vượt mức ngập thường xuyên.
V. YÊU CẦU VỀ TỔ CHỨC XÂY DỰNG NHÀ Ở
1. Các hộ gia đình sau khi nhận được tạm ứng kinh phí hỗ trợ nhà ở theo quy định thì tự tổ chức xây dựng nhà ở. Trường hợp hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, khuyết tật...) không có khả năng tự xây dựng nhà ở thì UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức xây dựng nhà ở cho các hộ gia đình này.
2. UBND cấp xã có trách nhiệm theo dõi, giám sát và giúp đỡ từng hộ gia đình người có công với cách mạng tìm giải pháp xây dựng, cải tạo nhà ở hiệu quả nhất. Đồng thời vận động các tổ chức, đoàn thể như: Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giúp đỡ các hộ gia đình trong quá trình xây dựng, sửa chữa nhà ở, tận dụng cao nhất khả năng huy động nguồn lực từ cộng đồng và hộ gia đình về nhân công, khai thác vật liệu tại chỗ như cát, đá, sỏi, gỗ,... để giảm giá thành xây dựng.
VI. MỨC HỖ TRỢ ĐỂ LÀM NHÀ Ở
Mức hỗ trợ được quy định tại Điều 3 Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể như sau:
- Hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ đối với trường hợp hộ gia đình phải phá dỡ để xây mới nhà ở;
- Hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ đối với trường hợp hộ gia đình phải sửa chữa khung, tường và thay mái mới nhà ở.
VII. KẾ HOẠCH, KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Tổng kinh phí để thực hiện đề án: 400.432,2 triệu đồng, trong đó:
- Ngân sách Trung ương: 378.518,0 triệu đồng;
- Ngân sách tỉnh (gồm: đối ứng và chi phí quản lý): 21.914,2 triệu đồng. Phân bổ như sau:
a) Tổng kinh phí để hỗ trợ xây mới, cải tạo 13.572 căn nhà: 398.440,0 triệu đồng.
+ Số tiền hỗ trợ xây mới (6.350 căn nhà): 254.000,0 triệu đồng;
+ Số tiền hỗ trợ cải tạo, sửa chữa (7.222 căn nhà): 144.440,0 triệu đồng.
b) Chi phí quản lý cho Ban chỉ đạo các cấp (từ nguồn ngân sách tỉnh):
0,5% x 398.440,0 triệu đồng = 1.992,2 triệu đồng.
(Chi tiết tại Phụ lục I của Đề án)
Thực hiện năm 2013: Dự kiến số lượng nhà ở được hỗ trợ thực hiện trong năm 2013 là 1.018 căn nhà (xây mới: 713 nhà; sửa chữa: 305 nhà).
Tổng kinh phí để thực hiện: 34.793,1 triệu đồng, trong đó:
- Ngân sách Trung ương: 32.889,0 triệu đồng;
- Ngân sách tỉnh (gồm: đối ứng và chi phí quản lý): 1.904,1 triệu đồng. Phân bổ như sau:
a) Kinh phí để hỗ trợ xây mới, cải tạo 1.018 căn nhà: 34.620,0 triệu đồng.
+ Số tiền hỗ trợ xây mới (713 căn nhà): 28.520,0 triệu đồng;
+ Số tiền hỗ trợ cải tạo, sửa chữa (305 căn nhà): 6.100,0 triệu đồng.
b) Chi phí quản lý cho Ban chỉ đạo các cấp (từ nguồn ngân sách tỉnh):
0,5% x 34.620,0 triệu đồng= 173,1 triệu đồng.
(Chi tiết tại Phụ lục II của Đề án)
Thực hiện năm 2014: Dự kiến số lượng nhà ở được hỗ trợ thực hiện trong năm 2014 là 12.554 căn nhà (xây mới: 5.637 nhà; sửa chữa: 6.917 nhà).
Tổng kinh phí để thực hiện: 365.639,1 triệu đồng, trong đó:
- Ngân sách Trung ương: 345.629,0 triệu đồng;
- Ngân sách tỉnh (gồm: đối ứng và chi phí quản lý): 20.010,1 triệu đồng. Phân bổ như sau:
a) Kinh phí để hỗ trợ xây mới, cải tạo 12.554 căn nhà: 363.820,0 triệu đồng.
+ Số tiền hỗ trợ xây mới (5.637 căn nhà): 225.480,0 triệu đồng;
+ Số tiền hỗ trợ cải tạo, sửa chữa (6.917 căn nhà): 138.340,0 triệu đồng.
b) Chi phí quản lý cho Ban chỉ đạo các cấp (từ nguồn ngân sách tỉnh):
0,5% x 363.820 triệu đồng= 1.819,0 triệu đồng.
(Chi tiết tại Phụ lục III của Đề án)
VIII. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, tập trung tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Chính sách hỗ trợ hộ gia đình người có công khó khăn về nhà ở trên địa bàn, coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của địa phương;
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc thực hiện chính sách chăm sóc người có công. Thực hiện xã hội hóa công tác đền ơn đáp nghĩa, nhằm huy động các nguồn lực để thực hiện Đề án. Vận động các tổ chức, cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư đóng góp xây dựng, cải tạo nhà ở cho người có công với cách mạng;
3. Việc xem xét hỗ trợ người có công về nhà ở phải đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng. Tổ chức xây dựng, cải tạo nhà ở đảm bảo tiết kiệm, bền vững, phù hợp với điều kiện từng gia đình và phong tục tập quán của từng địa phương;
4. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với người có công với cách mạng khó khăn về nhà ở, không để xảy ra tiêu cực, gây thắc mắc, khiếu kiện trong nhân dân;
5. Hàng năm các địa phương phải tổ chức thống kê, nắm chắc tình hình nhà ở của người có công với cách mạng, phân loại thực trạng nhà ở, hoàn cảnh kinh tế của từng gia đình để thực hiện chính sách hỗ trợ phù hợp. Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình thức hiện Đề án và giải quyết các vấn đề phát sinh.
Phần III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁNH MẠNG TỈNH NGHỆ AN
Thành lập Ban chỉ đạo ở các cấp (tỉnh, huyện, xã):
1. Đối với cấp tỉnh
Thành phần gồm:
- Trưởng Ban: Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Phó Trưởng Ban: Lãnh đạo Sở Xây dựng (Thường trực); Văn phòng UBND tỉnh và Sở Lao động Thương binh và Xã hội;
- Các Ủy viên: Lãnh đạo các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông; Lãnh đạo các đơn vị: Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo Nghệ An, Đoàn TNCS HCM, Hội Cựu Chiến binh, UBMTTQ tỉnh.
2. Đối với cấp huyện, thành, thị (gọi chung là cấp huyện)
Thành phần gồm:
- Trưởng Ban: Lãnh đạo UBND cấp huyện;
- Phó Trưởng Ban: Lãnh đạo Phòng Công thương hoặc Phòng Quản lý đô thị (Thường trực), Lãnh đạo Phòng Lao động Thương binh và Xã hội;
- Các Ủy viên: Lãnh đạo các phòng: Tài chính Kế hoạch, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hội Phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, Huyện Đoàn..., đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện, Hội đồng nhân dân huyện, đại diện Hội cựu chiến binh huyện,...;
3. Đối với cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã)
- Trưởng Ban: Chủ tịch UBND cấp xã;
- Phó Trưởng Ban: Phó chủ tịch UBND xã (Thường trực), Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã;
Thành phần gồm: Cán bộ Địa chính Xây dựng, cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cán bộ Tài chính, …), Hội đồng nhân dân xã, Hội Cựu chiến binh xã, Đoàn TNCS HCM, …;
Trách nhiệm của Ban chỉ đạo các cấp:
- Giúp cấp ủy, chính quyền xây dựng kế hoạch thực hiện, đồng thời xây dựng quy chế, nội dung chương trình hoạt động cụ thể; phân công cho từng thành viên trực tiếp phụ trách các địa bàn dân cư để phối hợp chỉ đạo, tăng cường công tác vận động cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp để xây dựng nhà ở theo quy định;
- Có biện pháp đôn đốc thường xuyên việc tổ chức đề án ở từng cấp, định kỳ hàng quý có báo cáo kết quả lên Ban chỉ đạo và UBND cấp trên.
II. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN
1. Đối với cơ sở thôn, xóm, làng, bản, phường (gọi chung là thôn)
- Là địa bàn cơ sở trực tiếp triển khai thực hiện việc cải thiện nhà ở cho các đối tượng là người có công với cách mạng.
- Trưởng thôn tổ chức tuyên truyền phổ biến với phương châm công khai, minh bạch, đúng đối tượng tránh trùng lặp, không đúng đối tượng, thiếu đối tượng đến từng hộ dân cư trên địa bàn. Phối hợp với Ban chỉ đạo cấp xã, hướng dẫn các đối tượng đạt yêu cầu theo quy định làm đơn đề nghị hỗ trợ (theo mẫu quy định tại phụ lục số I - Thông tư số 09/2013/TT-BXD ngày 01/7/2013 của Bộ Xây dựng), tổ chức kiểm tra hiện trạng nhà ở của từng đối tượng có đơn đề nghị hỗ trợ nhà ở để xác minh vào Đơn đề nghị hỗ trợ về nhà ở, lập danh sách gửi báo cáo UBND cấp xã theo quy định.
2. Đối với UBND cấp xã
- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng cấp xã để tổ chức thực hiện hỗ trợ nhà ở;
- Tuyên truyền phổ biến các thông tin về chủ trương, chính sách Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg, phải được phát thanh trên hệ thống các loa đài và các phương tiện thông tin đại chúng ở xã để toàn thể nhân dân được biết. Niêm yết công khai danh sách và mức hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo quy định tại trụ sở UBND cấp xã;
- Tổ chức thực hiện: Chủ trì, phối hợp Trưởng thôn rà soát kiểm tra hiện trạng nhà ở của từng đối tượng có đơn đề nghị hỗ trợ nhà ở. Sau khi kiểm tra, lập danh sách các hộ gia đình trên địa bàn trình UBND cấp huyện, chủ trì tổ chức thực hiện sau khi có phê duyệt; Trực tiếp chỉ đạo, giám sát để các hộ gia đình sử dụng tiền hỗ trợ về nhà ở đúng mục đích, bảo đảm chất lượng nhà ở xây dựng mới hoặc sửa chữa theo quy định; Đôn đốc các thôn trên địa bàn mình quản lý theo đúng nội dung và tiến độ đề ra, hàng tháng có tổng hợp báo cáo UBND cấp huyện về kết quả thực hiện việc hỗ trợ về nhà ở trên địa bàn, gồm: số hộ gia đình đã được hỗ trợ, số nhà ở đã được xây dựng mới hoặc sửa chữa, số tiền hỗ trợ đã cấp cho các hộ gia đình và các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị trong quá trình thực hiện trên địa bàn. (Nội dung thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 09/2013/TT-BXD ngày 01/7/2013 của Bộ Xây dựng và Thông tư số 98/2013/TT-BTC ngày 24/7/2013 của Bộ Tài chính).
- Quy trình thực hiện như sau:
Bước 1: Lập danh sách các hộ gia đình người có công với cách mạng được hỗ trợ nhà ở trên địa bàn trên địa bàn trình UBND cấp huyện.
Bước 2: Tổ chức thực hiện rút dự toán tại KBNN huyện để tạm ứng lần đầu hoặc thanh toán kinh phí hỗ trợ cho các hộ gia đình. Mức tạm ứng cho đối tượng tối đa không vượt quá 60% mức ngân sách nhà nước hỗ trợ. Việc tạm ứng cho các hộ gia đình trên cơ sở đề nghị của từng hộ gia đình theo mẫu đề nghị tạm ứng;
Bước 3: Tổ chức việc lập Biên bản xác nhận xây dựng nhà ở hoàn thành theo giai đoạn và Biên bản xác nhận hoàn thành xây dựng nhà ở đưa vào sử dụng.
Bước 4: Lập hồ sơ hoàn công cho từng hộ gia đình được hỗ trợ nhà ở, gồm:
+ Đơn đề nghị hỗ trợ về nhà ở của hộ gia đình;
+ Biên bản xác nhận xây dựng nhà ở hoàn thành theo giai đoạn (01 bản);
+ Biên bản xác nhận hoàn thành xây dựng nhà ở đưa vào sử dụng (01 bản);
+ Các chứng từ giải ngân nguồn vốn hỗ trợ.
3. Đối với UBND cấp huyện
- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng cấp huyện để tổ chức thực hiện hỗ trợ nhà ở;
- Công bố công khai về tiêu chuẩn, đối tượng được hỗ trợ; Chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn diện trong việc rà soát xác định đối tượng người có công với cách mạng được hỗ trợ về nhà ở, tổng hợp và phê duyệt danh sách gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội xem xét gửi Sở Xây dựng để tổng hợp trình UBND tỉnh để thực hiện. Nội dung thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2013/TT-BXD ngày 01/7/2013 của Bộ Xây dựng.
- Thực hiện phân bổ kinh phí hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở và cấp kinh phí ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc giao dự toán cho Ủy ban nhân dân cấp xã theo hình thức bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới (kèm theo danh sách đối tượng được hỗ trợ về nhà ở, mức hỗ trợ từng hộ gia đình theo địa bàn từng xã) theo Thông tư số 98/2013/TT-BTC ngày 24/7/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn hỗ trợ người có công với cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở.
- Hàng tháng có tổng hợp báo cáo cho UBND tỉnh (thông qua Sở Xây dựng- cơ quan thường trực Ban chỉ đạo) kết quả thực hiện việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở của các xã trên địa bàn (gồm số hộ gia đình đã được hỗ trợ, số nhà ở đã được xây dựng mới hoặc sửa chữa, số tiền hỗ trợ đã cấp cho các hộ gia đình, số tiền huy động được từ các nguồn khác, các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị trong quá trình thực hiện);
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm trong việc thực hiện hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg và Thông tư 09/2013/TT-BXD;
- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc UBND cấp xã tổ chức triển khai thực hiện tốt Đề án trên địa bàn.
4. Đối với các cơ quan cấp tỉnh
a) Sở Xây dựng:
- Là cơ quan thường trực của tỉnh để triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ cho người có công với cách mạng về nhà ở theo Đề án này.
- Chủ trì tổ chức tập huấn, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện Đề án; tham mưu UBND tỉnh xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm trong việc thực hiện hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg.
- Tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh báo cáo tình hình và tiến độ thực hiện việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo định kỳ hàng tháng, quý và năm cho Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
b) Sở Lao động Thương binh và Xã hội:
- Hướng dẫn UBND cấp huyện tổ chức thẩm định và phê duyệt danh sách đối tượng là người có công với cách mạng được hỗ trợ về nhà ở đảm bảo đúng đối tượng thuộc diện được hỗ trợ, tổng hợp kết quả, báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Xây dựng - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo).
- Phối hợp với các Sở, ban ngành hướng dẫn, kiểm tra, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện Đề án.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xin bổ sung vốn từ ngân sách Trung ương thực hiện Đề án. Sau khi được Trung ương bổ sung, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Xây dựng tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn đối ứng và phân bổ nguồn vốn cho các địa phương thực hiện.
d) Sở Tài chính:
- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và UBND các địa phương hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn hỗ trợ theo hướng dẫn tại Thông tư số 98/2013/TT-BTC ngày 24/7/2013 của Bộ Tài chính.
- Chủ trì tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn đối ứng cho Đề án theo quy định; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn cho các địa phương thực hiện; Đồng thời báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và Bộ, ngành liên quan xem xét trình cấp có thẩm quyền bổ sung kinh phí theo quy định tại Thông tư số 98/2013/TT-BTC ngày 24/7/2013 của Bộ Tài chính.
e) Kho bạc Nhà nước:
Thực hiện việc kiểm soát thanh toán vốn đảm bảo số tiền hỗ trợ theo đúng đối tượng và mức hỗ trợ theo quy định.
f) Sở Thông tin và truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Nghệ An:
Tuyên truyền phổ biến chính sách về hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, thông tin thường xuyên về kết quả thực hiện chính sách.
g) Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh Nghệ An, Tỉnh Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu Chiến binh tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội khác:
- UBMT Tổ quốc tỉnh chủ trì, phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội khác động viên huy động nguồn lực cộng đồng, hỗ trợ xây dựng đối với gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tự xây dựng nhà ở; đồng thời thực hiện chức năng giám sát quá trình triển khai thực hiện chính sách đảm bảo đúng mục tiêu và yêu cầu.
- Tỉnh Đoàn chịu trách nhiệm chỉ đạo các cấp bộ Đoàn cơ sở tuyên truyền, phổ biến chính sách; tham gia vận động các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng ủng hộ hỗ trợ xây dựng nhà ở; chỉ đạo tổ chức Đoàn Thanh niên các địa phương có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã tổ chức và tham gia xây dựng nhà ở cho người có công với cách mạng.
- Hội cựu Chiến binh phối hợp tuyên truyền, phổ biến chính sách cho các gia đình quân nhân, tích cực vận động cộng đồng dân cư và các gia đình quân nhân thực hiện hiệu quả chính sách đảm bảo đúng mục tiêu và yêu cầu.
h) Bộ chỉ huy quân sự các lực lượng vũ trang:
Chịu trách nhiệm phối hợp với Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trong việc hỗ trợ hộ gia đình người có công với cách mạng xây dựng, sửa chữa nhà ở.
Phần IV
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở là một trong những chính sách đền ơn đáp nghĩa quan trọng của Đảng và Nhà nước đối với những người đã có công với cách mạng là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, quan trọng trong công tác chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An. Tuy được sự đồng thuận, nhất trí cao của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, song việc thực hiện Đề án sẽ gặp nhiều khó khăn vì số lượng nhà ở và nhu cầu kinh phí cần hỗ trợ rất lớn. Vì vậy, cần phải có sự tập trung chỉ đạo cao độ, vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, sự hỗ trợ mạnh mẽ của Mặt trận, đoàn thể các cấp.
Tỉnh Nghệ An là tỉnh nghèo, lại có số lượng đối tượng chính sách lớn, số lượng ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhiều, việc huy động các nguồn lực chăm sóc đời sống, nhà ở cho người có công gặp rất nhiều khó khăn. Do điều kiện khó khăn như vậy, Tỉnh Nghệ An kính đề nghị Chính phủ, Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành Trung ương quan tâm, ưu tiên bố trí kinh phí sớm và đủ để hỗ trợ kịp thời địa phương triển khai thực hiện Đề án và sớm hoàn thành Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hiệu quả, đúng kế hoạch./.
PHỤ LỤC SỐ I
(Kèm theo Quyết định số: 4597/QĐ-UBND ngày 10 tháng 10 năm 2013 của UBND tỉnh)
TỔNG HỢP NHU CẦU KINH PHÍ HỖ TRỢ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VỀỞNHÀ Ở NĂM 2013 VÀ NĂM 2014
TT |
Tên đơn vị hành chính |
SỐ HỘ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG THUỘC DIỆN ĐƯỢC HỖ TRỢ VỀ NHÀ Ở |
TỔNG KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HỖ TRỢ VỀ NHÀ Ở |
CÂN ĐỐI KINH PHÍ HỖ TRỢ GIỮA NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG VÀ NGÂN SÁCH TỈNH |
Chi phí quản lý (Ngân sách địa phương) |
|||||
Tổng số (hộ) |
Trong đó |
Tổng số |
Trong đó |
|
||||||
Số hộ được hỗ trợ để xây dựng mới nhà ở |
Số hộ được hỗ trợ để sửa chữa nhà ở |
Tổng kinh phí hỗ trợ để các hộ xây dựng mới nhà ở (40trđ/hộ) |
Tổng kinh phí hỗ trợ để các hộ sửa chữa nhà ở (20trđ/hộ) |
Tổng kinh phí hỗ trợ của Ngân sách trung ương (triệu đồng) |
Tổng kinh phí hỗ trợ của Ngân sách địa phương (triệu đồng) |
|||||
1 |
2 |
3= (4+5) |
4 |
5 |
6= (7+8) |
7= (4)*40trđ |
8= (5)*20trđ |
9= (6)*95% |
10= (6)*5% |
11= (6)*0,5% |
|
Tổng cộng |
13,572 |
6,350 |
7,222 |
398,440 |
254,000 |
144,440 |
378,518 |
19,922 |
1,992 |
1 |
Huyện Anh Sơn |
1298 |
703 |
595 |
40,020 |
28,120 |
11,900 |
38,019 |
2,001 |
200.1 |
2 |
Huyện Con Cuông |
1077 |
330 |
747 |
28,140 |
13,200 |
14,940 |
26,733 |
1,407 |
140.7 |
3 |
Thị xã Cửa Lò |
43 |
26 |
17 |
1,380 |
1,040 |
340 |
1,311 |
69 |
6.9 |
4 |
Huyện Diễn Châu |
1850 |
768 |
1082 |
52,360 |
30,720 |
21,640 |
49,742 |
2,618 |
261.8 |
5 |
Huyện Đô Lương |
567 |
355 |
212 |
18,440 |
14,200 |
4,240 |
17,518 |
922 |
92.2 |
6 |
Huyện Hưng Nguyên |
738 |
405 |
333 |
22,860 |
16,200 |
6,660 |
21,717 |
1,143 |
114.3 |
7 |
Thị xã Hoàng Mai |
225 |
150 |
75 |
7,500 |
6,000 |
1,500 |
7,125 |
375 |
37.5 |
8 |
Huyện Yên Thành |
464 |
328 |
136 |
15,840 |
13,120 |
2,720 |
15,048 |
792 |
79.2 |
9 |
Huyện Kỳ Sơn |
41 |
8 |
33 |
980 |
320 |
660 |
931 |
49 |
4.9 |
10 |
Huyện Nam Đàn |
650 |
403 |
247 |
21,060 |
16,120 |
4,940 |
20,007 |
1,053 |
105.3 |
11 |
Huyện Nghĩa Đàn |
427 |
222 |
205 |
12,980 |
8,880 |
4,100 |
12,331 |
649 |
64.9 |
12 |
Huyện Nghi Lộc |
1422 |
778 |
644 |
44,000 |
31,120 |
12,880 |
41,800 |
2,200 |
220 |
13 |
Huyện Quế Phong |
722 |
206 |
516 |
18,560 |
8,240 |
10,320 |
17,632 |
928 |
92.8 |
14 |
Huyện Quỳ Châu |
162 |
33 |
129 |
3,900 |
1,320 |
2,580 |
3,705 |
195 |
19.5 |
15 |
Huyện Quỳ Hợp |
528 |
119 |
409 |
12,940 |
4,760 |
8,180 |
12,293 |
647 |
64.7 |
16 |
Huyện Quỳnh Lưu |
603 |
466 |
137 |
21,380 |
18,640 |
2,740 |
20,311 |
1,069 |
106.9 |
17 |
Huyện Thanh Chương |
463 |
251 |
212 |
14,280 |
10,040 |
4,240 |
13,566 |
714 |
71.4 |
18 |
Huyện Tân Kỳ |
931 |
342 |
589 |
25,460 |
13,680 |
11,780 |
24,187 |
1,273 |
127.3 |
19 |
Huyện Tương Dương |
725 |
203 |
522 |
18,560 |
8,120 |
10,440 |
17,632 |
928 |
92.8 |
20 |
Thị xã Thái Hòa |
262 |
120 |
142 |
7,640 |
4,800 |
2,840 |
7,258 |
382 |
38.2 |
21 |
Thành phố Vinh |
374 |
134 |
240 |
10,160 |
5,360 |
4,800 |
9,652 |
508 |
50.8 |
PHỤ LỤC SỐ II
(Kèm theo Quyết định số: 4597/QĐ.UBND-ĐTXD ngày 10 tháng 10 năm 2013 của UBND tỉnh)
TỔNG HỢP NHU CẦU KINH PHÍ HỖ TRỢ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VỀ NHÀ Ở NĂM 2013
TT |
Tên đơn vị hành chính |
SỐ HỘ THUỘC DIỆN ĐƯỢC HỖ TRỢ VỀ NHÀ Ở |
TỔNG KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HỖ TRỢ VỀ NHÀ Ở |
CÂN ĐỐI KINH PHÍ HỖ TRỢ GIỮA NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG VÀ NGÂN SÁCH TỈNH |
Chi phí quản lý (ngân sách địa phương) |
|||||
Tổng số |
Trong đó |
Tổng số |
Trong đó |
Trong đó |
||||||
Số hộ được hỗ trợ để xây dựng mới nhà ở |
Số hộ được hỗ trợ để sửa chữa nhà ở |
Tổng kinh phí hỗ trợ để các hộ xây dựng mới nhà ở (40trđ/hộ) |
Tổng kinh phí hỗ trợ để các hộ sửa chữa nhà ở (20trđ/hộ) |
Tổng kinh phí hỗ trợ của Ngân sách TƯ (triệu đồng) |
Tổng kinh phí hỗ trợ của Ngân sách địa phương (triệu đồng) |
|||||
1 |
2 |
3= (4+5) |
4 |
5 |
6= (7+8) |
7= (4)*40trđ |
8= (5)*20trđ |
9= (6)*95% |
10= (6)*5% |
11= (6)*0,5% |
|
Tổng cộng |
1,018 |
713 |
305 |
34,620 |
28,520 |
6,100 |
32,889 |
1,731 |
173.10 |
1 |
Huyện Anh Sơn |
49 |
36 |
13 |
1,700 |
1,440 |
260 |
1,615 |
85 |
8.5 |
2 |
Huyện Con Cuông |
49 |
36 |
13 |
1,700 |
1,440 |
260 |
1,615 |
85 |
8.5 |
3 |
Thị xã Cửa Lò |
43 |
26 |
17 |
1,380 |
1,040 |
340 |
1,311 |
69 |
6.9 |
4 |
Huyện Diễn Châu |
49 |
36 |
13 |
1,700 |
1,440 |
260 |
1,615 |
85 |
8.5 |
5 |
Huyện Đô Lương |
49 |
36 |
13 |
1,700 |
1,440 |
260 |
1,615 |
85 |
8.5 |
6 |
Huyện Hưng Nguyên |
49 |
36 |
13 |
1,700 |
1,440 |
260 |
1,615 |
85 |
8.5 |
7 |
Thị xã Hoàng Mai |
48 |
35 |
13 |
1,660 |
1,400 |
260 |
1,577 |
83 |
8.3 |
8 |
Huyện Yên Thành |
48 |
35 |
13 |
1,660 |
1,400 |
260 |
1,577 |
83 |
8.3 |
9 |
Huyện Kỳ Sơn |
41 |
8 |
33 |
980 |
320 |
660 |
931 |
49 |
4.9 |
10 |
Huyện Nam Đàn |
49 |
36 |
13 |
1,700 |
1,440 |
260 |
1,615 |
85 |
8.5 |
11 |
Huyện Nghĩa Đàn |
49 |
36 |
13 |
1,700 |
1,440 |
260 |
1,615 |
85 |
8.5 |
12 |
Huyện Nghi Lộc |
49 |
36 |
13 |
1,700 |
1,440 |
260 |
1,615 |
85 |
8.5 |
13 |
Huyện Quế Phong |
49 |
36 |
13 |
1,700 |
1,440 |
260 |
1,615 |
85 |
8.5 |
14 |
Huyện Quỳ Châu |
47 |
33 |
14 |
1,600 |
1,320 |
280 |
1,520 |
80 |
8 |
15 |
Huyện Quỳ Hợp |
50 |
36 |
14 |
1,720 |
1,440 |
280 |
1,634 |
86 |
8.6 |
16 |
Huyện Quỳnh Lưu |
50 |
36 |
14 |
1,720 |
1,440 |
280 |
1,634 |
86 |
8.6 |
17 |
Huyện Thanh Chương |
50 |
36 |
14 |
1,720 |
1,440 |
280 |
1,634 |
86 |
8.6 |
18 |
Huyện Tân Kỳ |
50 |
36 |
14 |
1,720 |
1,440 |
280 |
1,634 |
86 |
8.6 |
19 |
Huyện Tương Dương |
50 |
36 |
14 |
1,720 |
1,440 |
280 |
1,634 |
86 |
8.6 |
20 |
Thị xã Thái Hòa |
50 |
36 |
14 |
1,720 |
1,440 |
280 |
1,634 |
86 |
8.6 |
21 |
Thành phố Vinh |
50 |
36 |
14 |
1,720 |
1,440 |
280 |
1,634 |
86 |
8.6 |
PHỤ LỤC SỐ III
(Kèm theo Quyết định số: 4597/QĐ-UBND ngày 10 tháng 10 năm 2013 của UBND tỉnh)
TỔNG HỢP NHU CẦU KINH PHÍ HỖ TRỢ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VỀ NHÀ Ở NĂM 2014
TT |
Tên đơn vị hành chính |
SỐ HỘ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG THUỘC DIỆN ĐƯỢC HỖ TRỢ VỀ NHÀ Ở |
TỔNG KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HỖ TRỢ VỀ NHÀ Ở |
CÂN ĐỐI KINH PHÍ HỖ TRỢ GIỮA NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG VÀ NGÂN SÁCH TỈNH |
Chi phí quản lý (Ngân sách địa phương) |
|||||
Tổng số (hộ) |
Trong đó |
Tổng số |
Trong đó |
Trong đó |
||||||
Số hộ được hỗ trợ để xây dựng mới nhà ở |
Số hộ được hỗ trợ để sửa chữa nhà ở |
Tổng kinh phí hỗ trợ để các hộ xây dựng mới nhà ở (40trđ/hộ) |
Tổng kinh phí hỗ trợ để các hộ sửa chữa nhà ở (20trđ/hộ) |
Tổng kinh phí hỗ trợ của Ngân sách trung ương (triệu đồng) |
Tổng kinh phí hỗ trợ của Ngân sách địa phương (triệu đồng) |
|||||
1 |
2 |
3= (4+5) |
4 |
5 |
6= (7+8) |
7= (4)*40trđ |
8= (5)*20trđ |
9= (6)*95% |
10= (6)*5% |
11= (6)*0,5% |
|
Tổng cộng |
12,554 |
5,637 |
6,917 |
363,820 |
225,480 |
138,340 |
345,629 |
18,191 |
1,819 |
1 |
Huyện Anh Sơn |
1,249 |
667 |
582 |
38,320 |
26,680 |
11,640 |
36,404 |
1,916 |
191.60 |
2 |
Huyện Con Cuông |
1,028 |
294 |
734 |
26,440 |
11,760 |
14,680 |
25,118 |
1,322 |
132.20 |
3 |
Thị xã Cửa Lò |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0.00 |
4 |
Huyện Diễn Châu |
1,801 |
732 |
1,069 |
50,660 |
29,280 |
21,380 |
48,127 |
2,533 |
253.30 |
5 |
Huyện Đô Lương |
518 |
319 |
199 |
16,740 |
12,760 |
3,980 |
15,903 |
837 |
83.70 |
6 |
Huyện Hưng Nguyên |
689 |
369 |
320 |
21,160 |
14,760 |
6,400 |
20,102 |
1,058 |
105.80 |
7 |
Thị xã Hoàng Mai |
177 |
115 |
62 |
5,840 |
4,600 |
1,240 |
5,548 |
292 |
29.20 |
8 |
Huyện Yên Thành |
416 |
293 |
123 |
14,180 |
11,720 |
2,460 |
13,471 |
709 |
70.90 |
9 |
Huyện Kỳ Sơn |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0.00 |
10 |
Huyện Nam Đàn |
601 |
367 |
234 |
19,360 |
14,680 |
4,680 |
18,392 |
968 |
96.80 |
11 |
Huyện Nghĩa Đàn |
378 |
186 |
192 |
11,280 |
7,440 |
3,840 |
10,716 |
564 |
56.40 |
12 |
Huyện Nghi Lộc |
1,373 |
742 |
631 |
42,300 |
29,680 |
12,620 |
40,185 |
2,115 |
211.50 |
13 |
Huyện Quế Phong |
673 |
170 |
503 |
16,860 |
6,800 |
10,060 |
16,017 |
843 |
84.30 |
14 |
Huyện Quỳ Châu |
115 |
0 |
115 |
2,300 |
0 |
2,300 |
2,185 |
115 |
11.50 |
15 |
Huyện Quỳ Hợp |
478 |
83 |
395 |
11,220 |
3,320 |
7,900 |
10,659 |
561 |
56.10 |
16 |
Huyện Quỳnh Lưu |
553 |
430 |
123 |
19,660 |
17,200 |
2,460 |
18,677 |
983 |
98.30 |
17 |
Huyện Thanh Chương |
413 |
215 |
198 |
12,560 |
8,600 |
3,960 |
11,932 |
628 |
62.80 |
18 |
Huyện Tân Kỳ |
881 |
306 |
575 |
23,740 |
12,240 |
11,500 |
22,553 |
1,187 |
118.70 |
19 |
Huyện Tương Dương |
675 |
167 |
508 |
16,840 |
6,680 |
10,160 |
15,998 |
842 |
84.20 |
20 |
Thị xã Thái Hòa |
212 |
84 |
128 |
5,920 |
3,360 |
2,560 |
5,624 |
296 |
29.60 |
21 |
Thành phố Vinh |
324 |
98 |
226 |
8,440 |
3,920 |
4,520 |
8,018 |
422 |
42.20 |