Quyết định 45/2015/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố Hồ Chí Minh
Số hiệu | 45/2015/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 10/09/2015 |
Ngày có hiệu lực | 20/09/2015 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký | Lê Thanh Liêm |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường,Văn hóa - Xã hội |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45/2015/QĐ-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 09 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
Xét đề nghị của Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố tại Tờ trình số 130/TTr-PCTT ngày 05 tháng 8 năm 2015; ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Văn bản số 3967/STP-VB ngày 31 tháng 7 năm 2015 và của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 3290/TTr-SNV ngày 28 tháng 8 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký, bãi bỏ Quyết định số 04/2011/QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, các Thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện; các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
Điều 1. Quy chế này quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc và phối hợp công tác của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố.
Điều 2. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện việc kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo, điều hành công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và tổ chức phối hợp thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn do thiên tai gây ra trên địa bàn Thành phố.
Điều 3. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố có con dấu riêng, được cấp kinh phí từ ngân sách và mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để hoạt động theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố do Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định thành lập và được kiện toàn hàng năm.
Trong Quy chế này quy định:
1. Phòng, chống thiên tai là quá trình mang tính hệ thống, bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
2. Tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ là tổng hợp các biện pháp tổ chức chỉ huy, điều hành lực lượng, phương tiện để xử lý, ngăn chặn, khắc phục tình trạng nguy hiểm do sự cố thiên tai gây ra.
3. Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45/2015/QĐ-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 09 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
Xét đề nghị của Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố tại Tờ trình số 130/TTr-PCTT ngày 05 tháng 8 năm 2015; ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Văn bản số 3967/STP-VB ngày 31 tháng 7 năm 2015 và của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 3290/TTr-SNV ngày 28 tháng 8 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký, bãi bỏ Quyết định số 04/2011/QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, các Thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện; các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
Điều 1. Quy chế này quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc và phối hợp công tác của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố.
Điều 2. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện việc kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo, điều hành công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và tổ chức phối hợp thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn do thiên tai gây ra trên địa bàn Thành phố.
Điều 3. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố có con dấu riêng, được cấp kinh phí từ ngân sách và mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để hoạt động theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố do Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định thành lập và được kiện toàn hàng năm.
Trong Quy chế này quy định:
1. Phòng, chống thiên tai là quá trình mang tính hệ thống, bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
2. Tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ là tổng hợp các biện pháp tổ chức chỉ huy, điều hành lực lượng, phương tiện để xử lý, ngăn chặn, khắc phục tình trạng nguy hiểm do sự cố thiên tai gây ra.
3. Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.
TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BAN CHỈ HUY PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN THÀNH PHỐ
1. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố gồm các thành viên:
a) Lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố làm Trưởng ban.
b) Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó Trưởng ban Thường trực.
c) Lãnh đạo Bộ Tư lệnh Thành phố làm Phó Trưởng ban phụ trách công tác tìm kiếm cứu nạn do thiên tai gây ra trên địa bàn Thành phố.
d) Lãnh đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Thành phố làm Phó Trưởng ban phụ trách công tác tìm kiếm cứu nạn do thiên tai gây ra trên biển, vùng ven biển Thành phố.
đ) Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường làm Phó Trưởng ban phụ trách công tác phòng, khắc phục hậu quả động đất, sóng thần.
e) Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó Trưởng ban phụ trách công tác phòng, chống thiên tai.
g) Các Ủy viên là lãnh đạo các sở - ngành, địa phương của Thành phố: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Công an Thành phố, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Công Thương, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa và Thể thao, Hội Chữ thập đỏ Thành phố, Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước Thành phố, Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố, Thành Đoàn, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, Đài Truyền hình Thành phố, Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố, Cảng vụ Hàng hải Thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Tổng Công ty Điện lực Thành phố-TNHH, Công ty TNHH Một thành viên Quản lý khai thác dịch vụ Thủy lợi Thành phố, Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão (Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố), Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản.
2. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố có cơ quan thường trực để kịp thời điều hành, chỉ huy, kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ của Ban:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố; Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão (trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) là Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Thành phố.
Trụ sở: số 176 Hai Bà Trưng, phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và được sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, bộ máy nhân sự của đơn vị để giúp việc. Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định thành lập Tổ giúp việc cho Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố theo đề nghị của Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố.
Điều 7. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố có nhiệm vụ và quyền hạn
1. Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn:
a) Tổ chức phổ biến, tuyên truyền và triển khai thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai.
b) Xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án, kịch bản phòng, chống và ứng phó thiên tai trên địa bàn Thành phố; tổ chức việc chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm và tổ chức diễn tập theo phương án được duyệt.
c) Tổ chức thực hiện việc lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
d) Quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng khu đô thị, điểm dân cư nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và quy hoạch sản xuất thích ứng với đặc điểm thiên tai trên địa bàn Thành phố, bảo đảm mục tiêu luôn phát triển bền vững.
đ) Kiểm tra, đôn đốc việc dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm, hóa chất xử lý nước, thuốc chữa bệnh, phòng dịch, phương tiện, vật tư và trang thiết bị theo Phương châm “4 tại chỗ” để chủ động ứng phó khi thiên tai xảy ra.
e) Xây dựng, tu bổ, nâng cấp và quản lý, bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai trên địa bàn Thành phố.
g) Tổ chức thường trực, chỉ huy công tác ứng phó thiên tai; tổng hợp, thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra.
h) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất khi xảy ra thiên tai để giảm nhẹ thiệt hại, nhanh chóng phục hồi sản xuất.
i) Tổ chức quản lý, phân phối tiền, hàng cứu trợ khẩn cấp của Nhà nước, tổ chức và cộng đồng để ổn định đời sống, phục hồi sản xuất và khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định của pháp luật.
k) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai theo thẩm quyền.
l) Tổ chức quản lý, thu - chi, sử dụng, thanh quyết toán Quỹ Phòng, chống thiên tai theo đúng quy định của pháp luật.
2. Chỉ huy ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn do thiên tai gây ra trong phạm vi địa bàn Thành phố.
3. Kiểm tra, đôn đốc các sở - ngành, đơn vị Thành phố; các cơ quan trú đóng trên địa bàn Thành phố và địa phương thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
4. Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo quy định.
5. Kịp thời thông tin, dự báo, cảnh báo tình hình thiên tai cho các địa phương, đơn vị và nhân dân. Ban hành các công điện, công văn chỉ đạo, điều hành các địa phương, đơn vị thực hiện phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
6. Xây dựng kế hoạch quản lý, trang bị, dự trữ và kiểm tra phương tiện, trang thiết bị chuyên dụng, thông dụng, vật tư, nhu yếu phẩm thiết yếu... phục vụ công tác phòng, chống, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Tham mưu và sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí cấp cho hoạt động phòng, chống, ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật. Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định việc tổ chức huy động, trưng dụng nhân lực, phương tiện, trang thiết bị của các đơn vị, địa phương trên địa bàn Thành phố và sự hỗ trợ của các cơ quan Trung ương, tỉnh bạn trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
7. Tham mưu, đề xuất các cơ quan Trung ương và Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo quy định.
8. Thực hiện các nhiệm vụ theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố.
Điều 8. Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố có nhiệm vụ và quyền hạn
1. Tham mưu giúp Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố:
a) Đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành các quyết định, chỉ thị, chỉ đạo về công tác phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn do thiên tai gây ra trên địa bàn Thành phố.
b) Phối hợp với sở - ngành, đoàn thể Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận - huyện triển khai, chỉ đạo, điều hành và thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.
c) Kiểm tra, đôn đốc, xem xét đề xuất đầu tư, sửa chữa, vận hành công trình phòng, chống thiên tai, tập huấn, diễn tập, huấn luyện và trang bị phương tiện, thiết bị phục vụ công tác phòng, chống, ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn của các địa phương, đơn vị.
d) Xây dựng kế hoạch, phương án, đề án, kịch bản phòng, chống, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; triển khai thực hiện các chế độ, chính sách, quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
đ) Đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định việc điều động, trưng dụng lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị của các đơn vị, địa phương, tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thành phố; sự hỗ trợ của các cơ quan Trung ương và tỉnh bạn để phục vụ công tác phòng, chống, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo quy định của Luật Phòng, chống thiên tai và pháp luật có liên quan.
e) Tổng hợp thiệt hại, nhu cầu cứu trợ và đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định các biện pháp và nguồn lực khắc phục hậu quả thiên tai trong phạm vi Thành phố.
g) Đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
2. Xác định, đánh giá phân vùng rủi ro thiên tai, cấp độ rủi ro thiên tai; xây dựng, cập nhật các loại bản đồ phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành phòng, chống, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Xây dựng và vận hành các công cụ hỗ trợ ra quyết định phục vụ công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
3. Triển khai kế hoạch tập huấn, huấn luyện, đào tạo, diễn tập về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; xây dựng tài liệu, phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về pháp luật và kiến thức phòng, chống thiên tai và tổ chức thực hiện sau khi được Trưởng ban phê duyệt.
4. Triển khai công tác quản lý, thu - nộp, sử dụng, quyết toán, công khai kết quả thu Quỹ và báo cáo quyết toán thu - chi Quỹ Phòng, chống thiên tai Thành phố theo quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố và các quy định của pháp luật liên quan.
5. Theo dõi, cập nhật các thông tin về tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn, thiên tai; thực hiện công tác dự báo, cảnh báo đến các đơn vị, địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống, ứng phó.
6. Thực hiện nhiệm vụ trực ban theo quy định; thường xuyên báo cáo, thông tin tình hình chỉ đạo và kết quả thực hiện công tác phòng, chống, ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả sự cố thiên tai trên địa bàn Thành phố.
7. Quản lý công văn, tài liệu; quản lý con dấu, tài sản, tài chính của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố và Quỹ Phòng, chống thiên tai Thành phố theo quy định.
8. Tham mưu phương án điều hành hồ, liên hồ để tham gia cắt lũ, giảm lũ trong phạm vi cho phép của quy trình vận hành được Thủ tướng Chính phủ quy định.
9. Chuẩn bị nội dung, chương trình, tài liệu, báo cáo phục vụ các hội nghị, hội thảo, các cuộc họp định kỳ và đột xuất của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố.
10. Cập nhật, quản lý trang thông tin điện tử của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố.
11. Được sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; phương tiện, trang thiết bị của Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão để giúp việc nhằm hoàn thành nhiệm vụ theo phân công của Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố. Cán bộ, công chức, viên chức của Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão tham gia thực hiện nhiệm vụ tại Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố được thanh toán theo chế độ kiêm nhiệm, làm thêm giờ, trực ban, công tác phí theo quy định.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố, Trưởng ban và Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố.
1. Phụ trách toàn diện công tác phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn do thiên tai gây ra trên địa bàn Thành phố.
2. Quyết định duyệt chi từ nguồn ngân sách Thành phố, Quỹ Phòng, chống thiên tai Thành phố sử dụng cho công tác phòng, chống, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
3. Quyết định việc cho phép hoặc không cho phép tàu thuyền ra khơi khi có bão, áp thấp nhiệt đới; cho học sinh nghỉ học khi có thiên tai; sơ tán, di dời dân trong vùng nguy hiểm đến nơi an toàn, vận hành các công trình hồ thủy điện Trị An và hồ thủy lợi Dầu Tiếng trong mùa lũ hàng năm theo quy định.
4. Quyết định việc điều động, trưng dụng lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị của các đơn vị, địa phương trên địa bàn Thành phố; sự hỗ trợ của các cơ quan Trung ương và tỉnh bạn để phục vụ công tác phòng, chống, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong các trường hợp khẩn cấp.
5. Chủ trì các cuộc họp của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố.
Điều 10. Phó Trưởng ban Thường trực
1. Trực tiếp chỉ đạo các tình huống khẩn cấp khi có thiên tai xảy ra trên địa bàn Thành phố. Thay mặt Trưởng ban giải quyết công việc thường xuyên; chỉ đạo, xử lý công việc khi Trưởng ban vắng mặt.
2. Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các sở - ngành, quận - huyện thực hiện các phương án, kế hoạch phòng, chống, ứng phó thiên tai. Thay mặt Trưởng ban ký công điện, công văn cảnh báo thiên tai, công văn chỉ đạo các sở - ngành, đơn vị Thành phố, quận - huyện thực hiện ứng phó thiên tai.
3. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan trình Trưởng ban duyệt chi từ ngân sách Thành phố, Quỹ Phòng, chống thiên tai Thành phố phục vụ công tác phòng, chống, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
4. Trực tiếp phụ trách và chỉ đạo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố - Cơ quan quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai Thành phố.
1. Phó Trưởng ban phụ trách công tác tìm kiếm cứu nạn do thiên tai gây ra trên địa bàn Thành phố:
a) Thay mặt Trưởng ban giải quyết công việc khi Trưởng ban vắng mặt theo lĩnh vực phụ trách.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố, Công an Thành phố, các sở - ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các quận - huyện tổ chức tìm kiếm cứu nạn khi xảy ra thiên tai.
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công.
2. Phó Trưởng ban phụ trách công tác tìm kiếm cứu nạn do thiên tai gây ra trên biển, vùng ven biển Thành phố:
a) Thay mặt Trưởng ban giải quyết công việc khi Trưởng ban vắng mặt theo lĩnh vực phụ trách.
b) Trực tiếp phụ trách công tác tìm kiếm cứu nạn khi xảy ra sự cố, tai nạn tàu thuyền trên biển, vùng ven biển do thiên tai gây ra; triển khai các biện pháp, kế hoạch, phương án đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động thủy sản trên địa bàn Thành phố khi có thiên tai.
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công.
3. Phó Trưởng ban phụ trách công tác phòng, khắc phục hậu quả động đất, sóng thần:
a) Thay mặt Trưởng ban giải quyết công việc khi Trưởng ban vắng mặt theo lĩnh vực phụ trách.
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về động đất, sóng thần và hướng dẫn sử dụng tin động đất, sóng thần nhằm nâng cao ý thức chủ động phòng, tránh, giảm nhẹ thiệt hại do động đất, sóng thần gây ra và quy hoạch sử dụng đất liên quan đến các dự án, chương trình phòng, chống thiên tai.
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công.
4. Phó Trưởng ban phụ trách công tác phòng, chống thiên tai:
a) Thay mặt Phó Trưởng ban Thường trực giải quyết công việc khi Phó Trưởng ban Thường trực vắng mặt theo lĩnh vực phụ trách.
b) Đôn đốc, điều hành Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố. Được thay mặt Phó Trưởng ban Thường trực ký công điện, công văn cảnh báo thiên tai, công văn chỉ đạo các sở - ngành, quận - huyện thực hiện ứng phó thiên tai.
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban, Phó Trưởng ban Thường trực phân công.
1. Chủ động xây dựng chương trình công tác, thực hiện các nhiệm vụ theo lĩnh vực được giao; tổ chức kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại quận - huyện được phân công phụ trách.
2. Phối hợp với các sở - ngành, Ủy ban nhân dân quận - huyện xử lý kịp thời các tình huống khẩn cấp về thiên tai. Trực tiếp cùng các đồng chí lãnh đạo địa phương được phân công phụ trách chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
NGUYÊN TẮC, CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC, PHỐI HỢP VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều 13. Cơ chế phối hợp giữa các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố
1. Công tác chỉ đạo phòng, chống, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được thực hiện theo nguyên tắc:
a) Chỉ huy thống nhất, phân công cụ thể, kịp thời, rõ ràng và sát hợp với diễn biến, tình hình thực tế.
b) Thiên tai xảy ra trên địa bàn của cấp nào thì cấp đó chủ động huy động mọi nguồn lực tại chỗ để nhanh chóng ứng phó, xử lý theo Phương châm “4 tại chỗ” ngay từ giờ đầu; tuyệt đối tránh tư tưởng chủ quan, ỷ lại. Trường hợp vượt quá khả năng tự ứng phó thì phải kịp thời báo cáo, thỉnh thị ý kiến cấp trên để được giải quyết, hỗ trợ.
c) Khi có nhiều thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố cùng tham gia ứng phó tình huống thiên tai trên cùng một địa bàn, Trưởng ban hoặc người được Trưởng ban ủy quyền là người chỉ huy cao nhất.
2. Các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố có trách nhiệm chủ động thông tin, thông báo và phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ.
Điều 14. Chế độ làm việc của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố
1. Đảm bảo chế độ họp định kỳ (01 năm/01 lần) tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong năm và triển khai kế hoạch năm tiếp theo để thảo luận, đánh giá tình hình và quyết định chương trình, kế hoạch, phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn Thành phố. Trong trường hợp khẩn cấp sẽ tổ chức họp bất thường do Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố quyết định triệu tập.
2. Giữa các kỳ họp, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố triển khai, kiểm tra, đôn đốc và giải quyết các công việc liên quan đến lĩnh vực phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn Thành phố. Đồng thời, tổng hợp thông tin tình hình cho các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố.
Điều 15. Mối quan hệ công tác của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố
1. Đối với Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ và có trách nhiệm thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định.
2. Đối với Ủy ban nhân dân Thành phố: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố chịu sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện, có trách nhiệm thực hiện chế độ thông tin báo cáo kịp thời và đề xuất, tham mưu những vấn đề liên quan đến công tác phòng, chống, ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả thiệt hại do sự cố thiên tai.
3. Đối với các sở - ngành, đơn vị Thành phố, các cơ quan đóng trên địa bàn Thành phố: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố có trách nhiệm triển khai, phối hợp, hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ được giao.
4. Đối với các quận - huyện: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố có trách nhiệm chỉ đạo triển khai, hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công tác phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
1. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố và Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố được cấp kinh phí từ nguồn ngân sách Thành phố (thông qua Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão) để đảm bảo cho các hoạt động thường xuyên theo dự toán được duyệt hàng năm.
2. Kinh phí hoạt động thường xuyên của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố và Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố gồm những nội dung sau:
a) Tổ chức hội họp; công tác phí; vật tư, văn phòng phẩm; dịch vụ công cộng, thông tin liên lạc; trực ban phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; thanh toán họp ngoài giờ cho các đại biểu tham dự để ứng phó với thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; thu thập số liệu phục vụ công tác phòng, chống thiên tai; chế độ kiêm nhiệm cho các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố và Tổ giúp việc của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố; chi phí hành chính phục vụ công tác thu Quỹ Phòng, chống thiên tai và các chế độ khác theo quy định.
b) Mua sắm tài sản, thiết bị, phương tiện, sửa chữa lớn cho Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố.
c) Khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
d) Bồi thường và thanh toán vật tư, phương tiện, nhiên liệu và chi trả thù lao cho các tổ chức, cá nhân được huy động tham gia xử lý các tình huống khẩn cấp về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn do thiên tai gây ra.
3. Nguồn kinh phí hoạt động:
Ngân sách Nhà nước cấp phục vụ cho hoạt động thường xuyên của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tại địa phương, đơn vị; cụ thể như sau:
a) Khối quận - huyện: sử dụng nguồn ngân sách quận - huyện được bố trí hàng năm. Trường hợp tình hình ngân sách quận - huyện có khó khăn, đề nghị Ủy ban nhân dân các quận - huyện có văn bản báo cáo gửi về Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, giải quyết.
b) Khối sở - ngành:
- Các sở - ngành, đơn vị: cân đối sử dụng từ nguồn kinh phí hoạt động tự chủ, nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị được cấp có thẩm quyền bố trí dự toán hàng năm.
- Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố: sử dụng từ nguồn ngân sách Nhà nước được bố trí hàng năm.
Điều 17. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố, Thủ trưởng các sở - ngành, đơn vị Thành phố và Ủy ban nhân dân các quận - huyện có trách nhiệm thực hiện Quy chế này.
Trong quá trình triển khai thực hiện có những vấn đề chưa phù hợp cần điều chỉnh, bổ sung; các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố để phối hợp với Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định.
Điều 18. Các sở - ngành, đơn vị Thành phố và Ủy ban nhân dân các quận - huyện căn cứ Quy chế này để xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tại đơn vị, địa phương./.