UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 45/2003/QĐ-UB
|
Lạng Sơn, ngày 31
tháng 12 năm 2003
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH THỦ TỤC, TRÌNH TỰ THỰC HIỆN CƠ CHẾ"MỘT
CỬA"ĐỐI VỚI LĨNH VỰC NGƯỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND các cấp ngày
26/ 11/ 2003;
Căn cứ Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày
04/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế
"Một cửa" tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
Căn cứ Pháp lệnh ngày 29/8/1994 của uỷ ban
Thường vụ Quốc hội về Ưu đãi Người có công với nước và Pháp lệnh Quy định phong
tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước " Bà mẹ Việt Nam anh hùng";
Căn cứ Nghị định số 28/CP ngày 29/4/1995 của
Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu
đãi Người có công với nước và Nghị định 176/CP ngày 20/10/1994 của Chính phủ
Quy định và hướng dẫn việc phong tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh
hùng";
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động-Thương
binh và Xã hội tại tờ trình số: 1005 TT/LĐ-TB&XH ngày 19 tháng 12 năm 2003;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định thủ tục, trình tự
thực hiện cơ chế "Một cửa" đối với lĩnh vực Người có công trên địa
bàn tỉnh Lạng Sơn.
Điều 2. Giám đốc Sở Lao đông -Thương binh và xã hội có trách nhiệm
hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/ 01/ 2004.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như điều 4,
- V.P Chính phủ,
- Bộ Nội vụ,
- Bộ LĐ-TB và XH (b/c)
- Bộ Tư pháp ,
- TT Tỉnh uỷ,
- T.T HĐND tỉnh,
- CT, PCT UBND tỉnh,
- TT BCĐ CCHC
- PVP, các tổ CV, VT
|
TM. UỶ BAN NHÂN
DÂN TỈNH LẠNG SƠN
CHỦ TỊCH
Đoàn Bá Nhiên
|
QUY ĐỊNH
THỦ TỤC, TRÌNH TỰ THỰC HIỆN CƠ CHẾ "MỘT CỬA" ĐỐI VỚI
LĨNH VỰC NGƯỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN.
(Ban hành kèm theo quyết định số: 45 /UB-QĐ ngày 31 tháng 12 năm 2003
của UBND tỉnh Lạng Sơn)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Phạm vi áp dụng
Quy định này quy định thủ tuc, trình tự giải quyết
công việc thuộc lĩnh vực chính sách Người có công với cách mạng theo cơ chế “một
cửa” trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Điều 2: Đối tượng áp dụng
gồm:
1. Cán bộ “Lão thành cách mạng”.
2. Cán bộ “Tiền khởi nghĩa”.
3. Bà mẹ “Việt Nam anh hùng”
4. Liệt sĩ, gia đình liệt sĩ.
5. Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính
sách như thương binh.
6. Người tham gia kháng chiến bị địch bắt tù
đày.
7. Người tham gia kháng chiến được tặng thưởng
huân huy chương.
8. Thanh niên xung phong.
9. Người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị
nhiễm chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam.
Chương II
THỦ TỤC, TRÌNH TỰ THỰC
HIỆN CƠ CHẾ “MỘT CỬA” ĐỐI VỚI LĨNH VỰC NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG.
Điều 3: Hồ sơ xét hưởng
chính sách người có công ( NCC ) với cách mạng:
a. Hồ sơ cán bộ “Lão thành cách mạng” theo Thông
tư liên tịch số 06/1999/TTLT/BLĐTBXH-BTCTW ngày 8/2/1999 của Liên tịch Bộ Lao động–TBXH–Ban
Tổ chức Trung ương và Nghị định số 28/CP ngày 29/4/1995 của Chính Phủ, gồm có:
a.1. Lý lịch đảng viên.
a.2. Bản xác nhận của xã, phường, thị trấn về thời
gian hoạt động cách mạng.
a.3. Quyết định công nhận là cán bộ “Lão thành
cách mạng” của Tỉnh uỷ.
b. Hồ sơ Cán bộ “Tiền khởi nghĩa” theo Thông tư
liên tịch số 06/1999/TTLT/BLĐTBXH-BTCTW ngày 8/2/1999 của liên tịch Bộ Lao động-TBXH-Ban
Tổ chức Trung ương và Nghị định số 28/CP ngày 29/4/1995 của Chính Phủ, thủ tục
hồ sơ gồm có:
b.1. Lý lịch đảng viên.
b.2. Lý lịch cán bộ, công chức.
b.3. Xác nhận của 02 người làm chứng cùng thời kỳ
hoạt động.
b.4. Biên bản hội nghị cán bộ “Lão thành cách mạng”
ở địa phương.
c. Hồ sơ Bà mẹ “Việt Nam anh hùng”: Theo Pháp lệnh
phong tặng vinh dự nhà nước bà mẹ “Việt Nam anh hùng” của Uỷ ban thường vụ quốc
hội ngày 29/8/1994, Nghị định 176/CP ngày 20/10/1994 của Chính phủ, thủ tục hồ
sơ gồm có:
c.1. Đơn đề nghị của gia đình.
c.2. Biên bản họp xét của Hội đồng xã, phường,
thị trấn.
c.3. Bản tổng hợp do UBND huyện, thành phố lập.
c.4. Tờ trình của UBND tỉnh gửi Hội đồng Thị đua
khen thưởng nhà nước.
d. Hồ sơ Liệt sĩ và gia đình liệt sĩ: Theo Nghị
định số: 28/CP ngày 29/4/1995 của Chính Phủ; Thông tư liên tịch số
16/1998/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BCA ngày 25/11/1998; Thông tư số 14/2002/TT-BLĐTBXH
ngày 11/9/2002 của Bộ Lao động – TBXH, thủ tục hồ sơ gồm có:
d.1. Đơn đề nghị của gia đình, thân nhân liệt
sĩ.
d.2. Biên bản họp hội đồng xã, phường, thị trấn.
d.3. Giấy xác nhận trường hợp hy sinh.
d.4. Giấy Báo tử đề nghị công nhận liệt sĩ.
d.5. Giấy chứng nhận tình hình thân nhân liệt
sĩ.
d.6. Phiếu xác minh mất tin, mất tích của Công
an hoặc cơ quan quân sự cấp huyện (đối với trường hợp mất tích, mất tích).
d.7. Danh sách đề nghị cấp Bằng ‘Tổ quốc ghi
công” (đối với trường hợp người hy sinh đã có phần mộ trong nghĩa trang liệt sĩ
nhưng chưa được Nhà nước công nhận).
d.8. Bản sao giấy tờ có ghi là liệt sĩ kèm xác
nhận của UBND xã (đối với trường hợp người hy sinh được ghi là liệt sĩ trong
các giấy tờ, danh sách).
đ. Hồ sơ Thương binh, bệnh binh, người hưởng
chính sách như thương binh: Theo Nghị định số: 28/CP ngày 29/4/1995 của Chính Phủ,
Thông tư liên tịch số: 16/1998/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BCA ngày 25/11/1998, thủ tục hồ
sơ gồm có:
đ.1. Giấy xác nhận trường hợp bị thương.
đ.2. Biên bản xảy ra sự việc.
đ.3. Giấy xác nhận hưởng phụ cấp lương đặc biệt
mức 100% (đối với người công tác tại vùng có phụ cấp lương đặc biệt mức 100%).
đ.4. Giấy xác nhận được giao làm nhiệm vụ quốc tế
(nếu có).
đ.5. Giấy ra viện sau khi điều trị vết thương.
đ.6. Biên bản giám định thương tật do Hội đồng
giám định Y khoa cấp.
e. Hồ sơ Người tham gia kháng chiến bị địch bắt
tù đày: Theo Điều 53, nghị định 28/CP ngày 29/4/1995 của Chính Phủ, thủ tục hồ
sơ gồm có:
e.1. Tờ khai của người bị địch bắt tù đày.
e.2. Lý lịch cán bộ hoặc lý lịch đảng viên.
e.3. Bản xác nhận của Ban liên lạc nhà tù (đối với
người bị địch bắt tù đày không thoát ly hoặc chưa phải là đảng viên).
g. Người tham gia cách mạng, tham gia kháng chiến
được tặng thưởng huân chương, huy chương: Theo Điều 57, Nghị định 28/CP ngày
29/4/1995 của Chính Phủ, thủ tục hồ sơ gồm có:
g.1. Tờ khai cá nhân.
g.2. Báo cáo tổng hợp danh sách của Ban chỉ đạo
thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công huyện, thành phố.
h. Thanh niên xung phong: Theo Thông tư số
17/2003/TTLT-BLĐTBXH-TWĐTNCSHCM ngày 9/6/2003 của Liên bộ Lao động – Thương
binh xã hội và Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, thủ tục hồ sơ gồm
có:
h.1. Bản khai của cá nhân có xác nhận của thôn,
bản khối phố.
h.2. Giấy chứng nhận thanh niên xung phong.
h.3. Biên bản xác nhận và đề nghị tại phiên họp
tập thể Hội đồng xác nhận xã, phường, thị trấn.
h.4. Giấy xác nhận và đề nghị của Huyện đoàn,
Thành đoàn thanh niên CSHCM.
h.5. Tỉnh đoàn thẩm tra xét duyệt trình Uỷ ban
nhân dân tỉnh quyết định.
i. Người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị
nhiễm chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam: Theo Quyết định
số 26/2000/QĐ-TTg ngày 23/2/2000 của Thủ tướng Chính Phủ, thủ tục, hồ sơ gồm
có:
i.1. Bản khai cá nhân.
i.2. Giấy khám sức khoẻ của cơ quan Y tế (cấp
huyện, thành phố).
i.3. Danh sách điều tra nạn nhân bị nhiễm chất độc
hóa học.
Chương III
THẨM QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM
GIẢI QUYẾT CHÍNH SÁCH NGƯỜI CÓ CÔNG ( NCC ) VỚI CÁCH MẠNG
Điều 4:
1. Công nhận là cán bộ
“Lão thành cách mạng”:
a) Ban tổ chức Tỉnh uỷ: Nhận hồ sơ từ bộ phận tiếp
nhận cấp huyện, kiểm tra đối chiếu và tổng hợp trình thường vụ Tỉnh uỷ ra quyết
định công nhận.
b) Sở Lao động – Thương binh Xã hội: Tiếp nhận
toàn bộ hồ sơ và quyết định công nhận trình Bộ Lao động – Thương binh Xã hội cấp
kinh phí chi trả trợ cấp.
c) Bộ phận tiếp nhận cấp huyện, thành phố: thực
hiện chi trả trợ cấp.
d) Thời gian giải quyết: Sau 15 ngày kể từ ngày
nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
đ) Không thu lệ phí.
2. Công nhận cán bộ “Tiền khởi nghĩa”:
a) Ban Tổ chức Tỉnh uỷ: Nhận hồ sơ từ Bộ phận tiếp
nhận cấp huyện, thành phố.
Đối với cán bộ thoát ly và không thoát ly
hoạt động cách mạng tại địa phương thuộc cấp uỷ và cơ quan địa phương quản lý
do Tỉnh uỷ xác nhận.
Đối với cán bộ thoát ly thuộc ban, bộ,
ngành, đoàn thể trung ương quản lý do Ban cán sự đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng
của bộ, ngành, đoàn thể trung ương xác nhận.
Sau khi hoàn tất hồ sơ Ban Tổ chức trình
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ra Quyết định công nhận.
b) Sở Lao động – Thương binh Xã hội: Tiếp nhận
toàn bộ hồ sơ khi đã đầy đủ thủ tục tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết
định hưởng trợ cấp đồng thời trình Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định
cấp kinh phí chi trả trợ cấp.
c) Bộ phận tiếp nhận cấp huyện, thành phố thực
hiện chi trả trợ cấp.
d) Thời gian giải quyết: sau 15 ngày khi nhận hồ
sơ đầy đủ và hợp lệ.
đ) Không thu lệ phí.
3. Bà mẹ “Việt Nam anh hùng”:
a) Bộ phận tiếp nhận cấp huyện, thành phố: Tiếp
nhận hồ sơ đề nghị từ cấp xã, phường, thị trấn.
b) Sở Lao động – TB & XH: Sau khi kiểm tra,
thẩm định hồ sơ đầy đủ trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ký duyệt đồng thời gửi Bộ Lao
động TBXH, Bộ Quốc Phòng đề nghị hiệp y, trình Hội đồng thi đua khen thưởng Nhà
nước xét quyết định. Kết quả công bố tại tỉnh để tổ chức phong tặng, truy tặng.
c) Bộ phận tiếp nhận cấp huyện, thành phố: Thực
hiện chi trả trợ cấp.
d) Thời gian giải quyết: Sau khi nhận đủ hồ sơ từ
1 đến 2 tháng.
đ) không thu lệ phí.
4. Liệt sĩ và gia đình liệt sĩ:
a). Các cấp, ngành:
a)1. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh: tiếp nhận hồ sơ do
Ban chỉ huy quân sự huyện, thành phố gửi đến đồng thời xin ý kiến Cục chính
sách - Bộ Quốc phòng để cấp giấy báo tử (đối với người hy sinh là quân đội).
a)2. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, các sở,
ban, ngành, đoàn thể chịu trách nhiệm hoàn tất hồ sơ và cấp giấy báo tử (đối với
người hy sinh là cán bộ, công nhân viên chức hoặc nhân dân).
b) Sở Lao động – TBXH: Tiếp nhận toàn bộ hồ sơ
do quân đội và các cấp, ngành chuyển đến, kiểm tra thẩm định nếu đủ điều kiện
thì trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ký duyệt trình Bộ Lao động – Thương binh &
XH trình Chính Phủ cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”. Kết quả được thông báo và chi
trả trợ cấp huyện, thành phố.
c) Bộ phận tiếp nhận cấp huyện, thành phố: Thực
hiện chi trả trợ cấp.
d) Thời gian giải quyết: 20 ngày kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ.
đ) Không thu lệ phí.
5. Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính
sách như thương binh:
a) Các cấp, ngành:
a)1. Quân đội: Toàn bộ hồ sơ và giám định thương
tật lần đầu đối với quân nhân do cơ quan quân sự giải quyết.
a)2. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, ban,
ngành, đoàn thể hoàn tất thủ tục, báo cáo UBND tỉnh xem xét cho ý kiến bằng văn
bản đồng thời cấp giấy chứng nhận bị thương (đối với cán bộ, công nhân viên chức
hoặc nhân dân).
b) Sở Lao động – TBXH: Thẩm tra, xem xét trình
và giới thiệu đến Hội đồng Giám định Y khoa để giám định mức độ thương tật, khi
có kết quả giám đốc Sở ra quyết định hưởng trợ cấp thương tật và trình Bộ lao động
– TB & XH lấy số sổ để quản lý và theo dõi. Kết quả được thông báo và chi
trả trợ cấp huyện, thành phố.
c) Bộ phận tiếp nhận cấp huyện, thành phố: Thực
hiện chi trả trợ cấp.
d) Thời gian giải quyết: sau 1 tháng kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
đ) Không thu lệ phí.
6. Người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù
đày.
a). Bộ phận tiếp nhận cấp huyện, thành phố: tiếp
nhận hồ sơ và bản tổng hợp do xã, phường, thị trấn gửi và tổ chức kiểm tra, xem
xét.
b). Sở Lao động – TB & XH: Tiếp nhận kiểm
tra, xem xét trình Giám đốc ký quyết định hưởng trợ cấp đồng thời trình Bộ Lao
động – TBXH xét duyệt cấp kinh phí.
c) Bộ phận tiếp nhận cấp huyện, thành phố: thực
hiện chi trả trợ cấp.
d). Thời gian giải quyết: sau 15 ngày kể từ ngày
nhận hồ sơ hợp lệ.
đ). Không thu lệ phí.
7. Người tham gia kháng chiến được tặng thưởng
huân huy chương.
a) Bộ phận tiếp nhận cấp huyện, thành phố: Tiếp
nhận hồ sơ do xã, phường, thị trấn gửi, tổng hợp trình Ban chỉ đạo thực hiện
Pháp lệnh người có công xét duyệt.
b) Sở Lao động – TB & XH: Tiếp nhận để kiểm
tra trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định đồng thời trình Bộ Lao động – TB
& XH cấp kinh phí chi trả.
c) Bộ phận tiếp nhận cấp huyện, thành phố: thực
hiện chi trả trợ cấp.
d) Thời gian giải quyết: sau 15 ngày kể từ ngày
tiếp nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
đ). Không thu lệ phí.
Thanh niên xung phong:
a) Tỉnh đoàn TNCSHCM: Tiếp nhận hồ sơ từ cấp huyện,
thành phố kiểm tra xem xét trình Ban liên lạc thanh niên xung phong xét duyệt
và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.
b) Sở Lao động – TBXH: Tiếp nhận hồ sơ, danh
sách từ Tỉnh đoàn TNCSHCM để tổng hợp trình Bộ lao động – TBXH xét duyệt cấp
kinh phí.
c) Bộ phận tiếp nhận cấp huyện, thành phố: thực
hiện chi trả trợ cấp.
d) Thời gian giải quyết: sau 15 ngày kể từ ngày
tiếp nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
đ). Không thu lệ phí.
Người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá
học:
a) Bộ phận tiếp nhận cấp huyện, thành phố: Tiếp
nhận hồ sơ từ cấp xã, phường, thị trấn để tổng hợp.
b) Sở Lao động – TB & XH: Tiếp nhận kiểm
tra, xem xét trình liên ngành (Sở Lao động – TBXH – Sở Tài chính ) xét duyệt,
trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định, báo cáo Bộ Lao động – TB&XH cấp kinh
phí chi trả.
c) Bộ phận tiếp nhận cấp huyện, thành phố thực
hiện chi trả trợ cấp.
d) Thời gian giải quyết: sau 15 ngày kể từ ngày
tiếp nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
đ). Không thu lệ phí.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 5: Các cơ quan, Ban, ngành, đoàn thể, các hội, các huyện ,
thành phố có trách nhiệm kiểm tra, xem xét xác nhận đúng đối tượng, hướng dẫn,
tiếp nhận hồ sơ giải quyết chính sách người có công theo quy định này; Phối hợp
với cơ quan chuyên môn để giải quyết chính sách người có công cho tổ chức và công
dân kịp thời đúng quy định.
Sở Lao động – Thương binh và xã hội có trách nhiệm
giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và tổ chức thực hiện Quy
định này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh
xem xét, giải quyết hoặc sửa đổi, bổ sung quy định cho phù hợp.