ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 440/2016/QĐ-UBND
|
Hải Phòng, ngày 18 tháng 03 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ PHÂN CẤP, QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ CÔNG ĐỐI VỚI CÁC QUẬN, HUYỆN
THUỘC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước
ngày 16/12/2002;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày
18/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP
ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 77/2015/NĐ-CP
ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư
công trung hạn và hàng năm;
Căn cứ Nghị định số 136/2015/NĐ-CP
ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư
công;
Căn cứ Quyết định số
40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát
triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;
Thực hiện ý kiến của Thường trực Hội
đồng nhân dân thành phố tại Công văn số 05/HĐND-CTHĐND ngày 12/01/2016 về Quy
chế tạm thời phân cấp quản lý vốn đầu tư công đối với các quận, huyện và phân bổ
vốn đầu tư công năm 2016 (đợt 1);
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu
tư tại Công văn số 164/KHĐT-TH ngày 01/02/2016, Công văn số 305/KHĐT-TH ngày
07/3/2016 về việc bổ sung, hoàn thiện Quy chế phân cấp quản lý vốn đầu tư công
đối với các quận, huyện, của Sở Tư pháp tại Báo cáo thẩm định số 07/BCTĐ-STP
ngày 01/3/2016 và Báo cáo thẩm định số 09/BCTĐ-STP ngày 16/3/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phân cấp,
quản lý vốn đầu tư công đối với các quận, huyện thuộc thành phố Hải Phòng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ
ngày ký và được áp dụng cho kế hoạch đầu tư công của các quận, huyện năm 2016.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám
đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước thành phố;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có
liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Chính phủ;
- Bộ KHĐT,
Bộ TP;
- TTTU, TT HĐND, Đoàn
ĐBQH HP;
- CT, các PCT UBND TP;
- Như Điều 3;
- Sở TP;
- Cổng TTĐT TP, Công
báo TP;
- CPVP;
- Các CV;
- Lưu VT.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH
PHỐ
CHỦ TỊCH
Lê Văn Thành
|
QUY CHẾ
PHÂN
CẤP, QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ CÔNG ĐỐI VỚI CÁC QUẬN, HUYỆN THUỘC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số
440/QĐ-UBND ngày 18/3/2016 của Ủy
ban nhân dân thành phố)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Quy chế này quy định một số nội dung
về phân cấp, quản lý vốn đầu tư công đối với các quận, huyện thuộc thành phố Hải
Phòng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các dự án do Ủy ban nhân dân thành
phố quyết định đầu tư, trừ các dự án đã được Hội đồng nhân dân thành phố phê
duyệt là dự án trọng điểm của thành phố hàng năm.
2. Các dự án do Ủy ban nhân dân cấp
huyện quyết định đầu tư theo thẩm quyền, trong đó bao gồm cả các dự án thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Điều 3. Nguyên
tắc phân cấp, quản lý vốn đầu tư công
1. Khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải,
thiếu hiệu quả, chấm dứt cơ chế xin - cho, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực
trong việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư công. Đảm bảo minh bạch, công bằng trong
phân bổ vốn đầu tư công.
2. Phân cấp triệt để cho các địa
phương trong việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư công. Tạo sự chủ động, linh hoạt
cho các địa phương trong việc thực hiện mục tiêu của địa phương cũng như góp phần
hoàn thành mục tiêu chung của thành phố.
3. Phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư
công.
4. Đảm bảo sự kiểm tra, giám sát chặt
chẽ của các ngành chức năng đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc thực
hiện quy định của pháp luật hiện hành về quản lý, sử dụng
vốn đầu tư công và các quy định nêu tại Quy chế này.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Phân cấp
quản lý vốn đầu tư công
1. Căn cứ các quy định hiện hành về
quản lý ngân sách nhà nước, quản lý đầu
tư công, Kế hoạch đầu tư công thành phố năm 2016 đã được
thông qua và điều kiện cụ thể của các địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
thành phố quyết định giao, điều chỉnh tổng mức vốn đầu tư công cho từng địa phương theo từng nguồn vốn.
2. Căn cứ
tổng mức vốn đầu tư
công được giao, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận,
huyện quyết định giao, điều chỉnh chi tiết vốn đầu tư công cho các dự án đầu
tư công thuộc đối tượng áp dụng của Quy chế này. Đối với
các dự án đầu tư công đã giao cho các Sở, Ban, ngành thành phố và các đơn vị trực
thuộc làm chủ đầu tư: Dự án triển
khai tại địa phương nào sẽ do địa phương đó chịu trách nhiệm xem xét bố trí vốn
đầu tư công.
3. Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các quận, huyện không phân bổ vốn đầu tư hỗ trợ từ ngân sách thành
phố cho các dự án do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định đầu tư.
Điều 5. Quản lý vốn
đầu tư công
1. Việc giao, điều chỉnh chi tiết vốn đầu tư công của địa phương không vượt quá mức vốn
đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố giao cho từng địa
phương.
2. Chỉ giao, điều chỉnh chi tiết vốn
đầu tư công cho các dự án đã đủ thủ tục đầu tư và đủ điều kiện
được bố trí kế hoạch vốn theo quy định tại Điều 16 Điều 56 Luật Đầu tư công; Điều
27 Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm;
Nghị quyết số 81/NQ-CP ngày 02/12/2015 của Chính phủ về phiên họp
Chính phủ thường kỳ tháng 11/2015; hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 10638/BKHĐT-TH ngày 30/11/2015 về phân bổ vốn năm
2016 cho các dự án khởi công mới, cụ thể như sau:
a) Các dự án đã được cấp có thẩm quyền
quyết định đầu tư trước ngày Luật Đầu tư công có hiệu lực và được giao vốn thực
hiện từ kế hoạch đầu tư công năm 2015 trở về trước.
b) Các dự án đã được cấp có thẩm quyền
quyết định đầu tư trước ngày Luật Đầu tư công có hiệu lực,
đến hết kế hoạch năm 2015 chưa được cấp có thẩm quyền bố trí vốn đầu tư để thực
hiện dự án nhưng đã thực hiện việc lập, thẩm định và được quyết định chủ trương
đầu tư đến ngày 31/3/2016 theo đúng trình tự và thủ tục quy định. Riêng đối với
các trường hợp phải phê duyệt lại quyết định đầu tư (có chủ
trương đầu tư khác với quyết định đầu tư đã được phê duyệt trước đây) đã hoàn
thành việc phê duyệt quyết định đầu tư đến ngày 31/3/2016 theo đúng trình tự và
thủ tục quy định.
c) Các dự án sau thời điểm Luật Đầu
tư công có hiệu lực đã thực hiện việc lập, thẩm định, quyết
định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư dự án đến ngày 31/3/2016 theo đúng
trình tự và thủ tục quy định.
3. Việc giao, điều chỉnh chi tiết vốn
đầu tư công năm 2016 phải thực hiện theo nguyên tắc, thứ tự ưu tiên theo quy định
tại Điều 54, Điều 60, Điều 61, Điều 62, Điều 106 Luật Đầu
tư công; Điều 6, Điều 13, Điều 29 Nghị định số 77/2015/NĐ-CP của Chính phủ; Nghị
quyết số 23/NQ-HĐND ngày 18/12/2015 của Hội đồng nhân dân
thành phố về kế hoạch đầu tư công thành phố năm 2016, Chỉ
thị số 20/CT-UBND ngày 02/11/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân thành phố về việc tăng cường các biện pháp xử lý nợ đọng
xây dựng cơ bản nguồn vốn đầu tư công và một số quy định khác, cụ thể như sau:
a) Nguyên tắc giao, điều chỉnh chi tiết vốn đầu tư công.
- Bố trí tối thiểu 30% tổng vốn đã được
giao để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản, trong trường hợp nợ đọng xây dựng cơ bản
thấp hơn 30% tổng vốn đã được giao phải
bố trí vốn thanh toán dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản. Chỉ
được bố trí vốn kế hoạch đầu tư công để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản phát
sinh trước ngày 01/01/2015.
- Đối với vốn đầu tư hỗ trợ từ ngân
sách thành phố: Bố trí tối thiểu 50% vốn đầu tư hỗ trợ từ ngân sách thành phố
cho các dự án do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định đầu tư.
- Ưu tiên bố trí vốn cho các dự án
thuộc các ngành, lĩnh vực thiết yếu, giải quyết nhiều kiến nghị của cử tri, gồm:
Y tế, giáo dục, giao thông vận tải.
- Thời gian bố trí
vốn để hoàn thành dự án theo tiến độ thực hiện được cấp có thẩm quyền quyết định
nhưng không vượt quá thời gian bố trí vốn tối đa theo quy định tại khoản 2 Điều
13 Nghị định số 77/2015/NĐ-CP, trong đó đối với dự án nhóm B có tổng mức đầu tư
trên 800 tỷ đồng: không quá 8 năm, dự án nhóm B có tổng mức đầu tư dưới 800 tỷ
đồng: không quá 05 năm, dự án nhóm C: không quá 03 năm.
Trường hợp đặc biệt vì lý do khách
quan bất khả kháng, không bố trí đủ vốn theo thời gian quy định nêu trên, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định kéo dài thời gian bố trí vốn đối với các dự
án nhóm B, C thuộc đối tượng điều chỉnh của Quy chế này
theo thẩm quyền và sử dụng toàn bộ vốn cân đối ngân sách địa phương, vốn từ nguồn
thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương và các
khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư.
- Bố trí đủ vốn chuẩn bị đầu tư cho
các dự án do cấp mình quản lý để lập, thẩm định, quyết định
chủ trương đầu tư và quyết định dự án đầu tư công theo quy
định.
b) Thứ tự ưu tiên trong giao, điều chỉnh
chi tiết vốn đầu tư công.
- Trong từng ngành, lĩnh vực việc bố trí vốn cho các dự án thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau:
+ Dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa
vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn; dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2016.
+ Bố trí vốn đối ứng cho các dự án thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo quy định hiện
hành.
+ Dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến
độ được phê duyệt.
+ Dự án khởi công mới đáp ứng yêu cầu
quy định tại khoản 2 Điều này.
+ Dự án dự kiến khởi công mới trong
giai đoạn 2016 - 2020 (đảm bảo bố trí đủ vốn chuẩn bị đầu tư).
- Trong từng dự án, việc bố trí
và giải ngân kế hoạch vốn phải thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau:
+ Hoàn trả các khoản ứng trước vốn đầu
tư.
+ Thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản.
Các địa phương không được yêu cầu nhà thầu tự bỏ vốn chuẩn bị đầu tư, thực hiện
dự án khi chưa được bố trí vốn, đảm bảo không phát sinh
thêm nợ đọng xây dựng cơ bản so với số liệu nợ đọng đã được Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư xác định đến thời điểm
31/12/2014.
+ Bố trí kế hoạch vốn cho khối lượng
mới theo tiến độ đã được phê duyệt.
4. Sau khi đã phân bổ kế hoạch vốn đầu
tư công năm 2016 cho các dự án đã đủ thủ tục đầu tư theo quy định hiện hành, nếu
các địa phương không phân bổ hết số vốn đã được giao, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng
hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố thu hồi số vốn còn
dư để bố trí cho các nhu cầu khác của thành phố.
Điều 6. Xử lý đối
với các dự án chưa đủ thủ tục đầu tư
Các địa phương rà soát, hoàn chỉnh thủ
tục đầu tư cho các dự án dự kiến bố trí vốn đầu tư công năm 2016 theo đúng hướng
dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số
10638/BKHĐT-TH ngày 30/11/2015 về phân bổ vốn năm 2016 cho các dự án khởi công
mới. Tuyệt đối không bố trí vốn đầu tư công năm 2016 cho các dự án chưa đủ thủ
tục đầu tư.
Điều 7. Xử lý đối với các dự án
đủ thủ tục đầu tư nhưng không được bố trí vốn năm 2016
Các địa phương rà soát, đánh giá khả
năng hoàn thiện, mức độ hiệu quả của từng dự án thuộc thẩm quyền quản lý nhưng
không được bố trí vốn năm 2016, từ đó thực hiện các giải pháp xử lý như sau:
a) Rà soát, xem xét phương án điều chỉnh
giảm quy mô đầu tư phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn. Đối với những dự án
có khả năng khai thác từng phần thì hoàn thiện đưa vào sử
dụng từng hạng mục theo khả năng nguồn vốn cho phép; các hạng mục còn lại phải
kiên quyết đình hoãn.
b) Đối với những dự án dở dang khác,
xem xét khả năng chuyển đổi hình thức đầu tư, dừng việc đầu tư từ
ngân sách nhà nước, đẩy mạnh huy động các nguồn vốn đầu tư
ngoài ngân sách nhà nước để tiếp tục thực hiện dự án hoặc chấm dứt thực hiện dự
án.
Điều 8. Chế độ
báo cáo, kiểm tra tình hình phân bổ, quản lý, sử dụng vốn đầu tư công của các
quận, huyện năm 2016
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận,
huyện:
a) Quyết định phân bổ chi tiết vốn đầu
tư công của địa phương mình và gửi Quyết định kèm danh mục phân bổ chi tiết vốn
để báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố,
gửi về Sở Kế
hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước thành phố chậm nhất
sau 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quyết định.
b) Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch
vốn đầu tư công định kỳ và đột xuất theo quy định hiện
hành và theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài
chính căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, có
trách nhiệm rà soát, kiểm tra kế hoạch phân bổ chi tiết vốn đầu tư công của các
quận, huyện theo kế hoạch thường xuyên hoặc đột xuất kịp
thời báo cáo Ủy
ban nhân dân thành phố chân chính, xử lý các sai phạm (nếu có).
3. Kho bạc Nhà nước thành phố tổ chức
thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi theo quy định hiện hành, có quyền và trách nhiệm
từ chối thanh toán cho các trường hợp không thực hiện đúng quy định tại Quy chế
này và báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.
Điều 9. Điều khoản
chuyển tiếp
Chuyển giao các dự án đầu tư công do các Sở, Ban, ngành thành phố và các đơn vị trực
thuộc Sở, Ban, ngành thành phố làm chủ đầu tư (trừ các dự án đã
được Hội đồng nhân dân thành phố phê
duyệt là dự án trọng điểm của thành phố hàng năm) cho Ủy ban nhân dân các quận, huyện làm chủ đầu tư và chịu trách nhiệm xem xét, bố trí vốn đầu tư công để triển khai thực hiện
các dự án này.
Điều 10. Tổ chức
thực hiện
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận,
huyện chịu trách nhiệm toàn diện về:
a) Giao, điều chỉnh và tổ chức thực
hiện kế hoạch đầu tư công của địa phương mình theo đúng các quy định của pháp
luật hiện hành, quy định tại Quy chế này và phù hợp với mục tiêu, nhu cầu của địa
phương, trong đó đảm bảo giải quyết tốt các vấn đề bức xúc của địa phương.
b) Quyết định đầu tư các dự án đầu tư
công theo thẩm quyền.
c) Tổ chức thực hiện dự án theo tiến
độ và đảm bảo chất lượng công trình theo quy định.
2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính căn cứ chức năng nhiệm
vụ, quyền hạn được giao: Hướng dẫn, kiểm tra các địa phương thực hiện phân bổ, quản lý vốn đầu tư công năm
2016; hướng dẫn quy trình, thủ tục bàn
giao các dự án đầu tư đang thực hiện dở dang, các dự án đang đề xuất chủ trương
đầu tư từ các Sở, Ban, ngành thành phố và các đơn vị trực thuộc Sở, Ban ngành
thành phố về Ủy ban nhân dân các quận, huyện làm chủ đầu
tư.
3. Giao Sơ Tài
chính, Kho bạc Nhà nước thành phố ban hành văn bản hướng dẫn về quy trình, thủ tục, hồ sơ thanh toán, quyết
toán vốn đầu tư công của các quận, huyện, đảm bảo thực hiện
được ngay khi Quy chế được ban hành.
4. Ủy ban nhân
dân thành phố khuyến khích các địa phương tăng thu ngân
sách để bổ sung vốn đầu tư công từ nguồn vượt thu ngân sách theo quy định.
Giao Sở Tài
chính chủ trì cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất việc bổ sung vốn đầu tư công từ
nguồn tăng thu cho các địa phương thực hiện vượt dự toán thu ngân sách được
giao, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố để trình Hội đồng nhân dân thành phố xem xét, quyết định.
5. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ
quan đầu mối, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố tình hình thực hiện
Quy chế; chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính báo cáo Ủy ban
nhân dân thành phố xem xét, quyết định việc bổ sung vốn đầu tư công cho từng quận,
huyện theo các quy định hiện hành./.