ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 4397/QĐ-UBND
|
Đồng Nai, ngày 31 tháng 12 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN THỐNG NHẤT
ĐẾN NĂM 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP
ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;
Căn cứ Quyết định số 734/QĐ-TTg ngày 27/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2025;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch
và Đầu tư và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thống
Nhất,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội huyện Thống Nhất đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm phát triển
- Tranh thủ các cơ hội, phát huy lợi thế, huy động mọi nguồn lực để khai thác có
hiệu quả cao, bền vững các tiềm năng, thế mạnh vào phát triển kinh tế - xã hội;
Tập trung phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, đồng thời thu hút đầu tư phát
triển các ngành công nghiệp phù hợp, kết hợp với phát triển
dịch vụ du lịch đồng bộ để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.
- Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ để sớm đáp ứng bộ tiêu chí
nâng cao về xây dựng nông thôn mới của tỉnh; tăng cường
đào tạo và tổ chức sử dụng hợp lý nguồn lao động ở địa phương để vừa đáp ứng
yêu cầu phát triển các ngành kinh tế mũi
nhọn vừa chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu lao động, giảm dần mức độ chênh lệch giữa
các khu vực.
- Tăng trưởng kinh tế cao gắn với
công bằng xã hội, phát triển đồng bộ các lĩnh vực văn hóa xã hội, trên cơ sở ưu
tiên phát triển giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, giảm
nghèo bền vững... Có lộ trình phát triển hợp lý giữa các tiểu vùng để tránh đầu tư dàn trải nhằm nâng cao hiệu
quả đầu tư.
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển
kinh tế - xã hội với đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ tài nguyên, môi trường
sinh thái ổn định và bền vững. Tăng cường hợp tác phát triển với các địa phương
trong và ngoài tỉnh. Thực hiện tốt các chính sách tôn
giáo, dân tộc nhằm củng cố khối đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ tổ quốc.
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển
kinh tế - xã hội với xây dựng nông thôn mới, không ngừng nâng cao đời sống vật chất - tinh thần của người dân, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây
dựng và hoàn thiện, môi trường tự nhiên được bảo vệ và từng bước cải thiện.
2. Mục tiêu phát triển
Phát huy lợi thế và mọi nguồn lực
phát triển nhanh và bền vững về kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng -an ninh,
chăm lo phát triển toàn diện về văn
hóa xã hội, đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường, nâng cao mọi mặt đời sống của nhân dân.
Mục
tiêu cụ thể:
a) Về
kinh tế:
- Giá trị sản xuất ngành Nông-lâm-thủy
tăng bình quân hàng năm 4,9%.
- Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp-xây
dựng tăng bình quân hàng năm 27%.
- Giá trị sản xuất ngành Dịch vụ tăng
bình quân hàng năm 19%.
- Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa
bàn huyện giai đoạn 2016-2020 khoảng 13-14 ngàn tỷ đồng.
- Thu ngân sách
đạt dự toán được giao.
- Đến năm 2020,
có trên 60% xã đạt chuẩn nông thôn mới theo bộ tiêu chí nâng cao của tỉnh.
b) Về
xã hội:
- Đến năm 2020, giảm tỷ lệ tăng dân
số tự nhiên xuống dưới 1%; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh
dưỡng về chiều cao dưới 20,5% và cân nặng dưới 9,5%; tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng đủ 8 loại vắc xin đạt 99%.
- Đến năm 2020: có 05 bác sỹ/vạn dân;
15 giường bệnh/vạn dân; 100% trạm y tế có bác sỹ phục vụ tại
chỗ; có 90% dân số tham gia bảo hiểm y tế (trong đó
bảo hiểm y tế học sinh đạt trên 95%).
- Đến năm 2020 có 50% trường mầm non,
55% trường tiểu học, 65% trường trung học cơ sở, 80% trường trung học phổ thông
đạt chuẩn quốc gia.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2020
còn dưới 1% (theo chuẩn nghèo của tỉnh giai đoạn 2016-2020)
- Bình quân mỗi năm giải quyết việc
làm mới cho khoảng 3.000 lao động và đào tạo nghề theo nhu cầu thực tế.
- Duy trì trên 98% “gia đình đạt chuẩn văn hóa”; trên 95% “ấp đạt chuẩn văn hóa”; 100% cơ quan, đơn vị có đời sống văn hóa tốt.
c) Về
môi trường:
- Đến năm 2020
thu gom và xử lý 100% chất thải y tế, rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công
nghiệp không nguy hại, chất thải nguy hại.
- Duy trì ổn định tỷ lệ đất được che
phủ cây xanh đạt trên 55%.
- Đến năm 2020 có 80% hộ dân nông
thôn được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia.
3. Các nhiệm vụ đột phá trong phát
triển kinh tế - xã hội
- Tập trung phát triển nông nghiệp,
nông thôn theo hướng tăng năng suất, chất lượng, giá trị, trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và đẩy
nhanh thực hiện có hiệu quả chuỗi sản xuất-chế biến-tiêu thụ; thực hiện tốt
chương trình nông thôn mới.
- Thu hút và khuyến khích các nhà đầu
tư, các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn, góp
phần tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của địa phương
theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục
hành chính theo hướng xây dựng nền hành chính hiện đại; xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức có đủ phẩm chất đạo đức và
trình độ năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển.
4. Định hướng phát triển các ngành
và lĩnh vực
a. Ngành nông nghiệp:
- Phát triển theo định hướng ngành
nông nghiệp xanh, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng và hiệu quả.
Trong đó:
Lĩnh vực trồng trọt chú trọng phát
triển nông nghiệp theo hướng sạch, ứng dụng công nghệ sinh học, tập trung xây dựng
các cánh đồng lớn, vùng chuyên canh, phát triển các mô
hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa liên kết các khâu từ sản
xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản.
Lĩnh vực chăn nuôi, tiếp tục đầu tư hạ tầng các vùng quy hoạch chăn nuôi và
giết mổ tập trung, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại trong các vùng
khuyến khích phát triển chăn nuôi với công nghệ tiên tiến, an toàn dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường; Tăng cường công tác
thông tin thị trường, tìm kiếm đối tác chế biến, tiêu thụ,
xuất khẩu nông sản cho nông dân; Duy trì, ổn định diện tích rừng, bảo vệ diện
tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn.
- Tập trung các nguồn lực, trong đó
quan tâm huy động vốn xã hội hóa để đầu tư cho khu vực nông thôn, nhất là nội
dung công nghiệp hóa nông nghiệp và xây dựng mô hình nông thôn mới.
b. Ngành công nghiệp
- Phát triển công nghiệp trên địa bàn
huyện theo định hướng tăng trưởng xanh và bền vững.
Tập trung phát triển KCN Dầu Giây,
KCN Gia Kiệm và các khu, cụm công nghiệp, làng nghề theo quy hoạch; Khuyến
khích phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và doanh nghiệp đầu
tư vào khu vực nông thôn; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sử dụng
nguyên liệu tại chỗ và lao động địa phương, ngành nghề ít
ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp nông
thôn, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm gắn với vùng
nguyên liệu và liên kết chuỗi giá trị
sản phẩm; Khuyến khích các doanh nghiệp
tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản
phẩm, tăng khả năng cạnh tranh.
Chuẩn bị nguồn nhân lực cho phát triển
công nghiệp thông qua việc phát triển đa dạng các loại hình đào tạo và nhu cầu
thực tế, chủ động tham gia vào quá trình phân công lao động
khu vực và quốc tế.
- Về xây dựng:
huy động các nguồn lực đầu tư hiệu quả các công trình hạ tầng
xã hội, mạng lưới điểm dân cư nông thôn và dịch vụ nâng
cao chất lượng cuộc sống người dân;
trong đó ưu tiên đầu tư, nâng cấp các
công trình cấp nước sạch phục vụ dân sinh và các thiết chế
văn hóa phục vụ người lao động.
Xây dựng thị trấn trung tâm huyện tại
Dầu Giây là thị trấn huyện lỵ, trung tâm chính trị-xã hội
và kinh tế - kỹ thuật an ninh quốc phòng
của huyện.
Huy động các nguồn vốn xã hội cho
phát triển quỹ nhà ở, tập trung xây dựng các khu nhà ở, phát triển dịch vụ nhà ở cho người lao động có thu nhập thấp ở các khu vực tập trung dân cư; Hình thành các cụm, tuyến dân cư nông thôn với hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ đáp ứng ngày càng
tốt hơn nhu cầu của người dân, trong đó quan tâm thực hiện các chương trình hỗ
trợ, tạo điều kiện cho người có công, người
nghèo, đồng bào dân tộc được cải thiện nhà ở.
c. Ngành dịch vụ
- Phát triển tổng hợp các ngành dịch vụ đảm bảo các dịch vụ cơ bản phục
vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và đời sống người dân, trong đó chú trọng phát triển các dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp, dịch vụ
phục vụ sản xuất công nghiệp và đời sống công nhân tại các khu công nghiệp, cụm
công nghiệp, làng nghề...
- Dịch vụ thương mại: bên cạnh hoàn
thiện mạng lưới chợ, đại lý, cửa hàng, trạm xăng dầu...,
phát triển hệ thống phân phối hiện đại như Trung tân thương mại, siêu thị, cửa
hàng tiện ích tại thị trấn và các khu dân cư tập trung; tăng
cường hợp tác liên kết mở rộng thị
trường nông sản, cung ứng vật tư, thiết bị nông nghiệp; tăng cường các hoạt động
giao thương, hội nghị, hội chợ, triển lãm tạo điều kiện cho nông dân và doanh nghiệp mở rộng thị trường, tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng
sản phẩm trong nước và quốc tế.
- Dịch vụ bất động sản: Phát triển
nhà ở với các loại hình thích hợp, nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân, ưu tiên nhà ở phục vụ cho công tác tái định cư, nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp.
- Dịch vụ vận tải: Đẩy mạnh công tác
xã hội hóa đầu tư bến đậu xe, kho bãi, trạm dừng chân gắn với phát triển hệ thống vận tải công cộng, dịch vụ vận tải vận chuyển hành khách chất lượng cao, dịch vụ logistics... đáp ứng nhu cầu
vận chuyển hành khách, vận chuyển nông sản và hàng hóa phục vụ sản xuất và dân sinh.
- Dịch vụ bưu chính viễn thông: Phát
triển hạ tầng truyền dẫn, phát sóng với công nghệ tiên tiến, độ bao phủ rộng, đồng
bộ, hiệu quả, thống nhất về tiêu chuẩn và công nghệ, đảm bảo
chuyển tải được các dịch vụ phát thanh, truyền hình viễn
thông, công nghệ thông tin đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất, sinh hoạt, quốc phòng an ninh.
- Dịch vụ tư vấn: Phát triển đa dạng
các loại hình dịch vụ tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, việc làm, pháp
lý, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ....
- Dịch vụ du lịch: Huy động nguồn lực
đầu tư xây dựng và khai thác có hiệu quả các khu, điểm du lịch
tại các khu vực quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn huyện.
d. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội
- Văn hóa - thể
dục thể thao: Hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa thể thao các cấp; Tăng cường
giữ gìn và phát huy các di tích văn hóa - lịch sử, bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc, nhất là đối với các làng dân tộc thiểu số; nâng cao Chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đi vào chiều sâu, có tính thiết thực và hiệu quả.
- Giáo dục - đào tạo: Huy động các
nguồn lực đầu tư mới, nâng cấp, sửa
chữa trường học các cấp, các cơ sở đào
tạo nghề trên địa bàn huyện; Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở
các cấp học, ngành học đáp ứng yêu cầu xã hội học tập và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; Duy trì
và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục đã đạt được.
- Phát triển mạng lưới y tế cơ sở: Củng
cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, bổ sung và tăng cường đưa bác sỹ về tuyến cơ sở;
Khuyến khích phát triển các phòng khám đa khoa, chuyên khóa, phòng khám y học
cổ truyền, mạng lưới y tế dự phòng với trang thiết bị khám
chữa bệnh hiện đại, đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân; Quan tâm chăm sóc sức khỏe bà
mẹ và trẻ em, giảm dần tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng; Duy trì ổn định chế độ
tiêm chủng vắcxin; Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức
khỏe, kế hoạch hóa gia đình; Triển khai thực hiện tốt các
chính sách về y tế cho người nghèo.
- Thực hiện tốt chính sách an sinh xã
hội, công tác giảm nghèo theo hướng bền vững, nâng cao mức sống, thu nhập của
người nghèo, thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn. Quan
tâm chăm sóc người có công, gia đình thương binh liệt sĩ, giúp gia đình chính
sách phát triển sản xuất, ổn định đời sống; quan tâm chăm sóc trẻ em mồ côi,
khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; thực hiện tốt
chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số; huy động nguồn lực nhà nước và cộng
đồng phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả các tệ nạn xã hội;
nâng cao nhận thức và trách nhiệm người dân về bình đẳng giới, tạo điều kiện phụ
nữ có cơ hội phát huy vai trò và thụ hưởng quyền bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
e. Sử dụng hiệu quả tài nguyên và
bảo vệ môi trường
- Quản lý, sử dụng hiệu quả, hợp lý đất
đai, tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho phát triển kinh tế
- xã hội, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thoái và cải thiện chất
lượng môi trường.
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền,
vận động nhân dân về nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Các kế hoạch
phát triển kinh tế, phát triển xã hội, từng dự án phát triển, hoạt động của từng
doanh nghiệp phải được thể hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.
- Kiểm tra và xử lý nghiêm các hành
vi gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường, đặc biệt là các khu dân cư, khu công nghiệp,
cụm công nghiệp, làng nghề; sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực
vật và xử lý phế thải trong nông nghiệp, chăn nuôi.
- Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống
xử lý nước thải, chất thải rắn tại các khu công nghiệp, cụm
công nghiệp; tập trung giải quyết nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
- Tăng cường công tác phòng chống
thiên tai, và các tác động do biến đổi khí hậu và nước biển dâng nhằm đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế, đảm bảo an toàn cho đời sống dân cư và các thành phần
kinh tế hoạt động trên địa bàn huyện.
g. Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ
thuật
- Phát triển hệ thống giao thông đường
bộ trên địa bàn huyện đấu nối với các tuyến giao thông quốc gia và của tỉnh đi
qua địa bàn (mạng lưới đường quốc lộ, vành đai, cao tốc); tập trung đầu tư bê
tông hóa, nhựa hóa các đường đô thị, đường xã, đường nông thôn theo qui hoạch;
Phối hợp với các cơ quan Trung ương và các cơ quan liên quan trong việc triển
khai xây dựng đường tỉnh, các đường cao tốc Dầu Giây - Đà
Lạt, Dầu Giây - Phan Thiết, đường vành đai theo quy hoạch đi qua địa bàn huyện.
- Phát triển hạ tầng cung cấp điện
theo quy hoạch phát triển điện huyện Thống Nhất, tạo thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng mạng cao thế, ưu tiên
phát triển mạng lưới điện trung thế, hạ thế cho khu vực nông thôn và các khu
công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt ổn
định,
- Phát triển thủy lợi theo hướng đẩy
mạnh kiên cố hóa hệ thống các kênh mương, nâng cao hiệu quả
khai thác các công trình thủy lợi hiện có; đầu tư xây dựng
mới các hồ đập mới phù hợp với điều kiện nguồn vốn, đáp ứng các nguồn nước tưới
cho sản xuất nông nghiệp và cung cấp nước cho các nhà máy
xử lý nước sạch phục vụ sinh hoạt.
- Phát triển hệ thống cấp nước trên địa
bàn, tập trung nâng cấp hệ thống cấp nước tập trung hiện có và huy động các nguồn
lực đầu tư mới hệ thống cấp nước trên địa bàn các xã chưa có hệ thống cấp nước
tập trung; tiếp tục sử dụng nguồn nước ngầm thông qua giếng khoan, giếng đào tại
các khu vực chưa có điều kiện xây dựng hệ thống cấp nước tập trung nhằm đảm bảo
nguồn nước sạch cung cấp cho người dân.
- Xây dựng hệ thống thu gom, xử lý chất
thải (sinh hoạt, công nghiệp, chăn nuôi) và thoát nước trên
địa bàn huyện Thống Nhất, ưu tiên cho khu vực thị trấn Dầu Giây, các khu dân cư
dọc theo Quốc lộ 20, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, khu chăn nuôi
tập trung....
h. Tăng cường quốc phòng - an
ninh:
- Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng và an ninh, chăm lo
xây dựng nền quốc phòng toàn dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc trên địa bàn huyện.
- Tăng cường công tác giáo dục, bồi
dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho các đối tượng nhằm nâng cao cảnh giác
cách mạng, ý thức trách nhiệm của quần chúng trong công tác bảo đảm an ninh trật
tự.
5. Danh mục các dự án ưu tiên
nghiên cứu đầu tư (theo phụ lục đính kèm).
Đối với các dự án đầu tư công, trong
quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, Ủy ban nhân dân
huyện Thống Nhất cụ thể hóa danh mục dự án theo kế hoạch 5 năm và hàng năm đúng
quy định theo Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành.
6. Một số giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch
a. Huy động, thu hút vốn đầu tư:
Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển
giai đoạn 2016-2020 khoảng 13-14 ngàn tỷ đồng được huy động
từ các nguồn vốn như: vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn
đầu tư từ doanh nghiệp dân doanh và nhân dân, vốn tín dụng
đầu tư, vốn đầu tư từ doanh nghiệp nhà nước, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI), vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
Để đảm bảo nguồn vốn nêu trên, cần
tăng cường công tác cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính, tạo lập
môi trường đầu tư thông thoáng, tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến
thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi
cho doanh nghiệp và nhân dân đầu tư phát triển; Quan tâm thu hút các dự án đầu
tư đúng qui hoạch, đúng định hướng ưu tiên phát triển, gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường
sinh thái và bảo đảm quốc phòng, an ninh; Tập trung thực hiện có hiệu quả các đột
phá phát triển gắn với thực hiện hiệu quả Đề án tổng thể
tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng
theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh; Tăng cường công tác quản lý, sử dụng
có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, nhất là đầu tư từ ngân sách
nhà nước.
b. Phát triển và nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực
- Triển khai đồng bộ và thực hiện có
hiệu quả Chương trình phát triển nguồn nhân lực; đề án đào
tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, trong đó chú ý các ngành, lĩnh vực có nhu cầu ngày càng tăng như công nghệ thông tin, công nghệ cao trong nông nghiệp,
kỹ thuật môi trường, kiến trúc, y tế...
- Thực hiện các chính sách khuyến
khích xã hội hóa giáo dục- đào tạo phục vụ nhu cầu xây dựng nông thôn mới, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu ngành nghề
phù hợp với quá trình phát triển của huyện.
- Thực hiện tốt công tác quy hoạch,
đào tạo cán bộ có đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhiệm vụ
trong tình hình mới.
c. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu ứng
dụng và chuyển giao công nghệ
- Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động
khoa học công nghệ và phát triển thị trường khoa học công nghệ; Tăng cường các
hoạt động thông tin, phổ biến khoa học - công nghệ.
- Tập trung cho đầu tư ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới về giống cây trồng, vật nuôi; kỹ thuật nuôi trồng và chế biến nông - lâm sản, công nghệ
sau thu hoạch, công nghệ sinh học để nâng cao giá trị sản
phẩm hàng hóa, tăng sức cạnh tranh.
- Tiếp tục thực hiện đề án hỗ trợ
doanh nghiệp áp dụng quản lý sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO
9000, ISO 14000; nâng cao trình độ công nghệ để chủ động trong hội nhập quốc tế,
trước hết là với các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh; Đẩy mạnh
hoạt động khuyến nông, khuyến công
chuyển giao kiến thức cho người lao động và doanh nghiệp.
- Tập trung xử lý nước thải, chất thải
(trong chăn nuôi và công nghiệp) để hạn chế ô nhiễm môi trường. Triển khai có
hiệu quả đề án công nghệ thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu,
phát triển sở hữu trí tuệ, từng bước thực hiện "Chính phủ điện tử".
d. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của
quản lý nhà nước trong tổ chức, điều hành phát triển kinh tế - xã hội.
- Xây dựng nền hành chính hiện đại, đội
ngũ cán bộ công chức chuyên nghiệp, đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước được thực
hiện thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, góp phần giữ vững sự ổn
định chính trị và thúc đẩy kinh tế - xã hội
phát triển.
- Thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức
bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Thực hiện mạnh mẽ việc phân cấp trong hệ thống hành chính đi đôi với tăng cường
kiểm tra, thanh tra, giám sát, công khai, minh bạch trong thực thi công vụ.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông
tin trong công tác quản lý nhà nước, nhất là trong việc giải quyết thủ tục hành
chính, cung cấp dịch vụ trực tuyến đối với những lĩnh vực liên quan đến người
dân và doanh nghiệp.
e. Tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát và bảo vệ môi trường
- Thu hút dự án đầu tư đúng quy hoạch,
không thu hút các dự án đầu tư có nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường.
- Xây dựng và thực hiện tốt các
chương trình bảo vệ môi trường, thường xuyên kiểm tra, quan trắc chất lượng nước
thải ở khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, các cơ sở sản xuất kinh
doanh để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời tình trạng ô nhiễm môi trường.
- Thực hiện có hiệu quả các dự án trồng
và bảo vệ rừng phòng hộ, chú trọng trồng cây rừng phân tán, tăng tỷ lệ che phủ
bằng đất cây lâu năm trên vùng đất nông nghiệp. Tăng cường công tác thủy lợi để
tạo nguồn cho tăng vòng quay sử dụng đất cây
hàng năm.
- Giám sát kỹ phần đánh giá môi trường
và giải pháp xử lý chất thải, nước thải trong các dự án đầu tư, kiên quyết loại
bỏ các dự án không đáp ứng yêu cầu về môi trường. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ
các doanh nghiệp sản xuất có yếu tố có thể gây ô nhiễm môi trường để kịp thời xử
lý và khắc phục.
7. Tổ chức giám sát và thực hiện
quy hoạch
- Tổ chức công bố, phổ biến Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thống Nhất đến năm 2020 cho cấp ủy
Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp và
nhân dân thành phố biết để tham gia thực hiện có hiệu quả.
- Trên cơ sở các
nội dung, mục tiêu của quy hoạch, Ủy ban nhân dân huyện Thống
Nhất tiến hành xây dựng chương trình hành động cụ thể để thực hiện đạt mục tiêu
Quy hoạch.
- Cụ thể hóa các
mục tiêu, nhiệm vụ của Quy hoạch bằng các kế hoạch 5 năm,
hàng năm để thực hiện. Hàng năm có đánh giá việc thực hiện quy hoạch, trên cơ sở
đó tiến hành rà soát lại quy hoạch và trình cấp có thẩm
quyền điều chỉnh, bổ sung kịp thời, đảm bảo phù hợp với
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng thời kỳ.
- Các cấp, các ngành, các tổ chức
chính trị - xã hội và nhân dân huyện có trách nhiệm kiểm
tra, giám sát việc thực hiện Quy hoạch.
Điều 2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã huyện
Thống Nhất đến năm 2020 là định hướng cho việc xây dựng kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của Ủy ban nhân dân huyện Thống Nhất, làm cơ
sở cho việc lập và triển khai thực hiện quy hoạch ngành trên địa bàn, các dự án
đầu tư trên địa bàn huyện Thống Nhất.
Giao Ủy ban nhân
dân dân huyện Thống Nhất căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển
kinh tế - xã hội của huyện trong Quy hoạch được phê duyệt,
chủ trì phối hợp với các Sở, Ban ngành liên quan chỉ đạo các bộ phận chuyên môn
lập và trình duyệt các chương trình, dự án và triển khai thực hiện theo quy định.
Điều 3. Các Sở, ban ngành liên quan trong phạm vi chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hỗ trợ huyện Thống Nhất
nghiên cứu lập các kế hoạch, chương trình, dự án nói trên và hỗ trợ huyện huy động
các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để thực hiện Quy hoạch.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thống Nhất, Giám
đốc các Sở, Thủ trưởng các ban ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 5 (thực hiện);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐNĐ tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh Đồng
Nai;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch
UBND tỉnh;
- UBND các huyện, TXLK; TPBH;
- TT Công báo;
- Lưu: VT, TH.
|
CHỦ
TỊCH
Đinh Quốc Thái
|
DANH MỤC
CÁC
DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THỐNG NHẤT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4397/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
STT
|
Danh
mục dự án
|
A
|
HẠ TẦNG KINH TẾ
|
I
|
Hạ tầng giao thông
|
1
|
Đường Ông Hùng
|
2
|
Sửa chữa, nâng cấp đường Đức Huy - Thanh Bình
|
3
|
Sửa chữa, nâng cấp đường Ngô Quyền - Sông Thao
|
4
|
Đường Lê Lợi -
Bàu Hàm nối dài
|
5
|
Đường vào cầu
Bến Tẹc
|
6
|
Đường vào Khu CNTT Tây - Phúc Nhạc
|
7
|
Đường Chu Văn An - Định (Quán đoạn
3)
|
8
|
Đường tổ 8 đi
trường THCS Ngô Quyền
|
9
|
Đường vào CNTT Lê Lợi-Bàu Hàm
|
10
|
Đường trung tâm Hưng Lộc
|
11
|
Cầu 1 Phúc Nhạc
2
|
12
|
Cầu 2 Phúc Nhạc 2
|
13
|
Đường vào CNTT Khu Đông - Đức Long
2
|
14
|
Đường Tây Kim-Thanh Bình
|
15
|
Đường vào Khu CNTT Bàu Bà Thống -
Hưng Thạnh
|
16
|
Đường vào CN Suối Mũ - Hưng Nhơn
|
17
|
Đường vào CNTT Bàu Minh Rỗ - Hưng
Nghĩa
|
18
|
Đường vào Khu CNTT Đông - Đông Kim
|
19
|
Đường Liên xã Bàu Hàm 2 Xã Lộ 25 (ấp
5)
|
20
|
Cầu Quay
|
21
|
Cầu Đức Long 1
|
22
|
Đường Chu Văn An Định Quán
|
23
|
Mương thoát nước khu vực tổ 4, tổ 5
ấp 9/4 xã Xuân Thạnh
|
24
|
Đường vào Khu CN tập trung ấp 4
|
25
|
Đường vào CNTT khu Đông - Lạc Sơn
|
26
|
Đường Vành Đai cụm đường Phía Nam
QL1A
|
27
|
Đường vào Khu CN ấp Tín Nghĩa
|
28
|
Đường vào CNTT ấp 5
|
29
|
Đường vào Khu CNTT Nguyễn Huệ - Lê
Lợi
|
II
|
Hạ tầng công nghiệp
|
1
|
Khu liên hợp công nông nghiệp Dofico
|
2
|
Đầu tư xây dựng
Khu công nghiệp Gia Kiệm
|
3
|
Đầu tư cụm
công nghiệp Gia Kiệm - Socklu 1
|
4
|
Đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công
nghiệp Quang Trung
|
5
|
Đầu tư khai thác mỏ vật liệu san lấp tăng xi
|
6
|
Khu kỹ nghệ gỗ NAVIFICO - hạ tầng CCN Hưng Lộc
|
7
|
Sản xuất thức ăn gia súc và gia cầm
(KCN Dầu Giây)
|
III
|
Hạ tầng thủy lợi
|
1
|
Kiên cố hóa 200m kênh chính Đập Tín Nghĩa 2
|
2
|
Nạo vét tuyến
suối Gia Nhan, suối Gia Đức
|
3
|
Kiên cố hóa 710m kênh chính đập Bỉnh
|
4
|
Kiên cố hóa kênh mương nhánh nội đồng
|
5
|
Kiên cố hóa 390m kênh chính Đập Tín
Nghĩa 1
|
6
|
Kiên cố hóa 1.100m kênh chính đập Ba Cao
|
7
|
Nạo vét hệ thống, mở rộng lòng kênh
tiêu và tôn cao bờ kênh.
|
8
|
Mương tiêu úng cánh đồng rau Tân Yên
|
9
|
Nạo vét tuyến
suối Bí
|
10
|
Nạo vét hệ thống, mở rộng lòng kênh
tiêu tại xã Gia Tân 1
|
11
|
Nạo vét và kè đá hộc mương suối lầy
|
12
|
Kiên cố hóa 2000m kênh chính đập ông Công
|
13
|
Kiên cố hóa 820m kênh chính Đập cầu
Cường
|
14
|
Cải tạo, nâng cấp kênh mương tiêu
thoát nước
|
15
|
Nạo vét tuyến Sông Nhạn, Suối Bí
|
16
|
Xây dựng kiên cố hóa kênh 1500m đập
Ông Nhì
|
17
|
Trạm bơm và hệ thống tưới cánh đồng
78A, 78B
|
IV
|
Các dự án hạ tầng công trình quản
lý nhà nước
|
1
|
Trụ sở khối vận,
hạng mục cải tạo sửa chữa mở rộng hội trường
|
2
|
Cải tạo sửa chữa trụ sở nhà công vụ
huyện Thống Nhất
|
3
|
Cải tạo sửa chữa trụ sở UBND huyện
Thống Nhất
|
4
|
Hạ tầng công nghệ thông tin
|
5
|
Trụ sở ban CHQS xã Bàu Hàm 2
|
6
|
Trụ sở ban CHQS xã Gia Tân 1
|
7
|
Trụ sở ban CHQS xã Gia Tân 2
|
8
|
Trụ sở ban CHQS xã Hưng Lộc
|
9
|
Trụ sở ban CHQS xã Lộ 25
|
10
|
Trụ sở ban CHQS xã Xuân Thiện
|
11
|
Văn phòng một cửa xã Gia Kiệm
|
12
|
Xây dựng hội trường UBND xã Xuân
Thiện
|
13
|
Trụ sở khối vận xã Lộ 25
|
14
|
Cải tạo sửa chữa
phòng Tài nguyên và Môi trường
|
15
|
Cải tạo sửa chữa trụ sở Thanh tra huyện.
|
16
|
Cải tạo trụ sở UBND xã Xuân Thanh hạng
mục: cổng, hàng rào, nhà xe
|
17
|
Hàng rào trại tạm giữ Công an huyện
Thống Nhất
|
18
|
Sửa chữa trụ sở BCH Quân sự huyện
|
19
|
Sửa chữa trụ sở UBND xã Hưng Lộc
|
B
|
CÁC DỰ ÁN HẠ TẦNG VĂN
HÓA - XÃ HỘI
|
I
|
Hạ tầng giáo dục
|
1
|
Trường mẫu giáo ấp Lộ 25
|
2
|
Trường mẫu giáo Tuổi Ngọc
|
3
|
Trường mầm non Xuân Thiện
|
4
|
Trường Mẫu
giáo Hoa Cúc
|
5
|
Trường mẫu
giáo Gia Tân 3 (Mở rộng)
|
6
|
Trường mẫu giáo Gia Kiệm
|
7
|
Trường mẫu giáo Quang Trung A
|
8
|
Trường mẫu giáo Quang Trung B (mở rộng)
|
9
|
Trường mẫu giáo Tuổi Thơ
|
10
|
Trường mầm non Dầu Giây
|
11
|
Trường mầm non
Bàu Ao
|
12
|
Trường mẫu
giáo Lộ 25
|
13
|
Trường mẫu giáo Gia Tân 1 (Cải tạo
sửa chữa)
|
14
|
Trường mẫu giáo Họa Mi (Cải tạo sửa
chữa)
|
15
|
Trường Mẫu
giáo Hoa Mai (Cải tạo cơ sở 2)
|
16
|
Trường mầm non ấp 9/4
|
17
|
Trường Tiểu học
Phù Đổng
|
18
|
Trường Tiểu học
Kim Đồng
|
19
|
Trường Tiểu học Hưng Lộc
|
20
|
Trường Tiểu học
Xuân Thạnh
|
21
|
Trường Tiểu học
Tín Nghĩa
|
22
|
Trường Tiểu học
Bán trú Gia Tân 3
|
23
|
Trường THCS Lý Tự Trọng (Trường chuẩn)
|
24
|
Trường THCS Thăng Long
|
25
|
Trường THCS Gia Kiệm
|
26
|
Trường THCS Trần Phú
|
27
|
Trường THCS Gia Tân 3
|
28
|
Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu
|
29
|
Trường THCS Hùng Vương (Cải tạo Cơ
sở 2)
|
30
|
Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu (Cải
tạo sửa chữa)
|
31
|
Trường THCS Đông Du
|
II
|
Các dự án Hạ tầng văn hóa
|
1
|
Trung tâm thông tin - triển lãm - sự kiện
|
2
|
Nâng cấp 02 cổng chào của huyện
|
3
|
Cải tạo Trung tâm văn hóa xã Xuân Thiện
|
4
|
Trung tâm Văn hóa xã Gia Kiệm
|
5
|
Cải tạo sửa chữa trung tâm văn hóa
xã Lộ 25
|
6
|
Trung tâm văn hóa xã Xuân Thạnh
|
7
|
Trung tâm văn hóa xã Bàu Hàm 2
|
8
|
Cải tạo sửa chữa trung tâm văn hóa
xã Gia tân 3
|
9
|
Trùng tu Đình Hưng Lộc
|
C
|
CÁC DỰ ÁN HẠ TẦNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, NGHĨA
TRANG
|
1
|
Đầu tư tuyến đường vào khu xử lý rác thải Quang Trung
|
2
|
Khu xử lý chất thải Quang Trung
|
3
|
Xây dựng nghĩa trang Quang Trung
|
D
|
CÁC DỰ ÁN HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ
|
1
|
Xây dựng khu dân cư A1 - C1 tại xã Xuân Thạnh
|