Quyết định 439/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2035 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 439/QĐ-TTg |
Ngày ban hành | 25/03/2021 |
Ngày có hiệu lực | 25/03/2021 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký | Trịnh Đình Dũng |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị,Văn hóa - Xã hội |
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 439/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2021 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG KHU DU LỊCH QUỐC GIA HỒ HÒA BÌNH, TỈNH HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2035
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng; Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình tại Tờ trình số 191/TTr-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2020 và Báo cáo thẩm định của Bộ Xây dựng số 22/BC-BXD ngày 02 tháng 03 năm 2021,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Phạm vi, ranh giới, quy mô lập quy hoạch
a) Phạm vi ranh giới: Trên địa bàn thành phố Hòa Bình (gồm các phường: Thái Bình, Phương Lâm, Tân Thịnh và một phần xã Hòa Bình) và 4 huyện: Đà Bắc (gồm các xã: Đồng Ruộng, Yên Hòa, Cao Sơn, Tiền Phong, Vầy Nưa, Hiền Lương và Toàn Sơn), Cao Phong (gồm các xã: Bình Thanh và Thung Nai), Tân Lạc (gồm các xã: Suối Hoa và Phú Vinh), Mai Châu (gồm các xã: Sơn Thủy, Tân Thành và một phần xã Đồng Tân), có phạm vi ranh giới như sau:
- Phía Bắc: Giáp các xã còn lại của huyện Đà Bắc.
- Phía Đông: Giáp các phường, xã còn lại của thành phố Hòa Bình, huyện Cao Phong.
- Phía Tây: Giáp các xã còn lại của huyện Mai Châu và giáp huyện Vân Hồ thuộc tỉnh Sơn La.
- Phía Nam: Giáp các xã còn lại của huyện Mai Châu, huyện Tân Lạc.
b) Quy mô lập quy hoạch: 52.200 ha.
- Là khu du lịch cấp Quốc gia trọng điểm của vùng trung du miền núi phía Bắc, có sản phẩm du lịch đặc trưng, văn hóa các dân tộc và hệ sinh thái hồ Hòa Bình với các loại hình du lịch đa dạng.
- Là vùng sinh thái, đảm trách những chức năng chính về hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia, liên vùng (Thủy điện Hòa Bình, hồ Hòa Bình; cấp điện, cấp nước, điều tiết lũ, bảo vệ nguồn nước...).
- Là vùng trọng điểm phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Hòa Bình.
3. Dự báo quy mô dân số và khách du lịch
- Dự báo quy mô dân số: Đến năm 2030 khoảng 100.000 - 117.000 người; đến năm 2035 khoảng 130.000 - 145.000 người.
- Dự báo quy mô khách du lịch: Đến năm 2030 khoảng 1,6 - 2,0 triệu lượt khách; đến năm 2035 khoảng từ 2,5 - 3 triệu lượt khách.
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 439/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2021 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG KHU DU LỊCH QUỐC GIA HỒ HÒA BÌNH, TỈNH HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2035
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng; Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình tại Tờ trình số 191/TTr-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2020 và Báo cáo thẩm định của Bộ Xây dựng số 22/BC-BXD ngày 02 tháng 03 năm 2021,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Phạm vi, ranh giới, quy mô lập quy hoạch
a) Phạm vi ranh giới: Trên địa bàn thành phố Hòa Bình (gồm các phường: Thái Bình, Phương Lâm, Tân Thịnh và một phần xã Hòa Bình) và 4 huyện: Đà Bắc (gồm các xã: Đồng Ruộng, Yên Hòa, Cao Sơn, Tiền Phong, Vầy Nưa, Hiền Lương và Toàn Sơn), Cao Phong (gồm các xã: Bình Thanh và Thung Nai), Tân Lạc (gồm các xã: Suối Hoa và Phú Vinh), Mai Châu (gồm các xã: Sơn Thủy, Tân Thành và một phần xã Đồng Tân), có phạm vi ranh giới như sau:
- Phía Bắc: Giáp các xã còn lại của huyện Đà Bắc.
- Phía Đông: Giáp các phường, xã còn lại của thành phố Hòa Bình, huyện Cao Phong.
- Phía Tây: Giáp các xã còn lại của huyện Mai Châu và giáp huyện Vân Hồ thuộc tỉnh Sơn La.
- Phía Nam: Giáp các xã còn lại của huyện Mai Châu, huyện Tân Lạc.
b) Quy mô lập quy hoạch: 52.200 ha.
- Là khu du lịch cấp Quốc gia trọng điểm của vùng trung du miền núi phía Bắc, có sản phẩm du lịch đặc trưng, văn hóa các dân tộc và hệ sinh thái hồ Hòa Bình với các loại hình du lịch đa dạng.
- Là vùng sinh thái, đảm trách những chức năng chính về hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia, liên vùng (Thủy điện Hòa Bình, hồ Hòa Bình; cấp điện, cấp nước, điều tiết lũ, bảo vệ nguồn nước...).
- Là vùng trọng điểm phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Hòa Bình.
3. Dự báo quy mô dân số và khách du lịch
- Dự báo quy mô dân số: Đến năm 2030 khoảng 100.000 - 117.000 người; đến năm 2035 khoảng 130.000 - 145.000 người.
- Dự báo quy mô khách du lịch: Đến năm 2030 khoảng 1,6 - 2,0 triệu lượt khách; đến năm 2035 khoảng từ 2,5 - 3 triệu lượt khách.
4. Định hướng phát triển không gian
a) Tổ chức không gian tổng thể:
Không gian phát triển Khu du lịch Hồ Hòa Bình được hình thành trên cơ sở các không gian cảnh quan đồi núi, hệ sinh thái tự nhiên, các giá trị văn hóa, tâm linh gắn liền với vùng lòng Hồ Hòa Bình; hệ thống giao thông du lịch (giao thông đường bộ và đường thủy) là cơ sở kết nối các khu vực trọng tâm; phát triển du lịch dịch vụ, hình thành các trung tâm du lịch, hậu cần tập trung và tạo không gian liên kết với không gian vùng đệm du lịch bao gồm các không gian đặc trưng:
- Không gian đón tiếp, dịch vụ du lịch: Bố trí tại thành phố Hòa Bình tiếp giáp trục quốc lộ 6, đường trục chính thành phố, không gian tượng Bác Hồ liền kề đập thủy điện và khu cảng Ba Cấp, cảng Bích Hạ hình thành các khu lưu trú, thương mại dịch vụ, hệ thống cáp treo, phố đi bộ gắn với các khu dân cư đô thị.
- Không gian du lịch giải trí, nghỉ dưỡng sinh thái nước: Bố trí tại xã Hiền Lương, không gian đồi Voi, đồi Đỏ tiếp giáp với không gian mặt nước và bến thuyền Hiền Lương; tổ chức các khu nghỉ núi, giải trí sinh thái tôn trọng địa hình đồi núi tự nhiên, bảo tồn và tái tạo lại các làng bản hiện trạng bản địa.
- Không gian du lịch văn hóa, tín ngưỡng: Bố trí tại không gian đền Thác Bờ, động Thác Bờ, động Hoa Tiên và vịnh Ngòi Hoa, đảo Sung, núi đá Vóc là không gian du lịch văn hóa tín ngưỡng, tâm linh và bản sắc dân tộc Mường; tổ chức các không gian quy hoạch hài hòa với trung tâm đền và hình thái tự nhiên của hang động, vịnh Ngòi Hoa. Các không gian làng bản dân tộc Mường được bảo tồn nguyên trạng, các khu nghỉ dưỡng theo phong cách và quần cư làng bản dân tộc truyền thống.
- Không gian du lịch giải trí và nghỉ dưỡng tập trung: Bố trí không gian cảnh quan tự nhiên khu vực cảng Thung Nai - bến Bình Thanh - vịnh Ngòi Hoa là không gian tổ chức các lễ hội văn hóa, chợ truyền thống, khu dịch vụ du lịch và lưu trú gắn với quần cư văn hóa bản địa và địa hình tự nhiên cảnh quan mặt nước hồ.
- Không gian du lịch cộng đồng, du lịch khám phá tự nhiên: Bao gồm các khu vực còn lại trong quy hoạch; là khu vực phát triển bổ sung các chức năng du lịch trên cơ sở các thôn làng dân tộc hiện có, được tôn tạo gắn với các giá trị dân tộc văn hóa, các khu vực sản xuất nông lâm nghiệp được gắn kết với đời sống và tập quán lao động của người dân. Các khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được bảo tồn và khai thác phát triển cho các hoạt động du lịch tìm hiểu thiên nhiên, phong cảnh, nghiên cứu khoa học.
b) Tổ chức không gian theo các phân khu chức năng: Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình được chia thành 6 phân khu, cụ thể như sau:
- Phân khu 1: Khu vực cửa ngõ gắn với hệ thống cảng Bích Hạ, Ba Cấp (thuộc một phần các phường: Thái Bình, Phương Lâm, Tân Thịnh và xã Hòa Bình thành phố Hòa Bình); là khu vực phát triển đô thị, trung tâm dịch vụ hỗn hợp gắn với phát triển du lịch.
+ Diện tích tự nhiên khoảng 5.220 ha, diện tích đất xây dựng các khu chức năng khoảng 1.230 ha; quy mô lưu trú khoảng 650 - 700 phòng; quy mô dân số khoảng 55.000 người.
+ Định hướng phát triển: Tại khu vực trung tâm thành phố Hòa Bình, ưu tiên phát triển các khu đô thị mới, trung tâm thương mại, dịch vụ công cộng và du lịch; khu vực Bích Hạ, Ba Cấp ưu tiên phát triển dịch vụ hỗ trợ, mở rộng các công trình đầu mối giao thông đường bộ và đường thủy (bãi đỗ xe, cảng đường thủy), phát triển các khu nghỉ dưỡng cao cấp gắn với vui chơi giải trí, sân gôn, hệ thống cáp treo; hình thành các không gian quảng trường gắn với các không gian đón tiếp. Khoanh vùng kiểm soát, bảo vệ nhà máy thủy điện Hòa Bình; đảm bảo an ninh, an toàn khu vực đập thủy điện và các khu vực trọng yếu về an ninh quốc phòng. Kiểm soát công trình cao tầng trong khu vực đô thị trung tâm và các khu vực ven lòng hồ. Tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ Nhà máy thủy điện Hòa Bình và quy định về an toàn nước mặt hồ Hòa Bình.
- Phân khu 2: Khu phát triển du lịch tập trung Hiền Lương - Thanh Bình, Vầy Nưa (thuộc địa phận huyện Đà Bắc); là khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, vui chơi giải trí, thể dục thể thao gắn với mặt nước hồ, khu dân cư mới huyện Đà Bắc.
+ Diện tích tự nhiên khoảng 7.270 ha, đất xây dựng các khu chức năng khoảng 630 ha; quy mô lưu trú 1.100 - 1.200 phòng, quy mô dân số khoảng 26.000 người.
+ Định hướng phát triển: Phát triển các khu nghỉ dưỡng sinh thái gắn với cảnh quan ven hồ, khu vui chơi giải trí trên mặt nước, bến thuyền du lịch; các bản làng văn hóa gắn với du lịch cộng đồng; bổ sung thêm hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cho huyện Đà Bắc và khu du lịch, phát triển một số khu dân cư mới với mô hình đô thị sinh thái. Kiểm soát kiến trúc, tầng cao tại các khu vực ven lòng hồ; khai thác địa hình cảnh quan tự nhiên để xây dựng các khu chức năng, hạn chế san gạt địa hình tự nhiên; bảo vệ hệ sinh thái rừng và các không gian tự nhiên ven lòng hồ; tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ nguồn nước mặt hồ Hòa Bình.
- Phân khu 3: Khu phát triển du lịch sinh thái, tự nhiên hoang dã phía Bắc hệ sinh thái hồ Hòa Bình (thuộc địa phận huyện Cao Phong và Đà Bắc); là khu vực bảo tồn hệ sinh thái rừng, phát triển du lịch sinh thái, trải nghiệm, nghiên cứu khoa học.
+ Diện tích tự nhiên khoảng 10.170 ha, đất xây dựng các khu chức năng khoảng 440 ha, quy mô lưu trú 400 - 500 phòng, quy mô dân số khoảng 9.000 người.
+ Định hướng phát triển: Phát triển nông lâm nghiệp, du lịch cộng đồng gắn với các điểm du lịch thôn bản hiện có; phát triển sản vật địa phương, nâng cấp điều kiện ở, bổ sung hệ thống hạ tầng xã hội để hoàn thiện các cụm dân cư hiện hữu cải tạo, hỗ trợ phục vụ du lịch hoạt động sản xuất cũng như hỗ trợ cho du lịch. Tuân thủ các quy định pháp luật và luật lâm nghiệp.
- Phân khu 4: Phân khu du lịch vịnh Ngòi Hoa - Thung Nai - Suối Hoa (thuộc huyện Cao Phong và Tân Lạc); là khu trung tâm dịch vụ du lịch của khu du lịch hồ Hòa Bình, trung tâm văn hóa - lễ hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và các dân tộc miền núi phía Bắc; là trung tâm du lịch tâm linh gắn với đền Thác Bờ.
+ Diện tích đất tự nhiên khoảng 10.470 ha, đất xây dựng các khu chức năng khoảng 1.100 ha; quy mô lưu trú khoảng 3.000 - 3.100 phòng, quy mô dân số khoảng 33.000 người.
+ Định hướng phát triển: Hình thành trung tâm văn hóa - lễ hội gắn với du lịch văn hóa Mường, phát triển các khu du lịch văn hóa, sinh thái gắn với cộng đồng các dân tộc bản địa; khu vực trung tâm phát triển các khu thương mại dịch vụ, khu ẩm thực, hình thành các tuyến đi bộ gắn với không gian quảng trường; nâng cấp hệ thống giao thông và các hệ thống cảng phục vụ du lịch. Kiểm soát kiến trúc công trình, không gian cảnh quan các khu vực ven lòng hồ và các khu dịch vụ du lịch; khai thác địa hình cảnh quan tự nhiên để xây dựng các khu chức năng; bảo vệ hệ sinh thái rừng và các không gian tự nhiên ven lòng hồ; tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ nguồn nước mặt hồ Hòa Bình.
- Phân khu 5: Phân khu dịch vụ du lịch tại xã Phúc Sạn (huyện Mai Châu); là trung tâm dịch vụ hậu cần cảng Bãi Sang, khu nghỉ dưỡng sinh thái núi mang văn hóa dân tộc Mường đồng thời cũng là khu vực kết nối với khu du lịch Mai Châu.
+ Diện tích đất tự nhiên khoảng 9.540 ha, đất xây dựng các khu chức năng khoảng 480 ha; quy mô lưu trú khoảng 300 - 400 phòng; quy mô dân số khoảng 15.000 người.
+ Định hướng phát triển: phát triển các khu nghỉ dưỡng sinh thái mang bản sắc văn hóa dân tộc gắn với cộng đồng các dân tộc bản địa, các hoạt động du lịch gắn liền với thiên nhiên hoang dã như cắm trại, trèo thuyền thám hiểm liên kết cảng. Bảo vệ và phát triển hoạt động trồng rừng để tạo cảnh quan sinh thái, khai thác các khu vực có điều kiện thổ nhưỡng tốt để hình thành các trang trại trồng cây ăn quả, phát triển sản phẩm đặc sản của địa phương; kiểm soát các không gian dịch vụ du lịch, các khu dân cư ven lòng hồ; hạn chế hoạt động xây dựng công trình, san gạt đồi núi, tác động đến cảnh quang tự nhiên.
- Phân khu 6: Phân khu du lịch thiên nhiên hoang dã sinh thái tự nhiên gắn với khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh (thuộc huyện Đà Bắc); là khu du lịch sinh thái gắn với bảo vệ và phát triển rừng.
+ Diện tích tự nhiên khu vực khoảng 9.520 ha, xây dựng các khu chức năng khoảng 420 ha, quy mô dân số khoảng 7.000 người.
+ Định hướng phát triển: phát triển du lịch cắm trại dã ngoại, xây dựng khu bách thảo, khu động vật hoang dã và nghiên cứu khoa học về động thực vật bản địa; các khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được bảo tồn và khai thác phát triển cho các hoạt động du lịch tìm hiểu thiên nhiên, phong cảnh. Kiểm soát các khu vực dân cư hiện hữu không phát triển mở rộng để tránh gây tác động đến ba loại rừng, bảo tồn nghiêm ngặt các hoạt động trong Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Phu Canh. Tuân thủ các quy định pháp luật và luật lâm nghiệp.
5. Quy hoạch sử dụng đất theo các giai đoạn
Bảng quy hoạch sử dụng đất
TT |
Danh mục sử dụng đất |
Quy hoạch sử dụng đất |
|||||
Đến 2030 |
Đến 2035 |
||||||
Diện tích (ha) |
Tỷ lệ (%) |
Bình quân m2/người |
Diện tích (ha) |
Tỷ lệ (%) |
Bình quân m2/người |
||
|
Tổng đất tự nhiên toàn khu vực nghiên cứu |
52.200 |
100,0 |
|
52.200 |
100,0 |
|
I |
Đất xây dựng các khu chức năng |
3.681 |
7,1 |
|
4.288 |
8,2 |
|
1 |
Đất xây dựng các khu đô thị - khu dân cư nông thôn |
2.256 |
4,3 |
192,8 |
2.565 |
4,9 |
176,9 |
1.1 |
Đất đơn vị ở - đất khu dân cư nông thôn |
1.820 |
3,5 |
155,6 |
1.954 |
3,7 |
134,8 |
|
Đất đơn vị ở đô thị |
540 |
1,0 |
120,1 |
550,3 |
1,1 |
100,1 |
|
(Đất đơn vị ở mới) |
90 |
0,2 |
43,0 |
100 |
0,2 |
40,3 |
|
Đất khu dân cư nông thôn |
1.280 |
2,5 |
177,8 |
1.404 |
2,7 |
156,0 |
1.2 |
Đất công trình công cộng |
40 |
0,1 |
3,4 |
81 |
0,2 |
5,6 |
1.3 |
Đất cây xanh công viên - TDTT |
60 |
0,1 |
5,1 |
57 |
0,1 |
4,0 |
1.4 |
Đất giao thông |
280 |
0,5 |
23,9 |
401 |
0,8 |
27,6 |
1.5 |
Đất trụ sở cơ quan |
43 |
0,1 |
|
48 |
0,1 |
|
1.6 |
Đất tôn giáo, tín ngưỡng, di tích |
12 |
0,0 |
|
23 |
0,0 |
|
2 |
Đất sản xuất kinh doanh - TTCN |
39 |
0,1 |
|
39 |
0,1 |
|
3 |
Đất cây xanh chuyên đề |
180 |
0,3 |
|
180 |
0,3 |
|
4 |
Đất hỗn hợp (DV-TM-VP-ở) |
50 |
0,1 |
|
66 |
0,1 |
|
5 |
Đất phát triển du lịch |
700 |
1,3 |
|
836 |
1,6 |
|
6 |
An ninh quốc phòng |
107 |
0,2 |
|
107 |
0,2 |
|
7 |
Đất hạ tầng kỹ thuật |
30 |
0,1 |
|
40 |
0,1 |
|
8 |
Đất giao thông đối ngoại, cảng, bến bãi |
320 |
0,6 |
|
454 |
|
|
II |
Đất khác |
48.519 |
92,9 |
|
47.912 |
91,8 |
|
1 |
Đất nghĩa trang, nghĩa địa |
9 |
0,0 |
|
9 |
0,0 |
|
2 |
Mặt nước |
7.247 |
13,9 |
|
7.247 |
13,9 |
|
3 |
Đất lâm nghiệp |
34.204 |
65,5 |
|
34.574 |
66,2 |
|
|
Rừng phòng hộ |
20.626 |
39,5 |
|
20.626 |
39,5 |
|
|
Rừng đặc dụng |
309 |
0,6 |
|
309 |
0,6 |
|
|
Rừng sản xuất |
13.268 |
25,4 |
|
13.638 |
26,1 |
|
4 |
Đất đồi núi - cây xanh chuyên đề - cây xanh cảnh quan |
1.883 |
3,6 |
|
2.383 |
4,6 |
|
5 |
Đất cây xanh cách ly |
80 |
0,2 |
|
213 |
0,4 |
|
6 |
Đất nông nghiệp |
1.540 |
3,0 |
|
1.341 |
2,6 |
|
7 |
Đất dự trữ phát triển |
1.900 |
3,6 |
|
1.987 |
3,8 |
|
8 |
Các loại đất khác, đất trống, chưa sử dụng |
1.656 |
3,2 |
|
159 |
0,3 |
|
6. Định hướng phát triển kiến trúc - cảnh quan
- Khai thác và phát huy giá trị bản sắc kiến trúc truyền thống các dân tộc khu vực hồ Hòa Bình có đặc trưng và bảo tồn văn hóa lịch sử, bảo vệ cảnh quan tự nhiên; hạn chế tối đa san gạt địa hình để đảm bảo hài hòa với địa hình cảnh quan tự nhiên; hình thành không gian du lịch đặc trưng và bản sắc.
- Đối với khu vực đô thị hiện hữu: Cải tạo, chỉnh trang mỹ quan đô thị, cải tạo và xây mới các không gian công cộng, không gian xanh đô thị, tăng cường các tiện ích công cộng đô thị, phát triển hài hòa, gìn giữ được các bản sắc riêng.
- Đối với các trung tâm du lịch và các khu du lịch đặc thù: Kết hợp hài hòa các yếu tố địa hình tự nhiên, cảnh quan khu vực nông, lâm nghiệp với cấu trúc không gian làng bản truyền thống, gắn kết với các khu dân cư lân cận.
- Kiểm soát không gian tầm nhìn đối với từng khu vực, hạn chế che khuất tầm nhìn cảnh quan tự nhiên khu vực lòng hồ; sử dụng vật liệu địa phương thân thiện môi trường, xanh hóa công trình phù hợp với điều kiện tự nhiên khí hậu.
- Kiểm soát tầng cao công trình tại khu vực thành phố Hòa Bình, đặc biệt là khu vực ven lòng hồ (chiều cao <5 tầng), mật độ xây dựng tối đa 25%; đối với các khu trung tâm du lịch, các khu chức năng trong khu du lịch chiều cao <3 tầng, mật độ xây dựng tối đa 15%;
7. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
a) Định hướng phát triển hệ thống giao thông:
- Đường bộ:
+ Định hướng giao thông đối ngoại: Đầu tư mới tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, quy mô 4 làn xe; hoàn thiện giai đoạn 2 đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình, quy mô 4 làn xe; nâng cấp cải tạo quốc lộ 6 và hệ thống đường tỉnh 432, 435, 450.
+ Định hướng giao thông đối nội: Xây dựng tuyến đường du lịch ven lòng hồ kết nối các điểm du lịch, các vị trí bến thuyền. Trung tâm các khu vực phát triển du lịch đầu tư hệ thống đường giao thông nội bộ mới, kết nối thuận tiện ra các tuyến đối ngoại.
- Đường thủy:
+ Quy hoạch phát triển hệ thống cảng thủy nội địa: Cảng Ba Cấp (là cảng tổng hợp); cảng Bích Hạ (là cảng tổng hợp đầu mối của khu vực, phục vụ khai thác du lịch lòng hồ và vận chuyển hàng hóa lên khu vực Tây Bắc, cảng Thung Nai, cảng Đảo Sung, cảng Ngòi Hoa.
+ Quy hoạch hệ thống bến thủy nội địa (thuộc khu vực lòng hồ Hòa Bình) thuộc các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu, bao gồm bến hành khách và bến tổng hợp chủ yếu là các bến chợ.
- Đường hàng không phục vụ du lịch: Đề xuất xây dựng bến thủy phi cơ phục vụ nhu cầu thăm quan du lịch vị trí dự kiến đặt gần khu vực cảng Bích Hạ.
- Giao thông công cộng: Tuyến xe buýt từ trung tâm thành phố Hòa Bình liên kết với các trung tâm phát triển du lịch; xây dựng tuyến cáp treo phục vụ du lịch vị trí tại khu vực núi đá thuộc xã Hòa Bình, phường Thái Bình - thành phố Hòa Bình.
- Giao thông tĩnh: Xây dựng thêm các bãi đỗ xe quy mô tối thiểu từ 3.000 - 5.000 m2 gắn liền với hệ thống các khu trung tâm du lịch, cảng và bến thủy nội địa đáp ứng nhu cầu du lịch lòng hồ.
b) Định hướng chuẩn bị kỹ thuật:
- Khai thác hợp lý địa hình tự nhiên, hạn chế san lấp lớn làm thay đổi địa hình khu vực. Khu vực dân cư hiện trạng, khu du lịch đang triển khai xây dựng có cao độ an toàn với mực nước lớn nhất của hồ Hoà Bình, khi xây dựng các công trình mới sẽ giữ nguyên cao độ san nền hoặc san nền cục bộ cho phù hợp với điều kiện hiện trạng và tự nhiên của khu vực.
- Khu vực xây mới, cao độ xây dựng khống chế lớn hơn mực nước lớn nhất của hồ Hoà Bình và mực nước lũ các con suối tối thiểu 0,3 m. Phần đô thị hiện hữu bám sát nền địa hình hiện trạng, chỉ đắp nền những khu vực ven suối có cao độ không đảm bảo.
c) Thoát nước mưa:
- Tận dụng tối đa địa hình tự nhiên, tiêu thoát nước phân tán, tiêu thoát vào các trục thoát nước tự nhiên, đảm bảo thoát nước nhanh không gây ngập úng cục bộ cho các khu chức năng.
- Tăng cường bảo vệ, trồng mới rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn. Giữ nguyên các lạch suối, hồ chứa hiện trạng. Nghiêm cấm các hành vi lấn chiếm hành lang hai bên bờ suối, ngăn chặn dòng chảy. Kè bờ kiên cố những đoạn qua khu dân cư.
d) Định hướng cấp nước:
- Nguồn nước: Nguồn nước cấp cho khu du lịch trọng điểm được khai thác từ nguồn nước mặt hồ Hòa Bình làm nguồn nước chính và nguồn nước ngầm trong khu vực làm nguồn nước dự phòng.
- Dự báo tổng nhu cầu cấp nước cho các điểm du lịch khoảng 500 - 600 m3/ngày đêm.
- Bảo vệ nguồn nước: Bảo vệ nghiêm ngặt hành lang các suối, hồ chứa. Không xây dựng các công trình gây ô nhiễm; trồng cây và bảo vệ thảm thực vật tạo nguồn nước cho hồ và suối.
- Công trình đầu mối: Cải tạo nâng công suất nhà máy nước Ba Vành lên 12.000 m3/ngày đêm; nâng công suất nhà máy nước đồi Ông Tượng lên 20.000 m3/ngày đêm; các nhà máy nước công suất nhỏ từ 1.000 - 3.000 m3/ngày đêm (Toàn Sơn, Hiền Lương, Tiền Phong, Phúc Sạn, Ngòi Hoa, Trung Hòa, Thung Nai, Bình Thanh).
đ) Định hướng cấp điện;
- Nhu cầu: Tổng công suất tính toán khu vực đến giai đoạn định hình là: 129.960 kW, tương đương 152.894 kVA.
- Nhà máy điện: Nhà máy thủy điện Hòa Bình công suất 1920 MW, giai đoạn công suất dự kiến 480 MW, nâng tổng công suất nhà máy thủy điện Hòa Bình 2400 MW
- Lưới điện
+ Giữ nguyên quy mô, công suất trạm 500 kV hiện hữu, đảm bảo hành lang an toàn công trình đập và hành lang an toàn tuyến 500 kV.
Nâng công suất trạm 220 kV Hòa Bình từ 2 x 63 MVA thành 2 x 250 MVA. Đảm bảo hành lang an toàn các tuyến 220 kV hiện hữu: Hòa Bình - Nho Quan; Hòa Bình - Sơn Tây; Hòa Bình - Chèm; Hòa Bình - Xuân Mai; Hòa Bình - Hà Đông.
+ Hoàn thành kết cấu lưới 110 kV, đảm bảo nguyên tắc mạch kết cấu lưới mạch vòng, được cấp điện ít nhất từ 2 nguồn riêng biệt để đảm bảo an toàn cung cấp điện.
+ Cải tạo nâng cấp các tuyến trung áp, đối với khu vực trung tâm đô thị, khu du lịch được hạ ngầm; khu vực nông thôn, đồi núi đi nổi trên cột bê tông ly tâm.
e) Định hướng thoát nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang:
- Thoát nước thải: Tổng lượng nước thải phát sinh dự báo tới năm 2035 khoảng 20.000 m3/ngày.
+ Khu vực dân cư tập trung, khu vực phát triển đô thị: Xây dựng hệ thống thoát nước nửa riêng. Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý tập trung.
+ Các khu vực cụm dân cư nhỏ, làng bản hiện trạng: Xây dựng hệ thống thoát nước nửa riêng. Xử lý nước thải sơ bộ bằng nhà vệ sinh hợp quy cách sau đó bố trí các hồ sinh học xử lý nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường.
+ Nước thải sinh hoạt sau xử lý có giá trị C đạt cột A theo QCVN trước khi xả ra môi trường.
- Quản lý chất thải rắn:
Chất thải rắn được phân loại tại nguồn. Bố trí các trạm trung chuyển chất thải rắn trên địa bàn các xã. Mở rộng quy mô và bổ sung công nghệ xử lý hiện đại cho khu xử lý tại xã Thung Nai để xử lý tập trung cho toàn khu du lịch.
- Quản lý nghĩa trang:
+ Người dân tiếp tục sử dụng nghĩa trang cấp xã theo quy hoạch nông thôn mới. Kết hợp nghĩa trang tập trung theo quy định của tỉnh.
+ Đối với các nghĩa trang nhỏ lẻ ở xã, không đảm bảo khoảng an toàn cách ly: Xác định ranh giới, đóng cửa cải tạo môi trường.
g) Định hướng thông tin liên lạc:
- Tổng nhu cầu tính toán khu vực đến giai đoạn định hình là: 72.782 thuê bao.
- Mạng truyền dẫn: Tăng dung lượng các tuyến cáp quang hiện có để tăng tuyến cáp quang nội hạt dung lượng từ 50 hoặc 100 Tbps; xây mới các tuyến cáp quang đến tất cả các xã phân khu để đáp ứng các nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin, các dịch vụ băng rộng.
- Mạng ngoại vi: Hạ ngầm toàn bộ cáp chính, cáp phân phối và cáp thuê bao. Điểm truy nhập tín hiệu, tủ cáp, hộp cáp sử dụng loại đáp ứng được các tiêu chuẩn ngành thông tin và đảm bảo mỹ quan đô thị.
8. Định hướng bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu
a) Giải pháp cụ thể cho từng khu vực:
- Đối với khu vực đô thị: Đầu tư công nghệ hiện đại trong xử lý nước thải để tái tạo nguồn nước sử dụng cho mục đích khác. Xây dựng hệ thống cống xung quanh hồ để thu gom nước thải sinh hoạt, dịch vụ; cải tạo đảm bảo vệ sinh lòng hồ, tăng cường quá trình tự làm sạch hồ...; dành quỹ đất phục vụ cho nhu cầu tiêu thoát và dự trữ nước mặt, nước mưa như hồ điều hòa, cây xanh, mặt nước.
- Đối với khu vực nông thôn: Phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ trên nguyên tắc duy trì sự phát triển bền vững. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật bảo vệ đất, chống xói mòn, rửa trôi đất, gây suy thoái đất, nghiên cứu sử dụng mô hình tổng hợp liên kết trồng trọt và chăn nuôi, trồng trọt và thủy sản, nông lâm kết hợp, trồng trọt và du lịch sinh thái...
- Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, danh lam lam thắng cảnh, di tích lịch sử. Kiểm soát các dự án đầu tư vào trong khu vực lòng hồ Hòa Bình đặc biệt các dự án du lịch ven hồ đảm bảo an toàn cho mục đích cung cấp nước và điều tiết lũ.
- Đối với khu vực đất có rừng: Quản lý có tác động bằng một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh như khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, làm giàu rừng, trồng rừng... nhằm khôi phục lại hệ sinh thái, phục hồi rừng, mở rộng phạm vi hoạt động của các loài động thực vật.
- Tăng cường biện pháp chăm sóc bảo vệ và phát triển rừng, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng.
b) Giải pháp giảm thiểu rủi ro, sự cố môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu
- Trồng rừng phòng hộ giảm nguy cơ xói mòn, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, đổ lở, trượt lở đất đá tại khu vực núi có độ dốc lớn như Mai Châu, Tân Lạc, Cao Phong. Trồng rừng bán ngập tăng độ che phủ giảm thiểu nguy cơ xói mòn rửa trôi đất, sạt lở đất, sạt lở bờ hồ. Thiết lập mạng lưới quan trắc - nghiên cứu các dạng trượt lở đất đá có nguy cơ cao đồng thời xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo kịp thời cho cộng đồng dân cư.
- Thắt chặt quản lý, vận hành điều tiết hồ chứa theo đúng quy trình để bảo đảm an toàn hồ, đập và hạ du đặc biệt trong thời điểm khi lưu vực có mưa lớn, nước lũ về hồ lên cao đột ngột.
- Xây dựng các tuyến giao thông theo quy hoạch tổng thể về du lịch, kết cấu hạ tầng đạt tiêu chuẩn chất lượng tại khu du lịch trọng điểm để gắn kết phát triển du lịch với bảo vệ môi trường. Ưu tiên đầu tư cho các dự án du lịch đã có các giải pháp cụ thể để giải quyết ô nhiễm môi trường, gìn giữ cảnh quan và sự ổn định của tài nguyên động thực vật quý hiếm trong khu vực.
9. Các chương trình dự án ưu tiên đầu tư
a) Các chương trình hành động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa
Lập các quy định chặt chẽ để quản lý việc xây dựng và kiểm soát phát triển, đặc biệt tại đô thị đóng vai trò là trung tâm hỗ trợ dịch vụ du lịch như đô thị Hòa Bình và đô thị Mai Châu.
b) Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư:
- Phát triển các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị và nông thôn, đặc biệt hạ tầng tại các bản làng có tiềm năng khai thác phát triển du lịch cộng đồng, nhà cộng đồng.
- Phát triển các khu chức năng, công trình trọng điểm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là du lịch.
- Cải tạo và phát huy nguồn tài nguyên đất và tự nhiên, phát triển cộng đồng văn hóa, đào tạo kỹ năng phục vụ du lịch cho cộng đồng, thông tin du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái.
- Thực hiện đánh giá tác động môi trường các dự án theo quy định: Dự án khu dân cư, hệ thống trạm xử lý nước thải, các công trình lưu trú và xây dựng sân gôn.
c) Phân kỳ đầu tư:
- Giai đoạn 1 được triển khai từ năm 2020 - 2025: Tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết; đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ du lịch tại các khu chức năng có không gian đặc trưng nhằm thu hút khách du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch, tạo động lực phát triển đồng bộ toàn khu du lịch.
- Giai đoạn 2 từ sau năm 2025 đến 2035, đầu tư xây dựng hoàn thiện, đưa vào sử dụng các khu chức năng và quản lý phát triển theo quy hoạch xây dựng được duyệt.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình: Tổ chức công bố công khai đồ án quy hoạch chung xây dựng; chủ động phối hợp các bộ, ngành thực hiện và hoàn thiện theo đúng trình tự, quy định hiện hành về chuyển đổi mục đích rừng đặc dụng, sử dụng đất các đơn vị quốc phòng trong phạm vi ranh giới khu du lịch; ban hành Quy định quản lý theo Quy hoạch chung xây dựng khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình đến năm 2035 được duyệt và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch theo đúng quy định hiện hành; tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch chi tiết xây dựng, làm cơ sở lập dự án đầu tư xây dựng công trình trong khu du lịch theo quy định pháp luật.
2. Giao các bộ, ngành:
- Bộ Xây dựng hướng dẫn, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình định kỳ rà soát tình hình triển khai thực hiện quy hoạch.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình các trình tự, thủ tục thực hiện dự án phát triển du lịch, xúc tiến đầu tư vào Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình theo đúng quy định để đảm bảo đủ pháp lý đầu tư xây dựng.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình thực hiện rà soát, đánh giá hiện trạng quản lý, phát triển ba loại rừng tại Khu du lịch Hồ Hòa Bình, làm cơ sở trình cấp có thẩm quyền quyết định việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình hoàn thiện các quy trình, thủ tục pháp lý để tổ chức thực hiện quy hoạch chung được duyệt, triển khai đầu tư xây dựng Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2035 theo đúng quy định hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. THỦ TƯỚNG |