Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 4239/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 4239/QĐ-UBND
Ngày ban hành 26/10/2021
Ngày có hiệu lực 26/10/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Đỗ Minh Tuấn
Lĩnh vực Đầu tư

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4239/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 26 tháng 10 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 47/2019/QH14 ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020;

Căn cứ Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

Căn cứ Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 03/02/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 58- NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025;

Căn cứ Chương trình hành động số 11-CTr/TU ngày 28/02/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ các Quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về việc ban hành các chương trình trọng tâm, gồm: Quyết định số 621-QĐ/TU ngày 23/7/2021 về ban hành Chương trình phát triển Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 622-QĐ/TU ngày 23/7/2021 về ban hành Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 623-QĐ/TU ngày 23/7/2021 về ban hành Chương trình phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 624-QĐ/TU ngày 23/7/2021 về ban hành Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 696-QĐ/TU ngày 09/9/2021 về ban hành Chương trình nâng cao chất lượng văn hóa giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 700-QĐ/TU ngày 10/9/2021 về ban hành Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 701-QĐ/TU ngày 10/9/2021 về ban hành Chương trình nâng cao chất lượng y tế giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ các kế hoạch hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về thực hiện các khâu đột phá, gồm: Kế hoạch số 22-KH/TU ngày 23/7/2021 về thực hiện Khâu đột phá về đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn, giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch số 26-KH/TU ngày 13/8/2021 về thực hiện Khâu đột phá về phát triển hạ tầng giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch số 27- KH/TU ngày 13/8/2021 về thực hiện Khâu đột phá về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ; chủ động, tích cực tham gia cuộc cách mạng lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 2999/QĐ-UBND ngày 09/8/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 03/02/2021 của Chính phủ và Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Kết luận số 616-KL/TU ngày 04/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án Nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh tại Tờ trình số 16/TTr-TTXT ngày 18/10/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025, với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong tỉnh, nhằm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, tạo sức hấp dẫn mới để thu hút tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển.

2. Tập trung nguồn vốn đầu tư công vào những dự án trọng điểm, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội với phương châm “đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”; đầu tư trực tiếp trong nước và nước ngoài là động lực quan trọng tạo cú hích và bước đột phá cho phát triển; thu hút đầu tư phải đảm bảo bình đẳng, hiệu quả, bền vững, kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa hiệu quả kinh tế với trách nhiệm xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng - an ninh.

3. Hoạt động xúc tiến đầu tư được xây dựng trên cơ sở định hướng của Trung ương, đồng bộ và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chủ động thực hiện sáng tạo, hiệu quả các hoạt động xúc tiến đầu tư trong tình hình mới, đặc biệt là hoạt động thu hút doanh nghiệp lớn trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài.

II. ĐỊNH HƯỚNG

1. Về ngành, lĩnh vực ưu tiên

Tập trung xúc tiến đầu tư và ưu tiên lựa chọn các dự án thuộc các ngành, lĩnh vực: công nghiệp chế biến, chế tạo công nghệ cao, tiên tiến, thân thiện với môi trường; công nghiệp phụ trợ; năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sản xuất thiết bị y tế, dịch vụ chăm sóc sức khỏe; giáo dục và đào tạo; du lịch chất lượng cao; dịch vụ tài chính, logistics và các dịch vụ hiện đại khác; sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ, sinh thái; phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng đô thị hiện đại; đặc biệt là các ngành nghề mới trên nền tảng công nghiệp 4.0.

2. Về thị trường và đối tác

2.1. Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài: tiếp tục coi trọng các địa bàn, thị trường, đối tác truyền thống hiện tại như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Cô-oét, Đài Loan...; đa phương hóa, đa dạng hóa, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các quốc gia và đối tác tiềm năng mới như Nga, Hoa Kỳ, châu Âu…; khai thác hiệu quả mối quan hệ với các đối tác chiến lược, chú trọng vận động và thu hút đầu tư từ các tập đoàn lớn tại các nước phát triển (G7, G8, OECD).

2.2. Đối với đầu tư trong nước: tập trung thu hút đầu tư từ các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu trong nước như: Vingroup, Sun Group, FLC, Flamingo, T&T, Long Sơn, Đại Dương,… Khai thác có hiệu quả nguồn lực tài chính, công nghệ và sự hỗ trợ, kết nối từ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

III. MỤC TIÊU

[...]