Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 4068/QĐ-UBND năm 2021 về Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2022 của tỉnh Quảng Ninh

Số hiệu 4068/QĐ-UBND
Ngày ban hành 17/11/2021
Ngày có hiệu lực 17/11/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Nguyễn Tường Văn
Lĩnh vực Đầu tư

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4068/QĐ-UBND

Quảng Ninh, ngày 17 tháng 11 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NĂM 2022 CỦA TỈNH QUẢNG NINH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 47/2019/QH14;

Căn cứ Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Quy chế quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư;

Căn cứ Quyết định số 857/QĐ-UBND ngày 22/3/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành chương trình xúc tiến đầu tư năm 2021 định hướng giai đoạn 2021-2025 tỉnh Quảng Ninh;

Căn cứ văn bản số 3013/BKHĐT-ĐTNN ngày 20/5/2021 và văn bản số 6479/BKHĐT-ĐTNN ngày 24/9/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư năm 2022;

Theo đề nghị của Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tại văn bản số 948/BXTĐT-XT6 ngày 29/10/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2022 của tỉnh Quảng Ninh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Ông, bà: Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ KH&ĐT (báo cáo);
- TT Tỉnh ủy, TT.HĐND tỉnh (báo cáo);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 2 (thi hành);
- TTTT tỉnh (đưa tin);
- Lưu.VT, XD5QD090.16

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Tường Văn

 

CHƯƠNG TRÌNH

XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2022
(kèm theo Quyết định số 4068/QĐ-UBND ngày 17/11/2021 của UBND tỉnh)

I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU NĂM 2022

1. Quan điểm chỉ đạo

- Tiếp tục bám sát quan điểm chỉ đạo và định hướng tại Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị; Kế hoạch 377-KH/TU ngày 16/01/2020 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW, Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 09/4/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 857/QĐ-UBND ngày 22/3/2021 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành Chương trình xúc tiến đầu tư (viết tắt là XTĐT) năm 2021, định hướng giai đoạn 2021-2025 tỉnh Quảng Ninh.

- Thu hút đầu tư phải gắn liền với hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và phù hợp định hướng phát triển kinh tế của tỉnh, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược: (1) Đẩy nhanh tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại bảo đảm liên thông, tổng thể, trọng tâm ưu tiên là phát triển hạ tầng giao thông chiến lược, công nghệ thông tin, viễn thông, cảng biển và dịch vụ cảng biển, hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế. (2) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và lao động có kỹ năng gắn với nhanh chóng tăng quy mô và nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của Tỉnh là khâu đột phá, cấp bách; gắn chặt với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị là nhân tố quyết định sự thành công trước mắt và chiến lược. (3) Nâng cao chất lượng cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chất lượng thực thi chính sách, pháp luật; giữ vững vị trí nhóm đầu về các chỉ số PCI, PAR Index, SIPAS và PAPI theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng cải cách hành chính, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chất lượng thực thi chính sách, pháp luật để giữ vững vị trí trong nhóm đầu các địa phương có môi trường đầu tư kinh doanh tốt nhất cả nước.

- Ứng dụng công nghệ số hóa các ấn phẩm, tài liệu XTĐT để đảm bảo truyền tải được thông tin đến đông đảo các nhà đầu tư.

- XTĐT có chọn lọc, ưu tiên phát triển từ “nâu” sang “xanh”, theo hướng bền vững dựa vào ba trụ cột (thiên nhiên, con người, văn hóa), kết hợp với xu thế hòa bình, hợp tác, hội nhập và tận dụng các ứng dụng công nghệ số trong công tác XTĐT và quản lý nhà nước đối với hoạt động XTĐT.

- Tổ chức các hoạt động XTĐT cần đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả; ưu tiên XTĐT liên vùng, liên ngành, chủ động phối hợp tham gia tổ chức các chương trình XTĐT, lồng ghép hiệu quả các hoạt động XTĐT với xúc tiến du lịch, thương mại.

2. Định hướng

Trong xu hướng dịch chuyển đầu tư trên thế giới, Việt Nam được quốc tế đánh giá là điểm đến hấp dẫn, được các nhà đầu tư quan tâm vì sự ổn định chính trị, kinh tế vĩ mô, vị trí địa lý, điều kiện đất đai môi trường, nhân lực... Hiện nay, Việt Nam được xem là “đất lành” cho dòng vốn FDI chất lượng cao. Sau đại dịch Covid-19 nhiều tập đoàn, doanh nghiệp quốc tế lớn đang tìm kiếm cơ hội đầu tư nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng và hạn chế việc quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Cùng với hiệu ứng từ kế hoạch “Made in China 2025” và ảnh hưởng từ việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng và xu hướng ”Trung Quốc +1”, Quảng Ninh có vị trí khá thuận lợi để đón đầu dòng vốn thu hút đầu tư này. Để tiếp tục thu hút XTĐT có hiệu quả và mang tính chọn lọc trong năm 2022, cần tập trung nghiên cứu và triển khai đa dạng hóa các phương thức xúc tiến đầu tư, đẩy mạnh XTĐT tại chỗ và chuẩn bị các yếu tố đầu vào (quỹ đất sạch, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chính sách ưu đãi, nguồn nhân lực...) để sẵn sàng đón các nhà đầu tư. Các hoạt động XTĐT phải gắn với quá trình xây dựng và trở thành công cụ hiệu quả thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng và cả nước. Một số định hướng cụ thể như sau:

- Thị trường thu hút đầu tư: Thu hút các nhà đầu tư từ thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Singapore, Mỹ; mở rộng xúc tiến thu hút đầu tư từ các nước đối tác là thành viên của hiệp định CPTPP, EVFTA. Ưu tiên thu hút các nhà đầu tư chiến lược, có kinh nghiệm, có tiềm lực kinh tế; hạn chế các dự án đầu tư quy mô nhỏ lẻ, sử dụng diện tích đất lớn và gây ô nhiễm môi trường.

[...]