ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
418/QĐ-UBND
|
Hà
Nội, ngày 21 tháng 01
năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
TỔ CHỨC LẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRÊN CƠ SỞ HỢP NHẤT
QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI, QUỸ PHÁT TRIỂN ĐẤT THÀNH PHỐ HÀ NỘI, QUỸ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI TRỰC THUỘC SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày
29/11/2013;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày
23/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 55/2012/NĐ-CP
ngày 28/6/2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị
sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 138/2007/NĐ-CP
ngày 28/8/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển
địa phương; Nghị định số 37/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 về tổ chức và
hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất
đai;
Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP
ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo
vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 42/2014/TT-BTC
ngày 8/4/2014 của Bộ Tài chính ban hành Điều lệ mẫu áp dụng cho các Quỹ Đầu tư
phát triển địa phương;
Căn cứ Thông báo số 481-TB/TU ngày
02/12/2016 Kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy về một
số nội dung thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về
tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ
tại Tờ trình số 48/TTr-SNV ngày 10/01/2017 về việc tổ chức lại Quỹ Đầu tư phát
triển thành phố Hà Nội trên cơ sở hợp nhất Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Hà Nội,
Quỹ Phát triển đất thành phố Hà Nội, Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội trực thuộc Sở
Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tổ chức lại Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Hà Nội
trên cơ sở hợp nhất Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Hà Nội, Quỹ Phát triển đất
thành phố Hà Nội, Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi
trường thành phố Hà Nội.
- Tên gọi đầy đủ: Quỹ Đầu tư phát triển
thành phố Hà Nội;
- Tên viết tắt: HANIF;
- Tên giao dịch quốc tế: Hanoi
Investment Fund for Development;
- Địa chỉ trụ sở
chính: Số 02, ngõ Phan Chu Trinh, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, thành
phố Hà Nội;
Cơ sở 2: Khu văn phòng tầng 2 -
CT13A, khu đô thị Nam Thăng Long, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội;
Cơ sở 3: Khu văn phòng tầng 2 -
CT14A1, khu đô thị Nam Thăng Long, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội;
- Điện thoại, fax, trang điện tử:
+ Điện thoại: (04) 39335469;
+ Fax: (04) 39335470;
+ Trang điện tử: www.hanif.vn.
Điều 2. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ
1. Vị trí
Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Hà Nội
(sau đây gọi tắt là Quỹ) là tổ chức tài chính nhà nước trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có bảng
cân đối kế toán, có con dấu và tài khoản riêng; Quỹ Đầu tư phát triển thành phố
Hà Nội chịu sự quản lý toàn diện của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
2. Chức năng
a) Tiếp nhận vốn ngân sách, huy động
vốn trung và dài hạn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn
khác theo quy định của pháp luật để cho vay, đầu tư vào dự án, doanh nghiệp
phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; thực hiện các chương trình, dự án,
các hoạt động phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố và bảo vệ môi
trường trên địa bàn Thành phố.
b) Tiếp nhận vốn ngân sách để ứng vốn
cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và tạo quỹ đất theo quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
c) Tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn
vốn ủy thác từ ngân sách, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; ủy thác cho các
tổ chức tín dụng và Ngân hàng phát triển Việt Nam theo quy định của pháp luật
và nhiệm vụ UBND Thành phố giao.
3. Nhiệm vụ
a) Hoạt động huy động vốn: Quỹ được
huy động các nguồn vốn trung và dài hạn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định tại Điều 27 và Điều 28 Nghị định
số 138/2007/NĐ-CP.
b) Hoạt động đầu tư trực tiếp: Quỹ được
đầu tư trực tiếp vào các dự án thuộc danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của địa phương do Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định tại Nghị định số 138/2007/NĐ-CP và
Nghị định số 37/2013/NĐ-CP.
c) Hoạt động cho vay: Quỹ được cho
vay, cho vay hợp vốn đối với các dự án thuộc danh mục các lĩnh vực kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
ban hành theo quy định tại Nghị định số 138/2007/NĐ-CP và Nghị định số
37/2013/NĐ-CP.
d) Hoạt động góp vốn thành lập doanh
nghiệp: Quỹ được góp vốn thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn
theo quy định của Luật doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động đầu tư trực tiếp
vào các công trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc danh mục các
lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
ban hành theo quy định tại Nghị định số 138/2007/NĐ-CP và Nghị định số
37/2013/NĐ-CP.
đ) Hoạt động ủy thác và nhận ủy thác:
Quỹ được nhận ủy thác theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 138/2007/NĐ-CP và
Khoản 8 Điều 1 Nghị định số 37/2013/NĐ-CP; được ủy thác cho các tổ chức tín dụng
và Ngân hàng phát triển Việt Nam thực hiện cho vay và thu hồi nợ theo quy định
tại Điều 24 Nghị định số 138/2007/NĐ-CP.
e) Hoạt động huy động vốn cho ngân
sách địa phương: Quỹ tổ chức, thu xếp việc huy động vốn
cho ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật, bao gồm cả phát hành trái
phiếu chính quyền địa phương theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố.
g) Ứng vốn cho tổ chức cho tổ chức phát
triển quỹ đất và các tổ chức khác để thực hiện việc bồi thường giải phóng mặt bằng
và tạo quỹ đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Ứng vốn cho các tổ chức
được giao nhiệm vụ thực hiện đầu tư tạo quỹ đất, quỹ nhà tái định cư theo quy
hoạch. Ứng vốn cho Ngân sách nhà nước để chi hỗ trợ xây dựng
khu tái định cư, hỗ trợ xây dựng các công trình hạ tầng tại địa phương có đất bị
thu hồi.
h) Tài trợ, đồng tài trợ cho các hoạt
động bảo vệ môi trường: xử lý khắc phục ô nhiễm môi trường, ứng phó, khắc phục
hậu quả do sự cố môi trường, thiên tai gây ra, các hoạt động phổ biến, tuyên
truyền về quản lý, khai thác tài nguyên và môi trường; thực hiện các dự án, nhiệm
vụ bảo vệ môi trường được quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ.
i) Nhận ký quỹ phục hồi môi trường
trong khai thác khoáng sản với các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng
sản.
k) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy
ban nhân dân Thành phố giao phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức
và hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Hà Nội.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức
1. Hội đồng quản lý Quỹ:
Hội đồng quản lý (HĐQL) Quỹ gồm 05
thành viên:
a) 01 Chủ tịch HĐQL Quỹ là đồng chí
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố kiêm nhiệm;
b) 02 Phó Chủ tịch HĐQL Quỹ, gồm: 01
Phó Chủ tịch HĐQL kiêm nhiệm là Giám đốc Sở Tài chính, 01 Phó Chủ tịch HĐQL
chuyên trách là Tổng Giám đốc Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Hà Nội;
c) 02 thành viên HĐQL Quỹ hoạt động
kiêm nhiệm là: Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường.
2. Ban Kiểm soát:
Ban Kiểm soát Quỹ Đầu tư phát triển
thành phố Hà Nội có tối đa 03 thành viên, trong đó có 01 Trưởng ban phụ trách
hoạt động của Ban Kiểm soát.
Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Trưởng
ban Ban Kiểm soát do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định theo đề nghị
của Hội đồng Quản lý Quỹ theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Ủy ban nhân
dân Thành phố ban hành và theo quy định của pháp luật.
Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại thành
viên Ban Kiểm soát do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định theo đề xuất của Trưởng
ban Ban Kiểm soát và theo quy định của pháp luật. Việc miễn nhiệm, cách chức,
khen thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách khác đối với Trưởng ban và thành
viên Ban Kiểm soát thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Bộ máy điều hành:
3.1. Lãnh đạo Quỹ: Tổng Giám đốc và
03 Phó Tổng Giám đốc.
Tổng Giám đốc Quỹ là người đứng đầu
Quỹ, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân Thành phố và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn được giao;
Phó Tổng Giám đốc Quỹ là người giúp Tổng
Giám đốc Quỹ chỉ đạo một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc
Quỹ và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Tổng Giám đốc Quỹ vắng mặt,
một Phó Tổng Giám đốc Quỹ được Tổng Giám đốc ủy nhiệm điều hành các hoạt động của
Quỹ;
Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Tổng Giám
đốc và Phó Tổng Giám đốc Quỹ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định
theo điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Thành ủy, Ủy ban nhân dân
Thành phố ban hành và theo quy định của pháp luật. Việc miễn nhiệm, cách chức,
khen thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách khác đối với Tổng Giám đốc và Phó
Tổng Giám đốc Quỹ thực hiện theo quy định của pháp luật.
3.2. Kế toán trưởng:
Kế toán trưởng do Tổng Giám đốc Quỹ đề
nghị Hội đồng quản lý Quỹ xem xét, trình Chủ tịch UBNĐ Thành phố bổ nhiệm, miễn
nhiệm hoặc bãi nhiệm theo quy định của pháp luật.
3.3. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Phòng Tổ chức - Hành chính;
b) Phòng Kế hoạch
- Tài chính;
c) Phòng Quản lý Nguồn vốn;
d) Phòng Quản lý Đầu tư;
đ) Phòng Quản lý Tín dụng;
e) Phòng Quản lý ủy thác và ứng vốn.
Lãnh đạo các phòng chuyên môn, nghiệp
vụ gồm có Trưởng phòng và không quá 03 Phó Trưởng phòng giúp việc Trưởng phòng.
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do Tổng
Giám đốc Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Hà Nội quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm
theo quy định của pháp luật và của Thành phố về công tác cán bộ.
Điều 4. Số lượng người làm việc
Số lượng người làm việc (biên chế) của
Quỹ được giao trên cơ sở vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi
hoạt động và nằm trong tổng biên chế sự nghiệp của Thành phố giao hàng năm.
Trước mắt, biên chế của Quỹ gồm: 180
biên chế bao gồm 167 biên chế viên chức, 13 lao động hợp đồng theo Nghị định số
68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ (tinh giản
biên chế viên chức 5% so với tổng biên chế đã giao cho 03 Quỹ năm 2017).
Điều 5. Tổ chức thực hiện
1. Giám đốc Sở Nội vụ:
a) Chủ trì, phối hợp với Tổng Giám đốc
Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Hà Nội và các Sở, ngành khác có liên quan tổ chức
triển khai thực hiện Quyết định này;
b) Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực
hiện việc rà soát, chuyển giao số lượng người làm việc (biên chế viên chức),
lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP, hồ sơ,
tài liệu có liên quan đến công chức, viên chức và người lao động từ Quỹ Đầu tư
phát triển thành phố Hà Nội, Quỹ Phát triển đất thành phố Hà Nội, Quỹ Bảo vệ
môi trường Hà Nội (sau đây gọi chung là các đơn vị hợp nhất) về Quỹ Đầu tư phát
triển thành phố Hà Nội quản lý theo đúng quy định.
2. Giám đốc Sở Tài chính:
a) Chủ trì hướng dẫn các đơn vị hợp
nhất thực hiện bàn giao công tác tài chính, công tác thanh quyết toán các dự án
dở dang đảm bảo được liên tục; hướng dẫn bàn giao tài sản, trụ sở làm việc, cơ
sở hoạt động sự nghiệp theo đúng quy định hiện hành về quản lý tài sản; hướng dẫn
Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Hà Nội điều chỉnh các nguồn vốn của Quỹ, cơ chế
tài chính, cân đối tổng thể kế hoạch tài chính phù hợp với
chức năng, nhiệm vụ được giao;
b) Hướng dẫn Quỹ Đầu tư phát triển
thành phố Hà Nội thực hiện chế độ tài chính theo quy định.
3. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Chỉ đạo Giám đốc Quỹ Bảo vệ môi
trường Hà Nội thống kê về số lượng người làm việc (biên chế) được giao, kinh
phí hoạt động, trang thiết bị làm việc, hồ sơ, sổ sách, chứng từ, tài liệu,
công nợ, các quyền lợi, nghĩa vụ khác có liên quan đến tổ chức và hoạt động của
Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội để bàn giao về Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Hà
Nội;
b) Phối hợp, hướng dẫn Quỹ Đầu tư
phát triển thành phố Hà Nội hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ về quản lý, sử dụng đất
của đơn vị sau khi được tổ chức lại theo quy định của Luật Đất đai.
4. Giám đốc Sở Xây dựng:
Chủ trì, hướng dẫn việc hoàn chỉnh
các thủ tục, hồ sơ tài liệu và chuyển giao trụ sở, các công trình xây dựng từ
Quỹ Phát triển đất thành phố Hà Nội về Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Hà Nội
quản lý;
Chủ trì, hướng dẫn việc chuyển giao
trụ sở của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội tại 17 Đường Trung Yên 3, phường Trung
Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội cho cơ quan có thẩm quyền quản lý, sử dụng.
5. Thủ trưởng các Quỹ: Quỹ Đầu tư
phát triển thành phố Hà Nội, Quỹ Phát triển đất thành phố Hà Nội, Quỹ Bảo vệ
môi trường Hà Nội:
a) Thống kê về số lượng người làm việc
được giao, kinh phí hoạt động, trang thiết bị làm việc, hồ sơ, sổ sách, chứng từ,
tài liệu, công nợ, các quyền lợi, nghĩa vụ khác có liên quan đến tổ chức và hoạt
động của đơn vị để bàn giao về Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Hà Nội;
b) Chuyển giao nguyên trạng trụ sở
làm việc của Quỹ Phát triển đất thành phố Hà Nội tại khu văn phòng tầng 2 -
CT14A1, khu đô thị Nam Thăng Long, quận Tây Hồ về Quỹ Đầu tư phát triển thành
phố Hà Nội.
c) Làm việc với Công an thành phố Hà
Nội để tiến hành thủ tục thu hồi con dấu theo đúng quy định đối với Quỹ Phát
triển đất Thành phố và Quỹ Bảo vệ môi trường.
6. Tổng Giám đốc Quỹ Đầu tư phát triển
thành phố Hà Nội sau khi tổ chức lại:
a) Tổ chức tiếp nhận toàn bộ tổ chức
bộ máy, cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động, trụ sở, tài sản, trang thiết bị làm
việc, hồ sơ tài liệu, đội ngũ công chức, viên chức, nhân
viên, lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP có liên quan đến tổ chức
và hoạt động của các đơn vị hợp nhất về Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Hà Nội
quản lý theo đúng quy định;
b) Xây dựng Điều lệ tổ chức và hoạt động
của Quỹ trình Hội đồng Quản lý báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định.
c) Xây dựng và thực hiện cơ chế quản
lý tài chính theo đúng quy định tại Thông tư số 28/2014/TT-BTC ngày 25/02/2014
của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của Quỹ Đầu tư phát triển địa
phương và các quy định có liên quan.
d) Xây dựng Đề án điều chỉnh Đề án vị
trí việc làm của Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Hà Nội sau khi tổ chức lại,
trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định;
đ) Kiện toàn, sắp xếp, ổn định tổ chức
bộ máy, nhân sự để thực hiện nhiệm vụ được giao; ban hành Quy chế làm việc của
cơ quan, Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các phòng chuyên
môn, nghiệp vụ thuộc Quỹ theo quy định của pháp luật;
e) Kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ
có liên quan của các đơn vị hợp nhất.
7. Các cơ quan, đơn vị được nêu tại
khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ
được giao trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Quyết định có hiệu lực thi hành.
Trong thời hạn bàn giao, các đơn vị hợp nhất được tiếp tục sử dụng con dấu theo
quy định.
Điều 6. Điều khoản chuyển tiếp
1. Tạm thời giữ
nguyên số lượng Phó Tổng Giám đốc Quỹ và tương đương hiện có từ các đơn vị hợp
nhất, Quỹ được bổ sung Phó Tổng Giám đốc khi số lượng ít hơn quy định.
2. Đối với những trường hợp đã được bổ nhiệm giữ chức vụ người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu
các phòng, ban và tương đương sau khi sắp xếp mà thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc
được bổ nhiệm vào chức vụ mới có phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn so với phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũ thì được hưởng bảo lưu phụ cấp chức
vụ lãnh đạo, áp dụng theo quy định tại Quyết định số 140/2009/QĐ-TTg ngày
31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với
các chức danh lãnh đạo trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy.
Điều 7. Điều khoản thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01/02/2017. Các quy định trước đây trái với quy định tại Quyết
định này đều bãi bỏ.
2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân
Thành phố, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng,
Tổng Giám đốc Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Hà Nội, Thủ trưởng các cơ quan,
đơn vị và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 7;
- Bộ Nội vụ;
- Bộ Tài chính;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch
UBND TP;
- Công an thành phố Hà Nội;
- Kho bạc Nhà nước thành phố Hà
Nội;
- VP UBNDTP: các PCVP;
TH, NC, KT, TKBT;
- Cổng giao tiếp điện tử Thành
phố;
- Trung tâm Tin học - Công báo;
- Lưu: VT, SNV (05 bản).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Chung
|