Quyết định 416/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh khu vực biên giới tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Số hiệu | 416/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 18/05/2017 |
Ngày có hiệu lực | 18/05/2017 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Kon Tum |
Người ký | Nguyễn Văn Hòa |
Lĩnh vực | Thương mại,Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 416/QĐ-UBND |
Kon Tum, ngày 18 tháng 05 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 20/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Quyết định số 34/2016/QĐ-UBND ngày 30/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Quy định một số nội dung về công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Kon Tum;
Căn cứ Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh khu vực biên giới tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại Thông báo số 372-TB/TU ngày 20/3/2017;
Xét đề nghị của Hội đồng thẩm định Quy hoạch tại Báo cáo số 02/BC-HĐTĐ ngày 11/11/2016; Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 72/TTr-SKHĐT ngày 10/11/2016, Văn bản số 1919/SKHĐT-TH ngày 14/11/2016 và Văn bản số 521/SKHĐT-TH ngày 07/4/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh khu vực biên giới tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với các nội dung chính sau:
1. Lấy phát triển kinh tế gắn với củng cố quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu.
2. Tăng cường xây dựng, phát triển văn hóa - xã hội; nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực.
3. Tiếp tục tập trung củng cố, xây dựng chính quyền cơ sở ngày càng vững mạnh toàn diện.
1. Mục tiêu tổng quát: Khai thác, phát huy các tiềm năng, lợi thế của khu vực, tăng cường hợp tác kinh tế - văn hóa qua biên giới, kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và chủ quyền quốc gia. Nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Tập trung huy động, lồng ghép và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn để đầu tư hoàn thành kết cấu hạ tầng huyện mới Ia H'Drai, khu vực Cửa khẩu quốc tế Bờ Y- Ngọc Hồi, các cửa khẩu dọc tuyến biên giới và hạ tầng nông thôn mới theo lộ trình phù hợp với đặc điểm vùng biên giới.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Về kinh tế
- Tổng giá trị sản xuất (giá hiện hành) đến hết năm 2020 đạt khoảng 3.850 tỷ đồng và đến năm 2025 đạt 8.716 tỷ đồng, Tốc độ tăng giá trị sản xuất giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 14-15%/năm và giai đoạn 2021-2025 đạt khoảng 9- 10%/năm.
- Cơ cấu giá trị sản xuất đến năm 2020: Nông lâm thủy sản 52-53%; công nghiệp - xây dựng: 26-27%; thương mại - dịch vụ: 21-22%. Đến năm 2025, Nông lâm thủy sản 47-48%; công nghiệp - xây dựng: 27-28%; thương mại - dịch vụ: 24-25%.
- Đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu người đạt 37,8 triệu đồng (tương đương 1.717 USD) và đến năm 2025 đạt 57,7 triệu đồng (tương đương 2.624 USD).
2.2. Về xã hội
- Tỷ lệ tăng dần số tự nhiên ở mức 1,6-1,7% vào năm 2020 và 1,3-1,4% vào năm 2025. Dân số toàn khu vực đến năm 2020 khoảng 85,5 ngàn người và năm 2025 khoảng 98 ngàn người.
- Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm 3-4% giai đoạn 2016-2020 và duy trì ở mức 2-3% ở các năm sau đó đến năm 2025.
- Tiếp tục duy trì 100% thôn, làng có điện lưới quốc gia và trên 99% số hộ được sử dụng điện vào năm 2020. Tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh đạt 91% vào năm 2020 và trên 99% vào năm 2025.
- Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ huy động trẻ em từ 6 tuổi đến 10 tuổi học các lớp tiểu học đạt tỷ lệ 98% vào năm 2020 và trên 99% vào năm 2025; tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi từ 11 đến 14 tuổi vào học trung học cơ sở đạt 97% trở lên vào năm 2020 và trên 98% vào năm 2025. Tiếp tục duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; quan tâm phát triển giáo dục mầm non các độ tuổi trên địa bàn.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 416/QĐ-UBND |
Kon Tum, ngày 18 tháng 05 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 20/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Quyết định số 34/2016/QĐ-UBND ngày 30/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Quy định một số nội dung về công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Kon Tum;
Căn cứ Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh khu vực biên giới tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại Thông báo số 372-TB/TU ngày 20/3/2017;
Xét đề nghị của Hội đồng thẩm định Quy hoạch tại Báo cáo số 02/BC-HĐTĐ ngày 11/11/2016; Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 72/TTr-SKHĐT ngày 10/11/2016, Văn bản số 1919/SKHĐT-TH ngày 14/11/2016 và Văn bản số 521/SKHĐT-TH ngày 07/4/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh khu vực biên giới tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với các nội dung chính sau:
1. Lấy phát triển kinh tế gắn với củng cố quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu.
2. Tăng cường xây dựng, phát triển văn hóa - xã hội; nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực.
3. Tiếp tục tập trung củng cố, xây dựng chính quyền cơ sở ngày càng vững mạnh toàn diện.
1. Mục tiêu tổng quát: Khai thác, phát huy các tiềm năng, lợi thế của khu vực, tăng cường hợp tác kinh tế - văn hóa qua biên giới, kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và chủ quyền quốc gia. Nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Tập trung huy động, lồng ghép và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn để đầu tư hoàn thành kết cấu hạ tầng huyện mới Ia H'Drai, khu vực Cửa khẩu quốc tế Bờ Y- Ngọc Hồi, các cửa khẩu dọc tuyến biên giới và hạ tầng nông thôn mới theo lộ trình phù hợp với đặc điểm vùng biên giới.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Về kinh tế
- Tổng giá trị sản xuất (giá hiện hành) đến hết năm 2020 đạt khoảng 3.850 tỷ đồng và đến năm 2025 đạt 8.716 tỷ đồng, Tốc độ tăng giá trị sản xuất giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 14-15%/năm và giai đoạn 2021-2025 đạt khoảng 9- 10%/năm.
- Cơ cấu giá trị sản xuất đến năm 2020: Nông lâm thủy sản 52-53%; công nghiệp - xây dựng: 26-27%; thương mại - dịch vụ: 21-22%. Đến năm 2025, Nông lâm thủy sản 47-48%; công nghiệp - xây dựng: 27-28%; thương mại - dịch vụ: 24-25%.
- Đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu người đạt 37,8 triệu đồng (tương đương 1.717 USD) và đến năm 2025 đạt 57,7 triệu đồng (tương đương 2.624 USD).
2.2. Về xã hội
- Tỷ lệ tăng dần số tự nhiên ở mức 1,6-1,7% vào năm 2020 và 1,3-1,4% vào năm 2025. Dân số toàn khu vực đến năm 2020 khoảng 85,5 ngàn người và năm 2025 khoảng 98 ngàn người.
- Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm 3-4% giai đoạn 2016-2020 và duy trì ở mức 2-3% ở các năm sau đó đến năm 2025.
- Tiếp tục duy trì 100% thôn, làng có điện lưới quốc gia và trên 99% số hộ được sử dụng điện vào năm 2020. Tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh đạt 91% vào năm 2020 và trên 99% vào năm 2025.
- Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ huy động trẻ em từ 6 tuổi đến 10 tuổi học các lớp tiểu học đạt tỷ lệ 98% vào năm 2020 và trên 99% vào năm 2025; tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi từ 11 đến 14 tuổi vào học trung học cơ sở đạt 97% trở lên vào năm 2020 và trên 98% vào năm 2025. Tiếp tục duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; quan tâm phát triển giáo dục mầm non các độ tuổi trên địa bàn.
- Tỷ lệ hộ gia đình văn hóa đạt 79% vào năm 2020 và 89% vào năm 2025; tỷ lệ thôn làng đạt danh hiệu văn hóa 66% vào năm 2020 và 85% vào năm 2025. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống còn dưới 21% vào năm 2020 và dưới 17% vào năm 2025; 100% trạm y tế xã có bác sỹ. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 98% vào năm 2020 và trên 99% vào năm 2025.
2.3. Về môi trường
Tăng cường quản lý bảo vệ rừng, phát triển vốn rừng nhằm tăng độ che phủ rừng lên trên 70% (không tính cây cao su), điều hòa nguồn nước, cải thiện môi trường sinh thái. Bảo tồn, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng rừng và tính đa dạng sinh học của rừng; tăng cường giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức, năng lực quản lý bảo vệ môi trường. Cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo nguồn nước hợp vệ sinh cho người dân.
2.4. Về quốc phòng, an ninh
Quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, đường biên cột mốc giới quốc gia; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới. Phòng chống vượt biên xâm nhập trái phép, các hoạt động xâm canh, xâm cư; phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với các luận điệu tuyên truyền phản động; các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật tại khu vực biên giới.
Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; xây dựng thế trận phòng thủ vững chắc tại các địa bàn trọng yếu; xây dựng lực lượng vũ trang và đảm bảo trang bị cơ sở vật chất cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu đáp ứng yêu cầu phòng thủ, bảo vệ vững chắc địa bàn trọng điểm chiến lược, quan trọng của Tổ quốc.
1. Định hướng tổ chức không gian kinh tế - xã hội
1.1. Định hướng tổ chức phân chia địa giới hành chính
a) Huyện Ia H'Drai:
- Trung tâm huyện lỵ: Trung tâm hành chính huyện lỵ Ia H’Drai đặt tại xã Ia Tơi, quy mô dân số dự kiến đến năm 2020 khoảng 5.000 người và năm 2030 là 12.000 người. Trong giai đoạn 2020-2025, tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, thu hút dân cư để đảm bảo các điều kiện tiến đến thành lập đô thị thị trấn biên giới của huyện Ia H'Drai (đô thị loại V miền núi).
- Chia tách và thành lập các xã mới huyện Ia H'Drai: Sau năm 2020, đề nghị thành lập thêm 3 xã mới trên cơ sở chia tách từ 03 xã Ia Đom, Ia Dal và Ia Tơi của huyện Ia H'Drai và thành lập thị trấn huyện lỵ Ia H'Drai trên cơ sở chia tách từ xã Ia Tơi khi có đủ điều kiện.
b) Huyện Đăk Glei:
Sau năm 2020, điều chỉnh địa giới hành chính xã Đăk Long để thành lập xã Đăk Ôn thuộc huyện Đăk Glei trên cơ sở điều chỉnh diện tích tự nhiên, dân số của xã Đăk Long khi có đủ điều kiện.
c) Huyện Ngọc Hồi:
Trong giai đoạn 2016-2020, triển khai thực hiện theo Đề án thành lập thị xã Ngọc Hồi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1.2. Định hướng phát triển các tiểu vùng kinh tế (Khu vực biên giới của tỉnh Kon Tum được chia thành 03 tiểu vùng):
- Tiểu vùng phía Nam: Bao gồm các xã thuộc huyện Ia H'Drai và huyện Sa Thầy, tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến (trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản) và du lịch sinh thái.
- Tiểu vùng giữa bao gồm các xã thuộc huyện Ngọc Hồi, tập trung phát triển dịch vụ (xuất nhập khẩu, thương mại biên giới, vận tải, kho bãi, tài chính, du lịch,...) và phát triển công nghiệp gắn với kinh tế cửa khẩu.
- Tiểu vùng phía Bắc: Bao gồm các xã thuộc huyện Đăk Glei, tập trung phát triển lâm nghiệp (trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất), trồng trọt, chăn nuôi đại gia súc theo hướng ứng dụng công nghệ cao.
2. Phát triển các ngành kinh tế
2.1. Nông nghiệp-kinh tế nông thôn
a) Trồng trọt:
- Cây lương thực: Đến năm 2020, tổng diện tích đất trồng cây hằng năm đạt 18.779 ha và đến năm 2025 giảm xuống còn 1.875 ha, trong đó: diện tích gieo trồng cây lúa đến năm 2020 là 4.521 ha và đến năm 2025 là 4.920 ha; diện tích cây ngô đến năm 2020 là 806 ha và năm 2025 là 1.086 ha.
- Cây chất bột lấy củ (sắn): Diện tích 3.489 ha vào năm 2020 và ổn định 2.550 ha vào năm 2025; sản lượng sắn đạt 51.484 tấn vào năm 2020 và 38.700 tấn vào năm 2025.
- Cây thực phẩm (rau các loại): Diện tích gieo trồng rau đậu năm 2020 là 430 ha vào năm 2020 và đạt 510 ha vào năm 2025.
- Cây công nghiệp dài ngày:
+ Cây cao su: Tổng diện tích đến năm 2020 khoảng 43.594 ha và đạt 47.870 ha vào năm 2025, tập trung chủ yếu ở khu vực các xã biên giới của huyện Sa Thầy và Ia H'Drai. Sản lượng dự kiến dạt khoảng 25.670 tấn vào năm 2020 và khoảng 56.153 tấn vào năm 2025.
+ Cây cà phê: Diện tích cà phê đạt 1.052 ha năm 2020 và 1.290 ha vào năm 2025, sản lượng cà phê đạt 1.310 tấn năm 2020 và 2.310 tấn năm 2025.
+ Cây tiêu: Diện tích khoảng 220 ha tiêu vào năm 2020 và 250 ha vào năm 2025.
+ Cây bời lời: Diện tích đến năm 2020 đạt 1.550 ha và 2.330 ha năm 2025.
b) Phát triển chăn nuôi: Phát triển đàn gia súc, đưa tổng đàn bò lên 11.030 con vào năm 2020 và 13.895 con vào năm 2025; đàn lợn 18.000 con vào năm 2020 và khoảng 34.449 con vào năm 2025. Tận dụng hồ tự tạo, ao hồ đập thủy lợi, thủy điện để nuôi cá, diện tích mặt nước nuôi cá năm 2020 khoảng 502 ha và đến năm 2025 là 614 ha, sản lượng cá đạt gần 3.000 tấn vào năm 2020 và 4.500 tấn năm 2025.
c) Phát triển lâm nghiệp: Quản lý bảo vệ diện tích rừng hiện có, kết hợp khoanh nuôi tái sinh, trồng lại diện tích rừng tạp bằng rừng nguyên liệu công nghiệp có giá trị kinh tế cao nhằm tăng độ che phủ rừng lên trên 70% vào năm 2025, đảm bảo môi trường bền vững, đồng thời không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
2.2. Phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp
a) Chế biến nông lâm sản:
- Đầu tư các nhà máy chế biến mủ cao su tại khu vực biên giới, trong đó tập trung ở huyện Sa Thầy và Ia H'Drai với công suất hợp lý và sử dụng công nghệ tiên tiến. Nâng công suất nhà máy chế biến mủ cao su Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi. Kêu gọi thu hút đầu tư nhà máy chế biến các sản phẩm cao su tiêu dùng vào Khu công nghiệp Bờ Y.
- Kêu gọi đầu tư hệ thống sơ chế cà phê tại Nông trường cà phê Đăk Long. Hình thành các cơ sở sản xuất hàng mộc dân dụng phục vụ xây dựng tại chỗ. Phát triển hệ thống sơ chế, bảo quản các sản phẩm nông nghiệp ở các xã vùng sâu, vùng xa xa nơi tinh chế.
b) Công nghiệp khai khoáng: Tiếp tục đầu tư trang thiết bị khai thác và gia công các mỏ đá trên địa bàn các xã biên giới. Mỗi huyện biên giới hình thành 1-2 cơ sở sản xuất gạch ngói vừa phục vụ phát triển xây dựng tại chỗ vừa giải quyết việc làm cho người lao động.
c) Khôi phục và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp: Các ngành nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, mây tre, đan lát...
d) Đầu tư xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y; các khu, cụm công nghiệp: Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh để phù hợp tình hình thực tế địa phương. Từng bước hình thành các khu chức năng, Cụm công nghiệp cửa khẩu Bờ Y theo quy hoạch Khu trung tâm kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y. Xây dựng cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại huyện Ia H’Drai quy mô từ 30-50 ha trong giai đoạn 2020-2025.
2.3. Phát triển thương mại - du lịch
a) Thương mại: Đẩy mạnh kêu gọi, thu hút đầu tư để phát huy tối đa tiềm năng lợi thế của Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y. Đầu tư các cửa hàng, chợ trong khu vực; từ năm 2020, xây dựng 01 chợ khu vực biên giới theo quy hoạch phát triển chợ vùng biên của Bộ Công Thương. Giai đoạn 2016-2020, chuẩn bị điều kiện cần thiết cho việc mở Cửa khẩu phụ Hồ Đá và hình thành cửa khẩu chính sau năm 2020.
b) Du lịch: Hình thành các điểm du lịch như Vườn quốc gia Chư Mom Ray, công trình thủy điện Sê San 3A, Sê San 4, Cửa khẩu quốc tế Bờ Y... và các làng nghề, lễ hội văn hóa của làng đồng bào dân tộc thiểu số. Ưu tiên đầu tư xây dựng điểm du lịch Cột mốc quốc giới Việt Nam - Lào - Campuchia tại xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, điểm du lịch làng dân tộc Bờ Râu (xã Bờ Y), dân tộc Rơ Mâm (xã Mô Rai) và các di tích lịch sử, văn hóa dân tộc. Đầu tư, khai thác các tuyến du lịch như tuyến du lịch Ia H’Drai - Chư Mom Ray, tuyến du lịch Ia H'Drai - Thủy điện Ya Ly... Tổ chức xây dựng thực hiện dự án đầu tư phát triển ngành nghề truyền thống tại các thôn làng vùng dân tộc thiểu số; dự án phát triển du lịch lòng hồ, du lịch sinh thái.
2.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng gắn với quốc phòng, an ninh: Tập trung đầu tư xây dựng và phát triển các hạng mục công trình như đường tuần tra biên giới, cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ dọc biên giới, đồn, trạm biên phòng bảo đảm cho công tác cơ động sẵn sàng chiến đấu và bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới. Định hướng đến năm 2025, tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông và các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội gắn với quốc phòng, an ninh.
3. Phát triển khoa học, giáo dục và các vấn đề xã hội
3.1. Dự báo dân số và nguồn lao động: Dân số trung bình năm 2020 khu vực biên giới là 85.5 ngàn người và đến năm 2025 đạt khoảng 98 ngàn người. Đến năm 2020 nguồn lao động sẽ có khoảng 47 ngàn người, đến năm 2025 khoảng 54 ngàn người.
3.2. Định hướng bố trí sắp xếp dân cư và đón dân kinh tế mới
a) Bố trí sắp xếp dân cư: Từ nay đến năm 2025, tiếp tục triển khai bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư ở vùng biên giới theo Quyết định số 1178/QĐ-TTg và Quyết định số 1179/QĐ-TTg ngày 10/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Quy hoạch tổng thể bố trí dân cư trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2025. Dự kiến tổng số 7.548 hộ/24.295 khẩu, trong đó bố trí sắp xếp ổn định tại chỗ 312 hộ/1.181 khẩu, ổn định xen ghép 1.759 hộ/10.084 khẩu, hình thành 43 điểm dân cư mới với 5.477 hộ/13.030 khẩu; về đất đai, bố trí 601 ha đất khu dân cư, 7.236 ha đất sản xuất.
b) Đón dân kinh tế mới: Trong giai đoạn 2016 - 2025 không đề cập đến việc đón dân nơi khác đến các xã biên giới tại huyện Ngọc Hồi và Đăk Glei. Tại huyện Ia H'Drai, đến năm 2025 đón vào địa bàn huyện khoảng 3.330 hộ với 10.500 khẩu.
3.3. Giáo dục và Đào tạo: Tiếp tục phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo theo hướng mở rộng quy mô các bậc học đi đôi với nâng cao chất lượng. Duy trì kết quả phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở. Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa bằng các giải pháp phù hợp, trong đó tăng cường dạy tiếng việt cho cáp tiểu học, mầm non.
3.4. Y tế - chăm sóc sức khỏe: Củng cố, phát triển, nâng cao mạng lưới khám chữa bệnh thông thường, chẩn đoán và sơ cứu ban đầu tại các phòng khám đa khoa khu vực và trung tâm y tế xã; từng bước nâng cấp, đảm bảo trang thiết bị thiết yếu nhằm chăm sóc sức khỏe Nhân dân, đưa các dịch vụ y tế cơ bản tiếp cận với người dân. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống còn dưới 21% vào năm 2020 và dưới 17% vào năm 2025; tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt trên 97% vào năm 2020 và trên 98% vào năm 2025; duy trì thành quả thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh; phấn đấu 100% số trạm y tế xã có bác sỹ vào năm 2020.
3.5. Văn hóa, thể dục thể thao
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc và gìn giữ đa dạng văn hóa của các dân tộc trên địa bàn, đặc biệt là chú trọng địa bàn các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một văn hóa cao. Đến năm 2020, tỷ lệ hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa đạt 79% và khoảng 89% vào năm 2025; tỷ lệ số thôn, làng đạt danh hiệu văn hóa đạt 66% vào năm 2020 và khoảng 85% vào năm 2025; có 60% số xã có trung tâm văn hóa, thể thao, 40% số thôn, làng có nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng vào năm 2020 và đạt 100% vào năm 2025.
- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao, thực hiện có hiệu quả cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại"; đến hết năm 2020 có 20% và đến năm 2025 có 50% dân số tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.
3.6. Định hướng giải quyết việc làm, giảm nghèo và thực hiện các chính sách xã hội: Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng 3-4% giai đoạn 2016-2020 và duy trì ở mức 2-3% ở các năm sau đó đến năm 2025. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, triển khai thực hiện có kết quả Quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh đến năm 2020, có tính đến năm 2025; chú trọng xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Giải quyết kịp thời, có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc trên địa bàn; đảm bảo an sinh xã hội.
3.7. Khoa học công nghệ: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, sản xuất kinh doanh và đời sống. Nghiên cứu, bảo tồn, phát triển, hình thành một số sản phẩm truyền thông có lợi thế cạnh tranh và có tiềm năng phát triển của địa bàn.
4. Bảo vệ môi trường: Giữ vững và củng cố môi trường cảnh quan của các vùng sinh thái, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định, chính sách bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường bền vững. Phấn đấu đến năm 2020 có trên 70% số hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh và đến năm 2025 là trên 90%; có 80% dân cư nông thôn thực hành tốt vệ sinh cá nhân vào năm 2020 và đạt 90% vào năm 2025; 80% số chuồng trại chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải vào năm 2020 và đạt 100% vào năm 2025.
5. Quốc phòng, an ninh và hợp tác đối ngoại
- Chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại âm mưu chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Thực hiện tốt công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch và các dự án phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với Quy hoạch xây dựng thế trận quân sự khu vực phòng thủ, củng cố quốc phòng, an ninh, nhất là các khu vực trọng điểm và ưu tiên bố trí nguồn vốn để thực hiện.
- Gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia; giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Đầu tư xây dựng hệ thống công trình phòng thủ dọc biên giới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tuần tra, phòng thủ và bảo vệ biên giới. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên ... trên khu vực biên giới nhằm thực hiện tốt việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực nông thôn, đường biên, sẵn sàng chiến đấu cao khi có tình huống xảy ra. Xây dựng mô hình “Làng dự bị động viên” lại các làng sát biên giới.
- Hợp tác đối ngoại tốt trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, dịch vụ, du lịch, hợp tác đào tạo, y tế, văn hóa xã hội.
6. Phát triển đô thị: Từng bước xây dựng hoàn chỉnh các đô thị theo Quy hoạch phát triển mạng lưới đô thị tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 và các quy hoạch đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
7. Một số định hướng phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh khu vực biên giới đến năm 2030:
7.1. Mục tiêu tổng quát: Tiếp tục khai thác có hiệu quả nguồn lực, lợi thế khu vực biên giới. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân. Tập trung cải tạo, nâng cấp và xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Đảm bảo giữ vững quốc phòng, an ninh, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, hoạt động có hiệu quả.
7.2. Mục tiêu cụ thể:
- Tăng trưởng bình quân hằng năm giai đoạn 2026-2030 đạt 7-8%. Đến năm 2030, giá trị sản xuất đạt 16.580 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 87 triệu đồng (tương đương 3.954 USD).
- Tăng cường bảo vệ rừng tự nhiên, nâng độ che phủ rừng khoảng 72%; Phát triển cây công nghiệp tập trung (cà phê, cao su, tiêu) từ 49.000 ha năm 2025 lên 55.000 ha năm 2030; hình thành các trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Phát triển các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, đầu tư các cơ sở, nhà máy chế biến các sản phẩm nông nghiệp gắn với vùng nguyên liệu, như chế biến cao su, cà phê, sản phẩm khác và sản xuất vật liệu xây dựng.
- Hình thành chợ biên giới, chợ xã và trung tâm cụm xã và các tuyến, điểm du lịch, khai thác khu du lịch cột mốc 3 biên.
- Đầu tư xây dựng và phát triển các cửa khẩu chính và cửa khẩu phụ dọc biên giới. Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y, chú trọng phát triển thương mại biên giới. Thúc đẩy giao lưu, trao đổi thương mại giữa các tỉnh vùng biên của Việt Nam, Lào, Campuchia.
- Dân số khu vực biên giới đến năm 2030 đạt khoảng 113 ngàn người với 30,5 ngàn hộ. Tiếp tục bố trí các điểm dân cư dọc tuyến biên giới, ưu tiên những khu vực thưa dân cư, giai đoạn 2025-2030 nhận khoảng 04 ngàn hộ dân kinh tế mới với 15 ngàn người.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 1-2%/năm, duy trì tỷ lệ hộ dùng điện đạt trên 90%, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch sinh hoạt đạt trên 99%, tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt trên 99%, tỷ lệ thôn, làng văn hóa đạt trên 90% và tỷ lệ hộ gia đình văn hóa trên 90%. Phấn đấu giảm trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 12%, duy trì tỷ lệ trẻ em tiêm chủng mở rộng trên 99%. Duy trì 100% số xã có trường học các cấp (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở). Bổ sung và hoàn thiện trường phổ thông dân tộc nội trú, xây dựng trường trung học phổ thông tại huyện Ia H'Drai, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.
- Ưu tiên xây dựng, nâng cấp đồn biên phòng, xây dựng hệ thống phòng thủ; đầu tư xây dựng cơ quan hành chính cơ sở để đảm bảo hệ thống chính cơ sở hoạt động vững mạnh.
- Trên cơ sở xây dựng đường hành lang biên giới, đường tuần tra biên giới,...theo kế hoạch của Chính phủ, của tỉnh, xây dựng các đô thị, khu cụm công nghiệp gắn với cửa khẩu và khu kinh tế, thực hiện đưa dân cư ra sát biên giới, hình thành các khu kinh tế quốc phòng, làng thanh niên lập nghiệp, tập trung phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số... Dự kiến xây dựng từ 2-3 làng thành niên lập nghiệp giai đoạn 2025- 2030.
IV. DANH MỤC DỰ ÁN ƯU TIÊN (có danh mục dự án kèm theo).
V. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Các giải pháp về vốn đầu tư:
- Dự báo tổng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển để thực hiện Quy hoạch kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh khu vực biên giới giai đoạn 2016 - 2025 khoảng 26.376 tỷ đồng; trong đó thời kỳ 2016-2020 khoảng 9.552 tỷ đồng và thời kỳ 2020-2025 khoảng 16.824 tỷ đồng.
- Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển cho Quy hoạch khá lớn. Để thực hiện đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, đòi hỏi phải có sự nỗ lực phấn đấu trong công tác kêu gọi, thu hút đầu tư của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương, trong đó tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau:
1.1 Đối với vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước:
- Tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, dự án, vốn ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu, vốn đầu tư từ các bộ, ngành, vốn đối tác công tư (PPP).
- Tích cực khai thác các nguồn thu của địa phương, nhất là nguồn thu qua các cửa khẩu; khai thác và phát huy hiệu quả các khu kinh tế cửa khẩu, các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Đồng thời, tiếp tục cải tiến, đổi mới cơ chế thu hút đầu tư tại khu vực biên giới.
- Làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư để tận dụng tối đa từ các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương, vốn trái phiếu Chính phủ...
- Bám sát các quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng cả nước... để đề nghị Trung ương đầu tư trên địa bàn đúng tiến độ đề ra. Phối hợp tốt với các Bộ, ngành Trung ương để triển khai đầu tư các công trình trọng điểm của Quốc gia trên địa bàn.
- Lồng ghép và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn để đầu tư hoàn thành các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, đảm bảo đúng mục tiêu của từng nguồn vốn, trong đó ưu tiên đầu cơ sở hạ tầng huyện mới Ia H'Drai.
- Tích cực nuôi dưỡng, khai thác có hiệu quả các nguồn thu; chống nhất thu thuế, trốn thuế và nợ thuế; đồng thời sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn ngân sách địa phương và tài nguyên của tỉnh.
1.2. Đối với vốn ODA, FDI:
- Làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư để tranh thủ nguồn tài trợ ODA, xây dựng chiến lược thu hút, kế hoạch vận động và sử dụng vốn ODA tập trung vào khu vực các xã biên giới... tận dụng và khai thác có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Nhật Bản và các nhà tài trợ khác vào khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam.
- Tiếp tục chủ động, hợp tác phù hợp với các mục tiêu ưu tiên và tiêu chí của nhà tài trợ. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư vận động nguồn vốn ODA đối với các nhà tài trợ đa phương, đồng thời chủ động vận động tài trợ thông qua kênh vốn của các tổ chức phi chính phủ và một số khoản hỗ trợ song phương.
- Tập trung kêu gọi vốn FDI cho ngành công nghiệp, du lịch, lâm nghiệp. Có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp trong tỉnh hợp tác, liên doanh, liên kết để sản xuất kinh doanh với các doanh nghiệp trong nước nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
1.3. Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp ngoài nhà nước và dân cư:
- Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước để thu hút các nhà đầu tư vào khu vực các xã biên giới nhất là tại Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y, huyện mới Ia H'Drai,...
- Động viên, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vốn phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại; đầu tư phát triển các cơ sở chế biến nông, lâm sản.
- Rà soát, lựa chọn danh mục các dự án đầu tư thuộc các ngành, lĩnh vực có thể xã hội hóa để kêu gọi các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư; thực hiện tốt các giải pháp để huy động mạnh mẽ các nguồn lực trong dân và các doanh nghiệp có năng lực để đầu tư.
- Huy động các nguồn vốn NGO, vốn của các tổ chức đa quốc gia (WB, IMF, UNFPA, UNDP, ADB...) phù hợp với đặc thù của tỉnh.
2. Tăng cường năng lực quản lý hệ thống chính quyền cơ sở:
2.1. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ngay tại cấp xã:
- Các sở, ngành phối hợp với cấp huyện nhằm tăng cường năng lực giải quyết thủ tục hành chính, tập trung vào một số lĩnh vực như giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất, bồi thường khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với quá trình thực hiện Quyết định 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chính sách đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt động hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả bộ thủ tục hành chính cấp huyện, cấp xã và các Sở, ban ngành cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền công bố. Tăng cường công tác tiếp nhận, xử lý phải ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức. Thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 02/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
- Tổ chức tham quan, nghiên cứu, học tập kinh nghiệm và một số mô hình quản lý hành chính của các huyện biên giới của các tỉnh khác.
- Trên cơ sở quy định chung và tình hình thực tế, tiến hành cải cách thủ tục hành chính, tập trung vào các vấn đề: Cụ thể hóa thủ tục giải quyết các công việc có liên quan đến tổ chức và cá nhân; quy định chức năng, nhiệm vụ quan hệ công tác giữa các tổ chức cơ sở; tiếp tục thực hiện cơ chế phân cấp từ tỉnh xuống huyện và từ huyện xuống xã ở một số lĩnh vực.
2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực:
- Thực hiện tốt công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ cấp cơ sở; xây dựng và nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
- Triển khai có hiệu quả chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức nâng cao trình độ lý luận và chuyên môn. Thực hiện chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài; đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số một cách hiệu quả ở các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cấp xã; tiếp tục thực hiện tốt chính sách đào tạo cử tuyển.
- Nâng cao khả năng thích ứng của cán bộ với nhiệm vụ mình đang đảm nhiệm, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
2.3. Nâng cao hiệu lực quản lý điều hành của UBND cấp xã:
- Cải tiến lề lối, phương pháp làm việc và đề cao trách nhiệm, thẩm quyền của UBND cấp xã trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh.
- Tạo điều kiện thuận lợi về phương tiện làm việc, hệ thống thông tin liên lạc thông suốt cho UBND xã; đầu tư xây dựng trụ sở cấp xã, phát triển hệ thống giao thông đi lại thuận lợi. Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có bản lĩnh chính trị vững vàng và trình độ chuyên môn tốt.
- Cải cách mạnh mẽ công tác tư pháp ngay tại địa bàn các xã, sớm đưa công tác này vào nề nếp, nhất là công tác hộ tịch, hộ khẩu; tiếp tục triển khai Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, đảm bảo yêu cầu cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước.
2.4. Xây dựng thôn, làng vững mạnh toàn diện: Tiếp tục chú trọng đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói giảm nghèo, củng cố quốc phòng, an ninh; nhận đỡ đầu, giúp đỡ, kết nghĩa với các xã biên giới, các đồn biên phòng và đẩy mạnh xây dựng thôn (làng) đạt no đủ - vững mạnh - an toàn.
3. Triển khai tốt các cơ chế, chính sách trên địa bàn:
- Tập trung thực hiện có hiệu quả một số cơ chế, chính sách của Trung ương đối với vùng Tây Nguyên; chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn trên địa bàn các xã khu vực biên giới như Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững; Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới; Quyết định số 755/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020;...
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết về phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh, trong đó lồng ghép, tích hợp việc thực hiện các nghị quyết chuyên đề với việc thực hiện quy hoạch phát triển khu vực biên giới; thực hiện có hiệu quả việc kết nối hạ tầng giao thông giữa các vùng trong khu vực biên giới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội khu vực biên giới của tỉnh theo hướng bền vững.
4. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường đảm bảo quốc phòng, an ninh khu vực biên giới
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân khu vực biên giới thực hiện tốt chính sách của Đảng, Nhà nước về đảm bảo quốc phòng, an ninh khu vực biên giới; xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa trên khu vực biên giới; đồng thời huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong việc phát triển kinh tế-xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh khu vực biên giới tỉnh Kon Tum. Tăng cường tình đoàn kết quân dân, vận động, thuyết phục người dân khu vực biên giới tham gia bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia và đấu tranh phòng chống tội phạm.
- Khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên của khu vực biên giới để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Quan tâm khai thác quỹ đất để hình thành và phát triển một số vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao; khai thác có hiệu quả tiềm năng mặt nước các lòng hồ thủy điện để nuôi trồng và phát triển thủy sản có giá trị kinh tế cao.
- Thực hiện tốt việc lồng ghép các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư kết cấu hạ tầng gắn với khu vực phòng thủ trên khu vực biên giới. Quan tâm đầu tư các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, điện, thông tin liên lạc, nước sinh hoạt,... kết hợp với đầu tư các công trình quốc phòng, an ninh trên khu vực biên giới.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình số 51-CTr/TU ngày 12/6/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22/9/2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới".
- Gắn chặt việc triển khai các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội phục vụ dân sinh khu vực biên giới với yếu tố bảo đảm cho nhiệm vụ phòng thủ dân sự và tác chiến phòng thủ. Giám sát kỹ lưỡng việc cấp phép đầu tư và thực hiện dự án cho các các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài đầu tư vào khu vực biên giới, nhất là các địa điểm nằm trong khu vực nhạy cảm về quốc phòng, an ninh. Thực hiện tốt công tác đối ngoại với các tỉnh Nam Lào và tỉnh Ratanakiri của Vương quốc Campuchia.
- Tập trung huy động nguồn lực để đầu tư, xây dựng và phát triển các cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ dọc biên giới; đồng thời, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tại các cửa khẩu, tạo điều kiện thuận lợi để Nhân dân khu vực biên giới trao đổi, giao thương hàng hóa. Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn an ninh trật tự, kiểm soát chặt chẽ biên giới, cửa khẩu; kịp thời phát hiện và xử lý có hiệu quả các hoạt động xâm hại đến an ninh, trật tự; xử lý kịp thời các tình huống phức tạp xảy ra trên tuyến biên giới.
- Thực hiện có hiệu quả công tác di dân, bố trí, sắp xếp dân cư khu vực biên giới; trước mắt cần tập trung thực hiện có hiệu quả Đề án di dân, bố trí, sắp xếp dân cư trên địa bàn huyện Ia H'Drai. Quan tâm bố trí đất ở và đất canh tác cho người dân khu vực biên giới, nhất là các hộ dân trong diện bố trí, sắp xếp dân cư.
- Tạo điều kiện để các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp ngoài nhà nước) đang hoạt động trên khu vực biên giới tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh khu vực biên giới.
1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh khu vực biên giới tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là cơ sở cho việc lập, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm và các danh mục đầu tư trên địa bàn các huyện có các xã khu vực biên giới gồm Ngọc Hồi, Đăk Glei, Sa Thầy và Ia H'Drai. Trên cơ sở khả năng vốn ngân sách cân đối hằng năm, 5 năm, UBND các huyện nêu trên chủ động xây dựng kế hoạch 5 năm, hằng năm, xác định danh mục công trình theo thứ tự ưu tiên; đồng thời, tìm các giải pháp nhằm huy động tối đa các nguồn lực khác để phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh các xã thuộc khu vực biên giới nhằm đạt mục tiêu quy hoạch đề ra.
2. Các Sở, ban ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm rà soát, điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực của tỉnh để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất giữa các quy hoạch ngành và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh khu vực biên giới tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; xem xét, huy động nguồn lực để đầu tư phát triển ngành trên địa bàn các xã biên giới. Tổ chức triển khai các chương trình, dự án do Sở, ban, ngành quản lý thực hiện trên địa bàn các xã biên giới đảm bảo hiệu quả và tiến độ quy định.
Điều 3. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các Sở, ban ngành, đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện: Ngọc Hồi, Đăk Glei, Sa Thầy và Ia H'Drai chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CÁC
DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Kèm
theo Quyết định số 416/QĐ-UBND ngày 18/5/2017 của UBND tỉnh)
TT |
Tên công trình, dự án |
Địa điểm xây dựng |
I |
Dự án đầu tư từ nguồn vốn NSNN |
|
|
Công trình công cộng |
|
1 |
Quốc môn (Khu KTCK quốc tế Bờ Y) |
Xã Bờ Y, Ngọc Hồi |
|
Công nghiệp |
|
1 |
Hệ thống điện chiếu sáng đường N5, NT18 (KKT Bờ Y) |
Xã Bờ Y, Ngọc Hồi |
2 |
Đường điện lên cửa khẩu phụ Đăk Kôi, cột mốc biên giới 3 nước: Việt Nam - Lào - Campuchia |
Xã Bờ Y, Ngọc Hồi |
3 |
Hạ tầng khu, cụm công nghiệp Bờ Y |
Xã Bờ Y, Ngọc Hồi |
4 |
Cải tạo, xây dựng mới các lưới trung thế, hạ thế trên địa bàn |
Các xã biên mới |
5 |
Hệ thống đường điện tại Trung tâm huyện và tại các xã theo quy hoạch |
Huyện Ia H'Drai |
6 |
Đầu tư cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư vào khu I, lI - Khu KTCK quốc tế Bờ Y |
Xã Bờ Y, Ngọc Hồi |
|
Cấp nước |
|
1 |
Hệ thống cấp nước sinh hoạt phục vụ trung tâm huyện và các xã mới thành lập. |
Huyện Ia H'Drai |
2 |
Các công trình cấp nước sinh hoạt theo Quy hoạch xây dựng nông thôn mới cấp xã |
Các xã biên giới |
|
Giáo dục và đào tạo |
|
1 |
Xây dựng hệ thống trường THPT, dân tộc nội trú, THCS, trường tiểu học, trường mầm non |
Huyện Ia H'Drai |
|
Giao thông vận tải |
|
1 |
Nâng cấp Quốc lộ 40 (gồm 3 đoạn: Plei Kần đến đường N13, từ trạm thu phí đến đường NT18, từ trạm kiểm soát liên hợp đến cột mốc 790) |
Đăk Xú, Bờ Y, huyện Ngọc Hồi |
2 |
Nâng cấp Quốc lộ 14C (giai đoạn 2) |
Huyện Ngọc Hồi và Sa Thầy |
3 |
Đường N13 (Đoạn km7+243 đến ngã tư thị trấn Pleikần)- Khu KTCK quốc tế Bờ Y |
Xã Đăk Xú, Bờ Y, huyện Ngọc Hồi |
4 |
Đường Pô Kô - Khu trung tâm Khu KTCK quốc tế Bờ Y |
Xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi |
5 |
Đường D4 - Khu đô thị phía Bắc Bờ Y |
Xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi |
6 |
Đường giao thông lên cửa khẩu phụ Đăk Kôi (Khu KTCK quốc tế Bờ Y) |
Xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi |
7 |
Đường vào khu công nghiệp tập trung (Khu KTCK quốc tế Bờ Y) |
Xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi |
8 |
Đường vào khu thương mại quốc tế (KKT Bờ Y) |
Xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi |
9 |
Đường giao thông nối từ đường NT18 ra quốc lộ 40 - Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y |
Xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi |
10 |
Đường lên cột mốc biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia |
Xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi |
11 |
Đường liên xã Đăk Long-Đăk Nhoong-Đăk Blô |
Các xã Đăk Long, Đăk Nhoong, Đăk Blô, huyện Đăk Glei |
12 |
Đường tỉnh lộ 675A (từ Thủy điện Sê San 3A-QL14C - Cửa khẩu phụ Hồ Đá) |
Huyện Ia H'Drai |
13 |
Đường tỉnh lộ 673A (từ đường Hồ Chí Minh, xã Đăk Man đi cửa khẩu Đăk Blô) |
xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei |
14 |
Hệ thống đường giao thông tại trung tâm huyện Ia H'Drai và đường liên xã theo quy hoạch |
Huyện Ia H'Drai |
14 |
Đường từ Sê San 3 đi xã Mô Rai |
Huyện Ia H'Drai |
15 |
Đường tuần tra và quản lý biên giới Đồn Biên phòng Mô Rai (709). HM: Nền, mặt đường và công trình thoát nước |
Xã Mô Rai, huyện Sa Thầy |
16 |
Xây dựng đường hành lang biên giới, đường tuần tra biên giới |
Khu vực biên giới |
17 |
Các công trình giao thông nông thôn theo Quy hoạch xây dựng nông thôn mới cấp xã |
Các xã biên giới |
18 |
Tuyến đường cao tốc Bờ Y - Ngọc Hồi - Plei Ku |
Huyện Ngọc Hồi |
19 |
Đường kết nối Quốc lộ 14C đi cửa khẩu Hồ Đá và đi đường tuần tra biên giới |
Huyện Ia H'Drai |
20 |
Đường từ Đồn 673 đến Đồn 671 và cửa khẩu phụ Đăk Long (Việt Nam)-Vân Tách (Lào) |
Huyện Đăk Glei |
21 |
Đường từ Đồn 701 ra đường Tuần tra biên giới, xã Sa Loong |
Huyện Ngọc Hồi |
22 |
Đường từ làng Le Rơ Măm ra đường Tuần tra biên giới tại Đồn 709 |
|
|
Kho tàng |
|
1 |
Kho ngoại quan kiêm cảng nội địa (KKT cửa Bờ Y) |
Xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi |
2 |
Kho ngoại quan cửa khẩu phụ Hồ Đá |
Huyện Ia H'Drai |
|
Nông lâm nghiệp |
|
1 |
Đầu tư các công trình thủy lợi (Thủy lợi Đăk Hniêng và các thủy lợi khác) |
Xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi |
2 |
Cụm công trình thủy lợi Đăk Lon - Đăk Trui |
Xã Đăk Long, huyện Đăk Glei |
3 |
Các công trình thủy lợi tại 3 xã la Dom, Ia Đal, Ia Tơi |
Huyện Ia H'Drai |
4 |
Các công trình thủy lợi theo Đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã |
Các xã biên giới |
5 |
Khu nông nghiệp công nghệ cao |
Khu vực biên giới |
|
Quản lý nhà nước |
|
1 |
Trụ sở làm việc các cơ quan Đảng, chính quyền, khối MTTQ huyện Ia H’Drai |
Huyện Ia H'Drai |
2 |
Trụ sở các xã mới của huyện Ia H’Drai |
Huyện Ia H'Drai |
3 |
Hội trường trung tâm tại huyện Ia H'Drai |
Huyện Ia H'Drai |
|
Thương mại |
|
1 |
Trung tâm thương mại tại trung tâm huyện Ia H'Drai và chợ cụm xã theo quy hoạch |
Khu vực biên giới |
2 |
Chợ các xã, loại III |
Các xã khu vực biên giới |
3 |
Chợ biên giới (giáp biên giới Việt Nam - Lào) |
Xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi |
4 |
Đầu tư xây dựng các cửa khẩu chính và phụ khu vực biên giới: Tại các cặp cửa khẩu phụ Hồ Đá (Việt Nam) - Oy Za Sat (Campuchia), Đăk Kôi (Việt Nam) - Kon Tuy Neak (Campuchia); Đăk Long (Việt Nam) -Văn Tách (Lào) và Đăk Blô (Việt Nam)-Đăk Ba (Lào)... |
Khu vực biên giới |
|
Thể thao |
|
1 |
Sân vận động và khu thể thao liên hợp tại huyện Ia H'Drai |
Huyện Ia H'Drai |
2 |
Khu thể thao liên hợp cửa khẩu Đồn biên phòng 713 |
Ia Dal, huyện Ia H'Drai |
3 |
Các công trình thể thao theo Quy hoạch xây dựng nông thôn mới cấp xã |
Các xã khu vực biên giới |
|
Văn hóa |
|
1 |
Trung tâm văn hóa, thể thao cấp xã |
Các xã biên giới |
2 |
Nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng cấp thôn |
Các xã biên giới |
|
Y tế - xã hội |
|
1 |
Dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng biên giới tỉnh Kon Tum |
Chủ yếu huyện Ia H'Drai |
2 |
Xây dựng các điểm dân cư tập trung, bố trí việc làm cho đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới, bảo vệ và phát triển rừng vành đai đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum (Đề án 84) |
Khu vực biên giới |
3 |
Dự án xây dựng các làng thanh niên lập nghiệp |
Huyện Ia H'Drai và Đăk Glei |
4 |
Quy hoạch xây dựng và phát triển các khu kinh tế quốc phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 |
Khu vực biên giới |
5 |
Bệnh viện tại trung tâm huyện Ia H'Drai và trạm y tế các xã huyện Ia H’Drai |
Huyện Ia H'Drai |
6 |
Phòng khám đa khoa huyện Ia H'Drai |
Huyện Ia H'Drai |
II |
Danh mục dự án kêu gọi đầu tư, tìm hiểu cơ hội đầu tư ngoài NSNN |
|
1 |
Khu đô thị mới (Khu 1 - Khu KTCK quốc tế Bờ Y) |
Xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi |
2 |
Nhà máy chế biến các sản phẩm từ cao su (KCN Bờ Y) |
Xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi |
3 |
Nhà máy tinh chế gỗ xuất khẩu (KCN Bờ Y) |
Xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi |
4 |
Nhà máy chế biến các sản phẩm từ nông sản (mì, ngô) |
Xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi |
5 |
Các cơ sở gia công cơ khí, điện tử và gia dụng (KCN Bờ Y) |
Xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi |
6 |
Nhà máy chế biến phân NPK (KCN Bờ Y) |
Xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi |
7 |
Nhà máy sản xuất gạch không nung (KCN Bờ Y) |
Xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi |
8 |
Các dự án xử lý rác thải trên địa bàn huyện |
Khu vực biên giới |
9 |
Các thủy điện Đăk Long 1, 2, 3; Thủy điện Đăk Brot |
Huyện Đăk Glei |
10 |
Các nhà máy chế biến cao su tại huyện Ia H’Drai |
Huyện Ia H'Drai |
11 |
Dự án chế biến thức ăn gia súc |
Huyện Ia H'Drai |
12 |
Dự án khai thác khoáng sản mỏ đá Granít, đá xây dựng, vonfram, vàng sa khoáng, mỏ sắt |
Huyện Ia H’Drai |
13 |
Dự án sản xuất gạch và xi măng theo công nghệ mới phục vụ xây dựng. |
Huyện Ia H’Drai |
14 |
Bãi đậu xe (khu vực xuất, nhập cảnh) |
Xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi |
15 |
Kho và các điểm bán lẻ xăng dầu (Khu KTCK quốc tế Bờ Y) |
Xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi |
16 |
Kho ngoại quan (Khu KTCK quốc tế Bờ Y) |
Xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi |
17 |
Trồng mới và chăm sóc cao su, kết hợp bố trí dân cư khu vực biên giới |
Huyện Ia H'Drai |
18 |
Đầu tư trang trại chăn nuôi đại gia súc |
Huyện Ia H'Drai |
19 |
Dự án trồng rừng sản xuất, phủ xanh đồi trọc bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ rừng đầu nguồn |
Huyện Ia H'Drai |
20 |
Khu kinh doanh thương mại miễn thuế (Khu KTCK quốc tế Bờ Y) |
Xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi |
21 |
Chợ biên giới xã Đăk Blô (Cửa khẩu phụ Đăk Blô nâng cấp thành cửa khẩu chính) |
Xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei |
22 |
Chợ biên giới xã Đăk Long |
Xã Đăk Long, huyện Đăk Glei |
23 |
Dự án đầu tư, khai thác du lịch khu vực Cột mốc quốc giới chung ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia |
Xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi |
24 |
Khu kinh tế chung 03 nước Lào - Việt Nam - Campuchia |
Xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi |
25 |
Các dự án xử lý nước tại tập trung trên các khu vực cửa khẩu biên giới |
Khu vực biên giới |
Ghi chú: Về vị trí, quy mô, diện tích đất sử dụng, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của các công trình, dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt chủ trương đầu tư; tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư của từng giai đoạn.