Quyết định 4128/QĐ-BNN-KHCN năm 2008 Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu | 4128/QĐ-BNN-KHCN |
Ngày ban hành | 25/12/2008 |
Ngày có hiệu lực | 09/01/2009 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký | Nguyễn Việt Thắng |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4128/QĐ-BNN-KHCN |
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2008 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH “HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN NƯỚC NGỌT"
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Luật Thuỷ sản ngày 26 tháng11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ vào Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ vào Thông tư 08/2006/TT-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt"
Điều 2. Khuyến khích áp dụng "Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt" trong việc lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 4. Các đơn vị thuộc Bộ, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐÁNH
GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC NGỌT
(Kèm theo Quyết định số: 4128/QĐ-BNN-KHCN ngày 25 tháng 12 năm 2008 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Trong hơn hai thập kỷ vừa qua ở nước ta, nuôi trồng thủy sản (NTTS) nói chung và NTTS nước ngọt nói riêng phát triển rất nhanh, đã và đang mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế và xã hội. Cùng với sự phát triển NTTS đã có những biểu hiện ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường cũng như đối với chính sự phát triển bền vững của NTTS nước ngọt. Luật Thuỷ sản năm 2003 và Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) năm 2005 đã tạo cơ sở pháp lý cho đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC). Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường đã quy định các dự án NTTS thâm canh trên 10ha hoặc nuôi quảng canh trên 50ha thì phải có báo cáo ĐTM. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể để thực hiện yêu cầu nói trên. Do vậy Bộ Thủy sản trước đây và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hiện nay xây dựng và ban hành văn bản “Hướng dẫn Đánh giá Tác động Môi trường trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt” để thực hiện những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong NTTS nước ngọt.
Theo quy định, bản hướng dẫn này không dùng để đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) và cũng không dùng cho các dự án có tác động môi trường ở quy mô nhỏ về không gian và thời gian mà yêu cầu về công tác quản lý môi trường chỉ ở mức thực hiện một cam kết bảo vệ môi trường.
Hướng dẫn chủ yếu dành cho những tổ chức có năng lực và tư cách pháp nhân thực hiện ĐTM như các cơ quan quản lý ở các cấp, các tổ chức, chuyên gia tư vấn kỹ thuật về quản lý môi trường. Ngoài ra, nó có thể được dùng như tài liệu tham khảo cho các nhà đầu tư, dự án, cộng đồng, người NTTS...nắm được các yêu cầu của báo cáo ĐTM để tham gia vào việc thực hiện đánh giá và quản lý tác động môi trường trong quá trình phát triển NTTS nước ngọt một cách hiệu quả.
Bản hướng dẫn đã được soạn thảo và hoàn thiện dựa trên việc tiếp thu ý kiến đóng góp của nhiều tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ, nghiên cứu khoa học, một số tổ chức quốc tế và người NTTS. Đặc biệt, một số nội dung về ĐTM trong NTTS nói chung đã được kế thừa từ “Hướng dẫn ĐTM trong NTTS ven biển” theo quyết định số 133/QĐ-BTS ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản và “Hướng dẫn quản lý môi trường trong đầu tư NTTS ở Việt Nam" của Ngân Hàng thế giới. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trân trọng cảm ơn các ý kiến đóng góp quý báu kể trên.
Bản hướng dẫn này bao gồm 2 phần chính:
Phần I: Những vấn đề chung
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4128/QĐ-BNN-KHCN |
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2008 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH “HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN NƯỚC NGỌT"
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Luật Thuỷ sản ngày 26 tháng11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ vào Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ vào Thông tư 08/2006/TT-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt"
Điều 2. Khuyến khích áp dụng "Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt" trong việc lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 4. Các đơn vị thuộc Bộ, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐÁNH
GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC NGỌT
(Kèm theo Quyết định số: 4128/QĐ-BNN-KHCN ngày 25 tháng 12 năm 2008 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Trong hơn hai thập kỷ vừa qua ở nước ta, nuôi trồng thủy sản (NTTS) nói chung và NTTS nước ngọt nói riêng phát triển rất nhanh, đã và đang mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế và xã hội. Cùng với sự phát triển NTTS đã có những biểu hiện ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường cũng như đối với chính sự phát triển bền vững của NTTS nước ngọt. Luật Thuỷ sản năm 2003 và Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) năm 2005 đã tạo cơ sở pháp lý cho đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC). Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường đã quy định các dự án NTTS thâm canh trên 10ha hoặc nuôi quảng canh trên 50ha thì phải có báo cáo ĐTM. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể để thực hiện yêu cầu nói trên. Do vậy Bộ Thủy sản trước đây và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hiện nay xây dựng và ban hành văn bản “Hướng dẫn Đánh giá Tác động Môi trường trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt” để thực hiện những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong NTTS nước ngọt.
Theo quy định, bản hướng dẫn này không dùng để đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) và cũng không dùng cho các dự án có tác động môi trường ở quy mô nhỏ về không gian và thời gian mà yêu cầu về công tác quản lý môi trường chỉ ở mức thực hiện một cam kết bảo vệ môi trường.
Hướng dẫn chủ yếu dành cho những tổ chức có năng lực và tư cách pháp nhân thực hiện ĐTM như các cơ quan quản lý ở các cấp, các tổ chức, chuyên gia tư vấn kỹ thuật về quản lý môi trường. Ngoài ra, nó có thể được dùng như tài liệu tham khảo cho các nhà đầu tư, dự án, cộng đồng, người NTTS...nắm được các yêu cầu của báo cáo ĐTM để tham gia vào việc thực hiện đánh giá và quản lý tác động môi trường trong quá trình phát triển NTTS nước ngọt một cách hiệu quả.
Bản hướng dẫn đã được soạn thảo và hoàn thiện dựa trên việc tiếp thu ý kiến đóng góp của nhiều tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ, nghiên cứu khoa học, một số tổ chức quốc tế và người NTTS. Đặc biệt, một số nội dung về ĐTM trong NTTS nói chung đã được kế thừa từ “Hướng dẫn ĐTM trong NTTS ven biển” theo quyết định số 133/QĐ-BTS ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản và “Hướng dẫn quản lý môi trường trong đầu tư NTTS ở Việt Nam" của Ngân Hàng thế giới. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trân trọng cảm ơn các ý kiến đóng góp quý báu kể trên.
Bản hướng dẫn này bao gồm 2 phần chính:
Phần I: Những vấn đề chung
Phần II: Hướng dẫn xây dựng Bản báo cáo ĐTM cho các dự án NTTS.
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BMP |
Thực hành sản xuất tốt |
Bộ TN&MT |
Bộ Tài Nguyên và Môi trường |
BOD |
Nhu cầu oxy sinh hóa |
BVMT |
Bảo vệ môi trường |
CL &VSATTP |
Chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm |
COD |
Nhu cầu oxy hoá học |
DO |
Hàm lượng oxy hòa tan trong nước |
ĐTM |
Đánh giá tác động môi trường |
ISO 14000 |
Tiêu chuẩn về môi trường |
NTTS |
Nuôi trồng thuỷ sản |
ONMT |
Ô nhiễm môi trường |
T- N |
Tổng Nitơ |
TCVN |
Tiêu chuẩn Việt Nam |
T-P |
Tổng Phốt pho |
TSS |
Tổng lượng chất rắn lơ lửng |
XLNT |
Xử lý nước thải |
ĐMC |
Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chiến lược |
PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Mở đầu
Nước ta có diện tích NTTS nước ngọt rất lớn với 465,000 ha (năm 2006) cùng nhiều loại hình thủy vực, loại hình nuôi, loài nuôi đa dạng và phong phú. Những loại hình thủy vực được đưa vào nuôi như hồ chứa, ao đầm, sông suối, kênh mương, ruộng lúa...có thể nuôi ở các mức độ thâm canh khác nhau. Ngoài những loài nuôi truyền thống như nhóm cá chép Trung quốc, nhóm cá chép Ấn độ, rô phi...nhiều loài đặc sản như ba ba, lươn, ếch, cá Sấu, cá Tầm, cá Hồi...cũng đang được nuôi ở nhiều nơi. Đặc biệt, nghề nuôi cá Tra, Ba sa ở đồng bằng sông Cửu Long đã phát triển mạnh và có thể đạt 1,000,000 tấn (năm 2007). Những thành tựu này là kết quả của những định hướng đúng đắn của chính phủ, sự nhanh nhạy về thị trường của người nuôi và doanh nghiệp, sự tác động của khoa học kỹ thuật...
NTTS nước ngọt đã mang lại nguồn thu nhập quan trọng và góp phần xoá đói giảm nghèo ở các cộng đồng nông thôn, góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho nước nhà. Để nâng cao tính bền vững của nghề NTTS nước ngọt, công tác quản lý môi trường cần được tăng cường.
Điều đó xuất phát từ những lý do và thực tế sau:
● NTTS nước ngọt cùng với những tác động tích cực đã có những tác động tiêu cực lên môi trường và KTXH, đến sinh kế và đời sống của người dân;
● Vấn đề môi trường ngày càng có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động thương mại các sản phẩm thuỷ sản. Chiến lược phát triển an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước và khả năng cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam cũng như những lợi ích trong tương lai sẽ phụ thuộc vào các giải pháp quản lý môi trường NTTS. Đặc biệt, khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO thì phải tuân thủ những chuẩn mực về thương mại và môi trường của thế giới trong lĩnh vực này;
● Nhu cầu về các sản phẩm an toàn, sản phẩm sinh thái ngày càng lớn và NTTS nước ngọt chỉ có thể đáp ứng được những nhu cầu đó khi môi trường nuôi, hệ sinh thái xung quanh vùng nuôi được giám sát và quản lý chặt chẽ.
● Hiệu quả kinh tế đầu tư vào các hoạt động NTTS nước ngọt phụ thuộc rất lớn vào việc duy trì những điều kiện môi trường phù hợp, áp dụng các biện pháp quản lý môi trường nuôi tốt, giảm thiểu các tác động tiêu cực của môi trường và phát triển NTTS hài hoà với môi trường sinh thái và điều kiện KTXH địa phương.
● NTTS nước ngọt thiếu quy hoạch và không theo quy hoạch đã gây ra những thiệt hại đáng kể về kinh tế và môi trường ở nhiều nơi. Nuôi cá Tra, Ba Sa thâm canh cao và việc bơm chất thải trực tiếp ra sông đã làm cho nước sông bị ô nhiễm. Do hấp dẫn bởi lợi ích kinh tế, giá đất nuôi cá tăng cao, đất ven sông và cù lao ở một số nơi được san lấp, xây dựng ao đìa không theo quy hoạch dẫn đến ngăn trở dòng chảy và tranh chấp về lợi ích. Một số nơi nuôi cá ao trong các lòng hồ thủy điện như ở Hồ Trị An, nuôi cá lồng ở hồ Dầu Tiếng đã gây ô nhiễm nghiêm trọng đến nguồn nước. Nuôi cá ở nhiều nơi cũng bị ảnh hưởng lớn, cá chết hàng loạt do nước thải, do ô nhiễm thuốc trừ sâu, phân bón, ô nhiễm ở các khu công nghiệp...NTTS nước ngọt với việc lạm dụng các chất tăng trưởng, kháng sinh, thuốc và hóa chất phòng trị bệnh và xử lý môi trường đã làm giảm uy tín của hàng thủy sản của Việt Nam cũng như gây thiệt hại cho nền kinh tế. Điều này đặt ra tính cấp thiết của việc tăng cường công tác quản lý môi trường trong NTTS nước ngọt trên toàn quốc.
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một công cụ được sử dụng nhằm cải thiện công tác quản lý môi trường đối với các dự án phát triển NTTS nước ngọt. Công cụ này cho phép đánh giá được những tác động môi trường tiềm ẩn, nhằm xác định các hành động quản lý để giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với môi trường và ngăn ngừa có hiệu quả tác động xấu phát sinh nhằm đem lại lợi ích nhiều hơn cho NTTS nước ngọt, mang lại lợi ích bền vững hơn cho người nuôi, cộng đồng và nhà nước.
Quản lý môi trường NTTS là một hoạt động có tính liên ngành và bởi vậy có rất nhiều bên liên quan với vai trò và trách nhiệm khác nhau cần tham gia trong quá trình lập, thẩm định và thực hiện ĐTM.
Đánh giá tác động môi trường và chu trình của dự án NTTS
Chu trình của dự án nuôi trồng thuỷ sản
Hình 1 mô phỏng chu trình của dự án NTTS nước ngọt gồm sáu bước liên quan đến ba giai đoạn ĐTM. Chu trình dự án nuôi trồng thuỷ sản gồm các bước sau:
1. Đề xuất dự án nuôi trồng thuỷ sản
2. Lựa chọn địa điểm
3. Nghiên cứu tiền khả thi
4. Nghiên cứu khả thi
5. Thực hiện/vận hành dự án
6. Giám sát và đánh giá thực hiện dự án
Trong khi thực hiện dự án, bốn bước đầu tiên thường được thực hiện một cách tuần tự thì hai bước cuối cùng thường được thực hiện song song. Tác động môi trường chủ yếu xảy ra ở bước thứ bốn và thứ năm. Tuy nhiên, những tác động đó xảy ra ở quy mô và cường độ như thế nào cũng như các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực phụ thuộc rất nhiều vào sự cân nhắc, tính toán và chuẩn bị các phương án, các biện pháp từ các bước trước đó.
Hình 1: Đánh giá tác động môi trường và chu trình của dự án NTTS.
GSTH Báo cáo ĐTM –Giám sát thực hiện báo cáo ĐTM
Hai bước đầu tiên cần có đánh giá sơ bộ để xác định liệu dự án cần phải thực hiện ĐTM ở mức độ nào theo quy định hiện hành. Nếu cần phải thực hiện ĐTM, báo cáo ĐTM được thực hiện chủ yếu ở hai bước nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi. Khi thực hiện và giám sát thực hiện dự án ở các bước năm và sáu cần phải có giám sát thực hiện báo cáo ĐTM đã lập trước đây.
2. Mục đích
Hướng dẫn được xây dựng với hai mục đích chủ yếu sau:
● Cung cấp được những thông tin cần thiết để xây dựng báo cáo ĐTM cho các dự án thuộc lĩnh vực NTTS.
● Hỗ trợ cho việc thực thi Luật bảo vệ môi trường và Luật thuỷ sản trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường cho NTTS.
3. Phạm vi và đối tượng áp dụng bản Hướng dẫn
Hướng dẫn này cung cấp những nội dung hướng dẫn kỹ thuật để đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho các dự án NTTS nước ngọt có quy mô diện tích trên 10 ha với nuôi thâm canh và trên 50 ha với nuôi quảng canh theo quy định của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP. Ngoài ra, do đặc thù của sản xuất thủy sản, những dự án sản xuất giống, nuôi cá Tra, Ba sa thâm canh, nuôi cá lồng bè trên sông và hồ chứa tuy có thể không chiếm diện tích lớn nhưng tiềm ẩn những tác động môi trường lớn cũng phải được xem xét cho từng trường hợp cụ thể để áp dụng hướng dẫn này.
Đánh giá Môi trường Chiến lược (ĐMC) không thuộc phạm vi của hướng dẫn này.
Bản hướng dẫn có thể được dùng như một tài liệu kỹ thuật để đánh giá các tác động môi trường khi xây dựng một dự án nuôi trồng thuỷ sản và đề xuất những biện pháp giảm thiểu những tác động tiêu cực tới môi trường.
Hướng dẫn là một biểu hiện cụ thể của việc thực thi Luật Bảo vệ Môi trường và Luật Thuỷ sản trong quản lý môi trường đối với hoạt động NTTS nước ngọt.
PHẦN II
XÂY DỰNG BÁO CÁO ĐTM CHO NTTS NƯỚC NGỌT
Phần này nêu ra những yêu cầu về cấu trúc và nội dung của một báo cáo ĐTM theo Luật Bảo vệ Môi trường được quy định chỉ rõ trong Nghị định số 80/2006/NĐ-CP và thông tư 08/2006/TT-BTNMT và những quy định của Luật Thủy sản.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường có các nội dung sau đây:
Mở đầu
1. Mô tả tóm tắt dự án
2. Điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế xã hội
3. Đánh giá các tác động môi trường
4. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường
5. Cam kết thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường
6. Các công trình xử lý môi trường, chương trình quản lý và giám sát môi trường
7. Dự toán kinh phí cho các công trình môi trường
8. Tham vấn ý kiến cộng đồng
9. Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá
Kết luận và kiến nghị
MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt
- Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án NTTS nước ngọt, trong đó nêu rõ là loại dự án mới, dự án bổ sung, dự án mở rộng, dự án nâng cấp hay dự án loại khác.
- Nêu rõ mục tiêu dự án
- Tổ chức, cơ quan là chủ của dự án
- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
2. Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường
Liệt kê các văn bản pháp lý và văn bản kỹ thuật làm căn cứ cho việc thực hiện đánh giá tác động môi trường và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, trong đó nêu đầy đủ, chính xác: mã số, tên, ngày ban hành, cơ quan ban hành của từng văn bản.
- Luật Thuỷ Sản năm 2003
- Nghị định 27/2005/NĐ-CP năm 2005 của Bộ Thủy sản
- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005, Chương 3, Mục 2, từ Điều 18 đến Điều 27, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và Mục 1, từ Điều 14 đến Điều 17 qui định về đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC).
- Các văn bản dưới luật đã hướng dẫn cụ thể triển khai Luật bảo vệ môi trường, cụ thể cho công tác đánh giá tác động môi trường là:
● Nghị định số 80/2006/NĐ-CP năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
● Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
● Quyết định số 13/2006/QĐ-BTNMT năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020".
3. Tổ chức thực hiện ĐTM
Nêu tóm tắt về tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của chủ dự án, trong đó chỉ rõ việc có thuê hay không thuê dịch vụ tư vấn lập báo ĐTM. Trường hợp có thuê dịch vụ tư vấn, nêu rõ tên cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ; họ và tên người đứng đầu cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ; địa chỉ liên hệ của cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Cơ quan, tổ chức thực hiện báo cáo ĐTM là cơ quan, tổ chức phải có chức năng và thẩm quyền thực hiện ĐTM được nêu rõ tại điều 8, nghị định số 80/2006/NĐ-CP. Nêu danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án NTTS nước ngọt.
4. Thẩm định, bổ sung và thực hiện báo cáo ĐTM
Việc thẩm định, bổ sung và thực hiện các nội dung của báo cáo ĐTM phải tuân theo các điều 9 và điều 11 -16 của nghị định số 80/2006/NĐ-CP. Hướng dẫn chi tiết thực hiện nghị định này được nêu trong thông tư 08/2006/TT-BTNMT.
Chương 1.
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN NTTS NƯỚC NGỌT
1.1. Tên dự án
Nêu như tên trong báo cáo nghiên cứu khả thi hay báo cáo đầu tư của dự án.
1.2. Chủ dự án
Nêu đầy đủ: tên của cơ quan, tổ chức chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với cơ quan chủ dự án; họ tên và chức danh của người đứng đầu cơ quan chủ dự án.
1.3. Vị trí địa lý của dự án
Mô tả rõ ràng vị trí địa lý (gồm cả tọa độ, ranh giới...) của địa điểm thực hiện dự án trong mối tương quan với các đối tượng tự nhiên (hệ thống đường giao thông; hệ thống sông suối, ao hồ và các vực nước khác; hệ thống đồi núi...), các đối tượng về kinh tế - xã hội (khu dân cư, khu đô thị, các đối tượng sản xuất - kinh doanh - dịch vụ, các công trình văn hóa - tôn giáo, các di tích lịch sử...) và các đối tượng khác xung quanh khu vực dự án, kèm theo bản đồ, sơ đồ vị trí địa lý thể hiện các đối tượng này, có chú giải rõ ràng.
Vị trí của dự án phải được khẳng định là có nằm trong vùng quy hoạch phát triển NTTS được cấp có thẩm quyền phê duyệt hay không theo điều 23, điểm b; và khoản 1, điều 24 của Luật Thủy sản và cấm lấn chiếm, xâm hại khu bảo tồn vùng nước nội địa theo khoản 3 điều 8 của luật này.
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án
- Nêu rõ mục tiêu của dự án, cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn (nếu có).
Phải trình bày một cách rõ ràng và thỏa đáng về cả các phương diện lợi ích xã hội và kinh tế,cũng như sự bền vững về môi trường.
- Liệt kê đầy đủ, mô tả chi tiết về khối lượng và quy mô (không gian và thời gian) của tất cả các hạng mục công trình cần triển khai trong quá trình thực hiện dự án, kèm theo một sơ đồ quy hoạch mặt bằng tổng thể bố trí tất cả các hạng mục công trình hoặc và các thiết kể riêng lẻ cho từng hạng mục công trình. Các công trình được phân thành 2 loại sau:
+ Các công trình chính: công trình phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của dự án bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở các hạng mục sau:
o Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ hệ thống nuôi: Cống, kênh mương cấp và trạm bơm nước;
o Ao lắng; bể chứa; ao đầm, bể nuôi và bể chứa;
o Hệ thống thoát nước và ao lắng;
o Kho bảo quản và quản lý thức ăn, nhiên liệu và hoá chất.
+ Các công trình phụ trợ, công trình hỗ trợ, phục vụ cho hoạt động của công trình chính:
o Đường giao thông dẫn đến trại nuôi;
o Hệ thống liên lạc bằng điện thoại;
o Hệ thống cung cấp điện, cung cấp nước sinh hoạt;
o Hệ thống hàng rào bảo vệ, hệ thống cây xanh phòng hộ môi trường;
o Hệ thống xử lý chất thải trong và sau chu trình nuôi;
o Phòng họp, văn phòng, công trình phục vụ dân sinh, nhà chuẩn bị sản xuất;
o Các công trình khác (nếu có).
- Mô tả chi tiết, cụ thể về công nghệ, kỹ thuật thi công; công nghệ sản xuất; công nghệ vận hành của dự án; của từng hạng mục công trình của dự án[1] kèm theo sơ đồ minh họa. Trên các sơ đồ minh họa này phải chỉ rõ các yếu tố môi trường có khả năng phát sinh như: nguồn chất thải và các yếu tố gây tác động khác (nếu có).
+ Mô tả qui trình/công nghệ nuôi trồng thuỷ sản, bao gồm:
o Các giai đoạn nuôi lớn;
o Các phương pháp chăm sóc vật nuôi;
o Các biện pháp phòng ngừa thủy sản nuôi thoát ra môi trường tự nhiên;
o Các phương pháp quản lý và kiểm soát địch hại đối với vật nuôi;
o Quản lý thức ăn bao gồm chủng loại và nguồn thức ăn;
o Sử dụng hóa chất hoặc chế phẩm sinh học;
o Trình tự kiểm soát dịch bệnh;
o Trình tự các bước thu hoạch vật nuôi.
+ Sau thu hoạch
o Trang thiết bị để xử lý và chế biến sản phẩm;
o Số lượng và loại sản phẩm thu hoạch;
o Các tiêu chuẩn ATVSTP được áp dụng;
+ Các yêu cầu về nước và thực hành quản lý
o Dự tính nhu cầu về nước;
o Nguồn nước cấp và chất lượng nước cấp, bao gồm cả sự biến động theo mùa;
o Dự trữ nước tại chỗ;
o Các biện pháp phòng chống bão, ngập lụt;
o Quản lý phòng ngừa nước rò rỉ và ô nhiễm nước ngầm.
+ Quản lý nước thải
o Trình bày những nét chính về các phương pháp và trang thiết bị xử lý nước;
o Trình bày những nét chính về giải pháp đề xuất và vị trí để xả thải nước thải ra môi trường.
+ Quản lý chất thải rắn
o Mô tả các trang thiết bị để lưu giữ, tái sử dụng, tái chế hay loại bỏ chất thải rắn.
- Liệt kê đầy đủ các loại máy móc, thiết bị cần có của dự án kèm theo chỉ dẫn về nước sản xuất, năm sản xuất, hiện trạng (còn bao nhiêu phần trăm hay mới).
+ Các trang thiết bị
o Trang thiết bị cho ao và lồng nuôi;
o Trang thiết bị nuôi vỗ thuỷ sản bố mẹ và cho đẻ;
o Trang thiết bị tại các điểm cấp và thoát nước;
o Trang thiết bị chế biến và bảo quản thức ăn;
o Trang thiết bị quản lý chất thải;
o Trang thiết bị hành chính, bảo dưỡng và hội họp;
- Liệt kê đầy đủ các loại nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào cho từng mục đích sử dụng cụ thể kèm theo chỉ dẫn về tên thương hiệu và công thức hóa học (nếu có).
+ Liệt kê nhiên liệu dùng cho NTTS nước ngọt như dầu để chạy máy quạt nước, nguyên liệu chế biến thức ăn như bột cá, khô đỗ tương, phụ phẩm nông nghiệp… và các loại vật liệu xây dựng trại nuôi.
Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRUỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường
- Điều kiện về địa lý, địa chất
+ Chỉ đề cập và mô tả những đối tượng, hiện tượng, quá trình bị tác động bởi dự án.
+ Đối với dự án có làm thay đổi các yếu tố địa lý, cảnh quan như nuôi thủy sản trên các hồ chứa đa chức năng gồm cả du lịch; khu NTTS gần các khu vườn quốc gia, khu bảo tồn, vùng đất ngập nước RAMSAR; nuôi cá lồng bè trên sông và đắp ao đầm làm cản trở hay thay đổi dòng chảy; ảnh hưởng đến việc thoát lũ, chống lũ, chống úng lụt của khu vực...phải mô tả một cách chi tiết.
+ Phải chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.
- Điều kiện về khí tượng - thuỷ văn:
+ Chỉ đề cập và mô tả những đối tượng, hiện tượng, quá trình bị tác động bởi dự án;
+ Chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.
- Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên:
+ Môi trường không khí:
Môi trường không khí tiếp nhận trực tiếp mùi hôi, tanh của thức ăn tươi sống, mùi ươn thối của thủy sản nuôi bị chết, mùi hôi của nước thải từ trại nuôi (lưu ý hơn đến những vùng bị ảnh hưởng theo hướng gió chủ đạo).
+ Nguồn nước tiếp nhận trực tiếp nước thải của dự án:
Nguồn nước tiếp nhận trực tiếp nước thải của dự án: Chú ý tới những nơi nước thải ảnh hưởng tới nguồn nước sinh hoạt của cộng đồng như nuôi cá Hồi ở suối đầu nguồn, nuôi cá tra và ba sa ở một số nơi của đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, chú ý tới khả năng ảnh hưởng xấu của nước thải lên các trang trại nuôi khác, các hộ nuôi khác trong vùng.
+ Môi trường đất và môi trường sinh vật chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chất thải và các yếu tố khác của dự án:
Xói lở đất do việc đào đắp ao đầm, trại nuôi; làm nông các hồ chứa và hồ tự nhiên; thuốc kháng sinh, hóa chất có thể làm tăng sức đề kháng của các vi khuẩn gây bệnh và làm giảm đa dạng sinh học.
Đối với môi trường không khí, nước và đất đòi hỏi như sau:
+ Chỉ dẫn rõ ràng các số liệu đo đạc, phân tích tại thời điểm tiến hành ĐTM về chất lượng môi trường (lưu ý: các điểm đo đạc, lấy mẫu phải có mã số, có chỉ dẫn về thời gian, địa điểm, đồng thời, phải được thể hiện bằng các biểu, bảng rõ ràng và được minh họa bằng sơ đồ bố trí các điểm). Đây là cơ sở để đối chiếu, so sánh môi trường trước và sau khi có tác động của việc thi công và vận hành dự án NTTS.
+ Nhận xét về tính nhạy cảm và đánh giá sơ bộ về sức chịu tải của môi trường.
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Điều kiện về kinh tế:
+ Chỉ đề cập đến những hoạt động kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, khai khoáng, du lịch, thương mại, dịch vụ, sinh kế của người dân và các ngành khác) trong khu vực dự án và vùng kế cận bị tác động bởi dự án. Những tác động này có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp và có tính tích cực hoặc tiêu cực khi dự án được thực hiện.
+ Đặc biệt, do NTTS nước ngọt có ảnh hưởng lớn đến sinh kế của người dân nên cần có sự tham khảo người dân địa phương về vấn đề này để xác định phương án lựa chọn hài hòa giữa hiệu quả kinh tế, an sinh xã hội và bền vững về môi trường.
+ Đối với dự án được cho là có ảnh hưởng nhiều đến số đông người nghèo trong vùng dự án, phải có phân tích sinh kế chi tiết để chỉ ra những tác động tiềm ẩn của phát triển NTTS đến cộng đồng nghèo này.
+ Chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.
- Điều kiện về xã hội:
+ Chỉ đề cập đến những công trình văn hóa, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử, khu dân cư, khu đô thị và các công trình liên quan khác trong vùng dự án và các vùng kế cận bị tác động bởi dự án.
+ Chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.
Chương 3
ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRUỜNG
3.1. Nguồn gây tác động
3.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
Trong hoạt động NTTS nước ngọt, chất thải có thể dưới dạng chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí hay khói bụi và tiếng ồn ở tất cả các giai đoạn của dự án từ khi thiết kế xây dựng đến khi vận hành.
- Liệt kê chi tiết tất cả các nguồn có khả năng phát sinh các loại chất thải:
Nguồn chất thải rắn
+ Đất đá do đào đắp; chất thải xây dựng; chất thải sinh hoạt do công nhân thi công công trình khi giải phóng mặt bằng;
+ Bùn thải; vỏ bao bì đựng thức ăn; hóa chất; dụng cụ; trang thiết bị hư hỏng trong quá trình xây dựng trang trại nuôi cũng như khi vận hành.
Nguồn chất thải lỏng
+ Nước thải, bùn thải trong và sau nuôi có hàm lượng cao các thông số sau đây: TSS, BOD5, COD, T-N, T-P và các chỉ tiêu khác như NO3-, NH4, P-PO3, H2S...
+ Thức ăn dư thừa bị dịch hóa;
+ Thuốc, hóa chất, chế phẩm xử lý ao đầm và phòng trị bệnh.
Nguồn chất thải khí
+ Mùi hôi tanh trong và sau nuôi
Nguồn ô nhiễm tiếng ồn và bụi
+ Xe cộ đi lại, vận hành máy quạt khí, máy hút bùn trong suốt quá trình nuôi.
- Tính toán định lượng và cụ thể hóa (về không gian và thời gian) theo từng nguồn. So sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành của nhà nước hay theo các tiêu chuẩn ngành.
3.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải:
- Liệt kê chi tiết tất cả các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải, như: xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; biến đổi vi khí hậu; suy thoái các thành phần môi trường; biến đổi đa dạng sinh học và các nguồn gây tác động khác.
- Cụ thể hóa về mức độ, không gian và thời gian xảy ra. So sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành (nếu có).
- Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra: Chỉ đề cập đến những rủi ro có thể xảy ra bởi dự án trong quá trình xây dựng và vận hành.
+ Trong quá trình xây dựng trang trại, ao đầm, lồng bè, hệ thống nuôi có thể làm biến đổi cảnh quan, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường xung quanh...Việc tập trung một số lượng lớn công nhân thi công không phải là người dân địa phương có thể gây ra những xung đột trên nhiều khía cạnh khác nhau với người dân địa phương cũng cần được tính đến.
+ Trong quá trình nuôi, thu hoạch và sơ chế: Sự cố cá chết hàng loạt do môi trường ô nhiễm và bệnh bùng phát; sự cố ô nhiễm do nước thải gây nở hoa của tảo ra môi trường xung quanh, sinh vật ngoại lai xâm nhập làm giảm đa dạng sinh học...
3.2. Đối tượng, quy mô bị tác động
Liệt kê tất cả các đối tượng tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử và các đối tượng khác trong vùng dự án và các vùng kế cận bị tác động bởi chất thải, bởi các yếu tố không phải là chất thải, bởi các rủi ro về sự cố môi trường khi triển khai dự án; Mô tả cụ thể, chi tiết về quy mô không gian và thời gian bị tác động.
- Môi trường nước
Chất lượng nước
+ Vực nước tiếp nhận và hòa loãng dòng chất dinh dưỡng từ nước thải. Quá trình phân huỷ sinh học và vật lý của các chất dinh dưỡng vào vực nước, trầm tích phụ thuộc vào tỷ lệ xả thải/trao đổi nước, năng suất sinh học…;
+ Các vực nước xung quanh khu nuôi trở nên phú dưỡng, hàm lượng COD, BOD và TSS cao;
+ Mầm bệnh trong nước trở nên kháng thuốc do kháng sinh, thuốc, hóa chất dùng trong NTTS;
+ Chất lượng nước ngầm có thể bị ảnh hưởng.
Đa dạng sinh học
+ Môi trường sống tự nhiên của những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng, khu hệ động thực vật ở địa điểm dự án, sự liên kết vùng sinh cảnh và khả năng sinh tồn của quần thể các loài, đặc biệt các loài quý hiếm, đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, bị đe dọa. Du nhập các loài ngoại lai hay các sinh vật đã biến đổi gen có thể gây ra rủi ro cho các quần thể đã có tại địa phương và cho các trại nuôi trồng thủy sản khác;
+ Các khu vực RAMSAR, các bãi đẻ, khu vực sinh cư, tuyến di cư của các loài thủy sản
+ Tác động tới các loài chim di cư, các loài chim đang bị đe doạ và các loài chim khác mà những loài chim đó sử dụng các khu đất ngập nước để sinh sống. Những tác động đó là do việc phá hủy môi trường sinh sản hay kiếm mồi của chim hoặc do phòng trừ địch hại gây nên...(đặc biệt liên quan tới các khu vực theo Công ước Ramsar, các khu bảo tồn, các vùng nước nội địa đã được quy hoạch và công bố).
- Môi trường đất
+ Xói lở, cản trở dòng chảy, làm nông hóa hồ, đầm, sông suối, biến đổi nền đáy.
- Môi trường không khí
+ Bụi, mùi và tiếng ồn khi xây dựng cơ sở hạ tầng;
+ Mùi hôi tanh do nước ô nhiễm và các sự cố cá chết hàng loạt, tảo nở hoa...
- Sức khỏe của cộng đồng.
+ Nồng độ các chất dinh dưỡng và quá trình phân hủy chất ô nhiễm sẽ tác động đến các quá trình của hệ sinh thái, sức khoẻ con người thông qua quá trình tích luỹ sinh học theo xích thức ăn và phú dưỡng;
+ Nguồn nước sinh hoạt của người dân (cả nước ngầm lẫn nước mặt) có thể bị ô nhiễm do sử dụng hoá chất độc hại, hàm lượng dinh dưỡng cao, mầm bệnh, tảo độc có trong nước có thể gây nên những ảnh hưởng xấu tới các hệ sinh thái và sức khỏe con người.
- Giao thông
+ Các tuyến đường đi lại truyền thống có thể bị cản trở hay có thể có các ảnh hưởng đến mật độ giao thông thủy, bộ, đặc biệt là khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long là nơi giao thông thủy chiếm vai trò quan trọng.
- Một số yếu tố KTXH khác
+ Sự phát triển trong tương lai của khu vực bao gồm dân cư, cơ cấu và tổ chức xã hội, xóa đói giảm nghèo và cải thiện sinh kế cho người dân;
+ Sinh hoạt, giải trí và an toàn cho cộng đồng;
+ Công bằng xã hội trong việc đền bù, thu hồi đất, chia sẻ lợi ích và rủi ro từ sự phát triển trang trại, khu nuôi...;
+ Các hệ thống giá trị văn hoá phi vật thể (ngôn ngữ, trang phục, tín ngưỡng tôn giáo và lễ giáo);
+ Các hệ thống giá trị văn hoá vật thể (di tích khảo cổ, lịch sử, văn hóa, địa chất và các cảnh quan môi trường có tầm quan trọng về tôn giáo hay lễ giáo).
3.3. Đánh giá tác động
- Việc đánh giá tác động phải được cụ thể hóa cho từng nguồn gây tác động và từng đối tượng bị tác động. Mỗi tác động đều phải được đánh giá một cách cụ thể về mức độ, cụ thể về quy mô không gian và thời gian.
- Việc đánh giá tác động đối với một dự án cụ thể phải được chi tiết hóa và cụ thể hóa cho dự án đó.
Bước 1- Nhận dạng và sắp xếp thứ tự ưu tiên các tác động môi trường
Nhận dạng các tác động là bước đầu tiên để đánh giá những vấn đề môi trường then chốt liên quan đến dự án NTTS, sắp xếp ưu tiên những vấn đề môi trường cho bước phân tích kế tiếp.
Các phương pháp có thể được sử dụng:
● Phương pháp ma trận;
● Phương pháp danh mục (checklist);
● Phương pháp sử dụng trọng số;
● Sử dụng phương pháp chuyên gia;
● Tham vấn ý kiến cộng đồng kết hợp với phân tích sinh kế;
● Phương pháp mô hình hóa (Modelling)
● Sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để nhận dạng được các vấn đề và các tác động tiềm ẩn cũng như vùng bị tác động.
Nhận dạng và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các vấn đề- xác định phạm vi tác động
Nhận dạng các tác động môi trường trên cơ sở phân tích hoạt động của dự án NTTS cùng với hiện trạng môi trường nền. Khi cần thiết, quá trình nhận dạng tác động môi trường phải được thực hiện dưới hình thức “Báo cáo môi trường sơ bộ” nộp cùng với đề xuất dự án. Trong trường hợp không có báo cáo môi trường sơ bộ thì bước đầu tiên là nhận dạng tác động phải được thực hiện để lập báo cáo ĐTM chi tiết.
Kết quả của quá trình nhận dạng và sắp xếp ưu tiên các tác động phải tập trung vào:
● Danh mục các tác động môi trường;
● Đánh giá sơ bộ về những tác động môi trường và tầm quan trọng tương đối của nó;
● Đánh giá về phạm vi các thông tin cần thiết để đánh giá những vấn đề và tác động môi trường “then chốt”;
● Giải trình tại sao các vấn đề, tác động môi trường khác không được cân nhắc “then chốt”.
Sắp xếp các vấn đề theo thứ tự ưu tiên cần quan tâm xem xét:
● Mức độ nghiêm trọng tiềm ẩn;
● Phạm vi thời gian và không gian của các ảnh hưởng xấu;
● Các tác động trực tiếp và gián tiếp;
● Các tác động thứ cấp, hoặc các tác động tích luỹ;
● Các tác động là liên tục hay gián đoạn, tác động tạm thời (có thể đảo ngược được) hoặc tác động thường xuyên (không thể đảo ngược được);
● Danh mục các vấn đề và rủi ro môi trường được sử dụng để hỗ trợ cho việc phân hạng các rủi ro liên quan đến qui hoạch, dự án nuôi trồng thuỷ sản. Nên thiết lập một danh mục đa chiều để kết hợp thành một ma trận.
Phạm vi bản báo cáo đánh giá tác động môi trường cần tập trung vào những vấn đề chính, càng đầy đủ thì càng có thể thực hiện được các biện pháp giảm thiểu cho bất kỳ một tác động tiềm ẩn nào có thể xảy ra.
Bước 2 - Dự báo qui mô và cường độ của các tác động
Bước tiếp theo nhằm dự báo qui mô và cường độ của tác động, những vấn đề môi trường chính. Dự báo phải được lượng hoá càng nhiều càng tốt để tính toán các tác động, có thể so sánh các tác động môi trường của các phương án. Trong nhiều trường hợp, tác động môi trường không thể lượng hoá được một cách dễ dàng, phải sử dụng các phương pháp để so sánh các tác động, ví dụ như phương pháp “thang điểm” và “trọng số”.
Các phương pháp có thể được sử dụng:
● Mô hình toán (ví dụ để lượng hoá khí thải, nước thải, chất dinh dưỡng và các chất thải vô cơ);
● Mô hình thực nghiệm;
● Phương pháp chuyên gia và tham vấn ý kiến cộng đồng. Sau khi đã có các dự báo và đánh giá định tính/định lượng các tác động, sẽ giúp đánh giá đúng mức về qui mô và cường độ của tác động, đặc biệt trong trường hợp thiếu các dữ liệu để lượng hoá, khi đó nên sử dụng cách tiếp cận thận trọng.
Một số vấn đề môi trường thường gặp trong NTTS nước ngọt
Vấn đề |
Tác động môi trường và mức độ quan trọng |
Tính nhạy cảm môi trường của các sinh cảnh tại vị trí được đề xuất để xây dựng quy hoạch/dự án nuôi trồng thuỷ sản |
Có sự hiện diện của sinh cảnh quan trọng về mặt sinh thái như khu vực bảo tồn, khu vực/vùng sinh cảnh được bảo vệ, vùng lõi/khu vực tôn nghiêm, các điểm nghiên cứu khoa học hoặc quan trắc được bảo vệ. |
Các khu vực cần bảo vệ |
Nuôi trồng thuỷ sản gần những khu vực cần bảo vệ như các khu đất ngập nước theo Công ước Ramsar hoặc các khu khác cần phải thực hiện đánh giá tác động môi trường thận trọng. |
Tính nhạy cảm của những vùng hiện đang sản xuất nông nghiệp |
Phát triển NTTS ở các vùng nông nghiệp có thể gây ra rủi ro do sự thay đổi bất lợi về chất lượng nước phục vụ sản xuất lúa, hoa màu… |
Ảnh hưởng đến đất và trầm tích |
Các trại nuôi phải được đặt ở những nơi có điều kiện đất thích hợp, có các biện pháp giảm xói lở. |
Sử dụng nước và chất lượng nước |
Thải nước từ các trại nuôi thâm canh có thể dẫn đến thay đổi chất lượng nước. Nếu nước thải có chất lượng kém được thải ra từ nhiều trại nuôi sẽ dẫn đến rủi ro môi trường cao và chất lượng nước ngày càng kém do tích luỹ các chất dinh dưỡng và hữu cơ. |
Hoá chất, thuốc và chất gây ô nhiễm |
Việc sử dụng các sản phẩm bị cấm hoặc sử dụng không có trách nhiệm các thuốc và hoá chất trong NTTS sẽ dẫn đến các tác động môi trường cũng như tác động đến sức khoẻ công nhân và người tiêu dùng. Đặt các trại nuôi gần nơi thải của các ngành công nghiệp, các trung tâm đô thị có thể gặp rủi ro cao về ô nhiễm và sức khoẻ. |
Rủi ro do về dịch bệnh kèm theo các loài nhập nội |
Sự bùng nổ dịch bệnh là nguyên nhân phổ biến gây thất bại cho các trại nuôi và cần phải chú ý đặc biệt đến rủi ro và thực hành quản lý của người nuôi, nhất là việc nhập khẩu vật nuôi từ các vùng khác hoặc nước khác. |
Du nhập các loài ngoại lai có thể tác động đến các loài bản địa |
Việc du nhập các loài ngoại lai có thể dẫn đến hàng loạt các rủi ro cho trại nuôi và quần xã sinh vật xung quanh. Những rủi ro này phải được đánh giá cẩn thận. |
Các loài nuôi trồng |
Nuôi các loài đã có ở địa phương ít gặp rủi ro hơn các loài được du nhập hay các loài ngoại lai. |
Cường độ sản xuất |
Nuôi thâm canh làm tăng rủi ro cho các vấn đề chất lượng nước của các vực nước do tình trạng thải vào đó các chất dinh dưỡng và các chất hữu cơ. |
Diện tích sản xuất |
Diện tích các trại càng lớn sẽ càng làm tăng nhu cầu về đất và vùng sinh cư. |
Các phương pháp nuôi trồng được sử dụng |
Các phương pháp nuôi trồng khác nhau sẽ có những tác động môi trường khác nhau. |
Mức độ xử lý chất thải |
Xử lý chất thải hữu cơ và chất dinh dưỡng sẽ làm giảm những rủi ro đối với chất lượng nước. |
Các ảnh hưởng tích luỹ |
Số lượng các trại nhỏ càng nhiều sẽ góp phần làm tăng thêm lượng chất thải. |
Giao thông và các sử dụng khác |
Các trại nuôi có thể ảnh hưởng đến giao thông bộ, giao thông thuỷ hoặc của người dân địa phương hoặc người sử dụng tài nguyên khác như du lịch, thủy lợi... cũng phải được cân nhắc. |
Tiếng ồn và chất lượng không khí |
Cân nhắc những ô nhiễm môi trường đối với vùng lân cận. |
Mâu thuẫn xã hội |
Thiếu sự tham gia của người dân địa phương trong việc phát triển và sử dụng các nguồn lợi sở hữu chung để nuôi trồng thủy sản mà nguồn lợi đó có liên quan tới các nhu cầu của người dân địa phương. |
Tai biến tự nhiên |
Những sự cố thời tiết khắc nghiệt như bão, hoặc các tai biến tự nhiên khác cũng có thể là rủi ro đối với ngành nuôi trồng thuỷ sản. |
Mức độ nhạy cảm của môi trường và các khó khăn trong quản lý môi trường tại khu vực triển khai dự án nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt quản lý các tác động tích lũy từ các hoạt động đơn lẻ cần được lưu ý.
Một số các yếu tố khác cần được xác định khi phân tích tác động của nuôi trồng thuỷ sản lên chất lượng và tài nguyên nước như sau:
● Cần xác định rõ tốc độ dòng chảy và khả năng bị xói lở của các cống cấp và thoát;
● Khả năng tăng bồi lắng trong các vực nước do xói lở từ các đầm nuôi và đê kè;
● Thay đổi về chế độ thuỷ văn của môi trường tiếp nhận;
● Khả năng tích luỹ các chất dinh dưỡng, mùn bã hữu cơ và hoá chất.
Cần đánh giá các tác động đến các khu vực đã được công nhận về các giá trị đa dạng sinh học, sinh cảnh, thẩm mĩ, khoa học, văn hoá và lịch sử. Ví dụ về các khu vực được bảo vệ ở Việt Nam hiện nay bao gồm: Vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu đất ngập nước theo Công ước Ramsar, khu dự trữ sinh quyển.
Các dự án hoặc kế hoạch nuôi trồng thuỷ sản ở trong hoặc liền kề các vùng môi trường nhạy cảm này cần phải đặc biệt chú ý đến các yêu cầu của các ban quản lý các khu vực bảo vệ này.
3.4. Đánh giá về phương pháp sử dụng
Đánh giá về độ tin cậy của các phương pháp ĐTM áp dụng, mức độ tin cậy của mỗi đánh giá đã thực hiện; những điều còn chưa chắc chắn trong đánh giá và lý giải tại sao, có đề xuất gì.
+ Có nhiều phương pháp đang được sử dụng trong đánh giá tác động môi trường, tính phức tạp của mỗi phương pháp sử dụng cũng thay đổi theo dự án từng dự án NTTS. Các phương pháp, kỹ thuật đánh giá khác nhau được sử dụng trong các bước khác nhau khi dự báo tác động môi trường.
Các tác động có thể được lượng hoá thông qua các khảo sát hiện trường, kết hợp với bản đồ các vùng nhạy cảm để xác định các sinh cảnh nhạy cảm. Tham vấn ý kiến người dân địa phương rất quan trọng nhằm xác định các sinh cảnh cũng như việc sử dụng các nguồn tài nguyên này.
Các tiêu chuẩn chất lượng nước (tiêu chuẩn môi trường - TCVN) là một tham chiếu cho đánh giá chất lượng nước. Tuy nhiên, chỉ dựa vào một số tiêu chí để đánh giá, so sánh là chưa đủ mà phải xác định được mối tương quan chặt chẽ giữa lượng chất dinh dưỡng đưa vào và khả năng tiếp nhận của môi trường để xây dựng cho nuôi trồng thủy sản các chiến lược quản lý thích hợp.
Sự đánh giá so sánh với số liệu nền chỉ mang mục đích hướng dẫn, không thể là đánh giá cuối cùng cho các tác động có thể xảy ra.
Các đánh giá tác động về chất lượng nước phải nêu được mối tương quan giữa khối lượng xả thải với khối lượng hay nồng độ nền chất dinh dưỡng/trầm tích đã quan sát được trong các hệ thống nước bị ảnh hưởng. Từ đó, quá trình đánh giá phải cố gắng nêu ra khối lượng chất dinh dưỡng tối đa hàng ngày có thể thải vào mỗi một con sông, mương để dẫn đến một khu vực chứa, mà phát triển nuôi trồng thủy sản chỉ là một trong nhiều hình thức sử dụng đất đang cùng xả nước thải ra vùng chứa nước đó.
Mô hình hoá các đặc điểm dòng chảy liên quan đến sử dụng đất trong lưu vực cần phải thực hiện đối với các dự án nuôi thuỷ sản có qui mô lớn. Cần đặt ra các mục tiêu về chất lượng nước cho mỗi con sông, mương dẫn nước (vì sức khỏe con người, gia súc, cảnh quan, bảo vệ hệ sinh thái nước...) và đánh giá từng hình thức sử dụng đất để xác định tổng lượng có thể tải được trong từng hệ thống sông (bao gồm cả các tầng nước ngầm).
Điều tra khảo sát hiện trạng KTXH làm cơ sở để đánh giá ảnh hưởng của dự án lên sự phát triển KTXH của khu vực.
Chương 4
BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRUỜNG
- Đối với các tác động xấu:
+ Mỗi loại tác động xấu đã xác định đều phải có kèm theo biện pháp giảm thiểu tương ứng, có lý giải rõ ràng về ưu điểm, nhược điểm, mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả xử lý. Trong trường hợp không thể có biện pháp hoặc có nhưng khó khả thi trong khuôn khổ của dự án thì phải nêu rõ lý do và có kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.
Những biện pháp giảm thiểu có thể thực hiện ở nhiều cấp độ khác nhau thông qua:
● Chọn vị trí các trại nuôi phù hợp và quy hoạch trại nuôi một cách hợp lý;
● Lựa chọn và bố trí các công trình cơ sở hạ tầng hợp lý;
● Thiết kế trang trại và sử dụng công nghệ nuôi thích hợp;
● Lựa chọn thức ăn, con giống, thuốc, hóa chất và chế phẩm và các yếu tố đầu vào khác đảm bảo chất lượng và sử dụng chúng một cách hiệu quả;
● Thiết kế và vận hành hệ thống quản lý chất thải hợp lý;
● Nâng cao hiệu quả chăm sóc vật nuôi và quản lý chất lượng nước tốt;
● Cải thiện quản lý sức khoẻ thủy sản nuôi.
4.1. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu khi lựa chọn vị trí
Vị trí của dự án phải được lựa chọn sao cho các hoạt động của dự án không hay chỉ có ảnh hưởng tiêu cực tối thiểu lên cộng đồng dân cư, các công trình lịch sử, văn hóa, tôn giáo, các hoạt động kinh tế xã hội...Ô nhiễm đối với các sinh cảnh nhạy cảm, những vấn đề đi lại, truyền nhiễm dịch bệnh, các điều kiện đất và nước trong đầm nuôi xấu…tất cả có thể tránh được thông qua lựa chọn địa điểm cẩn thận cho hoạt động nuôi trồng.
4.1.1.Trại giống và vùng nuôi tập trung
● Các trang trại nên đặt ở những vị trí tốt nếu có thể để giảm thiểu việc gây rủi ro lẫn nhau như việc truyền nhiễm dịch bệnh và làm suy giảm chất lượng nước.
● Cấp và thoát nước phải được thiết kế sao cho có thể giảm thiểu việc ô nhiễm chéo giữa các trại nuôi (và giữa nước lấy vào cho nuôi trồng và nước thải ra)
● Các trại nuôi phải được đặt ở ngoài các khu vực có hệ sinh thái quan trọng.
● Vị trí các trại nuôi không được cản trở việc đi lại của hoạt động đánh bắt thuỷ sản, nông nghiệp và những người sử dụng tài nguyên khác. Ở những nơi xảy ra những hiện tượng này, các bên liên quan nên tư vấn để có giải pháp và phương án thu xếp giải quyết vấn đề này.
● Cần chú ý đến việc sử dụng nguồn nước mặt và khai thác nước ngầm.
● Nên tạo ra những khu vực cụ thể trong qui hoạch nuôi trồng sao cho có thể dễ dàng bố trí mặt bằng cho các trại nuôi qui mô nhỏ cũng như các công trình cơ sở hạ tầng chung khác như cấp, thoát nước, đường đi và các dịch vụ khác.
4.1.2. Các hệ thống nuôi lồng bè
Việc lựa chọn vị trí khu nuôi lồng bè đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm thiểu những tác động đến môi trường trên sông và hồ chứa.
Yêu cầu lựa chọn vị trí đối với nuôi lồng bè:
● Lồng bè phải được đặt trong các vùng qui hoạch cho nuôi trồng thuỷ sản;
● Lồng bè nuôi phải được đặt ở những nơi giảm được rủi ro cho chất lượng nước và các sinh cảnh nhạy cảm;
● Các lồng bè nuôi không được ngăn cản việc sử dụng mặt nước hoặc hoạt động giao thông thủy;
● Các lồng bè nuôi phải đặt ở những khu vực có sự lưu thông và độ sâu mực nước đủ để phân tán các chất thải cũng như tránh được ô nhiễm cụ bộ;
● Lựa chọn địa điểm đặt lồng bè nuôi sao cho có thể thường xuyên quay vòng các vị trí đặt lồng bè và thực hiện quay vòng để giảm các tác động đến nền đáy và duy trì các điều kiện thích hợp cho nuôi trồng;
4.2. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu khi thiết kế và xây dựng
Các dự án NTTS có quy hoạch và thiết kế công trình nuôi phục vụ nuôi; việc tổ chức xây dựng trại và quản lý xây dựng các công trình đó hợp lý sẽ có ảnh hưởng rất tích cực đối với việc giảm thiểu các tác động xấu lên môi trường ngay từ giai đoạn thiết kế, xây dựng cũng như vận hành sau này.
4.2.1. Trại giống và vùng nuôi tập trung
● Hạn chế chặt phá cây xanh;
● Thiết kế các ao lắng, xử lý nước thải đối với các dự án nuôi thâm canh;
● Thiết kế các vùng đệm giữa các trại nuôi và vùng xung quanh để giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái nếu điều kiện cho phép;
● Duy trì các vùng đệm vùng đất ngập nước có thể cải thiện chất lượng nước cho nuôi trồng thuỷ sản;
● Tránh sử dụng các nguyên vật liệu xây dựng hoặc trải phủ ao/đầm nuôi ở các trang trại nuôi có thể gây hại cho môi trường nước;
● Giảm thiểu xói mòn đất trong khi xây dựng, ví dụ như chỉ đào đắp trong mùa khô hoặc tạo ra một vành đai bao bên ngoài khu vực đào đắp mỗi ao nuôi;
● Giảm thiểu sự xáo trộn đất phèn trong quá trình xây dựng; không được thải nước rò rỉ trực tiếp ra các vực nước vì có thể làm cho nước có tính axít;
● Tốt hơn là nên sử dụng phương pháp kỹ thuật xây dựng “cuốn chiếu” và không nên để tình trạng đất chất đống hay tạo ra các hố, bãi phế thải làm mất cảnh quan khu vực;
● Khi thiết kế trại cần tính tới chế độ thủy văn ở địa phương và xây dựng sao cho không cản trở lưu thông nước ở khu vực.
4.2.2.Các hệ thống nuôi lồng bè
● Những lồng nuôi rất dễ bị hư hỏng do bão gió, lũ lụt, tốc độ dòng chảy lớn, đi lại của thuyền bè...vì vậy kết cấu lồng bè nói riêng và các hạ tầng hỗ trợ khác thành một hệ thống phải được thiết kế và xây dựng chắc chắn sao cho có thể chịu đựng được các yếu tố bất lợi trên;
● Cần thiết kế và bố trí khoảng không giữa các lồng, bè và dây nuôi đủ lớn để có thể trao đổi nước, phát tán các chất ô nhiễm cho các cụm lồng nuôi.
4.3. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong quản lý vận hành
Quản lý vận hành có một vai trò quan trọng trong giảm thiểu tác động môi trường, cụ thể là việc sử dụng hiệu quả một số yếu tố đầu vào như thức ăn, con giống, thuốc và hóa chất, nước, năng lượng, đất. Thực hành quản lý tốt có thể giảm tổng tải lượng chất dinh dưỡng, hoặc giảm tỷ lệ chất dinh dưỡng mà vật nuôi không sử dụng hết thải vào môi trường nước và đất cũng như giảm lượng nước thải.
Một sự điều chỉnh đơn giản đối với các thực hành quản lý cũng có thể giảm đáng kể khối lượng nước thải và tổng tải lượng chất dinh dưỡng.
4.3.1. Lựa chọn con giống và loài nuôi phù hợp
Một số biện pháp giảm thiểu tác động môi trường cần được quan tâm ngay từ khâu lựa chọn con giống và loài nuôi phù hợp. Điều đó sẽ làm giảm tác động đến nguồn giống tự nhiên. Cụ thể như sau:
Các biện pháp quản lý, lựa chọn loài và con giống thích hợp
● Lựa chọn các loài thích hợp với điều kiện môi trường địa phương;
● Thiết lập tiêu chuẩn chất lượng con giống cho các loài;
● Thực hiện qui trình đánh giá chất lượng con giống để đảm bảo đạt tiêu chuẩn;
● Có những hoạt động kiểm soát và hỗ trợ các chủ trại giống để đảm bảo chất lượng con giống đạt tiêu chuẩn;
● Nâng cao tỷ lệ sống để giảm thiệt hại trong quá trình nuôi;
● Giảm rủi ro dịch bệnh và tổn thất khi nuôi bằng việc luân phiên mùa vụ nuôi và mô hình, nuôi đa canh.
Nên khuyến khích nuôi những loài bản địa hơn những loài nhập ngoại. Nếu các trại nuôi có nhu cầu nuôi những loài ngoại lai, phải tuân thủ theo những qui định về khảo nghiệm các giống loài mới. Cần phải phân tích rủi ro để xác định qui trình nhằm giảm thiểu những rủi ro về sinh thái và dịch bệnh khi đưa những loài mới vào nuôi trồng, đặc biệt là các loài cá dữ, loài ăn thịt.
4.3.2. Quản lý thức ăn và chất lượng thức ăn
Cải thiện chất lượng thức ăn trong nuôi thâm canh, bán thâm canh ở các đầm và lồng bè có thể ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng nước thải đồng thời giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước và trầm tích để duy trì chất lượng nước và trầm tích ở điều kiện tốt nhằm giảm stress cho vật nuôi.
Có thể lựa chọn và cân nhắc các biện pháp giảm thiểu sau đây:
● Kho hay nơi bảo quản thức ăn phải đảm bảo vệ sinh, khô ráo và thoáng mát không bị thấm, dột, ngập nước để thức ăn không bị ẩm mốc;
● Sử dụng thức ăn được chế biến có chất lượng tốt để có thể làm tăng tối đa hiệu quả chuyển hoá và giảm thiểu nhu cầu chất đạm;
● Sử dụng thức ăn chậm tan rữa trong nước ở tất cả những nơi nào có thể;
● Nếu sử dụng cá tạp, chỉ sử dụng những loại biết chắc chắn cho hệ số chuyển hoá thức ăn cao;
● Tránh cắt hoặc xay cá tạp làm thức ăn trực tiếp cho vật nuôi;
● Sử dụng khay cho ăn để có thể giám sát được việc tiêu thụ thức ăn;
● Giám sát tỷ lệ sống, sinh khối vật nuôi, thói quen của vật nuôi và điều chỉnh tỷ lệ cho ăn thích hợp;
● Ghi chép cẩn thận tỷ lệ cho ăn hàng ngày để đánh giá hệ số chuyển hoá thức ăn;
● Cho ăn phù hợp với sở thích của loài nuôi về khối lượng, chất lượng, thời gian và tần suất cho ăn.
4.3.3. Quản lý dịch bệnh
Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh bao gồm rất nhiều biện pháp từ cấp trang trại cho đến cấp quốc gia. Khi đã xác định được các rủi ro trong quá trình đánh giá môi trường, các biện pháp giảm thiểu ở cấp trang trại, dự án phải kiểm soát các mầm bệnh thuỷ sinh vào trại nuôi, và duy trì một môi trường trong sạch nhằm giảm rủi ro bùng nổ dịch bệnh.
Cần phải thiết lập một hệ thống giám sát dịch bệnh để ứng phó với bất cứ một sự cố dịch bệnh nào xảy ra.
Các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa
● Để giảm thiểu việc đưa các sinh vật gây bệnh vào trại nuôi/khu vực:
o Thực hiện việc kiểm dịch và kiểm tra sức khoẻ vật nuôi đưa vào;
o Sử dụng con giống hoặc con giống bố/mẹ đã được chứng nhận là sạch một số loại bệnh quan trọng;
o Sử dụng giống chất lượng cao, sạch hoặc nhiễm bệnh thấp;
o Lọc/xử lý nước lấy vào để tránh việc đưa mầm bệnh/và vật mang bệnh vào trại nuôi;
o Nông dân/các cơ quan địa phương có liên quan phải cùng thống nhất về các biện pháp kiểm dịch con giống trước khi đưa vào nuôi;
● Để giảm thiểu rủi ro bùng nổ dịch bệnh trong phạm vi một trại/khu vực
o Luôn luôn duy trì chất lượng nước và trầm tích ở điều kiện tốt để giảm “stress” cho vật nuôi;
o Thường xuyên thực hiện việc kiểm tra sức khoẻ vật nuôi;
o Không thải nước bị nhiễm mầm bệnh ra vùng nước sử dụng chung;
o Định kỳ ngừng sản xuất (bỏ hoang) để phòng ngừa việc tích luỹ mầm bệnh;
o Thực hiện các biện pháp quản lý để tránh việc lan truyền dịch bệnh ra bên ngoài trại nuôi.
o Phải có nơi nuôi cách ly, nhất là với động vật thủy sản ngoại lai, động vật thủy sản quý hiếm, nhập nội...
Chú ý: Không sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc, hóa chất bị cấm khác có trong danh mục thuốc bị cấm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
4.4. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến chất lượng nước và kiểm soát nước thải
Để đảm bảo tính bền vững, hoạt động nuôi trồng thuỷ sản phải thực hiện các biện pháp sao cho các chất thải từ nuôi trồng thuỷ sản có thể được phân hủy bởi môi trường xung quanh mà không có những tác động bất lợi.
4.4.1. Các hệ thống nuôi trồng thuỷ sản tập trung
Đối với các trang trại nuôi nước ngọt, cần phải thực hiện những biện pháp kiểm soát nước thải toàn diện hơn.
Sau đây là một số biện pháp giảm thiểu tác động đến chất lượng nước:
Sử dụng và quay vòng nước
Một trong những biện pháp có thể giảm đáng kể tải lượng chất ô nhiễm thông qua việc giảm trao đổi nước ở các ao nuôi thâm canh với những yêu cầu sau:
● Thiết kế ao lắng để chứa nước thải từ các ao nuôi thuỷ sản;
● Các ao nuôi thâm canh có lắp đặt hệ thống sục khí, hệ thống này nhằm cung cấp ôxy cho các ao nuôi, đồng thời cũng loại bỏ được các chất thải do quá trình tự ôxy hoá;
● Cần phải chú ý không xả các chất thải hữu cơ tích tụ ở các ao lắng ra môi trường với một khối lượng tập trung vào một số thời điểm, hoặc ngay sau khi thu hoạch;
● Phải có hệ thống, thiết bị xử lý nước thải, sản phẩm thải để tránh ô nhiễm môi trường xung quanh.
Sử dụng ao lắng để xử lý nước thải từ các ao nuôi, trại giống
● Lắng đọng là một biện pháp đơn giản và hiệu quả để tăng chất lượng nước thải từ các ao nuôi hoặc các bể ương. Việc loại bỏ các chất rắn lơ lửng (SS) cũng có nghĩa là loại bỏ được phần lớn các chất hữu cơ (đây là chất làm cho BOD trong nước cao) cũng như nitơ và photpho.
● Đặc tính lắng của nước thải từ nuôi trồng thuỷ sản là rất thấp, bởi các chất ô nhiễm được tạo ra từ các chất hữu cơ (thức ăn và phân thải từ động vật nuôi) bị hydrat hoá .
● Yêu cầu về ao lắng có thể được giảm đi nếu các ao nuôi, bể nuôi được thiết kế tốt và quản lý thức ăn tốt. Trong trường hợp nuôi ở các ao/đầm thì việc có ao lắng và thực hiện lắng lọc là yếu tố quan trọng và đạt hiệu quả cao, nhất là vào thời điểm thải nước vào cuối chu kỳ sản xuất, hoặc ở thời điểm thu hoạch.
● Ao lắng lọc điển hình có thể là một ao lắng đơn giản. Hiệu suất lắng lọc cao sẽ cao hơn nếu điểm nước lấy vào ao lắng và điểm xả nước ra khỏi ao lằng cách xa nhau nhằm giảm vận tốc nước và sự xáo trộn chất ô nhiễm ở nước xả ra. Tốt nhất nước qua ao lắng nên được xả ra một vùng đệm là một hồ chứa, ao đầm lớn. Tuy nhiên, nếu nước thải quá nhiều, suy thoái sinh học do chất lắng đọng có thể xảy ra.
● Việc lựa chọn vị trí của các cống lấy nước vào/thải nước ra (ví dụ như đặt cống lấy nước vào có khoảng cách phù hợp so với cống thải nước ra) cũng có thể giảm thiểu được những tác động.
● Thải ra những vùng đất ngập nước là nơi có thể hấp thụ được chất dinh dưỡng.
Lọc sinh học
Nước thải từ nuôi trồng thuỷ sản có thể có hàm lượng chất hữu cơ cao nên có thể sử dụng các biện pháp lọc sinh học, hệ đất ngập nước nhân tạo để giảm chất dinh dưỡng và chất hữu cơ.
Thiết kế các vùng nuôi, trại nuôi kết hợp: nuôi nhuyễn thể, cá và thực vật thủy sinh có thể sử dụng để hấp thụ các chất dinh dưỡng và chất hữu cơ trong nước thải của các trang trại hoặc nuôi cá thâm canh.
Thực hành quản lý ở cấp trang trại
Các biện pháp quản lý nước thải ở trang trại có thể giảm thiểu được ô nhiễm môi trường.
● Tránh khuấy trộn nước trong các ao nuôi nhiều trong thời gian thu hoạch và dọn sạch ao nuôi;
● Tránh sử dụng bơm hút công suất lớn để làm sạch đáy ao nuôi nhằm giảm sự khuấy trộn các bùn lắng đọng đáy ao với tải lượng chất ô nhiễm rất cao trong nước xả thải;
Phơi khô bùn đáy ao trước khi loại bỏ lớp bùn này bằng các phương tiện cơ giới.
4.4.2. Các hệ thống nuôi lồng bè
Đối với nuôi lồng bè, các chất thải được thải trực tiếp ra môi trường xung quanh, nên việc lựa chọn vị trí thích hợp và quản lý thức ăn tốt là những biện pháp quan trọng nhằm giảm thiểu tác động môi trường.
Một số biện pháp giảm thiểu tác động đến chất lượng nước
● Quay vòng các vị trí đặt lồng bè tạo điều kiện cho môi trường tự làm sạch;
● Các lồng bè nên đặt ở những nơi có điều kiện lưu thông nước tốt (trầm tích đáy là cát sẽ làm cho các chất thải có thể dễ dàng được đẩy đi không bị đọng lại);
● Không nên đặt các lồng nuôi ở những vùng nước bị tù đọng, dễ làm cho các chất thải bị tích tụ;
● Sự làm sạch cơ học của trầm tích đáy thúc đẩy quá trình khoáng hoá của các chất thải hữu cơ từ lồng nuôi.
4.5. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến kinh tế và xã hội
● Những quyết định về thiết kế và quản lý trại nuôi phải dựa trên sự hiểu biết về sinh kế của cộng đồng địa phương và tránh làm tổn hại hoặc hạn chế sự tiếp cận tài nguyên thiên nhiên của những người dân địa phương khác;
● Trong trường hợp địa điểm xây dựng dự án phải giải phóng mặt bằng trong đó có nhà dân thì phải có phương án tái định cư cho người dân theo quy định của pháp luật hiện hành để ngăn ngừa những xung đột tiềm ẩn có thể xảy ra;
● Tránh gây trở ngại cho đường đi lại truyền thống dân địa phương hoặc có biện pháp giải quyết đường dân sinh thay thế cho người địa phương;
● Khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương vào phát triển nuôi trồng thuỷ sản;
● Sử dụng lao động tại chỗ càng nhiều càng tốt nếu các yêu cầu về kỹ năng tương xứng.
● Cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi của công nhân hợp lý;
● Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ và an toàn lao động cho công nhân như phao cứu sinh, quần áo, kính bảo hộ...;
● Duy trì điều kiện làm việc và sinh sống lành mạnh, hợp vệ sinh cho công nhân như chòi canh, phòng ở, nhà vệ sinh...;
● Làm rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của người thuê lao động và người làm thuê về lương, thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... tùy theo từng trường hợp cụ thể.
+ Phải có chứng minh rằng, sau khi áp dụng biện pháp thì tác động xấu sẽ được giảm đến mức nào, có so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành. Trường hợp không đáp ứng được yêu cầu quy định thì phải nêu rõ lý do và có những kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.
- Đối với sự cố môi trường: Đề xuất phương án chung về phòng ngừa và ứng phó sự cố, trong đó nêu rõ:
+ Nội dung, biện pháp mà chủ dự án chủ động thực hiện trong khả năng của mình; nhận xét, đánh giá về tính khả thi và hiệu quả;
+ Nội dung, biện pháp cần phải có sự hợp tác, giúp đỡ của các cơ quan nhà nước và các đối tác khác;
+ Những vấn đề bất khả kháng và kiến nghị hướng xử lý.
Chương 5
CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Cam kết của chủ dự án về việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu đã nêu trên; đồng thời, cam kết thực hiện tất cả các biện pháp, quy định chung về bảo vệ môi trường có liên quan đến quá trình triển khai, thực hiện dự án.
Những cam kết trên phải được thể hiện bằng một bản kế hoạch thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
Chương 6
CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
6.1. Danh mục các công trình xử lý môi trường
- Liệt kê đầy đủ các công trình xử lý môi trường đối với các chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải khác trong khuôn khổ của dự án; kèm theo tiến độ thi công cụ thể cho từng công trình;
- Liệt kê đầy đủ các công trình xử lý môi trường đối với các yếu tố khác ngoài chất thải, như: xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ; thay đổi mực nước ngầm; xâm nhập phèn; biến đổi vi khí hậu; suy thoái các thành phần môi trường; biến đổi đa dạng sinh học và các nguồn gây tác động khác (nếu có); kèm theo tiến độ thi công cụ thể cho từng công trình.
Danh mục này nên bao gồm các công trình và dụng cụ làm giảm thiểu nguồn gây ô nhiễm môi trường, bao gồm:
● Các công trình ao lắng, hồ sinh học, kênh thoát nước thải;
● Các khu thu chứa nước thải bùn thải;
● Máy quạt nước, sục khí cung cấp oxy cho các ao nuôi;
● Các sản phẩm, chế phẩm vi sinh sử dụng để làm sạch nước;
● Các dụng cụ cho ăn thức ăn, bảo quản thức ăn;
● Các dụng cụ thu gom thức ăn dư thừa;
● Các khu chế biến thức ăn viên;
● Công trình nuôi cách ly động vật thủy sản;
● Các công trình, dụng cụ xử lý môi trường khác, nếu có.
6.2. Chương trình quản lý và giám sát môi trường
6.2.1. Chương trình quản lý môi trường (CTQLMT)
Yêu cầu đối với một Chương trình quản lý môi trường (CTQLMT)
● Phải xây dựng một chương trình quản lý hoặc giảm thiểu các tác động đến cuộc sống con người do các dự án nuôi trồng thuỷ sản.
● CTQLMT phải được sử dụng như một công cụ để đảm bảo những cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện và là cơ sở để cải thiện công tác quản lý môi trường.
● CTQLMT phải dựa trên những biện pháp giảm thiểu đã được đưa ra trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Nội dung của một chương trình quản lý môi trường
1. Thiết lập một chương trình quản lý các tác động do dự án nuôi trồng thủy sản;
2. Thiết lập một chương trình giám sát môi trường với hệ thống thông tin phản hồi đối với chương trình quản lý. Trách nhiệm quản lý và giám sát của các tổ chức tham gia vào từng trường hợp qui hoạch nuôi trồng thuỷ sản phải được phân định rõ ràng.
Chương trình quản lý môi trường phải trình bày chi tiết các nguyên tắc quản lý môi trường phải tuân thủ trong các quá trình qui hoạch, thiết kế, xây dựng và vận hành.
Các biện pháp giảm thiểu tác động bao gồm
● Cân nhắc các biện pháp quản lý môi trường ngay từ khi thực hiện quy hoạch và thiết kế chi tiết cho dự án NTTS;
● Quản lý môi trường trong xây dựng, bao gồm các vấn đề xói lở, bồi lắng, phục hồi lại cảnh quan như trồng cây ở những khu vực bị xáo trộn do các hoạt động xây dựng;
● Quản lý các tác động trong quá trình vận hành, bao gồm các vấn đề quản lý nước, đất, nước thải và chất thải rắn, khí thải (mùi hôi tanh), hoá chất, nhiên liệu và sức khỏe (trên cơ sở các tác động môi trường và các biện pháp giảm thiểu đã xác định trong đánh giá tác động môi trường). Ngoài ra các vấn đề sau cũng cần phải đề cập đến:
o Các kế hoạch bảo trì;
o Các kế hoạch dự phòng để áp dụng trong trường hợp khẩn cấp, có sự cố và tình trạng hoạt động bất ổn hay thực hiện nhiệm vụ môi trường nào đó bị đổ vỡ.
● Phân tích, diễn giải số liệu, sử dụng những thông tin thu nhận được từ chương trình quan trắc để đưa vào kế hoạch quản lý, kế hoạch hành động nhằm cải thiện công tác quản lý môi trường và đảm bảo khả năng bền vững của tất cả các thành phần trong dự án;
● Các chương trình đào tạo nhân viên làm việc và các biện pháp khuyến khích hoạt động có lợi cho môi trường;
● Chỉ rõ phương thức có thể hợp nhất kế hoạch quản lý môi trường của dự án với chương trình quản lý môi trường của cơ quan có chức năng về quản lý môi trường như các hoạt động bảo vệ môi trường của các Sở TNMT hay Sở NN&PTNT, Chương trình Quan trắc và Cảnh báo cho NTTS...;
● Chỉ rõ cách tuân thủ các yêu cầu cấp phép và xét duyệt hiệu quả;
● Nếu có thể, nên xây dựng cơ chế báo cáo về thực hiện nhiệm vụ môi trường.
Một số các biện pháp khác
● Các biện pháp dự phòng để đối phó với các tác động nếu các biện pháp giảm thiểu tác động không mang lại kết quả như dự kiến;
● Các hướng dẫn lập báo cáo quản lý môi trường hàng năm, nêu nội dung chính thực hiện quản lý môi trường của đề án;
● Cam kết tăng cường quản lý môi trường;
● Những trại nuôi thuỷ sản tiên tiến có thể xem xét xin cấp chứng chỉ hệ thống quản lý môi trường (ví dụ: ISO 14.001) hoặc hệ thống chứng chỉ môi trường khác.
6.2.2 .Chương trình giám sát môi trường
Mục đích chung của giám sát môi trường là để chứng minh các kế hoạch và dự án nuôi trồng thuỷ sản tuân thủ các mục tiêu chất lượng môi trường và đạt được các thực thi quản lý môi trường tốt.
Chương trình giám sát môi trường cần được xây dựng cẩn thận, trên cơ sở các dự báo trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và các chỉ số môi trường chủ yếu. Các chỉ số này sẽ chứng tỏ mức độ bền vững về sinh thái có thể thực hiện được của dự án. Đa dạng các hệ sinh thái, áp dụng các công nghệ nuôi trồng, sử dụng đất và địa hình sẽ ảnh hưởng đến thiết kế chương trình giám sát môi trường. Các dự án và các trang trại nuôi nhỏ lẻ phải thực hiện việc giám sát môi trường thông qua các nhóm, hoặc quan trắc theo hệ sinh thái (ví dụ các vực nước lớn, đất ngập nước...), đặc biệt là các dự án nuôi trồng thuỷ sản được dự báo là có thể tác động đến các hệ sinh thái quan trọng.
Phạm vi của chương trình giám sát môi trường sẽ phụ thuộc vào qui mô của dự án, vị trí, đặc điểm vận hành cũng như các vấn đề môi trường đã xác định trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Các thông số phù hợp bao gồm những thông số liên quan tới các nguồn ô nhiễm từ các hoạt động chính, chẳng hạn, liên quan tới các vấn đề sức khỏe vật nuôi hay quản lý chất thải, các thông số về nước mặt hoặc nước ngầm, các thông số về nước thải và đất.
Dưới đây là những mô tả chi tiết về những nội dung chính của chương trình quan trắc:
Giám sát chất thải
● Lưu lượng nước thải;
● Tổng lượng thải của các chất ô nhiễm đã dự báo ở chương 4 (TSS, BOD5, COD, T-N,T-P và một số chỉ tiêu khác khi cần thiết);
● Vị trí giám sát, các thời khoảng giám sát, vị trí giám sát cần thể hiện trên bản đồ;
● Tần xuất giám sát phải được điều chỉnh thích hợp với những thời điểm tác động môi trường điển hình (ví dụ thải lượng nước thải cao), tối thiểu là 3 tháng giám sát 1 lần;
● Giám sát trữ lượng và chất lượng nước ngầm;
● Phương pháp sử dụng cho giám sát môi trường;
● Các tiêu chuẩn áp dụng.
Giám sát dịch bệnh
Chủ dự án nuôi trồng thuỷ sản cần thiết lập một phương án giám sát dịch bệnh cho vùng nuôi thuỷ sản, nhất là trong trường hợp khu vực dự án chưa có Chương trình giám sát môi trường và dịch bệnh thuỷ sản quốc gia.
Những hướng dẫn cụ thể về kỹ thuật giám sát này có thể tham khảo trong các tài liệu về chấn đoán dịch bệnh thuỷ sản.
Giám sát môi trường xung quanh
Nếu tại địa điểm thực hiện dự án không có trạm giám sát môi trường chung của quốc gia, chủ dự án nuôi trồng thuỷ sản cần phải thực hiện việc giám sát môi trường xung quanh bao gồm:
● Chất lượng nước cấp cho các vùng nuôi thuỷ sản;
● Chất lượng nước ở vực nước tiếp nhận nước thải của dự án;
● Chất lượng nước ở một số khu vực nhạy cảm môi trường nếu có, như các khu bảo tồn, bãi đẻ của cá;
● Giám sát một số các chỉ thị sinh thái nếu cần thiết.
Giám sát khác
● Xói lở bờ sông, đê, kè;
● Các nguồn gây tác động khác nếu có.
● Các qui trình thực hiện giám sát đối với sự không tuân thủ theo quy định quản lý môi trường hoặc một sự cố bất thường nào đó;
● Qui trình báo cáo nội bộ và liên kết với các thực hành quản lý và các kế hoạch hành động;
● Qui trình báo cáo đến các nhà chức trách, sự chấp thuận của các nhà chức trách và cộng đồng;
● Chỉ rõ trách nhiệm giám sát và quản lý môi trường;
● Trong các kế hoạch quản lý môi trường, trách nhiệm của các tổ chức và chi phí quan trắc môi trường cũng phải được xác định rõ ràng.
Cần phải xem xét lại việc lựa chọn địa điểm kiểm soát và quan trắc chất lượng nước, nên cân nhắc để tránh những sai lệch trong kết quả quan trắc. Một chương trình quan trắc tác động/quan trắc cơ sở sinh thái phức hợp bao gồm một số vị trí quan trắc để đối chứng và có quy định quan trắc thường xuyên lâu dài cho một loạt các thông số về chất lượng nước cũng như cung cấp các thông tin về sinh vật đáy và sinh vật phù du.
● Các điểm quan trắc bao gồm: điểm quan trắc tác động, điểm quan trắc đối chứng đối với chất lượng nước và sinh thái;
● Các chỉ tiêu chất lượng nước, đặc biệt là các chỉ tiêu về dinh dưỡng;
● Các chỉ tiêu về sinh thái: Sinh vật đáy, động thực vật phù du, các thuỷ sinh vật khác...
Các chương trình quản lý và quan trắc môi trường phải thực hiện theo các qui định hiện hành về quản lý môi trường Việt Nam.
Các tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn quốc gia về môi trường về chất lượng nước có thể sử dụng để đánh giá những thay đổi về chất lượng môi trường xung quanh các trại nuôi. Những tiêu chuẩn này phải được xác định rõ ràng trong các chương trình quản lý và quan trắc môi trường. Sau đây là một số tiêu chuẩn Việt Nam:
● Quan trắc môi trường nước thải trong sản xuất: Áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam và các tiêu chuẩn khác khi thích hợp;
● Quan trắc môi trường nước ở các khu vực lân cận các dự án đang thực hiện: Áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam phù hợp.
Khi không có các tiêu chuẩn phù hợp, có thể áp dụng các tiêu chuẩn của khu vực hoặc quốc tế.
Đánh giá việc thực hiện và hệ thống báo cáo
Các chương trình giám sát môi trường sử dụng để xác định các xu hướng biến đổi chất lượng môi trường có đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường và các kế hoạch quản lý đã chỉ ra trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. Kết quả giám sát môi trường sẽ được sử dụng để đánh giá việc thực hiện và tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường.
Chương 7
DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG
Các khoản kinh phí dự toán cho việc xây dựng và vận hành các công trình môi trường trong quá trình triển khai xây dựng và vận hành dự án phải được dự kiến đầy đủ. Những kinh phí đó có thể bao gồm chi phí cho các công trình xử lý môi trường, các thiết bị, dụng cụ giảm thiểu ô nhiễm dự kiến xây dựng, lắp đặt và mua sắm, các chi phí giám sát và quan trắc môi trường từ khi tiến hành xây dựng và trong quá trình hoạt động của dự án.
Việc dự toán kinh phí cho các công trình môi trường được thực hiện theo:
1. Các tài liệu, hồ sơ liên quan đến dự án: Báo cáo đầu tư, luận chứng kinh tế - kỹ thuật...
2. Các tài liệu kỹ thuật liên quan: chỉ tiêu, định mức, tính toán thiết kế, thông số kỹ thuật của máy móc thiết bị, các báo giá kèm theo...
3. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, đặc biệt là Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Công tác xây dựng dự toán cho các công trình môi trường tùy thuộc vào từng dự án NTTS nước ngọt cụ thể và phải tuân thủ các quy định về xây dựng hiện hành của chính phủ.
Để xác định dự toán cho các công trình xử lý môi trường trong NTTS nước ngọt có thể được chia làm hai dạng theo mục đích sử dụng. Dạng thứ nhất phục vụ hoạt động của khu nuôi, trang trại nuôi và dạng thứ hai làm giảm tác động tiêu cực lên môi trường chung.
Các công trình phục vụ hoạt động nuôi có thể được chia làm hai loại dưới đây và dự toán kinh phí xây dựng các công trình này nằm trong dự toán kinh phí xây dựng hệ thống nuôi nói chung của từng trang trại hay khu nuôi.
+ Loại thứ nhất là các công trình đa chức năng trực tiếp tham gia vào các hoạt động hay quy trình sản xuất. Đó có thể là hệ thống xử lý nước đầu vào, hệ thống, hệ thống xử lý nước thải quay vòng, hệ thống nuôi kết hợp...
+ Loại thứ hai là các công trình xử lý biệt lập như hệ thống thu gom, xử lý hay vận chuyển chất thải rắn, chất thải lỏng; hệ thống xử lý các sản phẩm chứa mầm bệnh, tiêu hủy động vật thủy sản nuôi do sự cố môi trường và dịch bệnh gây ra.
Các công trình làm giảm tác động tiêu lên môi trường chung của các yếu tố như, xói mòn, trượt lở đất; xói lở bờ; bồi lắng lòng sông suối; thay đổi mực nước ngầm; xâm nhập phèn; biến đổi vi khí hậu; suy thoái các thành phần môi trường thì nguồn của kinh phí xây dựng các công trình môi trường này cũng nằm trong dự án NTTS.
Chương 8
THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG
Ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã
Ý kiến của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã
Chủ dự án gửi văn bản đến Uỷ ban nhân dân và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã thông báo về những nội dung cơ bản của dự án, những tác động xấu về môi trường của dự án, những biện pháp giảm thiểu tác động xấu của môi trường sẽ áp dụng và đề nghị góp ý kiến bằng văn bản.
Hội Nông dân và những hội nghề nghiệp như hội nuôi cá cũng cần phải được tham vấn.
Trường hợp dự án NTTS nước ngọt có tính liên xã, liên huyện (nhưng chưa tới mức phải có báo cáo ĐMC) thì phải gửi văn bản đến UBND, UBMTTQ của các cấp huyện và xã của các bên liên quan để được góp ý.
Trong trường hợp Uỷ ban nhân dân hoặc Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã có yêu cầu đối thoại, chủ dự án phải phối hợp thực hiện. Kết quả cuộc đối thoại được ghi thành biên bản, trong đó phản ảnh đầy đủ những ý kiến đã thảo luận, ý kiến tiếp thu hoặc không tiếp thu của chủ dự án; biên bản có chữ ký (ghi họ tên, chức danh) của người chủ trì cuộc đối thoại và chủ dự án hoặc đại diện chủ dự án, kèm theo danh sách đại biểu tham dự.
Những ý kiến tán thành, không tán thành của Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, của đại biểu tham dự cuộc đối thoại phải được thể hiện trong nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Các văn bản góp ý kiến của Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, biên bản cuộc đối thoại và các văn bản tham vấn cộng đồng khác (nếu có) phải được sao và đính kèm trong phần phụ lục của báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.
Chương 9
CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
9.1.Nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu
- Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo:
+ Liệt kê các tài liệu, dữ liệu tham khảo với các thông số về: tên gọi, xuất xứ thời gian, tác giả, nơi lưu giữ hoặc nơi phát hành của tài liệu, dữ liệu.
+ Đánh giá mức độ chi tiết, tin cậy, tính cập nhật của nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo.
- Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập:
+ Liệt kê các tài liệu, dữ liệu đã tạo lập; xuất xứ thời gian, địa điểm mà tài liệu, dữ liệu được tạo lập.
+ Nêu phương pháp xác định dẫn liệu.
+ Đánh giá mức độ chi tiết, tin cậy, tính cập nhật của nguồn tài liệu, dữ liệu tự tạo lập.
9.2. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM
- Danh mục các phương pháp sử dụng: Liệt kê đầy đủ các phương pháp đã sử dụng trong quá trình tiến hành ĐTM và lập báo cáo ĐTM, bao gồm các phương pháp về ĐTM, các phương pháp về điều tra, khảo sát, nghiên cứu, thí nghiệm và các phương pháp có liên quan khác.
- Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp đã sử dụng: Đánh giá mức độ tin cậy của phương pháp theo thang mức định tính hoặc định lượng tùy thuộc vào bản chất, tính chất và tính đặc thù của từng phương pháp áp dụng.
9.3. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá
Nhận xét khách quan về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá về các tác động môi trường, các rủi ro về sự cố môi trường có khả năng xảy ra khi triển khai dự án và khi không triển khai dự án. Đối với những vấn đề còn thiếu độ tin cậy cần thiết, phải nêu lý do khách quan và lý do chủ quan (thiếu thông tin, dữ liệu; số liệu, dữ liệu hiện có đã bị lạc hậu; thiếu phương pháp; độ tin cậy của phương pháp có hạn; trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ về ĐTM có hạn; các nguyên nhân khác).
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Phải có kết luận về những vấn đề, như: đã nhận dạng và đánh giá được hết những tác động chưa, còn cái gì chưa rõ; đánh giá tổng quát về mức độ, quy mô của những tác động đã xác định; mức độ khả thi của các biện pháp giảm thiểu tác động; những tác động tiêu cực nào không thể có biện pháp giảm thiểu vì vượt quá khả năng cho phép của chủ dự án và kiến nghị hướng giải quyết.
2. Kiến nghị
Kiến nghị với các cấp, các ngành liên quan giúp giải quyết những vấn đề vượt khả năng giải quyết của dự án.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Tóm tắt các tác động, đối tượng tác động, phạm vi và biện pháp giảm thiểu, phương pháp đánh giá
SẢN XUẤT GIỐNG
Nguồn gây tác động |
Đối tượng bị tác động |
Quy mô thời gian (ngắn, trung bình, dài hạn) |
Quy mô không gian (trong trại giống, khu vực xung quanh, toàn vùng) |
Biện pháp giảm thiểu |
Phương pháp đánh giá |
||||
Giai đoạn xây dựng |
|||||||||
Giải phóng mặt bằng |
Người dân bị di dời, KT-VH-XH |
Ngắn |
Khu vực xung quanh |
Chọn điểm phù hợp, tái định cư |
Khảo sát, giám sát |
||||
Giải phóng mặt bằng |
Môi trường nước, đất, không khí, cây xanh, sức khỏe con người |
Ngắn |
Trại, khu vực xung quanh |
Chọn điểm phù hợp, thỏa thuận, giảm việc chặt cây xanh |
Khảo sát, giám sát |
||||
Đào đắp công trình |
Ảnh hưởng dòng chảy, nước ngầm, nước thủy lợi |
Ngắn |
Trại, khu vực xung quanh |
Chọn vị trí phù hợp |
Giám sát |
||||
Đất đá do đào đắp công trình |
Môi trường nước, đất, không khí, sức khỏe con người |
ngắn |
Trại, khu vực xung quanh |
Chọn nơi để chất thải phù hơn |
Khảo sát địa chất, môi trường, dân cư |
||||
Công nhân đến thi công, xây dựng |
Dân cư, an ninh |
ngắn |
Xung quanh |
Đảm bảo an ninh |
|
||||
Vận chuyển rác thải xây dựng, vật liệu xây dựng |
Môi trường không khí, con người |
ngắn |
Trại, khu vực xung quanh |
Áp dụng các tiêu chuẩn vận tải |
So sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn |
||||
Giai đoạn thực hiện |
|||||||||
Nguồn gây tác động |
Đối tượng bị tác động |
Quy mô thời gian |
Quy mô không gian |
Biện pháp giảm thiểu |
Phương pháp đánh giá |
||||
Sử dụng nước mặt |
Nước tưới tiêu, nước sinh hoạt |
Ngắn, lặp lại theo chu kỳ hàng năm |
Vùng |
Sử dụng nước quay vòng, lọc sinh học |
Quan trắc |
||||
Sử dụng nước ngầm |
Nước tưới tiêu, nước sinh hoạt |
Ngắn, lặp lại theo chu kỳ hàng năm |
Vùng |
Sử dụng nước quay vòng, lọc sinh học |
Quan trắc |
||||
Chất thải rắn (bao bì thức ăn, hoá chất, phân bón, bùn thải…) |
Cảnh quan, môi trường đất, nước, không khí |
Dài |
Vùng |
Có nơi xử lý (chôn lấp, đốt…) |
Quan sát phân tích |
||||
Nước thải sau nuôi |
Nước ngầm, nước sinh hoạt, nước mặt xung quanh |
Dài |
Vùng |
Có ao lắng, xử lý trước khi thải ra, tái sử dụng nước |
Quan trắc, đối chiếu với tiêu chuẩn nước thải |
||||
Khí thải (mùi cá chết, mùi tanh bùn…) |
Sức khỏe con người |
Dài |
Vùng |
Chăm sóc hệ thống nuôi tốt |
Quan sát phân tích |
||||
Tiếng ồn (Máy bơm, quạt nước) |
Sức khỏe con người |
Ngắn, lặp lại theo chu kỳ hàng năm |
Vùng |
Dùng máy bơm, quạt nước bằng điện |
Quan sát phân tích |
||||
Phân bón hữu cơ |
Khu vực xung quanh, ảnh hưởng đến sức khoẻ vật nuôi và con người |
Ngắn |
Vùng |
Hạn chế sử dụng Xử lý trước khi bón |
Quan sát phân tích |
||||
Dịch bệnh |
Kinh tế, sức khoẻ vật nuôi |
Ngắn |
Toàn vùng |
Kiểm dịch, phòng bệnh tổng hợp |
Quan trắc, khảo sát |
||||
Địch hại (chim cò, chuột bọ, sâu rầy) |
Giảm tỷ lệ sống, ảnh hưởng lên sản xuất nông nghiệp |
Ngắn |
Vùng |
Khoanh vùng xử lý tiêu diệt, hạn chế |
Quan sát phân tích |
||||
Loài ngoại lai, loài biến đổi gien (thoát ra do lũ lụt, vỡ đê kè…) |
Đa dạng sinh học |
Dài |
Rộng lớn |
Nghiên cứu và khảo nghiệm trước khi nuôi Kiểm dịch và cách ly |
Khảo nghiệm, nghiên cứu đặc tính sinh học của loài |
||||
NUÔI CÁ TẬP TRUNG
Nguồn gây tác động |
Đối tượng bị tác động |
Quy mô thời gian (Ngắn, trung bình, dài hạn) |
Quy mô không gian (trong trang trại, khu nuôi; khu vực xung quanh; toàn vùng) |
Biện pháp giảm thiểu |
Phương pháp đánh giá |
Giai đoạn xây dựng |
|||||
Giải phóng mặt bằng |
Môi trường nước, đất, không khí, sức khỏe con người, KT-VH-XH |
Ngắn |
Vùng nuôi, khu vực xung quanh |
Chọn điểm phù hợp |
Đối chiếu, so sánh với các tiêu chí vùng nuôi tập trung |
Đào đắp công trình |
Ảnh hưởng dòng chảy, nước ngầm, nước thủy lợi |
Ngắn |
Vùng nuôi, khu vực xung quanh |
Lựa chọn phương pháp xây dựng phù hợp |
Quan trắc, giám sát |
Đất đá do đào đắp công trình |
Môi trường nước, đất, không khí, sức khỏe con người |
Ngắn |
Vùng nuôi, khu vực xung quanh |
Chọn điểm đổ chất thải phù hợp |
Quan trắc, giám sát |
Sinh hoạt của công nhân đến thi công, xây dựng |
Dân cư, an ninh |
Ngắn |
Xung quanh |
Có cơ sở hạ tầng sinh hoạt tạm thời đảm bảo vệ sinh và đảm bảo an ninh |
Khảo sát, giám sát |
Giai đoạn thực hiện |
|||||
Chuyển từ đất nông nghiệp, NTTS quảng canh sang thâm canh |
Nông dân sản xuất lúa, hoa màu và nuôi cá; môi trường, cơ cấu lao động ngành nghề địa phương |
Dài |
Vùng nuôi, khu vực xung quanh |
Có biện pháp giải quyết lao động chuyển đổi |
Khảo sát tình hình KTXH |
Nước thải công nghiệp, trồng trọt, sinh hoạt |
Cá nuôi chất lượng thấp, tỷ lệ chết cao, tăng trưởng chậm; kinh tế hộ nuôi bị ảnh hưởng; nước nuôi ô nhiễm; sức khỏe người nuôi giảm |
Dài |
Vùng nuôi, khu vực xung quanh |
Xây dựng cấp thoát riêng; phối hợp quản lý sử dụng nguồn nước |
Quan trắc môi trường |
Chất thải chăn nuôi gia súc, gia cầm |
Cá nuôi, hộ nuôi, vùng nuôi |
Dài |
Vùng nuôi, khu vực xung quanh |
Xây dựng biogas, thu gom xử lý |
Quan sát, nghiên cứu |
Khói bụi tiếng ồn từ khu công nghiệp |
Cá nuôi, sức khoẻ người nuôi |
Dài |
Vùng nuôi, khu vực xung quanh |
Chọn điểm thích hợp |
Quan sát, phân tích |
|
|
|
|
|
|
Tiếng ồn từ giao thông, hoạt động của máy bơm, máy quạt nước khu nuôi |
Cá nuôi; sức khoẻ người nuôi; sức khỏe người dân xung quanh |
Dài |
Vùng nuôi, khu vực xung quanh |
Bố trí lại hệ thống giao thông nội vùng; sử dụng máy bơm, quạt nước bằng điện |
Khảo sát, phân tích |
Chất thải sau vụ nuôi |
Hộ nuôi, cộng đồng, kênh mương quanh vùng |
Ngắn |
Vùng nuôi, khu vực xung quanh |
Xử lý hoá, sinh học khoanh vùng vùng thải |
Quan trắc, so sánh, đánh giá |
Con giống kém chất lượng, không rõ nguồn gốc |
Con người, vật nuôi, môi trường sinh thái, kinh tế, dịch bệnh |
Ngắn |
Vùng nuôi, khu vực xung quanh |
Kiểm soát, kiểm dịch; khoanh vùng theo dõi |
Khảo sát, phân tích |
Địch hại |
Vật nuôi, chủ hộ |
Dài |
Vùng nuôi nuôi |
Đảm bảo cơ sở hạ tầng tốt; lọc kỹ nước khi lấy vào ao |
Quan sát |
Sự cố thiên tai, lũ lụt |
Cá nuôi, con người, cơ sở hạ tầng |
Ngắn hay dài |
Vùng nuôi nuôi |
Theo dõi dự báo thời tiết; gia cố cơ sở hạ tầng; tiến hành thu hoạch gấp |
Quan sát, thống kê, phân tích |
Trộm cắp phá hoại có chủ ý (đánh mìn, điện, hóa chất…) |
Người nuôi, cá nuôi, cơ sở hạ tầng, môi trường nước và đất |
Ngắn |
Vùng nuôi nuôi |
Tăng tính cộng đồng; đảm bảo an ninh |
Khảo sát tình hình an ninh trật tự địa phương |
CÁC HỆ THỐNG NUÔI CÁ LỒNG, BÈ
Nguồn gây tác động |
Đối tượng bị tác động |
Quy mô thời gian (ngắn, trung bình, dài hạn) |
Quy mô không gian (trong trang trại, khu nuôi; khu vực xung quanh; toàn vùng) |
Biện pháp giảm thiểu |
Phương pháp đánh giá |
||||
Giai đoạn xây dựng |
|||||||||
Làm mới hay cải tạo đường dẫn đến khu nuôi lồng |
Cảnh quan, đường giao thông, mương máng, đất canh tác |
Ngắn |
Vùng nuôi, khu vực xung quanh |
Chọn điểm, lựa chọn phương pháp xây dựng phù hợp |
Quan trắc, giám sát |
||||
Xây dựng lồng bè |
Cảnh quan, giao thông, dòng chảy |
Ngắn |
Vùng nuôi, khu vực xung quanh |
Chọn điểm phù hợp |
Quan trắc, giám sát |
||||
Giai đoạn thực hiện |
|||||||||
Chất thải rắn (bao bì thức ăn, hoá chất, phân bón…) |
Cảnh quan, môi trường đất, nước, không khí |
Dài |
Vùng |
Có nơi xử lý (chôn lấp, đốt…) |
Quan sát phân tích |
||||
Chất thải rắn lắng xuống nền đáy |
Môi trường đất, nước |
Dài |
Vùng nuôi |
Di chuyển lồng, chọn loài nuôi, chế độ cho ăn hợp lý |
Quan trắc nền đáy |
||||
Thức ăn xanh |
Môi trường nước lồng nuôi |
Ngắn |
Vùng nuôi |
Vớt cọng còn lại |
Quan sát phân tích |
||||
Thuốc, hóa chất |
Môi trường nước, đất |
Dài |
Vùng nuôi |
Hạn chế sử dụng |
Quan sát tác động |
||||
Khí thải (mùi cá chết, mùi tanh bùn…) |
Sức khỏe người nuôi |
Dài |
Vùng nuôi |
Chăm lồng bè tốt |
Quan sát phân tích |
||||
Dịch bệnh |
Kinh tế, sức khoẻ vật nuôi, lây bệnh sang các loài trong vùng |
Ngắn |
Toàn vùng |
Kiểm dịch, phòng bệnh tổng hợp |
Quan trắc, khảo sát |
||||
Loài ngoại lai, loài biến đổi gien (thoát ra do sự cố, hư hỏng lồng, lũ lụt …) |
Đa dạng sinh học |
Dài |
Toàn vùng |
Nghiên cứu và khảo nghiệm trước khi nuôi |
Xem xét đặc tính sinh học của loài |
||||
Sự cố môi trường (thiên tai, lũ lụt, mất an ninh) |
Con người, vật nuôi, môi trường nuôi |
Ngắn |
Khu nuôi |
Thường xuyên theo dõi thời tiết; gắn kết cộng đồng |
Quan sát, phân tích, dự báo |
||||
Phụ lục 2. Những tài liệu có thể tham khảo khi lập báo cáo ĐTM cho nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt
Đây là những tài liệu có thể tham khảo trong quá trình lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, bao gồm các văn bản pháp lý, các tiêu chuẩn về quản lý môi trường và nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam cũng như một số tài liệu tham khảo về hưóng dẫn, kinh nghiệm và kỹ thuật mà một số nước trên thế giới sử dụng.
Các văn bản pháp lý của Việt Nam liên quan đến Thủy sản
1. Luật Thuỷ sản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003 và có hiệu lực thi hành từ 01/07/2004.
2. Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ về Bảo tồn và khai thác bền vững các vùng đất ngập nước.
3. Nghị định số 27/2005/NĐ-CP ngày 8/03/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuỷ sản.
4. Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/05/2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản.
5. Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/05/2005 về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản.
6. Nghị định số 107/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 về tổ chức và hoạt động của thanh tra thủy sản.
7. Nghị định số 128/2005/NĐ-CP ngày 11/10/2005 quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
8. Chỉ thị 01/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản.
9. Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 Hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản.
10. Quyết định 15/2006/QĐ ngày 8/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản ban hành quy chế quản lý nhập khẩu, xuất khẩu hàng thuỷ sản chuyên ngành.
Các tiêu chuẩn ngành của Bộ Thuỷ sản
Các văn bản pháp lý của Việt Nam liên quan đến Môi trường
11. Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đã được Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ 01/07/2005.
12. Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
13. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
14. Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
15. Nghị định số 01-CP ngày 04/01/1995 của Chính phủ về việc Cấp đất cho các doanh nghiệp nhà nước sản xuất nông nghiệp, nghề rừng và nuôi trồng thủy sản.
16. Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
17. Thông tư số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2003 về Hướng dẫn thực hiện Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
18. Quyết định số 13/2006/QĐ-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
19. Quyết định số 133/QĐ-BTS ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc ban hành Hướng dẫn Đánh giá tác động môi trường nuôi trồng thủy sản ven biển
Các Tiêu chuẩn Việt Nam – TCVN
TCVN 5942-1995 - Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt
TCVN 5944-1995 - Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm
TCVN 6774:2000 - Chất lượng nước - Chất lượng nước ngọt bảo vệ đời sống thuỷ sinh.
TCVN 5943-1995: Tiêu chuẩn nước thải trong NTTS
TCVN 6984:2001- Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp vào vực nước sông dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh.
TCVN 5941:1995-Giới hạn tối đa cho phép của dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong đất.
Các Tiêu chuẩn ngành – TCN
Tiêu chuẩn ngành - Năm 1998
TCN134:1998-Cá nước ngọt - Cá giống - Yêu cầu kỹ thuật
TCN133:1998-Cá nước ngọt - Cá hương - Yêu cầu kỹ thuật
TCN132:1998-Cá nước ngọt - Cá bột - Yêu cầu kỹ thuật
TCN131:1998-Cá nước ngọt - Cá bố mẹ - Yêu cầu kỹ thuật
TCN123 : 1998 Quy trình nuôi cá chép V1 thương phẩm
TCN122 : 1998 Cá nước ngọt - cá chép giống V1 - Yêu cầu kỹ thuật
TCN121 : 1998 Cá nước ngọt - Cá chép V1 bố mẹ - Yêu cầu kỹ thuật
TCN120 : 1998 về quy trình sản xuất giống cá Catla
Tiêu chuẩn ngành - Năm 2000
TCN 154:2000 Cá nước ngọt - Cá giống các loài : mè vinh, he vàng, bống tượng, trê lai F1 -Yêu cầu kỹ thuật
TCN 153:2000 Cá nước ngọt - Cá hương các loài : mè vinh, he vàng, bống tượng, trê lai F1 - Yêu cầu kỹ thuật
TCN 152:2000 Cá nước ngọt - Cá bột các loài : mè vinh, he vàng, bống tượng, trê lai F1 - Yêu cầu kỹ thuật
TCN 151:2000 Cá nước ngọt - Cá bố mẹ các loài : mè vinh, he vàng, bống tượng, trê lai F1 - Yêu cầu kỹ thuật
Tiêu chuẩn ngành-Năm 2001
TCN 173 : 2001 Trung tâm giống thuỷ sản cấp I - Yêu cầu chung
TCN 170 : 2001 Cá nước ngọt - Cá giống các loài: Tai tượng, Tra và Ba sa - Yêu cầu kỹ thuật
TCN 169 : 2001 Cá nước ngọt - Cá hương các loài: Tai tượng, Tra và Ba sa - Yêu cầu kỹ thuật
TCN 168 : 2001 Cá nước ngọt - Cá bột các loài: Tai tượng, Tra và Ba sa - Yêu cầu kỹ thuật
TCN 167 : 2001 Cá nước ngọt - Cá bố mẹ các loài: Tai tượng, Tra và Ba sa - Yêu cầu kỹ thuật
Tiêu chuẩn ngành - Năm 2002
TCN 176 : 2002 Cơ sở nuôi cá basa, cá tra trong bè điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
TCN 175 : 2002 Cơ sở sản xuất nước mắm điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
TCN 174 : 2002 Cơ sở sản xuất nước đá thủy sản điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Tiêu chuẩn ngành - Năm 2004
TCN219:2004: Cá nước ngọt - Cá Bỗng giống - Yêu cầu kỹ thuật
TCN218:2004: Cá nước ngọt - Cá Bỗng hương - Yêu cầu kỹ thuật
TCN217:2004: Cá nước ngọt - Cá Bỗng bột - Yêu cầu kỹ thuật
TCN216:2004: Cá nước ngọt - Cá Bỗng bố mẹ - Yêu cầu kỹ thuật
TCN215:2004: Quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá Bỗng
TCN214:2004: Quy trình kỹ thuật nuôi thâm canh cá Ba sa
TCN213:2004: Quy trình kỹ thuật nuôi thâm canh cá Tra
TCN212:2004: Quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá Ba sa
TCN211:2004: Quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá Tra
TCN207:2004: Cá nước ngọt - Cá giống các loài : Lóc, Lóc bông, Rô đồng và Sặc rằn
TCN206:2004: Cá nước ngọt - Cá hương các loài : Lóc, Lóc bông, Rô đồng và Sặc rằn
TCN205:2004: Cá nước ngọt - Cá bột các loài : Lóc, Lóc bông, Rô đồng và Sặc rằn
TCN204:2004: Cá nước ngọt - Cá bố mẹ các loài : Lóc, Lóc bông, Rô đồng và Sặc rằn
TCN 192 : 2004 Vùng nuôi cá bè - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
TCN 191 : 2004 Vùng nuôi tôm - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
TCN 190 : 2004 Cơ sở nuôi tôm - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
TCN 189 : 2004 Thức ăn hỗn hợp dạng viên cho cá Rô phi
TCN 188 : 2004 Thức ăn hỗn hợp dạng viên cho cá Tra và Ba sa
TCN 187 : 2004 Thức ăn hỗn hợp dạng viên cho tôm Càng xanh
Tiêu chuẩn ngành - Năm 2005
TCN 220 : 2005 Cơ sở sản xuất giống tôm càng xanh - Yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh thú y
Các tài liệu liên quan khác
Kế hoạch quốc gia về Phát triển bền vững và môi trường (1991-2000) (1991)
Kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010 ngày 12 tháng 12 năm 2005.
Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng (1991)
Nghị định số18-HĐBT ngày 17/01/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về việc Quy định quản lý và bảo vệ các khu hệ rừng và các loài thực vật quý, hiếm.
Luật Đất đai sửa đổi (2005)
Sách đỏ Việt Nam (1993) và Sách đỏ Việt Nam bổ sung (2000)
Kế hoạch Hành động Đa dạng sinh học của Việt Nam (1995)
Danh mục Đỏ IUCN (IUCN 2000)
Những tài liệu nước ngoài về quản lý môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản
Đánh giá tác động môi trường, quản lý môi trường, các hướng dẫn của các tổ chức quốc tế và khu vực.
Barg. U.C. (1992) Hướng dẫn quản lý môi trường phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển. Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật của FAO số 328. Guidelines for the promotion of environmental management of coastal aquaculture development. FAO Fisheries Technical paper 328.
Bisset., R. (1996) Đánh giá tác động môi trường: Vấn đề, xu hướng và thực hiện. Tổ chức Môi trường Liên Hợp quốc. Environmental Impact Assessment: Issues. Trends and Practice. UNEP.
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường ở Thái Lan, Nam Phi, Malaysia và Đan Mạch. Enviromental impact assessment in Thailand, South Africa, Malaysia and Denmark, Working report, February 2003.
Bộ Môi trường Nhật bản. Đánh giá tác động môi trường ở Nhật bản. Government of Japan, Ministry of the Environment, Environmental Impact Assessment in Japan.
Các quy định về Đánh giá tác động môi trường, các yêu cầu về đánh giá môi trường chiến lược: Thực tế và những bài học từ các nước đông và đông nam Á.
Environmental Impact Assessment Regulations and Strategic Environmental Assessment Requirements, Practices and Lessons Learned in East and Southeast Asia, April 2006.
FAO (1995) Quy tắc thực hiện nghề cá có trách nhiệm. Code of Conduct for Responsible Fisheries. FAO, Rome.
FAO (1997) Hướng dẫn kỹ thuật thực hiện nghề cá có trách nhiệm – Phần về Nuôi trồng thủy sản. FAO Technical Guidelines for Responsible Fisheries. No 5: Aquaculture Development. Food and Agriculture Organization of the United Nations, Rome 1997.
Liên minh nuôi trồng thủy sản quốc tế - Quy chuẩn thực thi. Global Aquaculture Alliance - Code of Practice. http://www.gaalliance.org
NORAD. 1992. Đánh giá tác động môi trường (EIA) cho các dự án hỗ trợ phát triển. Environmental Impact Assessment (EIA) of Development Aid Projects. Initial Environmental Assessment.
Quản lý sức khoẻ, kiểm soát dịch bệnh, du nhập các loài mới
Arthur, J.R., and M.G. Bondad-Reantaso. (eds.) 2004. Xây dựng năng lực và nhận thức về phân tích rủi ro của các loài động vật thủy sản nhập nội. Kỷ yếu hội thảo 1-6/4/2002 tại Băng Cốc, Thái lan và 12-17/8/2002 tại Mazatlan, Mexico. Capacity and Awareness Building on Import Risk Analysis for Aquatic Animals. Proceedings of the Workshops held 1-6 April 2002 in Bangkok, Thailand and 12-17 August 2002 in Mazatlan, Mexico. APEC FWG 01/2002, NACA, Bangkok, 203 p.
Arthur, J.R., M.Bondad-Reantaso, F.C. Baldock C.J. Rodgers and B.F. Edgerton. 2004. Cẩm nang phân tích rủi ro trong vận chuyển các loài động vật thủy sản. Manual on Risk Analysis for the Safe Movement of Aquatic Animals (FWG/01/2002). APEC/DoF/NACA/FAO, 59 p. APEC Publ. No. APEC #203-FS-03.1. (www.enaca.org/health).
FAO/NACA. 2000. Hướng dẫn kỹ thuật của khu vực châu Á về sức khỏe động vật thủy sản và chiến lược thực hiện chung Bắc Kinh. Asia regional technical guidelines on health management for the responsible movement of live aquatic animals and the Beijing consensus and implementation strategy. FAO Fisheries Technical Paper 402, 53 p.
FAO/NACA. 2001. Cẩm nang về các quy trình thực hiện Hướng dẫn kỹ thuật về quản lý sức khỏe động vật thủy sản. Manual of procedures for the implementation of the Asia Regional Technical Guidelines on Health Management for the Responsible Movement of Live Aquatic Animals. FAO Fisheries Technical Paper 402/1,106 p.
IUCN. 2000 – Nhóm chuyên gia về các loài nhập nội gây hại. Invasive species specialist group (www.issg.org).
Mạng lưới thông tin về các loài nhập nội gây hại. Trang web liên kết với nhiều tham khảo http://www.gisp.org. Global Invasive Species Information Network (GISIN). This web site contains manuy links and references of interest on all aspects of alien invasive species (http://www.gisp.org).
Turner, G.E. 1988. Quy tắc thực hành và cẩm nang các quy trình để cân nhắc việc nhập nội và vận chuyển các loài nước mặn và ngọt. Codes of Practice and manual of procedures for consideration of introductions and transfers of marine and freshwater organisms. ICES Cooperative Research Report (195) 44p.
An toàn thực phẩm
WHO. (1998). Những vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm liên quan đến các sản phẩm thủy sản nuôi trồng. Báo cáo nghiên cứu chung của FAO/NACA/WHO. Food safety issues associated with products from aquaculture. Report of a joint FAO/NACA/WHO Study Group. WHO Technical Report Series. World Health Organisation, Geneva.
Các vấn đề về kinh tế - xã hội
DFID (2001) Nghèo đói và nguồn lợi thủy sản ở Việt Nam: Đánh giá vai trò và tiềm năng của việc quản lý nguồn lợi trong sinh kế người dân. Chương trinhdf quản lý nguồn lợi thủy sản. Poverty and Aquatic Resource in Vietnam: Aan assessment of the role and potential of aquatic resource management in poor people’s livelihoods. Aquatic Resources Management Programme. DFID SEAsia, Bangkok, Thailand (www.streaminitiative.org/virtuallibrary).
Townsley, P. 1996. Đánh giá nhanh nông thôn và Nuôi trồng thủy sản. Tài liệu kỹ thuật của FAO số 358. Rapid Rural Appraisal, Participatory Rural Appraisal and Aquaculture. Rome, FAO. FAO Fisheries Technical Paper (358): 109 p.
Tran web http://www.streaminitiative.org cung cấp một số nghiên cứu và phương pháp điều tra sinh kế trong NTTS và quản lý nguồn lợi.
Một số trang web tiện cho việc tra cứu những vấn đề môi trường chung và NTTS
http://www.nea.gov.vn/DIACHI_WEB.htm: Trang web của Cục Bảo vệ Môi trường tập hợp các liên kết (đường link) với nhiều tổ chức trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong và ngoài nước.
http://www.sepa.org.uk/water/freshwater_fisheries.aspx: Trang web về bảo vệ môi trường trong NTTS nước ngọt của Cục Bảo vệ Môi trường Scotland, Anh quốc.
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN
TT |
Họ và tên |
Cơ quan công tác |
A |
Chủ nhiệm nhiệm vụ |
|
|
Mai Văn Tài |
Viện Nghiên cứu NTTS 1 |
B |
Cán bộ tham gia nhiệm vụ |
|
1 |
Đặng Khánh |
Vụ KHCN&MT (Bộ NN&PTNT) |
2 |
Nguyễn Tiến Long |
- nt - |
3 |
Phan Thị Vân |
TT Quan trắc và cảnh báo Môi trường và Dịch bệnh Thuỷ sản |
4 |
Bùi Đắc Thuyết |
TT Quan trắc và cảnh báo Môi trường và Dịch bệnh Thuỷ sản |
5 |
Nguyễn Thị Nguyệt |
TT Quan trắc và cảnh báo Môi trường và Dịch bệnh Thuỷ sản |
6 |
Nguyễn Thị Là |
TT Quan trắc và cảnh báo Môi trường và Dịch bệnh Thuỷ sản |
7 |
Nguyễn Quang Chương |
TT Quan trắc và cảnh báo Môi trường và Dịch bệnh Thuỷ sản |
8 |
Nguyễn Thị Hà |
TT Quan trắc và cảnh báo Môi trường và Dịch bệnh Thuỷ sản |
9 |
Mai Văn Hạ |
TT Quan trắc và cảnh báo Môi trường và Dịch bệnh Thuỷ sản |
10 |
Nguyễn Thị Hải Xuân |
TT Quan trắc và cảnh báo Môi trường và Dịch bệnh Thuỷ sản |
11 |
Mai Thị Sáng |
TT Quan trắc và cảnh báo Môi trường và Dịch bệnh Thuỷ sản |
DANH SÁCH CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ ĐÃ THAM GIA GÓP Ý CHÍNH CHO BẢN HƯỚNG DẪN
STT |
Tên cơ quan, đơn vị |
1 |
Bộ Y tế |
2 |
Bộ Giao thông vận tải |
3 |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
4 |
Vụ Pháp chế - Bộ NN&PTNT |
5 |
Cục Chất lượng, ATVS và thú y thủy sản |
6 |
Viện Nghiên cứu NTTS 1 |
7 |
Viện Nghiên cứu NTTS 2 |
8 |
Viện Nghiên cứu NTTS 3 |
9 |
Viện Môi trường và Phát triển bền vững |
10 |
Viện Nghiên cứu Hải sản |
11 |
Viện Kinh Tế & Quy hoạch thuỷ sản, Hà Nội |
12 |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế |
13 |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Định |
14 |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hoá |
15 |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An |
16 |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh |
17 |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng |
18 |
TT Quốc gia quan trắc và cảnh báo Môi trường - Viện NC Hải sản |
19 |
Trung tâm giống thuỷ sản Thanh Trì, Sở NN&PTNT Hà Nội |
20 |
Khoa Môi trường, Đại học KHTN, Đại học Quốc gia Hà Nội |
[1] Về mặt công nghệ Bộ Thuỷ sản đã có một số quy trình và tiêu chuẩn ngành dành cho NTTS nước ngọt.