Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 4103/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Quy hoạch phát triển sự nghiệp Văn hóa tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2008-2015 và định hướng đến năm 2020

Số hiệu 4103/QĐ-UBND
Ngày ban hành 24/12/2007
Ngày có hiệu lực 24/12/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Nguyễn Văn Lợi
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HOÁ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4103/QĐ-UBND

Thanh Hoá, ngày 24 tháng 12 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP VĂN HOÁ TỈNH THANH HOÁ GIAI ĐOẠN 2008-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số: 219/2005/QĐ-TTg ngày 9/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010;

Căn cứ Quyết định số: 125/2007/QĐ-TTg ngày 31/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá giai đoạn 2006-2010;

Căn cứ Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2001-2010 (điều chỉnh) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 24/2002/QĐ-TTg ngày 01/02/2002;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở VHTT tỉnh Thanh Hoá tại Tờ trình số 1253/TT-SVHTT ngày 06/12/2007 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển sự nghiệp Văn hoá tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2007-2015 và định hướng đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển sự nghiệp Văn hoá tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2008-2015 và định hướng đến năm 2020 với các nội dung chính sau:

1. Mục tiêu chung:

- Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc gắn với phát trển kinh tế - xã hội, làm cho văn hoá thực sự là nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu, vừa là động lực, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá quê hương đất nước .

- Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá thế giới, khai thác tiềm năng văn hoá và quảng bá hình ảnh đặc trưng văn hoá của địa phương .

- Phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động văn hoá đáp ứng nhu cầu của nhân dân ; Hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hoá từ tỉnh đến cơ sở phù hợp với điều kiện, tốc độ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh ; Tăng cường công tác quản lý Nhà nước, giữ vững kỷ cương pháp luật đối với các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, xây dựng môi trường văn hoá trong sạch, nếp sống văn hoá lành mạnh, văn minh .

- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá hoạt động văn hoá, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào các lĩnh vực hoạt động của ngành VH, huy động các nguồn lực phục vụ phát triển sự nghiệp văn hoá .

2. Mục tiêu cụ thể:

2.1. Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa.

- Đầu tư xây dựng, nâng cấp Bảo tàng tổng hợp tỉnh xứng tầm với truyền thống lịch sử văn hoá của tỉnh . Đẩy mạnh hoạt động trưng bày, giới thiệu các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể tiêu biểu của Thanh Hoá phục vụ khách trong nước và quốc tế.

- Giai đoạn 2010 đến 2015 tiếp tục thực hiện xã hội hoá bảo tồn, bảo tàng tư nhân và bộ sưu tập tư nhân . Nhà nước khuyến khích các địa phương xây dựng nhà truyền thống và bảo tàng tư nhân .

- Tiếp tục xếp hạng các di tích cấp tỉnh, cấp Quốc gia. Tiếp tục bảo tồn, tu bổ di tích, ưu tiên bảo tồn các di tích cách mạng, di tích lịch sử- văn hoá- kiến trúc nghệ thuật quốc gia quan trọng.

- Từ năm 2008 đến 2015 tiếp tục triển khai thực hiện trùng tu, tôn tạo các di tích: Khu di tích lịch sử Lam Kinh, di tích lăng mộ và tượng đài Bà Triệu, Đình Phú Điền (Hậu Lộc), đền thờ Lê Hoàn (Thọ Xuân), Thái miếu nhà Hậu Lê (thành phố Thanh Hoá), di tích Đền Độc Cước, Cô Tiên ( thị xã Sầm Sơn)…

Lập quy hoạch, dự án tiến hành trùng tu, tôn tạo các di tích trọng điểm: Di tích Thành Nhà Hồ ( huyện Vĩnh Lộc), Lăng miếu Triệu Tường (Hà Trung), di tích Đào Duy Từ (Tĩnh Gia), Đền thờ Lê Văn Hưu (Thiệu Hoá), Đền thờ Nguyễn Nghi (Đông Sơn), Đền Đồng Cổ (Yên Định), Đền thờ Lý Thường Kiệt (Hà Trung), Động Bích Đào (Nga Sơn), Di chỉ khảo cổ học Đông Sơn, Chiến khu Ngọc Trạo (Thạch Thành), Căn cứ khởi nghĩa Ba Đình (Nga Sơn)…

- Tiếp tục điều tra, khảo sát và hoàn thiện hồ sơ Di tích lịch sử văn hoá Thành nhà Hồ và hang Con Moong để trình UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới.

- Tiếp tục quy hoạch và trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá danh lam thắng cảnh trong tỉnh, xây dựng các biểu tượng, nâng cấp hạ tầng của các khu di tích trọng điểm để phục vụ Lễ hội, du lịch.

- Đến năm 2015 hoàn thành tổng điều tra di sản văn hoá phi vật thể, sưu tầm và giới thiệu các giá trị văn hoá phi vật thể tiêu biểu của vùng đất xứ Thanh, lễ hội, trò diễn dân gian, nghề thủ công truyền thống, dân ca dân vũ. Xây dựng một số lễ hội tiêu biểu của tỉnh trở thành lễ hội khu vực và quốc gia.

- Phát huy giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc của các dân tộc thiểu số .

- Đến năm 2020 hoàn thành việc trùng tu tôn tao các di tích trọng điểm cấp quốc gia và quy họach tổng thể di tích của tỉnh. Khuyến khích các đơn vị doanh nghiệp và nhân dân đầu tư trùng tu, tôn tạo các di tích.

2.2. Thư viện.

[...]