Quyết định 11/2007/QĐ-UBND quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa - thông tin tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006 – 2010 (điều chỉnh) và định hướng đến năm 2020

Số hiệu 11/2007/QĐ-UBND
Ngày ban hành 24/01/2007
Ngày có hiệu lực 03/02/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Nguyễn Hoàng Sơn
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Văn hóa - Xã hội

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
---------------

Số: 11/2007/QĐ-UBND

Thủ Dầu Một, ngày 24 tháng 01 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP VĂN HÓA - THÔNG TIN TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 (ĐIỀU CHỈNH) VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Quyết định số 271/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa - thông tin cơ sở đến năm 2010;

Căn cứ Nghị quyết số 29/2006/NQ-HĐND ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa - thông tin tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006 – 2010 (điều chỉnh) và định hướng đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa - thông tin tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006 – 2010 (điều chỉnh) và định hướng đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Quan điểm phát triển sự nghiệp văn hóa – thông tin

a) Phát triển sự nghiệp văn hóa thông tin theo định hướng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Đầu tư phát triển sự nghiệp văn hoá tương xứng với một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, thực hiện tốt quan điểm “Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa – xã hội”.

b) Xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa là công cụ tuyên truyền, vận động quần chúng thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời là nơi hưởng thụ, sáng tạo, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phải đi đôi với tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ và đổi mới cơ chế quản lý; đảm bảo nội dung hoạt động phong phú, đa dạng, có hiệu quả theo đúng pháp luật; Nhà nước tạo điều kiện để thực hiện xã hội hóa đối với việc xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hóa - thông tin.

2. Mục tiêu tổng quát

- Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, phục vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa của tỉnh; từng bước rút ngắn mức chênh lệch hưởng thụ văn hóa giữa các vùng.

- Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thiết chế văn hóa - thông tin từ tỉnh đến cơ sở; bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng, giá trị di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh,... Đẩy mạnh xã hội hóa, phát huy nguồn lực toàn xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp văn hóa – thông tin.

- Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, phát huy tốt hiệu quả hoạt động các phong trào và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh, hiện đại.

3. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2006 – 2010

- Phấn đấu đạt 100% huyện, thị xã xây dựng các Trung tâm văn hóa - thể thao, Nhà thiếu nhi; 90% xã, phường, thị trấn có thiết chế văn hóa, trong đó có 40% thiết chế văn hóa xã được đầu tư hoàn chỉnh. Triển khai mô hình xây dựng đời sống văn hóa đối với công nhân lao động vùng công nghiệp tập trung.

- Đầu tư cho công tác bảo tồn, tôn tạo, trùng tu và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh tiêu biểu, cấp quốc gia. Tăng cường chất lượng biểu diễn nghệ thuật, bảo tồn, bảo tàng, di tích lịch sử, lễ hội, thư viện,… đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Nâng cao chất lượng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (có 90% hộ gia đình và 70% khu phố, ấp đạt chuẩn văn hóa theo tiêu chí).

- Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhằm phát huy hiệu lực, trong quản lý nhà nước, công tác tuyên truyền, vận động, các cấp, các ngành và nhân dân trong toàn tỉnh thực hiện tốt việc xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa - thông tin.

- Thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về xã hội hóa hoạt động văn hóa theo đề án được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt (có 40 - 60% hoạt động văn hóa nghệ thuật, vui chơi giải trí cho nhân dân từ nguồn vốn xã hội hóa).

b) Giai đoạn 2011 – 2020

- Đầu tư nâng cấp hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở đạt theo tiêu chí quy định (100% xã, phường, thị trấn được đầu tư thiết chế văn hóa hoàn chỉnh). Tập trung đầu tư xây dựng các công trình văn hóa trọng điểm ngang tầm với quá trình phát triển đô thị của tỉnh Bình Dương.

- Hoàn thành công tác trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử đã được xếp hạng; phát triển hệ thống thư viện hiện đại, nhiều tác phẩm văn hóa, nghệ thuật, chương trình biểu diễn, lễ hội…với chất lượng cao; tiếp tục xây dựng, nâng cao chất lượng về hưởng thụ văn hóa và tổ chức đời sống văn hóa theo hướng văn minh, hiện đại và tiến bộ giữa các vùng trong tỉnh.

4. Chương trình dự án trọng điểm phát triển sự nghiệp văn hóa - thông tin tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006-2010 (điều chỉnh) và định hướng đến năm 2020

a) Các dự án đầu tư ngành văn hóa - thông tin giai đoạn 2006 – 2010

- Tổng vốn đầu tư là 425,695 tỉ đồng, trong đó: vốn Trung ương hỗ trợ 3,5 tỉ đồng, vốn ngân sách địa phương 374,995 tỉ đồng, vốn xã hội hóa 47,2 tỉ đồng, tập trung vào các công trình như: bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng; phát triển hệ thống thư viện; nâng cấp cơ sở vật chất bảo tàng; xây dựng thiết chế văn hóa - thông tin các cấp (nâng cấp Trung tâm văn hóa – thông tin tỉnh, xây dựng mới các Trung tâm văn hóa – thể thao huyện, thị xã và xây dựng hoàn chỉnh các thiết chế văn hóa cơ sở).

[...]
10
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ