Quyết định 410/QĐ-UBND Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024 do tỉnh Quảng Trị ban hành

Số hiệu 410/QĐ-UBND
Ngày ban hành 26/02/2024
Ngày có hiệu lực 26/02/2024
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Trị
Người ký Võ Văn Hưng
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 410/QĐ-UBND

Quảng Trị, ngày 26 tháng 02 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 02/NQ-CP NGÀY 05/01/2024 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA NĂM 2024

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024;

Căn cứ Chỉ thị số 35-CT/TU ngày 11/12/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ, góp phần cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh và Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 14/TTr-SKHĐT ngày 07/02/2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể, đơn vị cấp tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 2;
- Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (để báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (để báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh (để báo cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo Văn phòng, các Phòng khối NCTH;
- Lưu: VT, TCTM.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Võ Văn Hưng

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 02/NQ-CP NGÀY 05/01/2024 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA NĂM 2024
(Ban hành kèm theo Quyết định số 410/QĐ-UBND ngày 26/02/2024 của UBND tỉnh)

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VỀ NHIỆM VỤ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH NĂM 2023.

Ngay từ đầu năm 2023, Tỉnh ủy, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đối với công tác cải cách hành chính, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Quảng Trị[1].

UBND tỉnh thành lập Tổ công tác đặc biệt để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư, dự án đầu tư trên địa bàn; Ban Chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng cấp tỉnh và một số Ban chỉ đạo đối với các dự án trọng điểm nhằm thường xuyên hỗ trợ và tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư/doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh đã tổ chức 02 Hội nghị đối thoại doanh nghiệp, qua đó đã giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cho doanh nghiệp, nhà đầu tư; UBND tỉnh thành lập 2 đường dây nóng để tiếp nhận kiến nghị phản ánh của người dân và doanh nghiệp.

Ngay sau khi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố chỉ số PCI 2022, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp cụ thể, hiệu quả để nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Quảng Trị trong năm 2023 và các năm tiếp theo, trong đó tập trung đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hiệu quả và tích cực hỗ trợ, đồng hành doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai các nhiệm vụ giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh vẫn còn gặp một số vướng mắc, khó khăn trong lĩnh vực cải cách hành chính; lĩnh vực đất đai, GPBM và hỗ trợ doanh nghiệp; lĩnh vực chuyển đổi số; Một số dự án mặc dù đã được cấp chủ trương đầu tư nhưng chậm được triển khai đầu tư trên thực địa do còn phải thực hiện các loại thủ tục hành chính khác mới đủ điều kiện triển khai, như: thủ tục về môi trường, chuyển đổi mục đích sử dụng đất; cấp phép xây dựng, phòng cháy chữa cháy, đấu nối giao thông...; Một số thủ tục liên quan nhiều sở, ngành và các cấp chính quyền khác nhau; Thời gian thực hiện các thủ tục kéo dài. Về thực hiện thủ tục cấp giấy phép có điều kiện tại các sở, ngành còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại.

Việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024 nhằm góp phần tạo sự bức phá hơn nữa về điểm số và thứ hạng PCI của tỉnh Quảng Trị để đạt được mục tiêu đề ra tại Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 là phấn đấu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành khá của cả nước; tạo môi trường kinh doanh thực sự thông thoáng, minh bạch, năng động và thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh nhằm thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo.

II. VỀ QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

1. Quán triệt và triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đảm bảo quyền tự do kinh doanh cho người dân và doanh nghiệp theo đúng quy định của Hiến pháp 2013; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh và phát triển các ý tưởng kinh doanh mới, sáng tạo. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm giảm số lượng thủ tục, thời gian, chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp.

2. Nâng cao chất lượng xây dựng chính sách; thực hiện đánh giá tác động toàn diện dựa trên luận chứng khoa học và thực tiễn trước khi đề xuất ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định tác động tới người dân, doanh nghiệp. Thực hiện nghiêm túc quy trình lấy ý kiến; đảm bảo tham vấn rộng rãi các đối tượng chịu tác động, đối thoại công khai để tạo sự đồng thuận. Không ban hành các quy định yêu cầu doanh nghiệp chia sẻ thông tin, dữ liệu nằm ngoài thẩm quyền và phạm vi quy định tại văn bản pháp luật. Yêu cầu doanh nghiệp chia sẻ dữ liệu phải phù hợp với pháp luật, thẩm quyền, phạm vi quản lý và kèm theo các quy định rõ về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo vệ thông tin, dữ liệu của doanh nghiệp.

3. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực và tăng cường giám sát kiểm tra; nâng cao chất lượng thực thi pháp luật, kiên quyết cắt giảm thủ tục hành chính làm tăng chi phí cho người dân, doanh nghiệp; giải quyết thủ tục hành chính đảm bảo đúng thời hạn và không được đặt thêm các yêu cầu, điều kiện đối với doanh nghiệp. Thiết lập cơ chế rõ ràng về bảo vệ cán bộ khi giải quyết thủ tục đầu tư, kinh doanh trong trường hợp không thống nhất, có sự khác biệt về quy định giữa các văn bản pháp luật.

4. Kịp thời tạo lập và hoàn thiện thể chế, chính sách về môi trường kinh doanh để thích ứng linh hoạt, phù hợp với những xu thế phát triển mới như: đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh...

III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

[...]