Kế hoạch 260/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024 do tỉnh Nghệ An ban hành

Số hiệu 260/KH-UBND
Ngày ban hành 04/04/2024
Ngày có hiệu lực 04/04/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Nguyễn Đức Trung
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 260/KH-UBND

Nghệ An, ngày 04 tháng 4 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 02/NQ-CP NGÀY 05/01/2024 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA NĂM 2024

Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024 (Nghị quyết số 02/NQ-CP), UBND tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch thực hiện, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh nhằm thích ứng với xu thế phát triển của nền kinh tế hiện nay; tăng số lượng doanh nghiệp mới thành lập; giảm tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động; giảm chi phí đầu vào, chi phí không chính thức, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững;

- Xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, thông thoáng, minh bạch, thân thiện để đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp; góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp quốc gia năm 2024.

2. Yêu cầu

- Xây dựng và triển khai các nhiệm vụ nhằm hoàn thành các mục tiêu được giao tại Nghị quyết số 02/NQ-CP;

- Triển khai thực hiện Kế hoạch theo sự chỉ đạo, điều hành chặt chẽ, toàn diện của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của doanh nghiệp và người dân. Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh, của từng ngành, địa phương, đơn vị;

- Trong tổ chức thực hiện phải chỉ đạo kiên quyết, bám sát nội dung của Kế hoạch và Nghị quyết, cụ thể, tránh hình thức; phải đặt ra yêu cầu có sự chuyên biệt từng khâu, bộ phận công việc, thủ tục; xác định cụ thể mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ thực hiện, có sự phối hợp nhịp nhàng đồng bộ, hiệu quả giữa các ngành, đơn vị đối với những công việc có liên quan.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tháo gỡ bất cập pháp lý trong thực hiện dự án đầu tư

a) Các Sở, ban, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tài chính, Tư pháp; Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam

- Nắm bắt kịp thời bất cập của các văn bản pháp luật liên quan đến doanh nghiệp trong thực hiện dự án đầu tư như Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan để kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung nhằm kịp thời tháo gỡ;

- Thực hiện tốt Quy chế phối hợp quản lý dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 2156/QĐ-UBND ngày 25/7/2022.

b) Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền, chủ động nghiên cứu, rà soát và khẩn trương tháo gỡ triệt để các rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh do chồng chéo, mâu thuẫn, không hợp lý của các quy định pháp luật đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở rà soát xác định các quy định không còn phù hợp với thực tế khách quan; các quy định không hợp lý; các quy định không rõ ràng, cụ thể; các quy định chồng chéo, mâu thuẫn để kiến nghị UBND tỉnh giải quyết, đối với các vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền thì tham mưu UBND tỉnh gửi kiến nghị tới các Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ gồm: (i) Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư tại các bộ, ngành và địa phương[1]; (ii) các Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công[2]; (iii) Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ[3].

2. Cắt giảm danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và cải cách điều kiện kinh doanh

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Căn cứ vào lĩnh vực mà các nhà đầu tư thực tế đang đầu tư tại tỉnh, nghiên cứu, rà soát danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện; đánh giá sự cần thiết của từng ngành nghề trong danh mục; tổng hợp kiến nghị của các Sở, ban ngành, địa phương để tham mưu, kiến nghị với các cấp có thẩm quyền đưa các ngành nghề ra khỏi danh mục nếu yêu cầu quản lý thiếu cơ sở khoa học, không có mục tiêu quản lý và cơ sở thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh;

- Đánh giá mức độ thay đổi và tác động thực chất đối với doanh nghiệp của những cải cách, bãi bỏ, đơn giản hóa các quy định về điều kiện kinh doanh trên cơ sở hướng dẫn của các bộ, ngành trung ương đối với lĩnh vực ngành quản lý.

b) Sở Giao thông vận tải

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương nghiên cứu, rà soát và kiến nghị sửa đổi các văn bản pháp luật để giảm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp, tháo gỡ những bất cập về điều kiện kinh doanh trong kinh doanh vận tải đường bộ bằng xe ô tô và trong lĩnh vực đào tạo, sát hạch lái xe;

- Thực hiện các giải pháp đảm bảo hạ tầng đồng bộ, đủ năng lực tiếp nhận, sàng lọc, khai thác và sử dụng dữ liệu kết nối từ doanh nghiệp, nhất là dữ liệu camera từ xe ô tô kinh doanh vận tải theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải.

c) Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện

- Chủ động nghiên cứu, rà soát ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực quản lý; kiến nghị đưa ra khỏi danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đối với những ngành nghề có thể áp dụng các biện pháp quản lý khác hiệu quả hơn. Chủ động rà soát, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền bãi bỏ các điều kiện kinh doanh theo hướng: (i) Bãi bỏ điều kiện kinh doanh không hợp pháp, không cần thiết, không khả thi, không rõ ràng, khó xác định, khó dự đoán, và không dựa trên cơ sở khoa học rõ ràng; (ii) Đối với các điều kiện kinh doanh không phù hợp với thực tiễn: kiến nghị bãi bỏ hoặc sửa đổi theo hướng đơn giản hoá, tạo thuận lợi, giảm chi phí tuân thủ và không can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp; (iii) Rà soát các loại chứng chỉ và kiến nghị bãi bỏ chứng chỉ không cần thiết, thu gọn các loại chứng chỉ có sự trùng lặp về nội dung để tránh lãng phí nguồn lực của xã hội. Các kiến nghị gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh báo cáo theo yêu cầu;

- Tham mưu công bố đầy đủ các điều kiện kinh doanh đã được bãi bỏ, các điều kiện kinh doanh đã được đơn giản hóa của các năm trước đây và thường xuyên cập nhật ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh và Cổng/Trang Thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị mình.

3. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đẩy mạnh cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa

[...]