Quyết định 41-VH-QĐ năm 1964 về điều lệ về quan hệ công tác giữa các nhà xuất bản, xí nghiệp in và cơ quan phát hành sách trong công tác sản xuất do Bộ trưởng Bộ Văn hóa ban hành
Số hiệu | 41-VH-QĐ |
Ngày ban hành | 06/10/1964 |
Ngày có hiệu lực | 06/10/1964 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Văn hoá |
Người ký | Nguyễn Đức Quỳ |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội |
BỘ VĂN HÓA
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
|
Số : 41-VH-QĐ
|
Hà Nội, ngày 06 tháng10 năm 1964 |
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA
Căn cứ nghị định số 135-CP
ngày 29-9-1961 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ
máy của Bộ Văn hóa;
Để tăng cường hợp tác xã hội chủ nghĩa giữa các nhà xuất bản, xí nghiệp in và
cơ quan phát hành sách;
Căn cứ đề nghị của ông Cục trưởng Cục Xuất bản;
QUYẾT ĐỊNH:
|
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA |
VỀ QUAN HỆ CÔNG TÁC GIỮA CÁC NHÀ XUẤT BẢN, XÍ NGHIỆP IN VÀ
CƠ QUAN PHÁT HÀNH SÁCH TRONG CÔNG TÁC XUẤT BẢN ([1])
(Ban hành kèm theo quyết định số 41-VH-QĐ ngày 6-10-1964 của Bộ Văn hóa)
a) Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công nhân, viên chức các nhà xuất bản, xí nghiệp in và cơ quan phát hành trong việc thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký kết và tăng cường sự hợp tác xã hội chủ nghĩa giữa các ngành này và giữa các bộ phận trong một ngành.
b) Giúp cho các cơ sở hữu quan thấy rõ yêu cầu công tác của từng bộ phận để có kế hoạch sắp xếp người và chỉ đạo cho sát, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra và xác định trách nhiệm khi có sự sai sót.
c) Trên cơ sở các điều nói trên đây, bảo đảm các xuất bản phẩm có chất lượng cao, kỹ thuật in đẹp, phát hành được kịp thời với giá thành hạ, góp phần phát triển sự nghiệp xuất bản trong công cuộc cách mạng văn hóa của nước nhà.
Xí nghiệp in là cơ sở vật chất của công tác xuất bản, chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch in và bảo đảm về mặt kỹ thuật.
Cơ quan phát hành chịu trách nhiệm về mặt tiêu thụ xuất bản phẩm, đưa sách đến tay người đọc kịp thời và đúng đối tượng.
Trong công tác xuất bản, nhà xuất bản, xí nghiệp in và cơ quan phát hành là những khâu có liên hệ mật thiết với nhau nhưng đồng thời có những quyền hạn riêng trong việc thực hiện phần công tác của ngành mình.
Trong các hợp đồng kinh tế cần có những điều khoản cụ thể để bảo đảm chất lượng, quy cách, thời gian giao nhận bản thảo hoặc xuất bản phẩm, thanh toán tiền, các điều khoản bồi thường.
Những cán bộ lãnh đạo của nhà xuất bản, xí nghiệp in và cơ quan phát hành phải chịu trách nhiệm chính thức trong trường hợp không thực hiện được hợp đồng đã ký kết.
III. CHẾ ĐỘ HỢP ĐỒNG GIỮA NHÀ XUẤT BẢN, XÍ NGHIỆP IN VÀ CƠ QUAN PHÁT HÀNH SÁCH
BỘ VĂN HÓA
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
|
Số : 41-VH-QĐ
|
Hà Nội, ngày 06 tháng10 năm 1964 |
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA
Căn cứ nghị định số 135-CP
ngày 29-9-1961 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ
máy của Bộ Văn hóa;
Để tăng cường hợp tác xã hội chủ nghĩa giữa các nhà xuất bản, xí nghiệp in và
cơ quan phát hành sách;
Căn cứ đề nghị của ông Cục trưởng Cục Xuất bản;
QUYẾT ĐỊNH:
|
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA |
VỀ QUAN HỆ CÔNG TÁC GIỮA CÁC NHÀ XUẤT BẢN, XÍ NGHIỆP IN VÀ
CƠ QUAN PHÁT HÀNH SÁCH TRONG CÔNG TÁC XUẤT BẢN ([1])
(Ban hành kèm theo quyết định số 41-VH-QĐ ngày 6-10-1964 của Bộ Văn hóa)
I. MỤC ĐÍCH
a) Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công nhân, viên chức các nhà xuất bản, xí nghiệp in và cơ quan phát hành trong việc thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký kết và tăng cường sự hợp tác xã hội chủ nghĩa giữa các ngành này và giữa các bộ phận trong một ngành.
b) Giúp cho các cơ sở hữu quan thấy rõ yêu cầu công tác của từng bộ phận để có kế hoạch sắp xếp người và chỉ đạo cho sát, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra và xác định trách nhiệm khi có sự sai sót.
c) Trên cơ sở các điều nói trên đây, bảo đảm các xuất bản phẩm có chất lượng cao, kỹ thuật in đẹp, phát hành được kịp thời với giá thành hạ, góp phần phát triển sự nghiệp xuất bản trong công cuộc cách mạng văn hóa của nước nhà.
II. NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG
Xí nghiệp in là cơ sở vật chất của công tác xuất bản, chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch in và bảo đảm về mặt kỹ thuật.
Cơ quan phát hành chịu trách nhiệm về mặt tiêu thụ xuất bản phẩm, đưa sách đến tay người đọc kịp thời và đúng đối tượng.
Trong công tác xuất bản, nhà xuất bản, xí nghiệp in và cơ quan phát hành là những khâu có liên hệ mật thiết với nhau nhưng đồng thời có những quyền hạn riêng trong việc thực hiện phần công tác của ngành mình.
Trong các hợp đồng kinh tế cần có những điều khoản cụ thể để bảo đảm chất lượng, quy cách, thời gian giao nhận bản thảo hoặc xuất bản phẩm, thanh toán tiền, các điều khoản bồi thường.
Những cán bộ lãnh đạo của nhà xuất bản, xí nghiệp in và cơ quan phát hành phải chịu trách nhiệm chính thức trong trường hợp không thực hiện được hợp đồng đã ký kết.
III. CHẾ ĐỘ HỢP ĐỒNG GIỮA NHÀ XUẤT BẢN, XÍ NGHIỆP IN VÀ CƠ QUAN PHÁT HÀNH SÁCH
Tiết 1: Chế độ ký hợp đồng kinh tế giữa nhà xuất bản và xí nghiệp in.
Trong điều kiện hiện nay, nếu nhà xuất bản nào chưa ký hợp đồng hàng năm được thì cũng phải ký hợp đồng cho từng thời hạn sáu tháng hoặc ít nhất là ba tháng.
Trường hợp có sự không nhất trí về một số điều khoản trong khi hợp đồng mà hai bên không thể giải quyết với nhau được, (ví dụ: thời gian đưa bản thảo, chất lượng bản thảo, thời gian giao, nhận xuất bản phẩm v .v… ) thì hai bên cần báo Cục Xuất bản hoặc Sở, Ty Văn hóa-thông tin đứng ra làm trọng tài giải quyết.
Tiết 2: Chế độ ký hợp đồng kinh tế giữa nhà xuất bản và cơ quan phát hành sách
1. Về một số loại sách như giáo khoa, văn học nghệ thuật, chính trị, sẽ ký hợp đồng hàng năm với số lượng bản bình quân; khi đặt sách sẽ điều chỉnh lại số lượng bản từng cuốn. Về kế hoạch đề tài phải bảo đảm chính xác từ 50 đến 70%
2. Kế hoạch quý và tháng phải bảo đảm chính xác từ 90 đến 100%.
Tiết 3: Quy định việc thay đổi xuất bản phẩm và trình bày kỹ thuật sách
Nếu thay bằng một loại sách khó in hơn, hoặc bản thảo đưa chậm thì thời gian hoàn thành xuất bản phẩm đó do hai bên thỏa thuận. Trường hợp không có sách thay thế, nhà xuất bản phải bồi thường cho xí nghiệp in những thiệt hại do việc đã bố trí kế hoạch sản xuất.
Tiết 4: Phân công xí nghiệp in ký hợp đồng kinh tế
Nếu cần có sự điều chỉnh giữa các nhà xuất bản ở trung ương và các xí nghiệp in quốc doanh và công tư hợp doanh ở Hà-nội thuộc trung ương thì sẽ do Cục Xuất bản quyết định.
Tiết 5: Chế độ hợp đồng giữa xí nghiệp in và các cơ quan báo chí, tập san,
Xí nghiệp in chỉ được ký hợp đồng với cơ quan báo chí, tập san khi đã có kế hoạch và giấy phép của Sở Báo chí trung ương.
IV. KẾ HOẠCH ĐƯA IN VÀ KẾ HOẠCH PHÁT HÀNH
Tiết 6: Thời gian gửi bản kế hoạch đưa in và phát hành
Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch xuất bản đã được Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Văn hóa duyệt, Cục Xuất bản sẽ phân phối, điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch xuất bản cho từng nhà xuất bản; phân phối điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch cho phát hành và chỉ tiêu kế hoạch trang in cho ngành in; cùng với cơ quan cung cấp nguyên vật liệu, kế hoạch cung cấp giấy và các loại nguyên vật liệu khác.
1. Một bản kế hoạch in trong quý: có ghi số cuốn, số bản, số trang bình quân (gửi từ 20-25 tháng cuối của quý trước).
2. Một bản kế hoạch in trong tháng: (gửi từ 20-25 tháng trước) trong đó cần ghi rõ:
- Tên cuốn sách, khuôn khổ, số trang in mỗi cuốn;
- Số lượng bản từng cuốn, bìa và ruột in trên loại giấy gì; số lượng in thêm bằng các loại giấy khác.
- Yêu cầu về kỹ thuật in màu bìa và ruột sách, in giấy màu;
- Yêu cầu về đóng sách (đóng thép, khâu chỉ), số lượng bản cần đóng bìa dày, bọc vải, gáy góc vải, phủ giấy hoa, mạ vàng hay mạ bạc, v .v…
- Tranh ảnh, họa đồ, bản vẽ …trong sách, số màu cần in, in bằng phương pháp nào (ty-pô; ốp-sét, litô);
- Sắp chữ cỡ nào và cỡ bát chữ (cỡ 8, 10,12…);
- Thời gian đưa bản thảo và thời gian hoàn thành xuất bản phẩm.
3. Nhà xuất bản cần gửi bản tóm tắt nội dung xuất bản phẩm cho cơ quan phát hành sách để lấy yêu cầu đặt hàng của các địa phương trước 35 ngày.
- Về kế hoạch quý, phải báo trước 1 tháng.
- Về kế hoạch tháng, phải báo trước 15 ngày.
Tiết 7: Thời gian đưa bản thảo
Nếu xí nghiệp in không bảo đảm việc in xuất bản phẩm đột xuất đúng thời hạn, nhà xuất bản phải để lui lại sau hay đề nghị Cục Xuất bản cho điều sang một xí nghiệp in khác một xuất bản phẩm đã nằm trong kế hoạch đưa in, thời gian hoàn thành xuất bản phẩm do hai bên quy định lại.
Tiết 8: Phương pháp sửa bài
Bản in thử và bản đặt trang phải thật sạch sẽ, chữ lên đều nét, màu sắc rõ ràng đúng nguyên bản và cần giao các bản sửa chữa đúng thời hạn quy định trong hợp đồng cụ thể.
Nhà xuất bản sửa bài cần theo đúng những ký hiệu sửa bài quy định chung của ngành in. Lời văn, màu sắc ghi sửa phải thật rõ ràng. Khi duyệt và ký bản in thử của bìa sách nhà xuất bản phải cho giá sách.
Nếu vì lý do đặc biệt nào đó, nhà xuất bản không sửa chữa kịp trong thời hạn quy định thì phải báo ngay cho xí nghiệp in biết rằng điện thoại hoặc thư. Nhà xuất bản phải chịu trách nhiệm bồi thường cho xí nghiệp in về những giờ chờ đợi.
Nếu nhà xuất bản yêu cầu phải sửa lần thứ 3, thì phải thanh toán bằng tiền theo giờ công cho xí nghiệp in số phí tổn về thì giờ chờ đợi.
Xí nghiệp in phải giữ những bản sửa chữa có chữ ký cho in của nhà xuất bản, sau một năm mới được hủy bỏ. Trước khi hủy bỏ cần phải báo cho nhà xuất bản biết.
Tiết 9: Quy định việc bảo quản ảnh kẽm, ảnh đồng, tờ phông.
Nếu trong thời gian bảo quản xí nghiệp in làm thất lạc hoặc hư hỏng các nguyên bản mẫu, các bản ảnh kẽm, ảnh đồng, tờ phông đúc thì phải bồi thường cho nhà xuất bản theo giá trị đã thỏa thuận với nhau.
Tiết 10: Thay đổi số lượng in.
a) Giảm số lượng:
- Nhà xuất bản phải thanh toán tất cả phí tổn về những khuôn đã in.
- Phải trả một khoản bồi thường bằng từ 1% đến 2% công in những khuôn sau để bù vào những phí tổn cho kế hoạch của xí nghiệp in.
b) Tăng số lượng:
- Thời gian hoàn thành xuất bản phẩm sẽ không được bảo đảm đúng như hợp đồng đã ký kết; hai bên sẽ thương lượng ấn định lại ngày giao hàng.
- Xí nghiệp in sẽ thanh toán tiền theo số lượng mới sau khi hai bên đã thỏa thuận điều chỉnh.
- Trường hợp tăng số lượng, nếu không có điều kiện in thêm được, xí nghiệp in vẫn tiến hành hoàn thành hợp đồng đã ký kết trước; sau khi đã in và giao nhận xong xuất bản phẩm, hai bên sẽ tiếp tục ký hợp đồng đặt in lần thứ hai.
V. CHẤT LƯỢNG BẢN THẢO; BẢN MINH HỌA VÀ BẢN SỬA CHỮA
Tiết 11: Chất lượng bản thảo
Tiêu chuẩn bản thảo quy định cụ thể như sau:
- Bản thảo phải đánh máy rõ ràng, có đánh dấu; nếu sửa chữa phải dùng mực tốt, dễ đọc, không phai.
- Khuôn khổ thống nhất của bản thảo: 21 x 27 cm, mỗi trang trung bình 30 dòng, mỗi dòng trung bình 13 tiếng (đánh máy cách một dòng).
- Trường hợp thật cần kíp, không thể đánh máy được, bản thảo có thể được viết tay; chữ viết phải chân phương, rõ ràng, viết trên khuôn khổ giấy 19 x 27 cách mạng; giấy chỉ được viết một mặt.
- Riêng loại sách khoa học, toán học nhất thiết phải đánh máy, đánh dấu cẩn thận; ký hiệu khoa học và các công thức phải viết tay.
- Tất cả các bản thảo đều thống nhất danh từ, chính tả, cách trình bày các đề mục lớn nhỏ từ trang đầu đến trang cuối.
- Nếu trang nào sửa chữa đến 5% và tổng số trang chữa quá 10% thì bản thảo coi như không hợp lệ và phải đưa đánh máy, sửa chữa lại rồi mới đưa in.
Tiết 12. Chất lượng bản sửa chữa
a) Nếu mỗi bản in thử có trên năm lỗi so với bản thảo, hoặc những chương, mục, lời chú thích không đúng vị trí theo bản ma-két.
b) Nếu mỗi bản đặt trang còn trên hai lỗi so với bản thảo, hoặc những minh họa, tranh, ảnh không có lời chú thích hoặc không đặt đúng vị trí.
c) Trong các bản sửa chữa, chữ in quá mờ không rõ nét.
d) Lề ngoài các bản sửa chữa để hẹp dưới 2,5cm mỗi chiều.
e) Những trang chữ sắp không đúng nguyên tắc sắp chữ, vi phạm những điều đã quy định trong chỉ thị số 789-VH-CT ngày 27-6-1961 của Bộ Văn hóa.
Điều 36 – Trong những trường hợp sau đây việc sửa chữa của nhà xuất bản coi như không đạt yêu cầu:
a) Nếu việc sửa chữa làm không đúng những điều quy định của Bộ Văn hóa trong quyết định số 916-VH-QĐ và chỉ thị số 917-VH-CT ngày 19-8-1961 và những nguyên tắc cơ bản về kỹ thuật in.
b) Bản sửa chữa do sửa chữa nhiều lần bị mờ chữ, rách giấy.
c) Sửa bài không theo đúng những ký hiệu sửa chữa của ngành in (đã phổ biến trong hội nghị chống đính chính ngày 5 và 6-4-1963).
Riêng về việc vi phạm những điều quy định về kỹ thuật in, xí nghiệp in cần góp ý kiến với nhà xuất bản để sửa chữa lại cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và những quy định hiện hành. Nều vì phải sửa chữa lại mà ảnh hưởng đến kế hoạch in, thời gian giao xuất bản phẩm chậm thì nhà xuất bản chịu trách nhiệm.
Nếu nhà xuất bản yêu cầu cho dừng máy lại để chờ, thì xí nghiệp in mời Thư ký Công đoàn và đại diện nhà xuất bản đến làm biên bản chứng nhận số giờ mà nhà xuất bản phải thanh toán với xí nghiệp in.
Tiết 13: Chất lượng các bản khắc bằng gỗ, bằng kim loại
Nếu các bản đó không đúng quy cách, thì xí nghiệp in có quyền không nhận, nhà xuất bản phải đưa sửa lại. Nếu nhà xuất bản yêu cầu xí nghiệp in sửa lại thì nhà xuất bản phải chịu tiền công sửa chữa.
VI. IN ẢNH VÀ IN MÀU
Tiết 14. Quy định tiêu chuẩn nguyên bản
Điều 42. – Xí nghiệp in không nhận những nguyên bản sau đây:
1. Ảnh nền:
a) Ảnh in hoặc phóng đã bị vò nhầu hoặc có nhiều vết nhăn, mặt ảnh bị xám, bị gẫy; ảnh in cắt ở sách, báo ra, trừ trường hợp ảnh có tính chất tài liệu lịch sử hoặc đặc biệt.
b) Sửa chữa (retouche) xấu làm những hình ảnh bị tối, không rõ nét, không phân biệt được đen trắng, bẩn ở ngoài rìa.
c) Tranh vẽ có quá nhiều bột màu (gouache) trắng.
d) Ảnh cắt dán không phẳng.
đ) Không ghi rõ tỷ lệ thu phóng, không đánh dấu phạm vi ảnh cắt.
2. Tranh ảnh màu:
e) Màu tô không đều, bị chệch ra khỏi nét ảnh.
3. Ảnh nét:
g) Bản vẽ bằng bút chì: mực xanh, mực tím.
Tiết 15. Trách nhiệm của xí nghiệp in trong việc in ảnh và in màu
VII. QUAN HỆ VỀ GIAO NHẬN GIẤY VÀ NGUYÊN VẬT LIỆU GIỮA XÍ NGHIỆP IN VÀ CƠ QUAN CUNG CẤP NGUYÊN VẬT LIỆU
Tiết 16. Lập kế hoạch giấy và nguyên vật liệu
a) Xí nghiệp in phải lập kế hoạch dự trù giấy và nguyên vật liệu như: mực in, hóa chất; keo lô v .v… gửi cho cơ quan cung cấp nguyên vật liệu.
b) Cơ quan cung cấp nguyên vật liệu có trách nhiệm cung cấp đầy đủ giấy, nguyên vật liệu ngành in theo kế hoạch dự trù của các xí nghiệp in, các cơ quan và hợp tác xã đóng sách.
Vào tháng 1 mỗi năm, cơ quan cung cấp nguyên vật liệu có nhiệm vụ thông báo cho các nhà xuất bản và nhà in khả năng cung cấp nguyên vật liệu từng quý để các cơ quan này dựa vào đấy mà đặt yêu cầu.
c) Riêng việc cung cấp giấy in, mực in, keo lô, kim loại, cơ quan cung cấp nguyên vật liệu sẽ phân phối theo kế hoạch của Cục Xuất bản.
Tiết 17. Điều kiện nhận giấy, bìa
Nếu nhận nguyên kiện mà sau này phát hiện giấy, bìa bị rách, bị thủng, còn một mảnh… thì xí nghiệp in cần giữ lại tờ băng ghi số hiệu; người đếm của nhà máy giấy. Ban phụ trách xí nghiệp in cần lập biên bản chứng nhận có sự tham gia của Thư ký Công đoàn và đại diện cơ quan cung cấp nguyên vật liệu. Nếu cơ quan cung cấp nguyên vật liệu không cử người đến chứng kiến và ký biên bản, xí nghiệp in vẫn tiến hành lập biên bản rồi gửi cho Cục Xuất bản và cơ quan cung cấp nguyên vật liệu để giải quyết. Cuối tuần xí nghiệp in tập trung giấy lại để đổi giấy khác.
Nếu quá một tuần (kể từ khi đưa giấy vào máy in) xí nghiệp in không báo cho cơ quan cung cấp nguyên vật liệu biết số lượng giấy rách, thiếu, hoặc nếu xí nghiệp in bảo quản không cẩn thận để giấy nhầu nát, giấy bẩn mực mỡ, giấy bị cắt nhỏ ra…thì không được đòi cơ quan cung cấp nguyên vật liệu đổi cho hoặc bù cho.
Điều 50 này không áp dụng đối với giấy báo cuốn do xí nghiệp in tự xén lấy.
Tiết 18. Phí tổn chuyển vận và tỷ lệ bù hao giấy.
Trường hợp đại diện nhà xuất bản không đến, ban kiểm tra kỹ thuật xí nghiệp in hoặc hợp tác xã đóng sách vẫn tiến hành kiểm tra chất lượng và kỹ thuật xuất bản phẩm. Đối với những thiếu sót tìm ra sau này, xí nghiệp in hoặc hợp tác xã đóng sách không chịu trách nhiệm.
a) Nếu trong khi kiểm tra không phát hiện thấy sai sót, nhà xuất bản ủy nhiệm xí nghiệp in hoặc hợp tác xã đóng sách giao xuất bản phẩm cho cơ quan phát hành sách hoặc cơ quan phát hành báo chí. Mọi phí tổn chuyển vận ra ngoài thành phố do nhà xuất bản thanh toán; nếu chuyển vận ở trong thành phố, xí nghiệp in không được thanh toán vì đã tính tiền này vào tiền công in rồi.
b) Nếu kiểm tra phát hiện thấy sai sót về mặt chất lượng, kỹ thuật như: đóng xén méo lệch; không đúng kích thước, thiếu tay sách, in màu sai mẫu mực, hồ dán gáy sách không pha chế để chống gián và chuột cắn…nhà xuất bản có quyền lập biên bản, ghi những sai sót, trước mặt đại diện Công đoàn của xí nghiệp in hoặc Ban quản trị hợp tác xã đóng sách. Nội dung biên bản cần ghi cụ thể như sau:
1. Thời gian và địa điểm lập biên bản;
2. Tên xí nghiệp in và tên nhà xuất bản;
3. Số lượng bản, số lượng đã kiểm tra, số lượng bản thấy thuộc loại không dùng được, số lượng bản thấy có thể chữa và dùng được, số lượng thiếu…
4. Ghi rõ những sai sót về chất lượng của những xuất bản phẩm bị loại và nêu rõ nguyên nhân gây ra sai sót.
5. Họ, tên, chức vụ những người tham gia lập biên bản.
Tiết 20. Quy định về tỷ lệ giao thừa, thiếu số lượng và giao quá hạn quy định.
a) In lại những bản thiếu để giao đầy đủ số lượng. Trường hợp xí nghiệp in đã giao đủ số lượng cho hợp tác xã đóng sách rồi nhưng do nhà sách làm thiếu thì xí nghiệp in sẽ in lại những bản thiếu, mọi phí tổn do hợp tác xã đóng sách chịu trách nhiệm thanh toán.
b) Số lượng thừa, thiếu không được quá những tỷ lệ dưới đây:
Dưới |
1.000 |
bản |
|
|
2,0% |
= |
20 |
bản |
Từ |
1.001 |
đến |
5.000 |
bản |
1,0% |
= |
50 |
- |
- |
5.001 |
- |
10.000 |
- |
0,8% |
= |
80 |
- |
- |
10.001 |
- |
20.000 |
- |
0,7% |
= |
140 |
- |
- |
20.001 |
- |
30.000 |
- |
0,6% |
= |
180 |
- |
- |
30.001 |
- |
45.000 |
- |
0,5% |
= |
225 |
- |
- |
45.001 |
- |
65.000 |
- |
0,4% |
= |
260 |
- |
- |
65.001 |
- |
100.000 |
- |
0,3% |
= |
300 |
- |
- |
100.001 |
- |
200.000 |
- |
0,2% |
= |
400 |
- |
Nếu nhà xuất bản và cơ quan phát hành không nhận thì xí nghiệp in phải chịu mọi sự lãng phí đã xảy ra.
Điều 63. – Đối với xuất bản phẩm giao quá hạn quy định:
a) Nếu là những xuất bản phẩm không định kỳ, phải giao đủ số lượng trong vòng ba ngày sau thời gian quy định.
Nếu là những xuất bản phẩm định kỳ (tập san, tạp chí, chuyên san) trong vòng hai ngày phải giao đầy đủ số lượng sau thời gian quy định.
b) Quá thời hạn quy định trên, nhà xuất bản có quyền từ chối việc nhận các xuất bản phẩm, lưu ký hoặc định lại thời gian giao hàng, mọi phí tổn do xí nghiệp in chịu.
Tiết 21. Địa điểm và điều kiện giao nhận xuất bản phẩm.
Điều 69. – Thời gian kiểm nhận của cơ quan phát hành sách được quy định như sau:
- Từ 5.000 đến 10.000 bản : 1 ngày
- Từ 10.001 – 20.000 bản : 2 ngày
- Từ 20.001 bản trở lên: 3 ngày
Tiết 22. Quy định về trách nhiệm đối với xuất bản phẩm in hỏng, thiếu sau khi phát hành.
Trường hợp khách hàng gửi thẳng đến xí nghiệp in yêu cầu sửa chữa, xí nghiệp in sẽ sửa chữa và gửi trả lại cho khách hàng, phí tổn gửi do xí nghiệp in chịu.
IX. CHẾ ĐỘ THANH TOÁN
Tiết 23: Cách thanh toán
Điều 75. – Khi thanh toán, xí nghiệp in phải kèm theo các giấy tờ sau đây:
a) Một giấy giao hàng trong đó cơ quan phát hành sách hoặc cơ quan phát hành báo chí chứng nhận đã nhận đủ số lượng xuất bản phẩm.
b) Một bản hóa đơn.
c) Tờ biên bản về việc sửa chữa trong quá trình sản xuất do nhà xuất bản gây ra (nếu có).
Khi giao hàng xong, xí nghiệp in vẫn thi hành thủ tục thanh toán như đã nói ở điều 78.
Điều 81. – Trong những trường hợp sau đây, nhà xuất bản có thể thanh toán theo từng phần việc:
a) Theo đề nghị của nhà xuất bản, xí nghiệp in chuyển “bát chữ” sang một xí nghiệp in khác để in: xí nghiệp in đầu tiên được thanh toán công sắp chữ.
b) Chuyển bản chì đúc sang in ở xí nghiệp in khác: xí nghiệp in đầu tiên sẽ thanh toán công sắp chữ và đúc bản chì.
c) Đóng sách một nơi khác: xí nghiệp in sẽ thanh toán công sắp chữ, công in máy…còn đóng ở đâu, nơi đó trực tiếp thanh toán với nhà xuất bản.
d) Bản khắc gỗ, bản ảnh kẽm, đồng…do nhà xuất bản đặt làm sẽ do nhà nhà xuất bản thanh toán. Mục c, d điều 81 này áp dụng cho cả các hợp tác xã đóng sách và khắc.
Tiết 24: Nguyên tắc thanh toán.
Tiết 25: Sách đính chính
Các nhà xuất bản, các xí nghiệp in có nhiệm vụ chấp hành đầy đủ chỉ thị số 789-VH-CT ngày 27-6-1961 của Bộ Văn hóa về việc “nâng cao chất lượng xuất bản phẩm, chống đính chính” và bản “quy định tạm thời về chống đính chính” của Cục Xuất bản ban hành ngày 16 tháng 4 năm 1963 coi như được Bộ Văn hóa duyệt bằng quyết định này.
Tiết 26: Sách tái bản
Giá công in xuất bản phẩm nói trên, xí nghiệp in được tính theo công giá in bản chì.
Tiết 27. Sách xuất bản đột xuất và xuất bản nhất thời
Điều 94. – Mọi thủ tục đưa in và thanh toán đều phải thi hành theo quy định của bản điều lệ này.
Tiết 28: Vi phạm quy cách kỹ thuật và sai hỏng nội dung
Tiết 29. Vi phạm quy định thời hạn đưa bản thảo và giao, nhận xuất bản phẩm
- Từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 15 phải bồi thường mỗi ngày từ 0,1% đến 0,15% giá thành.
- Quá hạn 15 ngày, nhà xuất bản có quyền từ chối không nhận xuất bản phẩm (loại sách thường) hoặc có thể lưu ký.
a) Từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 15 cơ quan phát hành phải trả tiền lưu kho cho xí nghiệp in, mỗi ngày 0,05% giá thành của xuất bản phẩm đó.
b) Trên 15 ngày, xí nghiệp in không chịu trách nhiệm về phẩm chất của xuất bản phẩm đó, mọi sự thiệt hại, hư hỏng do cơ quan phát hành chịu trách nhiệm.
c) Quá thời hạn trên mà cơ quan phát hành vẫn chưa nhận hàng thì xí nghiệp in cứ làm hóa đơn thanh toán tiền công in với nhà xuất bản và thi hành thủ tục thanh toán tiền quy định ở các điều 74, và 75 bản điều lệ này