ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 406/QĐ-UBND
|
Lâm
Đồng, ngày 06 tháng 03 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM SOÁT VIÊN CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
DO NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ THUỘC TỈNH LÂM ĐỒNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số
35/2013/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế
hoạt động của Kiểm soát viên công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ
100% vốn điều lệ;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu
tư tại Tờ trình số 34/TT-KHĐT-KTN ngày 26/02/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động
của Kiểm soát viên công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều
lệ thuộc tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với
Sở Tài chính và các sở liên quan hướng dẫn, kiểm tra Kiểm soát viên các công ty
TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc tỉnh triển khai
thực hiện Quy chế này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
Trưởng Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh, Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động Thương
binh và Xã hội, Nội vụ, Giám đốc và Kiểm soát viên các Công ty TNHH một thành
viên thuộc tỉnh Lâm Đồng chịu trách nhiệm thi hành./.
Nơi nhận:
- CT, các PCT
UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- Lưu: VT, ĐMDN.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Yên
|
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM SOÁT VIÊN CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
DO NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ
(Ban hành kèm theo quyết định số 406/QĐ-UBND ngày 06 tháng 3 năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi, đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định chế độ hoạt động
của kiểm soát viên Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm
giữ 100% vốn thuộc tỉnh Lâm Đồng.
2. Đối tượng áp dụng quy chế này gồm
Kiểm soát viên và cá nhân liên quan đến hoạt động của Kiểm soát viên công ty
TNHH một thành viên thuộc tỉnh Lâm Đồng.
3. Kiểm soát viên công ty TNHH một
thành viên là cá nhân do chủ sở hữu (UBND tỉnh Lâm Đồng) bổ nhiệm, bổ nhiệm lại
để giúp chủ sở hữu kiểm soát việc tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu, việc quản
lý điều hành công việc kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên của Hội đồng
thành viên hoặc Chủ tịch kiêm Giám đốc công ty.
Chương II
QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG
CỦA KIỂM SOÁT VIÊN
Điều 2. Tiêu
chuẩn, điều kiện của kiểm soát viên
Kiểm soát viên phải có các tiêu chuẩn
và điều kiện theo khoản 1, 2, 3 điều 3 quy chế hoạt động của Kiểm soát viên ban
hành kèm theo quyết định số 35/2013/QĐ-TTg ngày 07/6/2013 của Thủ tướng Chính
phủ.
Điều 3. Chế độ
hoạt động của kiểm soát viên
1. Kiểm soát viên do Chủ tịch UBND tỉnh
bổ nhiệm, có nhiệm kỳ 03 năm và được xem xét bổ nhiệm lại nếu hoàn thành nhiệm
vụ và đáp ứng tiêu chuẩn nhiệm vụ của kiểm soát
viên. Số lượng kiểm soát viên được
bổ nhiệm từ một (01) đến ba (03)
kiểm soát viên tại công ty TNHH một thành viên.
2. Kiểm soát viên làm việc theo chế độ
chuyên trách hoặc không chuyên trách.
Điều 4. Nhiệm vụ,
quyền hạn, nghĩa vụ của Kiểm soát viên
1. Nhiệm vụ của Kiểm soát viên:
Kiểm soát viên thực hiện các nhiệm vụ
quy định tại điều 5 Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên ban hành kèm theo Quyết
định số 35/2013/QĐ-TTg ngày 07/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Quyền hạn của kiểm soát viên.
Kiểm soát viên có quyền hạn quy định tại
điều 6 Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên ban hành kèm theo Quyết định số
35/2013/QĐ-TTg ngày 07/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Nghĩa vụ của kiểm soát viên
Kiểm soát viên có nghĩa vụ quy định tại
điều 7 Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên ban hành kèm theo Quyết định số
35/2013/QĐ-TTg ngày 07/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
4. Trách nhiệm của kiểm soát viên.
Kiểm soát viên có trách nhiệm quy định
tại khoản 2 điều 9 Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên ban hành kèm theo Quyết
định số 35/2013/QĐ-TTg ngày 07/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 5. Quy trình
thẩm định các báo cáo của Công ty
1. Thẩm định
báo cáo tài chính
a) Nội dung thẩm định:
Kiểm soát viên yêu cầu Giám đốc Công ty
TNHH một thành viên gửi báo cáo tài chính quý, 6 tháng và cả năm, bao gồm các
báo cáo trong báo cáo tài chính theo nội dung quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/3/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp.
Sau khi nhận đủ hồ sơ, Kiểm soát viên
tiến hành kiểm tra các biểu mẫu và tính trung thực, hợp lý của số liệu báo cáo.
Trường hợp báo cáo không đầy đủ hoặc thuyết minh số liệu không rõ ràng, Kiểm
soát viên đề nghị Giám đốc doanh nghiệp bổ sung hoặc giải trình.
Sau khi hoàn thành công tác thẩm định,
Kiểm soát viên báo cáo kết quả thẩm định và nêu các kiến nghị xử lý (nếu có).
b) Thời gian thực hiện
Chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được báo cáo của Công ty, Kiểm soát viên phải có văn bản thẩm định
báo cáo tài chính.
Báo cáo thẩm định gửi UBND tỉnh và
các sở, ngành: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động Thương binh và Xã hội, Nội
vụ, Ban Đổi mới và Phát triển
doanh nghiệp tỉnh; đồng thời gửi cho Công ty nơi Kiểm soát viên thực hiện thẩm định báo cáo.
2. Thẩm định báo cáo tình hình kinh
doanh
a) Nội dung thẩm định:
Thẩm định các báo cáo tình hình kinh
doanh theo quý, 6 tháng và cả năm của công ty về:
- Sự tuân thủ các quy định của pháp
luật hiện hành và Điều lệ của Công ty về đầu tư, kinh doanh của công ty như: mục
tiêu kinh doanh, ngành nghề kinh doanh so sánh với chiến lược, kế hoạch kinh
doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm, hàng năm của công ty;
- Kiểm tra các chỉ tiêu về việc bảo
toàn và phát triển vốn của công ty; việc thực hiện các dự án đầu tư, hợp đồng
mua, bán, vay, cho vay và các hợp đồng khác của công ty; doanh thu, thu nhập
khác, các khoản nộp ngân sách;
- Nhận định những rủi ro tiềm ẩn để
có biện pháp hạn chế rủi ro;
- Các kiến nghị với Giám đốc và UBND tỉnh Lâm Đồng.
b) Thời gian thực hiện
Chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được báo cáo của Công ty, Kiểm soát viên phải có văn bản thẩm định
báo cáo tình hình kinh doanh.
Báo cáo thẩm định gửi UBND tỉnh và
các sở, ngành: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động Thương binh và Xã hội, Nội
vụ, Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh; đồng thời gửi cho Công ty nơi
Kiểm soát viên thực hiện thẩm định báo cáo.
3. Thẩm định việc thực hiện chế độ tiền
lương, tiền thưởng
a) Nội dung thẩm định:
Kiểm tra việc quản lý lao động, tiền
lương, tiền thưởng đối với người lao động, viên chức quản lý và các báo cáo của
công ty theo quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và của UBND tỉnh.
b) Thời gian thực hiện
Chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được báo cáo của Công ty, Kiểm soát viên phải có văn bản thẩm định
báo cáo tình hình quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng và thù lao.
Báo cáo thẩm định gửi UBND tỉnh và
các sở, ngành: Tài chính, Kế hoạch và Đầu
tư, Lao động Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Ban Đổi mới và Phát triển doanh
nghiệp tỉnh; đồng thời gửi cho Công ty nơi Kiểm soát viên thực hiện thẩm định báo cáo.
Điều 6. Tiền
lương, thù lao và lợi ích của khác của Kiểm soát viên
1. Tiền lương, thù lao
Kiểm soát viên chuyên trách hoặc
không chuyên trách được hưởng mức tiền lương hoặc thù lao theo quy định hiện
hành.
2. Quản lý và chi trả tiền lương, thù
lao
- Hàng tháng các Kiểm soát viên được
công ty tạm ứng trực tiếp bằng 80% tiền lương đối với kiểm soát viên chuyên
trách hoặc thù lao đối với Kiểm soát viên không chuyên trách, phần còn lại công
ty nộp vào quỹ tiền lương, thù lao chung của Kiểm soát viên do Sở Tài chính quản
lý.
- Sau khi kết thúc năm kế hoạch, UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt báo cáo đánh giá mức
độ hoàn thành nhiệm vụ của các Kiểm soát viên tại công ty, Sở Tài chính tiến hành
chi trả số tiền lương, tiền phụ cấp, tiền thưởng còn lại từ quỹ tiền lương, thù
lao chung của Kiểm soát viên.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Trách nhiệm
của Kiểm soát viên
Căn cứ Quy chế hoạt động này, Kiểm
soát viên công ty TNHH một thành viên thuộc tỉnh Lâm Đồng có trách nhiệm xây dựng
chương trình công tác năm (có chia ra quý, 6 tháng) trình UBND tỉnh phê duyệt
trong quý I hằng năm để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định.
Điều 8. Trách nhiệm
của các sở, ngành:
1. Sở Tài chính chịu trách nhiệm theo
dõi, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ của Kiểm soát viên và chủ trì, phối hợp
với sở, ngành liên quan tham mưu, đề xuất UBND
tỉnh xử lý các nội dung báo cáo thẩm tra của Kiểm soát viên về:
- Việc góp, nắm giữ, tăng, giảm vốn của
công ty vào công ty khác;
- Việc tăng vốn điều lệ; chuyển nhượng
một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ
chức, cá nhân khác;
- Việc bảo toàn và phát triển vốn của
công ty;
- Việc thực hiện chế độ tài chính,
phân phối thu nhập, trích lập và sử dụng các Quỹ của công ty theo quy định của
pháp luật;
- Kiểm
tra báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá
công tác quản lý và các báo cáo khác;
- Tiếp nhận, quản lý tiền lương, thù
lao, tiền thưởng của Kiểm soát viên;
- Chủ trì, phối hợp với các ngành có
liên quan đánh giá mức hoàn thành nhiệm vụ của kiểm
soát viên hàng năm;
- Thực hiện việc chi trả tiền lương,
thù lao, tiền thưởng cho các Kiểm soát viên hàng năm sau khi báo cáo đánh giá mức
độ hoàn thành nhiệm vụ của Kiểm soát viên
được UBND tỉnh phê duyệt;
2. Sở Kế
hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm theo dõi, đánh giá việc thực hiện các
nhiệm vụ của Kiểm soát viên và chủ trì, phối hợp
với sở, ngành liên quan tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xử lý các nội dung báo cáo
thẩm tra của Kiểm soát viên về:
- Việc triển khai thực hiện Điều lệ của
công ty;
- Việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ
và ngành, nghề kinh doanh; chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch
đầu tư phát triển 5 năm, hằng năm của công ty.
- Việc chấp hành chế độ báo cáo của
Kiểm soát viên công ty.
3. Sở Lao động Thương binh và Xã hội
chịu trách nhiệm theo dõi, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ của Kiểm soát về
báo cáo thẩm định chế độ tiền lương, tiền thưởng tại công ty và chủ trì, phối hợp
với sở, ngành liên quan tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xử lý về quản lý lao động,
tiền lương, tiền thưởng và thù lao của công ty theo quy định của Chính phủ và
các Bộ ngành Trung ương.
4. Sở Nội vụ chịu trách nhiệm theo
dõi tình hình bổ nhiệm và bổ nhiệm lại, miễn nhiệm các Kiểm soát viên, chủ trì
công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với Kiểm soát viên.
5. Ban Đổi mới và Phát triển doanh
nghiệp tỉnh chịu trách nhiệm tổng hợp các ý kiến tham mưu, đề xuất của sở,
ngành và Kiểm soát viên, trình UBND tỉnh
xem xét, quyết định./.