Quyết định 4019/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án thực hiện Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn (2018-2020)

Số hiệu 4019/QĐ-UBND
Ngày ban hành 06/08/2018
Ngày có hiệu lực 06/08/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Ngô Văn Quý
Lĩnh vực Giáo dục,Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
T
HÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4019/QĐ-UBND

Nội, ngày 06 tháng 08 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỮA HỌC ĐƯỜNG CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG GÓP PHẦN NÂNG CAO TẦM VỚI TRẺ EM MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN (2018- 2020)

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 06/2018/NQ-HĐND ngày 05/7/2018 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định cơ chế hỗ trợ, đóng góp thực hiện Đề án Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn (2018-2020);

Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 3066/TTr-SGDĐT ngày 24/7/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án thực hiện Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn (2018 - 2020) (Sau đây gọi tắt là Đề án).

Điều 2. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, đoàn thể, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện Đề án; định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố tình hình và kết quả thực hiện.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đơn vị và tổ chức, cá nhân liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Y tế;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Chủ tịch, các PCT UBND Thành phố;
- Các Ban HĐND Thành phố;
- UBMTTQ và các đoàn thể Thành phố;
- Cơ quan Báo, Đài thuộc Thành phố;
- VPUB: PCVP Đ.H.Giang, T.V.Dũng;
KGVX, KT, TKBT, TH, TTTHCB;
- Lưu: VT, KGVXchien.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Ngô Văn Quý

 

ĐỀ ÁN

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỮA HỌC ĐƯỜNG CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG GÓP PHẦN NÂNG CAO TẦM VÓC TRẺ EM MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 409/QĐ-UBND ngày 06/8/2018 của UBND Thành phố)

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu của Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020.

Nâng cao nhận thức của cộng đồng, cha, mẹ, người chăm sóc về tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sự phát triển toàn diện về tầm vóc, thể lực và trí tuệ của trẻ em, đặc biệt là bữa ăn học đường và sử dụng các sản phẩm sữa phù hợp theo nhóm tuổi.

Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mẫu giáo và tiểu học thông qua hoạt động cho trẻ em uống sữa hàng ngày nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em thành phố Hà Nội, góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai.

2. Mc tiêu cthể đến năm 2020

- 100% bố, mẹ, người chăm sóc trẻ của những trẻ tham gia uống sữa được truyền thông, tư vấn về dinh dưỡng.

- Trên 90% trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học trên toàn Thành phố được uống sữa theo Đề án Chương trình Sữa học đường.

- Đáp ứng nhu cầu năng lượng của trẻ mẫu giáo và tiểu học đạt 95%.

- Tỷ lệ protein động vật/protein tổng số của khẩu phần trẻ em mẫu giáo và tiểu học đạt trên 40%.

- Đáp ứng nhu cầu sắt, canxi và vitamin D của trẻ em mẫu giáo và tiểu học thêm 30%.

- Góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng/tuổi) ở trẻ em mẫu giáo và tiểu học xuống dưới 5,5%.

[...]