Kế hoạch 196/KH-UBND năm 2018 triển khai Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020 tỉnh Đắk Nông

Số hiệu 196/KH-UBND
Ngày ban hành 02/05/2018
Ngày có hiệu lực 02/05/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Nông
Người ký Tôn Thị Ngọc Hạnh
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 196/KH-UBND

Đắk Nông, ngày 02 tháng 5 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH SỮA HỌC ĐƯỜNG CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG GÓP PHẦN NÂNG CAO TẦM VÓC TRẺ EM MẪU GIÁO VÀ TIỂU HỌC ĐẾN NĂM 2020 TỈNH ĐẮK NÔNG

Căn cứ Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020 tỉnh Đắk Nông như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Năm học 2017- 2018, trên địa bàn toàn tỉnh Đắk Nông có 396 cơ sở giáo dục (tăng 14 cơ sở giáo dục so cùng kỳ năm học trước). Tổng số học sinh là 166.640 học sinh (tăng 5.944 học sinh so cùng kỳ năm học trước).

Trong đó:

- Giáo dục mầm non: Có 121 trường, gồm 94 trường công lập, 27 trường ngoài công lập. Tổng số trẻ là 38.037 trẻ.

- Cấp tiểu học: Có 148 trường, gồm 147 trường công lập, 01 trường ngoài công lập. Tổng số học sinh là 68.451 học sinh. Trong đó khối 1, khối 2 là 27.978 học sinh.

Trong những năm qua, công tác phòng, chống suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em trên địa bàn tỉnh Đk Nông đã đạt được những kết quả nht định. Tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân giảm từ 36,6% (năm 2004) xuống 21,9% (năm 2015); thể thấp còi giảm từ 45,4% (năm 2004) xuống 33,0% (năm 2015). Tuy nhiên, tỷ lệ này còn rất cao so với cả nước và chưa đạt so với mục tiêu của Kế hoạch hành động giai đoạn 2012-2015 của tỉnh Đắk Nông thực hiện Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (đến năm 2015, tỷ lệ SDD thể nhẹ cân giảm còn 20%, thể thấp còi 30,8%).

Như vậy, tình hình thiếu vi chất dinh dưỡng của trẻ em vẫn còn ở mức cao và cần sớm được quan tâm cải thiện.

Giai đoạn học đường là giai đoạn quyết định sự phát triển tối đa các tiềm năng di truyền liên quan đến tầm vóc, thể lực và trí tuệ, là giai đoạn trẻ tích lũy chất dinh dưỡng cần thiết chuẩn bị cho giai đoạn dậy thì tiếp theo, đây là giai đoạn có sự biến đổi nhanh cả về thể chất và tâm lý, nhưng cũng là giai đoạn rất dễ bị SDD ảnh hưởng đến tầm vóc sau này.

Sữa rất cần thiết cho trẻ vì trong sữa cung cấp dồi dào chất đạm, can xi và vitamin D giúp cho xương phát triển, giúp trẻ tăng sức đề kháng, tăng chiều cao và trí nhớ.

Xét thấy sữa là nguồn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện, đặt nền tảng cho việc học tập của trẻ ở cấp học tiếp theo. Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng nhằm hướng tới phát triển toàn diện về tầm vóc, thể chất, trí tuệ của người Việt Nam và nâng cao chất lượng cuộc sống; trẻ em sẽ không phát triển trí tuệ toàn diện nếu không được cung cấp thực phẩm dinh dưỡng hợp lý. Vì vậy, đầu tư cho trẻ em hôm nay để có một thế hệ tương lai phát triển mạnh về thể chất và trí tuệ đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đắk Nông là một trong những tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn nhất của cả nước, tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 11,7%. Việc triển khai Chương trình sữa học đường không thể thực hiện đại trà ngay từ đầu mà cần thực hiện thí điểm, rút kinh nghiệm, sau đó nhân rộng trên địa bàn. Chương trình cần có sự quan tâm đặc biệt của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự chung tay góp sức của cả cộng đồng.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em lớp mẫu giáo và trường tiểu học thông qua hoạt động cho trẻ uống sữa hàng ngày nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, trí lực, thể lực của trẻ em tỉnh Đắk Nông.

2. Mc tiêu cthể

Đến năm 2020:

- 70% số học sinh mẫu giáo và tiểu học trên địa bàn tỉnh (bao gồm cả trường công lập và ngoài công lập) được uống sữa theo chương trình sữa học đường.

- 90% phụ huynh học sinh mẫu giáo và tiểu học ở thị xã, thị trấn và 60% phụ huynh học sinh mẫu giáo và tiểu học ở vùng nông thôn tham gia uống sữa và được truyền thông, giáo dục và tư vấn về dinh dưỡng.

- 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế học đường, cộng tác viên chương trình được tham gia các lớp tập huấn về kỹ năng thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em trong trường học.

- 100% các trường thực hiện tốt công tác quản lý và tổ chức cho trẻ ung sữa tại trường, có cách thức vận hành, ghi chép sổ sách, lưu mẫu sữa theo quy định về an toàn thực phẩm.

- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thnhẹ cân ở trẻ mẫu giáo và tiểu học trung bình 0,6%/năm. Tỷ lệ thể thấp còi giảm trung bình 0,7%/năm.

- Chiều cao trung bình của trẻ tuổi nhập học (6 tuổi) tăng từ 1,5 cm - 2cm so với năm 2010.

3. Đối tượng, kinh phí thực hiện

3.1. Đối tượng

- Đối tượng thụ hưởng: Học sinh các trường mầm non, tiểu học công lập và ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

[...]