Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 1823/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mầm non đến năm 2020 do tỉnh Bình Dương ban hành

Số hiệu 1823/KH-UBND
Ngày ban hành 03/05/2018
Ngày có hiệu lực 03/05/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Đặng Minh Hưng
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1823/KH-UBND

Bình Dương, ngày 03 tháng 5 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỮA HỌC ĐƯỜNG CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG GÓP PHẦN NÂNG CAO TẦM VÓC TRẺ EM MẦM NON ĐẾN NĂM 2020

Phần I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030;

- Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 22/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020;

- Công văn số 7125/BYT-BM-TE ngày 28/9/2016 của Bộ Y tế về việc triển khai thực hiện Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020;

- Quyết định 5450/QĐ-BYT ngày 28/9/2016 của Bộ Y tế về việc Quy định tạm thời đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo đến năm 2020;

- Thực hiện Nghị quyết 29/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về “Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 05 năm 2016-2020 của tỉnh Bình Dương; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020, cụ thể như sau:

II. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Tầm quan trọng của sữa đối với sự phát triển của trẻ

- Tuổi mầm non là giai đoạn quyết định sự phát triển tối đa các tiềm năng di truyền liên quan đến tầm vóc, thể lực và trí tuệ. Đây là giai đoạn trẻ tích lũy chất dinh dưỡng cần thiết chuẩn bị cho giai đoạn dậy thì tiếp theo, là giai đoạn có sự biến đổi nhanh cả về thể chất và tâm lý, nhưng cũng là giai đoạn rất dễ bị tn thương khi bị thiếu hụt về dinh dưỡng. Đặc biệt trong giai đoạn những năm đầu tiên của cuộc đời, sự phát triển về trí tuệ và khả năng học tập của một con người được hình thành và phát triển hơn 50%, khoảng 30% tiếp theo được phát triển cho đến khi trẻ 8 tuổi, từ đó trí tuệ con người sẽ tiếp tục phát triển trong quá trình học tập và làm việc trong những năm tiếp theo.

- Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ ở mỗi giai đoạn khác nhau, vì vậy thức ăn dành cho trẻ cũng phải phù hợp theo từng giai đoạn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển một cách toàn diện cho trẻ. Trẻ dưới 6 tuổi ngoài chế độ ăn đa dạng các chất như: chất đạm, chất béo, bột đường, vitamin... thì việc bổ sung thêm sữa mỗi ngày là rất cần thiết có vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao của trẻ (Theo Viện Dinh dưỡng, nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho trẻ 3-6 tuổi là 400 - 600 ml sữa mỗi ngày).

- Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng nhằm hướng tới phát triển toàn diện về tầm vóc, thể chất, trí tuệ của người Việt Nam và nâng cao chất lượng cuộc sống; trẻ em sẽ không phát triển trí tuệ toàn diện nếu không được cung cấp thực phẩm dinh dưỡng hợp lý. Sữa là nguồn dinh dưỡng cung cấp các vitamin, khoáng chất và nguồn đạm có giá trị sinh học cao chứa đủ các acid amin thiết yếu có vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao của trẻ. Sữa cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện, đặt nn tảng cho việc học tập của trẻ ở các cấp học tiếp theo. Vì vậy, đầu tư cho trẻ hôm nay đcó một thế hệ tương lai phát triển mạnh về thể chất và trí tuệ đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là việc làm vô cùng cần thiết.

- Trẻ dưới 6 tuổi trong các cơ sở giáo dục mầm non được chăm lo phát triển thể lực, tham gia các hoạt động văn hóa thể thao, giải trí lành mạnh giúp trẻ phát triển hài hòa về thể lực - trí lực, cải thiện tầm vóc để đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

- Thực hiện Chương trình Sữa học đường giúp cải thiện chế độ dinh dưỡng nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em; nâng cao thlực, tm vóc trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam, hướng tới cải thiện chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam. Bên cạnh đó, giảm gánh nặng về chi phí y tế và chi phí xã hội bởi các bệnh phát sinh do suy dinh dưỡng, tăng gắn kết học sinh với nhà trường...

Tóm lại, việc thực hiện Chương trình Sữa học đường chính là thực hiện Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em, phù hợp với ưu tiên toàn cu của UNICEF: Chăm sóc trẻ thơ vì sự sống còn, tăng trưởng và phát triển...Chương trình Sữa học đường là bước cụ thể hóa việc thực hiện chiến lược và mục tiêu Quốc gia về dinh dưỡng trẻ em.

2. Thực trạng dinh dưỡng của trẻ mầm non trên địa bàn tỉnh

- Trên địa bàn tỉnh có 857 cơ sở giáo dục mầm non, trong đó có 122 trường công lập, 219 trường ngoài công lập và 516 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.

- Tổng số trẻ mầm non: khoảng 120.500 trong đó số trẻ con thương binh, con liệt sỹ, con của người có công với cách mạng và trẻ thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo của tỉnh, trẻ mầm non không có nguồn nuôi dưỡng theo quy định khoảng: 6.485 trẻ.

- Tình trạng dinh dưỡng trẻ mầm non:

+ Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: 5,1%

+ Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi: 5,4%

+ Tỷ lệ trẻ thừa cân: 7,6%

+ Tỷ lệ trẻ béo phì: 5,8%

[...]