Quyết định 386/QĐ-BXD năm 2011 về phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu dân cư, khu công nghiệp lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
Số hiệu | 386/QĐ-BXD |
Ngày ban hành | 20/04/2011 |
Ngày có hiệu lực | 20/04/2011 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Xây dựng |
Người ký | Cao Lại Quang |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
BỘ
XÂY DỰNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 386/QĐ-BXD |
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2011 |
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Căn cứ Nghị định
số 17/2008/NĐ-CP ngày 04/2/2008 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ văn bản số 1900/TTg-CN ngày 29/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ủy
quyền phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch và dự toán chi phí lập đồ án quy hoạch;
Căn cứ văn bản số 5181/VPCP-KGVX ngày 26 tháng 7 năm 2010 của Văn phòng Chính
phủ giao nhiệm vụ cho Bộ Xây dựng nghiên cứu, xây dựng Quy hoạch hệ thống thoát
nước và xử lý nước thải khu vực dân cư, khu công nghiệp các lưu vực sông;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu dân cư, khu công nghiệp lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2030 với những nội dung chính như sau :
- Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ diện tích lưu vực sông sông Nhuệ - sông Đáy (khoảng 7.665 km2) thuộc ranh giới hành chính của 5 tỉnh/thành phố: Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình.
- Phạm vi lập quy hoạch:
+ Đối với khu vực đô thị và khu công nghiệp: Quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải.
+ Đối với khu dân cư tập trung nông thôn: Định hướng về thoát nước và xử lý nước thải.
- Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; Quy hoạch sử dụng đất; Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 57/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008; Định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1930/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ; các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan.
- Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải cho các khu dân cư và các khu công nghiệp, lựa chọn cấu trúc mạng ống thoát nước cũng như công nghệ xử lý phù hợp nhằm góp phần cải thiện điều kiện vệ sinh, bảo vệ môi trường, đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, thích ứng và giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu.
- Đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường quản lý nhà nước và ứng dụng khoa học công nghệ phù hợp nhằm triển khai các giải pháp xử lý ô nhiễm, phòng chống úng ngập có hiệu quả; phát huy nội lực kết hợp với mở rộng hợp tác quốc tế để bảo vệ tốt môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy.
- Cụ thể hóa Đề án tổng thể bảo vệ môi trường môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 57/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008.
- Đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về hoạt động thoát nước và xử lý nước thải.
- Làm cơ sở cho việc lập và triển khai các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trong lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy.
4. Nội dung nghiên cứu quy hoạch.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài “Điều tra khảo sát quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải các tỉnh, thành phố lưu vực sông Nhuệ - Đáy”, nội dung nghiên cứu quy hoạch bao gồm:
- Điều tra, khảo sát, bổ sung thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và dự báo phát triển của các khu vực dân cư, khu công nghiệp trong các tỉnh thuộc lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy.
- Cập nhật hiện trạng thoát nước và xử lý nước thải (nước mưa, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải y tế, nước thải làng nghề); nguồn tiếp nhận và khả năng tiêu thoát nước; tình hình ô nhiễm môi trường và ngập úng.
- Rà soát, tổng hợp các quy hoạch thoát nước, các dự án đầu tư xây dựng thoát nước đã, đang và sẽ triển khai trên địa bàn các tỉnh lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy.
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chỉ tiêu, kinh tế và kỹ thuật của hệ thống thoát nước và xử lý nước thải.
- Rà soát lưu vực thoát nước, nguồn tiếp nhận, điểm xả nước thải; yêu cầu chất lượng nước xả thải và khả năng nguồn tiếp nhận.
- Dự báo tổng lượng nước thải theo từng giai đoạn quy hoạch (đến năm 2020 và năm 2030) cho toàn vùng.
- Nghiên cứu, bổ sung vị trí, quy mô, phạm vi phục vụ của các trạm xử lý nước thải, xác định hướng tuyến thoát nước chính.