Quyết định 37/2005/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Bình đến năm 2010

Số hiệu 37/2005/QĐ-UBND
Ngày ban hành 28/07/2005
Ngày có hiệu lực 28/07/2005
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Phan Lâm Phương
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 37/2005/QĐ-UBND

Đồng Hới, ngày 28 tháng 7 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V: PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2010

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

- Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

- Căn cứ Quyết định số 13/2004/QĐ-TTg ngày 16/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến 2010;

- Xét đề nghị của Sở Thủy sản tại Công văn số 199/TS, ngày 15/7/2005,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Phê duyệt và ban hành kèm theo Quyết định này “Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Bình đến năm 2010”.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Thủy sản, Chủ tịch UBND các huyện và thành phố Đồng Hới, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành liên quan căn cứ quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lưu VPUB, NN, VX, PPLT, NC.

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phan Lâm Phương

 

CHƯƠNG TRÌNH

BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 37/2005/QDD-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2005 của UBND tỉnh)

Quảng Bình là tỉnh ven biển Bắc Trung bộ, vùng biển là cửa ngõ Vịnh Bắc Bộ nên nguồn lợi hải sản đa dạng và phong phú về giống loài, có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao và giá trị xuất khẩu. Vùng nội địa, diện tích sông ngòi, hồ chứa khá lớn do vậy nguồn lợi thủy sản nước ngọt, lợ cũng đa dạng với nhiều loài cá, tôm có giá trị kinh tế. Do biết phát huy lợi thế nên từ năm 1990 đến nay ngành thủy sản đã có bước tăng trưởng khá (bình quân 8% năm) góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Do đó, việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản là công việc quan trọng và tất yếu phải tiến hành, nhằm phục hồi và tái tạo nhanh nguồn lợi thủy sản để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; đồng thời phù hợp với Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản của Chính phủ cũng như các nhiệm vụ của Bộ Thuỷ sản đã đề ra.

Phần thứ nhất

TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG NGUỒN LỢI VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN TỈNH QUẢNG BÌNH

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI

1. Điều kiện tự nhiên

1.1 Vị trí địa lý

Quảng Bình có diện tích tự nhiên 8.052 km2, trong đó vùng núi và đồi trung du 6.863,7 km2; đồng bằng 866,9 km2; ven biển 321,4 km2. Tọa độ địa lý 17008' ¸ 18006' vĩ độ bắc; 105037' ¸ 106033' kinh độ đông. Phía bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía nam giáp Quảng Trị, phía tây giáp nước CHDCND Lào, phía đông là Biển Đông với chiều dài bờ biển 116,04 km.

Diện tích vùng biển của tỉnh trên 20.000 km2 gấp hơn 2,5 lần diện tích đất liền, có 5 cửa sông chính đổ ra biển, trong đó có hai cửa sông lớn đó là cửa Gianh và cửa Nhật Lệ thuận lợi cho tàu thuyền ra vào đánh bắt hải sản.

Vùng biển của tỉnh còn có 5 hòn đảo nhỏ là: Hòn La, Hòn Gió, Hòn Nồm, Hòn Cỏ, Hòn Vũng Chùa, phía nam giáp đảo Cồn cỏ - Quảng Trị vừa góp phần hình thành các ngư trường tốt, vừa tạo điều kiện làm nơi tập kết, trú đậu tàu thuyền, là điều kiện thuận lợi cho phát triển nghề cá trong tương lai.

1.2 Đặc điểm khí hậu thủy văn

Quảng Bình chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 và gió mùa Tây Nam khô nóng từ tháng 4 đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình hàng năm 23,5oC, cao nhất 410C, thấp nhất 80C. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.000 ¸ 2.200 mm, mưa bắt đầu vào cuối tháng 8 và tập trung chủ yếu vào các tháng 9, 10, 11, chiếm 65 ¸ 70% lượng mưa cả năm.

Biển Quảng Bình thuộc chế độ bán nhật triều không đều. Có dòng hải lưu nóng vào mùa hè và dòng hải lưu lạnh về mùa đông. Do sự hội tụ và phân kỳ của các dòng hải lưu khi chảy vào vịnh Bắc Bộ và vòng qua các đảo thuộc vịnh Bắc Bộ, cùng với nước từ các sông đổ ra biển đã hình thành các vùng nước hội tụ, phân kỳ và vùng nước trồi tạo nên sự xáo trộn động, thực vật phù du ven biển phát triển là nguồn thức ăn dồi dào cho cá tôm.

[...]