Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 3689/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Số hiệu 3689/QĐ-UBND
Ngày ban hành 07/12/2012
Ngày có hiệu lực 07/12/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Trần Minh Kỳ
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
HÀ TĨNH

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 3689/QĐ-UBND

Hà Tĩnh, ngày 07 tháng 12 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội; Luật Sửa đổi, bổ sung một sđiều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bn số 38/2009/QH12 ngày 19/06/2009 của Quốc hội;

Căn cứ Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ về Quản lý vật liệu xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020; Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020;

Xét đề nghị của SXây dựng tại Tờ trình số 604/TTr-SXD ngày 26/9/2012 về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” (kèm theo Công văn s529/QH-VLXD ngày 22/10/2012 của Viện Vật liệu xây dựng báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến góp ý dự án Quy hoạch Vật liệu xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, (có phụ lục và Dự án Quy hoạch kèm theo) bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm phát triển

- Phát triển sản xuất VLXD phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch các ngành của tỉnh và Quy hoạch tổng thể phát triển VLXD ở Việt Nam đến năm 2020. Phát triển bền vững, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên, gìn gicác di tích lịch sử, văn hóa, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và góp phần bo vệ an ninh quốc phòng.

- Phát triển đa dạng các chủng loại VLXD nhằm đáp ứng cơ bản nhu cu xây dựng trong tỉnh. Tập trung phát triển sản xuất một số chủng loại VLXD mà địa phươnglợi thế như đá xây dựng, cát xây dựng, gạch không nung, ngói nung, bê tông. Chú trọng phát triển các loại vật liệu mới có chất lượng và giá trị kinh tế cao.

- Đầu tư các cơ sở sản xuất với quy mô công sut vừa và lớn, công nghệ tiên tiến, hiện đại, tiêu tốn năng lượng thấp, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, từng bước loại bỏ các cơ sở sản xuất có công nghệ lạc hậu, quy mô nhỏ gây ô nhiễm môi trường.

- Phân bố các cơ sở sản xuất cần gắn với nguồn nguyên liệu thiên nhiên, điều kiện giao thông vận tải thuận lợi, ưu tiên đầu tư các cơ sở bố trí trong các khu, cụm công nghiệp; phân bố rộng khắp trên địa bàn tnh.

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất. Tchức sắp xếp lại lực lượng sản xuất thcông, tập trung thành các cơ sở có quy mô công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở chuyn đi công nghệ, đầu tư thiết bị tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

2. Mục tiêu

- Phát triển sản xuất VLXD tỉnh Hà Tĩnh nhằm: Khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của tnh về nguồn tài nguyên khoáng sản làm VLXD và nguồn lao động tại chỗ. Đi mới công nghệ, đưa công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất VLXD để nâng cao chất lượng và sản lượng các loại VLXD thoả mãn nhu cu VLXD ngày càng tăng trên thị trường trong tnh và cung cấp một số loại VLXD ra ngoài tỉnh.

- Gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần tăng nguồn thu ngân sách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, luôn giữ được vị trí quan trọng của ngành sản xuất VLXD trong nền kinh tế của tỉnh.

- Thu hút một lực lượng lao động lớn, lạo việc làm, tăng thu nhp cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, thu hẹp khoảng cách so với các tỉnh lân cận.

3. Phương án quy hoạch đến năm 2020

3.1. Vật liệu xây

- Phương hướng phát triển:

+ Hạn chế phát triển sản xuất gạch nung nhằm bảo vệ nguồn đất nông nghiệp, giữ gìn cảnh quan môi trường. Đến năm 2013 xóa bỏ hoàn toàn gạch th công,

+ Đtận dụng tiềm năng về nguồn đá mạt thải, nguồn tro xí thải tại nhà máy nhiệt điện, cát sông.., ưu tiên phát triển vật liệu xây dựng không nung với công nghệ tiên tiến, sản phm đa dạng để thay thế một phần gạch nung, đáp ứng nhu cu xây dựng.

+ Khai thác đất làm gạch phải tuân theo Luật Khoáng sản. Nguồn nguyên liệu chủ yếu là đất bãi bồi ven sông, đất đồi, đất hạ cốt ruộng. Không cấp mỏ đất ruộng làm gạch để tránh nh hưởng đến đất canh tác nông nghiệp.

- Phương án cụ th: Giai đoạn đến năm 2015, đầu tư đcác cơ sở gạch tuy nen hiện có phát huy công suất thiết kế đạt 451 triệu viên/năm. Di dời 2 cơ sở gạch Tuynen tại thxã Hồng Lĩnh ra khỏi địa bàn thị xã. Giai đoạn 2016 - 2020 đầu tư 5 dây chuyền gạch không nung, sản xuất cơ giới hóa và tự động hóa.

3.2. Vật liệu lợp

- Ngói nung: Dành những khu vực sét tốt để sản xuất ngói nung và tiếp tục đầu tư sản xuất ngói nung tại các nhà máy gạch tuy nen và đầu tư 01 cơ ssản xuất ngói nung cao cấp.

[...]