Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 3689/QĐ-BYT năm 2021 về "Hướng dẫn giám sát và kiểm soát một số véc tơ và chuột truyền bệnh tại cửa khẩu" do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 3689/QĐ-BYT
Ngày ban hành 03/08/2021
Ngày có hiệu lực 03/08/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Đỗ Xuân Tuyên
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3689/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 03 tháng 08 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH “HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT VÀ KIỂM SOÁT MỘT SỐ VÉC TƠ VÀ CHUỘT TRUYỀN BỆNH TẠI CỬA KHẨU”

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn giám sát và kiểm soát một số véc tơ và chuột truyền bệnh tại cửa khẩu”.

Điều 2. “Hướng dẫn giám sát và kiểm soát một số véc tơ và chuột truyền bệnh tại cửa khẩu” là tài liệu hướng dẫn kỹ thuật được áp dụng tại các cửa khẩu trên toàn quốc.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng thuộc Bộ Y tế; Viện trưởng các viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur, Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế; Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Đ/c Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các đồng chí Thứ trưởng;
- Cổng TTĐT Bộ Y tế;
- Lưu: VT, DP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Xuân Tuyên

 

HƯỚNG DN

GIÁM SÁT VÀ KIỂM SOÁT MỘT SỐ VÉC TƠ VÀ CHUỘT TRUYỀN BỆNH TẠI CỬA KHẨU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3689/QĐ-BYT ngày 03 tháng 08 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tổng quan về các bệnh do véc tơ truyền

Các bệnh do véc tơ truyền (bao gồm: sốt rét, sốt xuất huyết, Chikungunya, Zika, sốt vàng,...) đã được ghi nhận ở trên 100 quốc gia trên thế giới với hơn 60% dân số toàn cầu trong vùng nguy cơ và hơn 500 triệu trường hợp mắc mỗi năm. Bệnh dịch hạch lưu hành trên chuột và lây sang người qua bọ chét vẫn được ghi nhận rải rác tại một số quốc gia. Từ năm 2010 đến 2015, trên thế giới đã ghi nhận 3.248 trường hợp mắc, trong đó có 584 trường hợp tử vong.

Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên rất thuận lợi cho sự phát triển các loại côn trùng và vật chủ trung gian truyền bệnh bao gồm cả các loại muỗi, bọ chét, chuột, ..., đồng thời cũng là quốc gia có lưu hành một số bệnh do véc tơ truyền như: sốt rét, sốt xuất huyết, Chikungunya, Rickesia, sốt mò, ... và đã từng lưu hành bệnh dịch hạch. Do đó nguy cơ lây lan mầm bệnh ra cộng đồng thông qua các véc tơ truyền khi có dịch bệnh xâm nhập là rất lớn.

Trong bối cảnh giao lưu toàn cầu, các phương tiện vận tải đóng vai trò quan trọng trong việc phát tán các chứa và mầm bệnh do véc tơ truyền. Do đó, việc ngăn ngừa sự lây lan các mầm bệnh do véc tơ truyền ngay tại các cửa khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế sự lây lan bệnh trên phạm vi toàn cầu.

Theo quy định của Điều lệ Y tế quốc tế (2005), các quốc gia thành viên phải đảm bảo điều kiện vệ sinh và không có nguồn lây nhiễm tại khu vực cửa khẩu, xây dựng các chương trình kiểm soát véc tơ, kiểm soát việc vận chuyn làm lây lan tác nhân bệnh truyền nhiễm có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

2. Phạm vi áp dụng

Việc giám sát và kiểm soát một số véc tơ, chuột truyền bệnh trong tài liệu này được áp dụng đối với muỗi (Aedes, Culex và Anopheles), bọ chét và chuột trong phạm vi khu vực cửa khẩu bao gồm các khu chức năng để đảm bảo cho các hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động dịch vụ, thương mại tại môi trường cửa khẩu nhằm ngăn ngừa sự xâm nhập và lây truyền một số bệnh truyền nhiễm qua biên giới.

3. Một số khái niệm, định nghĩa

- Véc tơ: là nhng sinh vật sống có thể truyền bệnh truyền nhiễm giữa người hoặc từ động vật sang người. Đa số các véc tơ là côn trùng hút máu, chúng nhiễm mầm bệnh từ vật chủ bị nhiễm bệnh (người hoặc động vật) và sau đó truyền vào vật chủ mới trong lần hút máu tiếp theo của chúng.

- Ổ chứa là nơi tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có thể tồn tại và phát triển.

- Cửa khu: là nơi diễn ra các hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và qua lại biên giới quốc gia đối với người, phương tiện, hàng hóa. Cửa khẩu gồm cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu quốc gia, trong đó có các loại: cửa khẩu đường bộ, đường sắt, ga hàng không, cảng biển liên thông với các nước trong khu vực và trên thế giới.

II. GIÁM SÁT VÉC TƠ

[...]