Quyết định 3652/QĐ-UBND năm 2006 phê duyệt Kế hoạch phát triển đào tạo nghề và xã hội hóa dạy nghề tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006-2010

Số hiệu 3652/QĐ-UBND
Ngày ban hành 13/12/2006
Ngày có hiệu lực 13/12/2006
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Vương Văn Việt
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giáo dục,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3652/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 13 tháng 12 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ XÃ HỘI HÓA DẠY NGHỀ TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005; Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động Giáo dục, Y tế, Văn hóa và Thể dục thể thao; Quyết định số 07/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 02/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động-TBXH phê duyệt “Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”;

Căn cứ Quyết định số 614/2006/QĐ-UBND ngày 7/3/2006 của UBND tỉnh Thanh Hóa về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XVI về phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng - an ninh thời kỳ 2006 - 2010;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở LĐ-TBXH tại Tờ trình số 1895/SLĐTBXH-DN ngày 9/11/2006,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Kế hoạch phát triển đào tạo nghề và xã hội hóa dạy nghề tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006 - 2010” với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. Quan điểm chung

Đào tạo nghề là nhiệm vụ trọng tâm trong sự nghiệp phát triển đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề phi được tăng nhanh cả quy mô, chất lượng, hiệu quvà tạo ra cơ cấu lao động hợp lý gắn với phát triển kinh tế - xã hội trong từng ngành, từng vùng kinh tế, vùng dân cư phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh và đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong nước và xuất khẩu lao động.

Đào tạo nghề là sự nghiệp của toàn xã hội, của tất cả các cấp, các ngành, các địa phương, cần có sự tham gia từ nhiều nguồn lực trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo đầu tư ngân sách phát triển dạy nghề, ưu tiên đầu tư vào những ngành nghề mũi nhọn, trọng điểm kỹ thuật công nghệ cao; đầu tư cho vùng khó khăn; vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời huy động tiềm năng, trí tuệ và vật chất của mọi tổ chức, thành phần kinh tế và nhân dân tham gia đầu tư cho công tác dạy ngh, tạo điều kiện để toàn xã hội, mọi người dân có cơ hội để học tập nghề nghiệp suốt đời và được thụ hưởng các thành quả dạy nghề, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo, con em đồng bào dân tộc thiểu số. Khuyến khích người lao động học ở các trường đào tạo chất lượng cao trong nước và ngoài nước.

Phát triển xã hội hóa hoạt động dạy nghề nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, trách nhiệm của toàn xã hội, tạo cơ hội bình đẳng để mọi thành phần kinh tế và mọi người dân tham gia hoạt động dạy nghề. Trước mắt tập trung đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề ở thành phố, thị xã, vùng kinh tế động lực, các khu công nghiệp tập trung, phát triển xã hội hóa đối với các nghề đào tạo ngắn hạn, nghề truyền thống, các lĩnh vực dịch vụ bảo đảm tính hệ thống trong đào tạo nguồn nhân lực và hội nhập quốc tế.

II. Mục tiêu:

1. Mục tiêu chung:

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 lao động qua đào tạo đạt 38% trở lên (trong đó đào tạo nghđạt 25% trở lên) để thực hiện mục tiêu giải quyết vic làm và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006 - 2010.

2. Mục tiêu cụ thể:

Chỉ tiêu đào tạo nghề giai đoạn 2006 - 2010 là: 220.000 người gồm:

- Cao đẳng nghề: 10.000 người, bình quân mỗi năm là 2.000 người

- Trung cấp nghề: 35.000 người, bình quân mỗi năm là 7.000 người

- Sơ cấp nghề: 175.000 người, bình quân mỗi năm là: 35.000 người.

Trong chỉ tiêu đào tạo nghề tỷ lệ học sinh học nghề ở các cơ sở dạy nghề ngoài công lập là cao đẳng nghề, trung cấp nghề 30%; sơ cấp nghề 60%.

Bồi dưỡng nâng cao nghề hàng năm cho khong  200.000 lượt người/năm.

III. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

1. Tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, chính sách xã hội hóa công tác dạy nghề đến các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân, để thực hiện có hiệu quả công tác dạy nghề và xã hội hóa trong lĩnh vực dạy nghề.

2. Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện Quyết định số 07/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 2/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động-TBXH về “Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ