ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3642/QĐ-UBND
|
Bình Định, ngày
20 tháng 10 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
CÔNG
BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC
Y TẾ DỰ PHÒNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ Y TẾ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9
năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục
hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 3096/QĐ-BYT ngày 03 tháng
08 năm 2023 của Bộ Y tế về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống
hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 3973/QĐ-UBND ngày 29 tháng
11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ
tục hành chính nội bộ của các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Bình Định giai
đoạn 2022 - 2025;
Căn cứ Công văn số 5990/VPCP-KSTT ngày 22 tháng
8 năm 2024 của Văn phòng Chính phủ về việc công bố, rà soát, đơn giản hóa thủ tục
hành chính nội bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số
224/TTr-SYT ngày 01 tháng 10 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố 09 thủ tục
hành chính nội bộ của các cơ quan hành chính nhà nước trong lĩnh vực Y tế dự
phòng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Y tế (có Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã,
phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát TTHC);
- Bộ Y tế;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- LĐ, CV VPUBND tỉnh;
- TT TH-CB, P.HC-TC, TTPVHCC;
- Lưu: VT, K15, KSTT(C).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lâm Hải Giang
|
PHỤ LỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ
NƯỚC TRONG LĨNH VỰC Y TẾ DỰ PHÒNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ Y TẾ
(Ban hành theo Quyết định số: 3642/QĐ-UBND ngày 20/10/2024 của Chủ tịch UBND
tỉnh)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH NỘI BỘ
A. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ GIỮA CÁC
CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ CẤP TỈNH
STT
|
Tên thủ tục
hành chính
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
1
|
Đề nghị cấp có thẩm quyền công bố dịch bệnh truyền
nhiễm thuộc nhóm A.
|
Y tế dự phòng
|
Sở Y tế
|
2
|
Công bố dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B, C
thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh.
|
Y tế dự phòng
|
Sở Y tế
|
3
|
Đề nghị cấp có thẩm quyền công bố hết dịch truyền
nhiễm nhóm A trên địa bàn tỉnh.
|
Y tế dự phòng
|
Sở Y tế
|
4
|
Công bố hết dịch truyền nhiễm thuộc nhóm B, C
trên địa bàn tỉnh.
|
Y tế dự phòng
|
Sở Y tế
|
5
|
Thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh.
|
Y tế dự phòng
|
Sở Y tế
|
6
|
Áp dụng biện pháp cách ly Y tế tại cơ sở, địa điểm
khác (ngoại trừ tại nhà, tại cửa khẩu, cơ sở y tế).
|
Y tế dự phòng
|
Sở Y tế
|
B. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG TỪNG
CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ CẤP HUYỆN
STT
|
Tên thủ tục
hành chính
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
1
|
Thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp huyện.
|
Y tế dự phòng
|
UBND cấp huyện
|
II. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ CẤP XÃ
STT
|
Tên thủ tục
hành chính
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
1
|
Áp dụng biện pháp cách ly Y tế tại nhà.
|
Y tế dự phòng
|
UBND cấp huyện
|
2
|
Thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã.
|
Y tế dự phòng
|
UBND cấp xã
|
PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA
TỪNG TTHC
1. Thủ tục: Đề nghị cấp có thẩm
quyền công bố dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1. Ngay sau khi nhận được thông tin về người
nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A, cơ quan được Bộ Y tế chỉ định thực hiện
việc điều tra xác minh.
Bước 2. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi xác định
có người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, cơ quan xác minh dịch có trách nhiệm
thông báo cho Sở Y tế (nơi có dịch xảy ra) đồng thời báo cáo Bộ Y tế.
Bước 3. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được
thông báo của cơ quan xác minh dịch, Sở Y tế (nơi có dịch xảy ra) có trách nhiệm
báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Bước 4. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được
báo cáo của Sở Y tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm đề nghị Bộ
trưởng Bộ Y tế công bố dịch.
Bước 5. Bộ trưởng Bộ Y tế:
- Công bố dịch trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận
được đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Thông báo trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm thuộc
nhóm A trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được báo cáo của cơ quan xác minh
dịch đối với trường hợp người nhập cảnh Việt Nam được xác định mắc bệnh truyền
nhiễm thuộc nhóm A;
- Đề nghị Thủ tướng Chính phủ công bố dịch đối với
trường hợp dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến tính mạng, sức khỏe con người.
b) Cách thức thực hiện: Không quy định
c) Thành phần, số lượng hồ sơ: không quy định
d) Thời hạn giải quyết: 60 giờ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Y tế;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ trưởng
Bộ Y tế, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công bố dịch
h) Phí, lệ phí (nếu có): Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
(nếu có): Đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, có ít nhất một người bệnh được
chẩn đoán xác định.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 của
Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền
nhiễm.
+ Quyết định số 26/2023/QĐ-TTg ngày 19/10/2023 Sửa
đổi Phụ lục quy định thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện
thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm làm căn cứ để công bố hết dịch bệnh truyền
nhiễm ban hành kèm theo Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg.
2. Thủ tục: Công bố dịch bệnh
truyền nhiễm thuộc nhóm B, C thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh.
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1. Ngay sau khi nhận được thông tin người bệnh
được chẩn đoán mắc bệnh truyền nhiễm, Sở Y tế tại nơi người mắc bệnh truyền nhiễm
cư trú trong thời gian ủ bệnh quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định
số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện
công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm có trách nhiệm tổ chức điều
tra xác minh dịch.
Bước 2. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi xác định
có dịch, Sở Y tế nơi có dịch xảy ra có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh.
Bước 3. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được
báo cáo của Sở Y tế , Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nơi xảy ra dịch có trách
nhiệm xem xét, quyết định việc công bố dịch nhóm B và nhóm C theo thẩm quyền.
Trường hợp có từ hai tỉnh trở lên đã công bố cùng một
dịch bệnh truyền nhiễm thuộc danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm B quy định tại
Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 trong
khoảng thời gian ủ bệnh trung bình của bệnh đó, Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm
công bố dịch theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 38 Luật phòng, chống bệnh
truyền nhiễm.
b) Cách thức thực hiện: Không quy định
c) Thành phần, số lượng hồ sơ: không quy định
d) Thời hạn giải quyết: 48 giờ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Y tế
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ trưởng
Bộ Y tế , Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công bố dịch
h) Phí, lệ phí (nếu có): Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
(nếu có): Đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và nhóm C:
+ Một xã, phường, thị trấn được coi là có dịch khi
có số người mắc bệnh vượt quá số mắc trung bình của tháng cùng kỳ 03 năm gần nhất;
+ Một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được
coi là có dịch khi có từ 2 xã có dịch trở lên;
+ Một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được
coi là có dịch khi có từ 2 huyện có dịch trở lên.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 của
Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền
nhiễm.
+ Quyết định số 26/2023/QĐ-TTg ngày 19/10/2023 Sửa
đổi Phụ lục quy định thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện
thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm làm căn cứ để công bố hết dịch bệnh truyền
nhiễm ban hành kèm theo Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg.
3. Thủ tục: Đề nghị cấp có thẩm
quyền công bố hết dịch truyền nhiễm nhóm A trên địa bàn tỉnh.
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1. Sau khoảng thời gian không phát hiện thêm trường
hợp mắc bệnh mới theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số
02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện công
bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm và đã thực hiện các biện pháp chống
dịch theo quy định, Sở Y tế báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết
định:
Đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét quyết định công bố
hết dịch đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
Bước 2. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định:
+ Công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A
khi nhận được đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nơi xảy ra dịch;
+ Xem xét đề nghị Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch
bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A đối với trường hợp dịch mà Thủ tướng Chính phủ
đã công bố dịch.
b) Cách thức thực hiện: không quy định
c) Thành phần, số lượng hồ sơ: không quy định
d) Thời hạn giải quyết: không quy định
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Y tế
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Thủ tướng
Chính phủ; Bộ trưởng Bộ Y tế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định
công bố hết dịch
h) Phí, lệ phí (nếu có): không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
(nếu có):
Ngoài việc đáp ứng điều kiện quy định tại Điểm b
Khoản 1 Điều 40 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, việc công bố hết dịch bệnh
truyền nhiễm phải đáp ứng điều kiện: Không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới
sau khoảng thời gian nhất định cho từng bệnh quy định tại Phụ lục ban hành kèm
theo Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 của
Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền
nhiễm.
+ Quyết định 07/2020/QĐ-TTg ngày 26/02/2020 sửa đổi
Quyết định 02/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện công bố dịch,
công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm.
4. Thủ tục: Công bố hết dịch
truyền nhiễm thuộc nhóm B, C trên địa bàn tỉnh.
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1. Sau khoảng thời gian không phát hiện thêm
trường hợp mắc bệnh mới theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định
số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện
công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm và đã thực hiện các biện pháp
chống dịch theo quy định, Sở Y tế báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét
quyết định: Đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét quyết định công bố hết dịch đối với
bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và nhóm C
Bước 2. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định: công bố dịch
bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B khi các tỉnh đã công bố hết dịch.
b) Cách thức thực hiện: không quy định
c) Thành phần, số lượng hồ sơ: không quy định
d) Thời hạn giải quyết: không quy định
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Y tế
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ trưởng
Bộ Y tế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định
công bố hết dịch
h) Phí, lệ phí (nếu có): không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
(nếu có):
Ngoài việc đáp ứng điều kiện quy định tại Điểm b
Khoản 1 Điều 40 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, việc công bố hết dịch bệnh
truyền nhiễm phải đáp ứng điều kiện: Không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới
sau khoảng thời gian nhất định cho từng bệnh quy định tại Phụ lục ban hành kèm
theo Quyết định 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 của
Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền
nhiễm.
+ Quyết định 07/2020/QĐ-TTg ngày 26/02/2020 sửa đổi
Quyết định 02/2016/QĐ-TTg quy định về điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch
bệnh truyền nhiễm do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
5. Thủ tục: Thành lập Ban Chỉ đạo
chống dịch cấp tỉnh.
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1. Ngay sau khi có công bố dịch của người có
thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm,
Giám đốc Sở Y tế đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban chỉ đạo
phòng chống dịch cấp tỉnh.
Bước 2. Trong vòng 24 giờ, kể từ khi có công bố dịch
của người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Phòng, chống bệnh
truyền nhiễm, Ban Chỉ đạo chống dịch phải được thành lập.
b) Cách thức thực hiện: Trực tuyến qua hệ thống quản
lý văn bản và điều hành của UBND tỉnh (iDesk)
c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Công bố dịch; Quyết
định của Sở Y tế.
d) Thời hạn giải quyết: 24 giờ, kể từ khi có công bố
dịch
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Y tế
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định
thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh.
h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
(nếu có): Không quy định.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng
11 năm 2007;
+ Quyết định số 56/2010/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của
Thủ tướng Chính phủ về việc quy định thẩm quyền thành lập, tổ chức và hoạt động
của Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp.
6. Thủ tục: Áp dụng biện pháp
cách ly Y tế tại cơ sở, địa điểm khác (ngoại trừ tại nhà, tại cửa khẩu, cơ sở y
tế)
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1. Trường hợp số lượng người xuất cảnh, nhập cảnh,
quá cảnh Việt Nam thuộc quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 101/2010/NĐ-CP
30/09/2010 vượt quá khả năng tiếp nhận cách ly Y tế của cửa khẩu:
Trong thời gian 06 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị
của người đứng đầu tổ chức kiểm dịch Y tế biên giới, người đứng đầu cơ quan phụ
trách cửa khẩu gửi văn bản về Sở Y tế nơi có cửa khẩu đề nghị hướng dẫn thực hiện
việc cách ly Y tế;
Bước 2. Trong thời gian 12 giờ, kể từ khi nhận được
đề nghị của người đứng đầu cơ quan phụ trách cửa khẩu, Sở Y tế phải có hướng dẫn
cụ thể về việc thực hiện cách ly Y tế.
Trường hợp số lượng người mắc bệnh truyền nhiễm vượt
quá khả năng tiếp nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại vùng có dịch, trong thời
gian 06 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau
đây gọi tắt là tỉnh) quyết định việc áp dụng các biện pháp chống dịch theo quy
định tại khoản 3 Điều 48 và việc huy động, trưng dụng các nguồn lực cho hoạt động
chống dịch theo quy định tại Điều 55 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
b) Cách thức thực hiện: Trực tuyến qua hệ thống quản
lý văn bản và điều hành của UBND tỉnh (iDesk)
c) Thành phần, số lượng hồ sơ: không quy định
d) Thời hạn giải quyết: 18 giờ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức
kiểm dịch Y tế biên giới; cơ quan phụ trách cửa khẩu
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Y tế,
Ban chỉ đạo chống dịch tỉnh
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định
việc áp dụng các biện pháp chống dịch
h) Phí, lệ phí (nếu có): Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định
101/2010/NĐ-CP 30/09/2010 hướng dẫn Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng
biện pháp, cưỡng chế cách ly Y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch
B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ
TRONG TỪNG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ CẤP
HUYỆN
1. Thủ tục: Thành lập Ban Chỉ
đạo chống dịch cấp huyện
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1. Ngay sau khi có công bố dịch của người có
thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm,
Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp huyện.
Bước 2. Trong vòng 24 giờ, kể từ khi có công bố dịch
của người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Phòng, chống bệnh
truyền nhiễm, Ban Chỉ đạo chống dịch phải được thành lập.
b) Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp;
+ Trực tuyến;
+ Bưu chính công ích;
c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Quyết định thành lập
Ban Chỉ đạo chống dịch cấp huyện.
d) Thời hạn giải quyết: Trong vòng 24 giờ, kể từ
khi có công bố dịch.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp
huyện.
e) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Chánh văn phòng Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định
số thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp huyện.
h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
(nếu có): Không quy định.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng
11 năm 2007;
+ Quyết định số 56/2010/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của
Thủ tướng Chính phủ về việc quy định thẩm quyền thành lập, tổ chức và hoạt động
của Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp.
II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ
CẤP XÃ
1. Thủ tục Áp dụng biện pháp
cách ly Y tế tại nhà.
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Trong thời gian 03 giờ, kể từ khi phát hiện
người thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này, Trạm trưởng
Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) lập danh sách các trường
hợp phải áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà và báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo
chống dịch cấp xã để xem xét, phê duyệt.
Bước 2: Trong thời gian 01 giờ, kể từ khi nhận được
đề nghị của Trạm trưởng Trạm y tế xã, Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã phải
Quyết định việc phê duyệt hoặc từ chối phê duyệt danh sách các trường hợp phải
áp dụng biện pháp cách ly y tế. Trường hợp từ chối phê duyệt phải nêu rõ lý do.
Bước 3: Trong thời gian 03 giờ, kể từ khi danh sách
các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly y tế được phê duyệt, Trạm trưởng
Trạm Y tế xã có trách nhiệm:
+ Thông báo việc áp dụng biện pháp cách ly cho người
bị áp dụng biện pháp cách ly y tế và thân nhân của họ, đồng thời thông báo cho
Công an xã và tổ trưởng tổ dân phố, trưởng cụm dân cư, trưởng thôn, già làng,
trưởng bản, trưởng làng, để phối hợp giám sát việc thực hiện biện pháp cách ly
y tế;
+ Tổ chức thực hiện các biện pháp giám sát, theo
dõi sức khỏe của người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế;
+ Báo cáo và đề xuất với Ban Chỉ đạo chống dịch cấp
xã về các biện pháp nhằm hạn chế đến mức tối đa nguy cơ lây nhiễm từ người bị
cách ly y tế ra cộng đồng.
Bước 4: Trường hợp người đang bị áp dụng biện pháp
cách ly y tế có dấu hiệu tiến triển thành mắc bệnh truyền nhiễm, Trạm trưởng Trạm
Y tế xã có trách nhiệm báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã để xem xét,
Quyết định việc áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Bước 5: Sau khi tiếp nhận đối tượng, người đứng đầu
khoa, phòng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận đối tượng có trách nhiệm:
+ Tổ chức thực hiện việc cách ly và chăm sóc, điều
trị cho người bệnh;
+ Thông báo với Trạm trưởng Trạm Y tế xã về tình trạng
bệnh của người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế.
Bước 6. Sau khi nhận được thông báo của người đứng
đầu khoa, phòng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận đối tượng, Trạm
trưởng Trạm Y tế xã có trách nhiệm:
+ Thông báo hủy bỏ việc áp dụng biện pháp cách ly y
tế trong trường hợp nhận được thông báo xác định người đó không mắc bệnh truyền
nhiễm;
+ Lập danh sách những người tiếp xúc với người bị
áp dụng biện pháp cách ly y tế và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch
trong trường hợp nhận được thông báo xác định người đó mắc bệnh truyền nhiễm.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp
c) Thành phần, số lượng hồ sơ: danh sách các trường
hợp phải áp dụng biện pháp cách ly Y tế tại nhà
d) Thời hạn giải quyết: 07 giờ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trạm Y tế
xã, phường, thị trấn
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ban Chỉ đạo
chống dịch cấp xã
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phê duyệt
danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly Y tế
h) Phí, lệ phí (nếu có): Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
(nếu có): Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định
số 101/2010/NĐ-CP ngày 30/09/2010 của Chính phủ hướng dẫn Luật phòng, chống bệnh
truyền nhiễm về áp dụng biện pháp, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù
trong thời gian có dịch.
2. Thủ tục: Thành lập Ban Chỉ
đạo chống dịch cấp xã
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1. Ngay sau khi có công bố dịch của người có
thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Trạm
trưởng Trạm Y tế xã, phường, thị trấn đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp xã.
Bước 2. Trong vòng 24 giờ, kể từ khi có công bố dịch
của người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Phòng, chống bệnh
truyền nhiễm, Ban Chỉ đạo chống dịch phải được thành lập.
b) Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp;
+ Trực tuyến;
+ Bưu chính công ích;
c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Quyết định thành lập
Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã.
d) Thời hạn giải quyết: Trong vòng 24 giờ, kể từ
khi có công bố dịch.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trạm trưởng
Trạm Y tế xã, phường, thị trấn.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND cấp
xã.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định
thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã.
h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
(nếu có): Không quy định.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng
11 năm 2007;
+ Quyết định số 56/2010/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của
Thủ tướng Chính phủ về việc quy định thẩm quyền thành lập, tổ chức và hoạt động
của Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp.