Quyết định 36/2005/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn do tỉnh Tuyên Quang ban hành

Số hiệu 36/2005/QĐ-UBND
Ngày ban hành 21/04/2005
Ngày có hiệu lực 01/05/2005
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Lê Thị Quang
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 36/2005/QĐ-UBND

Tuyên Quang, ngày 21 tháng 4 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định 86/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thông tư liên tịch số 11/2004/TTLT-BNN-BNV ngày 02/4/2004 của Liên Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND quản lý nhà nước về Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BTS-BNV ngày 03/02/2005 của Bộ Thuỷ sản - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý nhà nước về thuỷ sản ở địa phương;

Căn cứ Kết luận số 80-KL/TU ngày 23/12/2004 của Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh uỷ kỳ 52;

Xét đề nghị tại Tờ trình số 406/TT-NN ngày 06/4/2005 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin phê duyệt Đề án tổ chức bộ máy và biên chế Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kèm theo Đề án số 405/ĐA-NN ngày 06/4/2005 về tổ chức bộ máy và biên chế của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tờ trình số 97/TTr-SNV ngày 15/4/2005 của Sở Nội vụ xin phê duyệt đề án xác định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Xác định chức năng, nhiệm vụ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:

I- Vị trí, chức năng:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu sự chỉ đạo, quản lý của Uỷ ban nhân dân tỉnh về tổ chức, biên chế và công tác, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ chuyên môn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Thuỷ sản.

II- Nhiệm vụ, quyền hạn:

1. Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình.

2. Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh và chịu trách nhiệm về nội dung quy hoạch, kế hoạch phát triển, chương trình, dự án về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

3. Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển các chương trình, dự án, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn đã được phê duyệt; thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở.

4. Về nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi):

4.1- Thẩm định và chịu trách nhiệm về phương án sử dụng đất dành cho trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản; về biện pháp chống thoái hoá đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định .

4.2- Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, quyết định và chịu trách nhiệm về việc áp dụng giống cây trồng, giống vật nuôi mới, giống thuỷ sản mới, thời vụ. Chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vật tư nông nghiệp, phân bón, thức ăn chăn nuôi và các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp.

4.3- Tổ chức công tác bảo vệ thực vật, thú y, phòng và chống dịch bệnh động, thực vật và khắc phục hậu quả dịch bệnh; chỉ đạo, thực hiện kiểm dịch nội địa về động, thực vật trên địa bàn tỉnh theo quy định.

5. Về lâm nghiệp:

5.1- Xây dựng phương án, biện pháp, chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp và sử dụng vật tư lâm nghiệp; trồng rừng; phòng và chống dịch bệnh; bảo vệ rừng đầu nguồn trên địa bàn tỉnh theo quy định.

5.2- Tổ chức việc điều tra, phân loại rừng, thống kê diện tích, cơ cấu trữ lượng của từng loại rừng; lập bản đồ rừng trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

5.3- Chịu trách nhiệm thẩm định, tổng hợp hồ sơ về thiết kế khai thác rừng tự nhiên trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt, hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp của Chính phủ; trình Uỷ ban nhân dân tỉnh việc cấp phép khai thác rừng tự nhiên sau khi được phê duyệt và kiểm tra việc khai thác rừng theo thiết kế được duyệt.

5.4- Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập các khu rừng phòng hộ, các khu rừng đặc dụng và các khu rừng có tầm quan trọng khác của địa phương thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật.  

6. Về thuỷ lợi:

6.1 Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phân cấp quản lý các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ và chương trình mục tiêu cấp, thoát nước nông thôn trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc xây dựng, khai thác, sử dụng và bảo vệ các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ, tổ chức thực hiện chương trình, mục tiêu cấp, thoát nước nông thôn đã được phê duyệt.

6.2- Thực hiện các quy định về quản lý lưu vực sông, suối, khai thác sử dụng và phát triển tổng hợp các dòng sông, suối trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quền phê duyệt.

[...]