Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 354/QĐ-UBND về Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Số hiệu 354/QĐ-UBND
Ngày ban hành 07/02/2022
Ngày có hiệu lực 07/02/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Võ Văn Minh
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 354/QĐ-UBND

Bình Dương, ngày 07 tháng 02 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ NĂM 2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đi, bổ sung một số điều của Luật Tchức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày 26 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 2262/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022;

Căn cứ Quyết định số 3284/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Chương trình tổng thể thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Dương;

Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Công văn số 409/STC-QLNS ngày 25/01/2022 về việc xây dựng Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bình Dương (đính kèm Chương trình).

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chịu trách nhiệm thi hành quyết định này, kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Văn phòng Chính phủ;
- TT.T
U, TT.HĐND tỉnh;
- CT và các PCT;
- Sở Tài chính;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh (60);
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Công ty TNHH MTV
Xổ số kiến thiết;
- LĐVP, Tạo, Km, CV, Tấn, HCTC
, TH;
- Lưu:
VT.

CHỦ TỊCH




Võ Văn Minh

 

CHƯƠNG TRÌNH

THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số 354/QĐ-UBND ngày 07 tháng 02 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2022

1. Mục tiêu

Mục tiêu của thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) năm 2022 là thực hiện quyết liệt, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp THTK, CLP trong các lĩnh vực, góp phần huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phục hồi và phát triển kinh tế; phòng, chống, khắc phục hậu quả của thiên tai, dịch bệnh, biến đi khí hậu, đảm bảo quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội.

2. Yêu cầu

a) THTK, CLP phải bám sát các yêu cầu, nhiệm vụ, chỉ tiêu, giải pháp tại Chương trình tổng thể về THTK, CLP của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.

b) THTK, CLP phải gắn với hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế, xã hội đề ra tại Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2022.

c) Các chỉ tiêu THTK, CLP trong các lĩnh vực phải được lượng hóa tối đa, phù hợp với tình hình thực tế, bảo đảm thực chất, có cơ sở cho việc đánh giá, kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện theo quy định.

d) THTK, CLP phải gắn với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát, thúc đy cải cách hành chính, sp xếp tổ chức bộ máy của hệ thng chính trị, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

3. Nhiệm vụ trọng tâm

Việc xây dựng và thực hiện Chương trình THTK, CLP năm 2022 là yếu tố quan trọng nhằm tạo nguồn lực góp phần khắc phục hậu quả của dịch bệnh, thiên tai, biến đi khí hậu, tạo đà khôi phục và phát triển kinh tế, đảm bảo hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Vì vậy, công tác THTK, CLP năm 2022 cần tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

a) Thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội để khôi phục và phát triển kinh tế, phấn đấu thực hiện cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội.

b) Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách; thực hiện quyết liệt các giải pháp chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế, thu hồi nợ thuế; kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách; Quán triệt quan điểm: triệt để tiết kiệm các khoản chi ngân sách nhà nước (NSNN) (kể cả chi đầu tư và chi thường xuyên); tiếp tục cơ cấu lại NSNN, giảm chi thường xuyên, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển; thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch và yêu cầu thực hiện chống lãng phí ngay từ khâu xác định nhiệm vụ; chủ động rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên các khoản chi thực hiện theo mức độ cấp thiết, quan trọng, khả năng triển khai thực hiện trong phạm vi nguồn NSNN được phân bổ và các nguồn huy động hợp pháp khác. Chỉ trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, đề án, nhiệm vụ mới khi thực sự cn thiết và có nguồn bảo đảm. Dự kiến đy đủ nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ, nhiệm vụ mới đã được cấp có thẩm quyền quyết định; không bố trí dự toán chi cho các chính sách chưa ban hành.

[...]