Quyết định 816/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch Chuyển đổi số tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 816/QĐ-UBND
Ngày ban hành 31/03/2021
Ngày có hiệu lực 31/03/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Mai Hùng Dũng
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 816/QĐ-UBND

Bình Dương, ngày 31 tháng 3 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI SỐ TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/12/2019;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/06/2006;

Căn cứ Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/04/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025;

Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi squốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 25/TTr-STTTT ngày 30/03/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Chuyển đổi số tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Điều 2. Giao Sở Thông tin và Truyền thông theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo sơ kết, tổng kết cho Chính phủ, Tỉnh ủy theo quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- TT.TU, TT.HĐND, Đoàn ĐBQH tỉnh;
- CT, PCT.UBND t
nh;
- VP T
nh ủy; UBMTTQVN tỉnh;
- Như Điều
;
- Các Sở, Ban, ngành(19), Đoàn thể(6) tỉnh;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- LĐVP, Dg, TH, Tin học;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Mai Hùng Dũng

 

KẾ HOẠCH

CHUYỂN ĐỔI SỐ TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 816/QĐ-UBND ngày 31/3/2021 của UBND tỉnh)

I. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG

1. Hiện trạng

a) Về nhận thức, thể chế, môi trường pháp lý triển khai công nghệ thông tin

Trong những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị, địa phương đã luôn quan tâm thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) rộng rãi, có hiệu quả trong công tác chỉ đạo, điều hành, trong hoạt động của doanh nghiệp và người dân. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; đồng thời đề ra một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên địa bàn tỉnh Bình Dương; một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Dương.

b) Về hạ tầng, nền tảng kỹ thuật CNTT

Hạ tầng viễn thông liên tục được các doanh nghiệp viễn thông đầu tư, phát triển theo hướng hiện đại. Mạng cáp quang phủ đến cấp xã; sóng thông tin di động phủ 100% địa bàn, hạ tầng thông tin di động 3G, 4G đã phủ khắp các khu đô thị và khu công nghiệp với hơn 2.500 trạm thu phát sóng di động, đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ với chất lượng ngày càng cao. Hạ tầng kỹ thuật CNTT phục vụ ứng dụng CNTT tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh được đầu tư nâng cấp đồng bộ, đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn thông tin, đảm bảo điều kiện kỹ thuật cung cấp các ứng dụng phục vụ người dân và doanh nghiệp. 100% các cơ quan thuộc UBND cấp tỉnh, huyện, xã có hệ thống mạng nội bộ; có hai Trung tâm dữ liệu của tỉnh1 phục vụ các ứng dụng và dữ liệu dùng chung của tỉnh; mạng Truyền số liệu chuyên dùng băng thông rộng cho các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh phủ đến cấp xã với hơn 184 điểm kết nối; hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến phủ tới cấp xã với 120 điểm cầu. Công tác đảm bảo an toàn thông tin trong các cơ quan, đơn vị tiếp tục được duy trì ổn định trên mô hình đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thng thông tin 4 lớp; triển khai Trung tâm Giám sát An toàn thông tin (SOC - Security Operations Center) dưới hình thức thử nghiệm (POC - Proof of Concept). Cơ sở dữ liệu (CSDL) dùng chung được quản lý tập trung thuận lợi cho việc kết nối trục của tỉnh (LGSP - Local Government Service Platform) với trục quốc gia (NGSP - National Government Service Platform).

c) Vtriển khai Chính quyền điện tử

Đến cuối năm 2020, có 1.234 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 của các cơ quan, đơn vị được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh (mức 3 là 308, mức 4 là 926) trên tổng số 1.960 TTHC còn hiệu lực đang triển khai tại 03 cấp trên địa bàn tỉnh, đạt tỷ lệ 63%, trong đó dịch vụ công mức độ 4 đạt 47,2%, vượt chỉ tiêu theo Nghị quyết số 17/2019/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ yêu cầu là 30%. Tích hợp được 318 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đã được triển khai cho các sở, ban, ngành tại Trung tâm Hành chính. Hệ thống thông tin Một cửa điện tử được triển khai dùng chung cho tất cả 20 sở ngành, 09 UBND cấp huyện và 91 UBND cấp xã. Hệ thống phn mềm quản lý văn bản và điều hành được triển khai đến các cơ quan Đảng, Nhà nước và các đơn vị, liên thông bốn cấp, có tích hp ký số trên hệ thống với gần 1.400 chứng thư số đã cấp cho cơ quan và cá nhân; tỷ lệ hồ sơ công việc điện tử cấp tỉnh ước đạt 85%, cấp huyện ước đạt 75% và cấp xã ước đạt 60%. Hệ thống đường dây nóng 1022 đã tiếp nhận được 5.950 yêu cầu, phản ánh, kiến nghị của các cá nhân, tổ chức; 66,3% giải đáp thỏa đáng phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành, chính cho 47 đầu mối của các sở, ban, ngành, địa phương; đã có hơn 3.552 yêu cầu hỗ trợ về y tế qua đầu số 115 và chuyển thông tin cho bệnh viện, trung tâm y tế gần nhất. Một số hệ thống thông tin, phần mềm ứng dụng tác nghiệp chuyên ngành đã được các cơ quan nhà nước triển khai phục vụ công tác tin học hóa nghiệp vụ, tiêu biểu như: hệ thống thông tin đất đai của ngành tài nguyên và môi trường với hơn 70% dữ liệu đất đai; hệ thống thông tin quản lý cán bộ công chức viên chức của ngành nội vụ toàn tỉnh; hệ thống thông tin quản lý cơ sở dữ liệu (CSDL) doanh nghiệp của tỉnh; hệ thng quản lý thông tin quy hoạch đô thị; hệ thống thông tin quản lý CSDL ngành Công thương; Hệ thống thông tin quản lý khám chữa bệnh (HIS); hệ thống thông tin quản lý ngành giáo dục và đào tạo.

d) Về ứng dụng CNTT phát triển kinh tế

Đa số các doanh nghiệp ứng dụng CNTT vào một số khâu rời rạc trong quản lý tác nghiệp nội bộ2. Rất ít doanh nghiệp có sử dụng các phần mềm quản lý xuyên suốt hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ và các công cụ hỗ trợ ra quyết định kinh doanh (phân tích, thống kê, dự báo...). Nhiều hoạt động lập kế hoạch sản xuất, theo dõi ghi nhận hồ sơ trong quá trình sản xuất vẫn phải làm excel hoặc biểu mẫu giấy. Việc ứng dụng CNTT trong giao dịch điện tử chưa cao, chưa sử dụng các phương thức ký kết hợp đồng điện tử. Tỷ lệ doanh nghiệp cung cấp phương thức giao dịch điện tử trên địa bàn thấp3. Số ít các doanh nghiệp có quy mô lớn có trình độ ứng dụng CNTT mức độ khá trở lên do được công ty mẹ đầu tư hoặc do bản chất quy mô kinh doanh đòi hỏi phải ứng dụng CNTT sâu rộng.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ