Quyết định 3512/QĐ-UBND năm 2017 Chương trình hành động thực hiện Kết luận 05-KL/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược phòng, chống tội phạm đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Số hiệu 3512/QĐ-UBND
Ngày ban hành 29/06/2017
Ngày có hiệu lực 29/06/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Đà Nẵng
Người ký Huỳnh Đức Thơ
Lĩnh vực Trách nhiệm hình sự

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3512/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 29 tháng 6 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 05-KL/TW CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VỀ VIỆC TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CHỈ THỊ 48-CT/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM TRONG TÌNH HÌNH MỚI VÀ CHIẾN LƯỢC PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 623/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 199/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình thực hiện Kết luận số 05- KL/TW ngày 15 tháng 7 năm 2016 của Ban bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chthị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm đến năm 2020;

Căn cứ Kế hoạch số 13-KH/TU ngày 09 tháng 9 năm 2016 của Ban Thường vụ Thành ủy về việc thực hiện Kết luận số 05-KL/TW ngày 15/7/2016 của Ban bí thư Trung ương Đảng về việc tiếp tc đẩy mạnh thực hiện Chthị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới;

Căn cứ Quyết định số 5393/QĐ-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Chiến lược phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Đà Nng;

Xét đề nghị của Giám đốc Công an thành phố tại Tờ trình số 1037/TTr-CATP-PV11 ngày 14 tháng 6 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 05-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược phòng, chống tội phạm đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (gọi tắt là Chương trình phòng, chống tội phạm).

Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Công an thành phố, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- TVTU, TT.HĐND thành phố;
- Bộ Công an (C42-TCCS-BCA);
- Cục kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Chủ tịch, các phó Chtịch UBND TP;
- Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố;
- UBMTTQVN thành phố;
- Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại ĐN;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể;
- UBND các quận, huyện, phường, xã;
- Cng thông tin điện tthành phố;
- Lưu: VT, CATP, NC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Huỳnh Đức Thơ

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 05-KL/TW CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VỀ VIỆC TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CHỈ THỊ 48-CT/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM TRONG TÌNH HÌNH MỚI VÀ CHIẾN LƯỢC PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Kèm theo Quyết định số: 3512/QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nng)

I. MỤC TIÊU

1. Huy động được sức mạnh tổng hợp của chệ thống chính trị và toàn dân tham gia thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Nâng cao vai trò, trách nhiệm, quyn, nghĩa vụ của người đứng đầu, cán bộ đảng viên. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm, hành động của các cấp, các ngành, đoàn thể và toàn xã hội nhm từng bước đẩy lùi tội phạm, góp phần đảm bảo trật tự trị an, phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.

2. Kiềm chế sự gia tăng của tội phạm, nhất là tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phấn đấu đến năm 2020 giảm từ 3 - 5% tổng số vụ phạm tội hình sự so với năm 2016; giảm từ 15 - 20% số vụ án do người chưa thành niên thực hiện, 5 - 7% tội phạm xâm hại trẻ em. Tỷ lệ điều tra, khám phá các loại tội phạm đạt từ 75% trở lên, các tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt 95% trở lên trên tổng số án khởi tố. Bắt giữ, vận động đầu thú 30% số đối tượng truy nã và trên 40% số đối tượng truy nã mới phát sinh. Tăng 5 - 10% tỷ lệ khởi tố điều tra các vụ án về kinh tế, tham nhũng trên tổng số vụ việc phát hiện, 5 - 10% số vụ phạm tội về ma túy được phát hiện, bắt giữ, 100% tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố được tiếp nhận, xử lý đúng quy định pháp luật.

3. Giảm tỷ lệ người bị tạm giữ, tạm giam, phạm nhân trốn, chết, người phạm tội mới, tái phạm tội trong số người chp hành xong án phạt tù xuống dưới 15%; ít nht 50% s khu dân cư, xã, phường, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chí “An toàn về an ninh, trật tự”; chuyển hoá thành công 60% địa bàn được xác định là trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Phấn đấu hỗ trợ việc làm ổn định cho trên 80% người chấp hành xong án phạt tù.

4. Phấn đấu giải quyết, xét xử trên 95% các vụ án hình sự, không để án tn đọng, kéo dài; đảm bảo thi hành án phạt tù đúng thời hạn đối với 100% số người bị kết án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực. Chú trọng đào tạo, bồi dưng, nâng cao năng lực, trình độ, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ điều tra viên, kim sát viên, thm phán và cán bộ làm công tác thi hành án hình sự.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Các cấp ủy Đảng, chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, quán triệt sâu rộng, toàn diện và thường xuyên trong các cơ quan, ban, ngành về nội dung Kết luận 05 và Chiến lược quốc gia phòng, chng tội phạm bng các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, trong đó xác định rõ nội dung, nhiệm vụ, thời gian thực hiện, người chịu trách nhiệm, cơ chế kiểm tra, giám sát và các điều kiện đảm bảo nhm nâng cao hiệu quả qun lý, điều hành, phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương.

2. Huy động sức mạnh của toàn hệ thống chính trị và nhân dân trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo ca các cấp ủy, tổ chức đảng, thủ trưởng các cấp, ngành, tổ chức chính trị - xã hội trong công tác đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương. Tăng cường mi quan hệ phối hợp liên ngành; nm chắc diễn biến hoạt động của tội phạm, thống kê, định hướng, dự báo chính xác về tình hình tội phạm phục vụ công tác đu tranh phòng, chng tội phạm.

3. Tăng cường tuyên truyền, tập huấn, bồi dưng kỹ năng công tác phòng chống tội phạm từ cơ sở, trong đó, tập trung đổi mới nội dung, hình thức, cách thức và đối tượng tuyên truyền. Tập trung tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có kế hoạch tăng thời lượng phát sóng, đưa tin bài trên phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục phản ánh các mng đề tài về phòng chng tội phạm, giáo dục ý thức pháp luật, cảnh báo về tình hình tội phạm, phương thức thủ đoạn phạm tội mới, biện pháp phòng chống tội phạm, nêu gương điển hình tiên tiến, mô hình, hiệu quả, kinh nghiệm trong phòng chống tội phạm. Tổ chức các lớp tập hun bi dưng knăng viết, đưa tin bài v phòng, chng tội phạm cho các phóng viên, biên tập viên.

4. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về trật tự xã hội và phòng chống tội phạm. Chú trọng quản lý nhà nước về cư trú, xuất cảnh, nhập cảnh, các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, không để tội phạm lợi dụng hoạt động. Tăng cường công tác lập hồ sơ đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưng, cơ sở cai nghiện bắt buộc; chđộng nắm diễn biến tình hình, rà soát, lập hồ sơ quản lý chặt chcác đối tượng có biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội. Chủ động có kế hoạch giáo dục, quản lý chặt chẽ các đối tượng bị kết án đang ở ngoài xã hội, đối tượng đang được áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường; tăng cường quản lý, giám sát chặt chngười được hoãn, tạm đình chchấp hành án, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; hỗ trợ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, cơ bản có công ăn việc làm ổn định.

[...]