Quyết định 347/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chương trình phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 347/QĐ-TTg
Ngày ban hành 22/02/2013
Ngày có hiệu lực 22/02/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Thương mại

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 347/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO THUỘC CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CAO

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật công nghệ cao ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 49/2010/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phvề việc phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát trin và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao (sau đây viết tắt là Chương trình) với những nội dung sau đây:

I. MỤC TIÊU

1. Đến năm 2015:

- Ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng giá trị sản xuất công nghiệp công nghệ cao đạt khoảng 30% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, nâng cao cht lượng các dịch vụ.

- Nâng cao năng lực, hiệu quả, đổi mới công nghệ và đy mạnh sản xuất sản phẩm công nghệ cao để đáp ứng khoảng 20 - 25% nhu cu sản phẩm công nghệ cao thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng trong nước đồng thời đạt giá trị xuất khẩu khoảng 15% giá trị sản lượng.

- Hình thành, phát triển ít nhất 200 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển.

- Tập trung đầu tư sản xuất một số sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao, phấn đấu đạt tỷ lệ sản xuất trong nước trong các sản phẩm công nghệ cao đạt khoảng 40% về giá trị.

2. Đến năm 2020:

- Ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng giá trị sản xuất công nghiệp công nghệ cao đạt khoảng 40% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tạo ra các dịch vụ mới có giá trị gia tăng cao.

- Nâng cao năng lực, hiệu quả, đổi mới công nghệ và đẩy mạnh sản xuất sản phẩm công nghệ cao để đáp ứng khoảng 45% nhu cầu sản phẩm công nghệ cao thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng trong nước đồng thời đạt giá trị xuất khẩu khoảng 25% giá trị sản lượng.

- Hình thành, phát triển khoảng 500 doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển.

- Phát triển mạnh sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghiệp công nghệ cao, phấn đấu đạt tỷ lệ sản xuất trong nước trong các sản phẩm công nghệ cao đạt khoảng 50% về giá trị.

II. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Ứng dụng công nghệ cao trong công nghiệp

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu hoặc chuyển giao công nghệ, tổ chức xây dựng và triển khai các đề án, dự án làm chủ, thích nghi công nghệ cao; triển khai thực nghiệm nhằm tạo ra công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao; đầu tư sản xuất thử nghiệm nhằm hoàn thiện công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao, trong đó tập trung ứng dụng các công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển vào các ngành công nghiệp được lựa chọn sau:

a) Ngành cơ khí chế tạo và tự động hóa

- ng dụng công nghệ thiết kế và sản xuất nhờ máy tính (CAD/CAM) trong chế to máy và thiết bị toàn bộ, máy động lực, máy nông nghiệp, máy và thiết bị xây dựng; máy và thiết bị điện, ô tô, tàu thủy, máy - thiết bị y tế.

- Làm chủ và ứng dụng công nghệ vật liệu mới, kỹ thuật laser, kỹ thuật đo lường chính xác tđộng vào sản xuất và trang bị cho các nhà máy và thiết bị do Việt Nam sản xuất.

- Ứng dụng thiết bị cơ điện tử, các hệ thống điều khiển tự động hiện đại, thông minh vào các dây chuyền thiết bị đồng bộ trong ngành xây dựng, luyện kim, hóa chất, chế biến nông, lâm, thủy sản và giao thông vận tải.

[...]