Quyết định 34/QĐ-NHNN năm 2019 Chương trình hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Số hiệu 34/QĐ-NHNN
Ngày ban hành 07/01/2019
Ngày có hiệu lực 07/01/2019
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Người ký Lê Minh Hưng
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 34/QĐ-NHNN

Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 08/08/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát trin ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hiệp hội ngân hàng, Chủ tịch Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân, Tổng giám đốc các doanh nghiệp do NHNN quản lý, Chủ tịch hội đồng quản trị, Chủ tịch hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ (để b/c);
- Thống đốc NHNN;
- Các Phó Thống đốc NHNN (để ch
đạo);
- Đ
ng ủy Cơ quan NHTW;
- Lưu: VP NHNN, VCL.

THỐNG ĐỐC




Lê Minh Hưng

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/QĐ-NHNN ngày 07/01/2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

Ngày 08/08/2018 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 986/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng).

Để triển khai đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng theo từng giai đoạn, thực hiện thành công mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể của Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) xây dựng Chương trình hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng (sau đây gọi tắt là Chương trình hành động), bao gồm những nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC ĐÍCH CỦA CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

1. Chương trình hành động nhằm triển khai chỉ đạo của NHNN đến các đơn vị thuc ngành Ngân hàng trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xác định trong Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng để đạt được mục tiêu và theo đúng quan điểm đã đề ra tại Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng.

2. Chương trình hành động là căn cứ cho các đơn vị, Vụ, Cục trực thuộc NHNN, các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các doanh nghiệp do NHNN quản lý, các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hiệp hội ngân hàng, Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân (sau đây gọi tắt là các đơn vị trong ngành Ngân hàng) xây dựng hoặc điều chỉnh các Chiến lược, kế hoạch, chương trình hành động theo chức năng để chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của đơn vị mình mà Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đã định hướng.

3. Chương trình hành động là căn cứ để tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết và đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng; đồng thời là căn cứ đ phi hợp với các cơ quan liên quan đxuất, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh mục tiêu, nội dung Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng trong trường hợp cần thiết.

II. CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

Việc xây dựng và tổ chức thực hiện các nội dung công việc, các nhiệm vụ xác định trong Chương trình hành động này được dựa trên những yêu cu cơ bản sau đây:

1. Quán triệt đầy đủ, sâu sắc quan điểm đổi mới và phát triển cũng như các mục tiêu mà Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đã đề ra để thống nhất hành động trong toàn ngành Ngân hàng; Triển khai đầy đủ nhiệm vụ, giải pháp Chiến lược phát trin ngành Ngân hàng tới các đơn vị trong ngành Ngân hàng; Giám sát quá trình thực hiện; Đánh giá thường xuyên kết quả thực hiện các mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn, mức độ và khả năng đạt được mục tiêu của Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng; Điều chỉnh mục tiêu phù hợp với bối cảnh khi cn thiết để đảm bảo tính khả thi cao.

2. Cụ thể hóa các yêu cầu trong việc tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng; tập trung giải quyết các vấn đề trọng tâm, trọng điểm, đồng thời bao quát được nhiệm vụ lâu dài; thể hiện tính chủ động, sáng tạo của từng đơn vị và sự hợp tác giữa các đơn vị trong và ngoài ngành Ngân hàng trong việc thực hiện nhiệm vụ, giải pháp và việc đạt được mục tiêu đề ra tại Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng.

3. Đảm bảo sự nhất quán với việc tổ chức thực hiện các chương trình hành động của Chính phủ trong việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng, các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

[...]