Quyết định 33/2007/QĐ-BYT phê duyệt Chương trình hành động tăng cường năng lực và hợp tác quốc tế trong phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 33/2007/QĐ-BYT
Ngày ban hành 23/08/2007
Ngày có hiệu lực 17/09/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Nguyễn Quốc Triệu
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

BỘ Y TẾ
*******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

*******

Số: 33/2007/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 23 tháng 08 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 36/2004/QĐ-TTg ngày 17/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020;
Theo đề nghị của ông Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam - Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình hành động tăng cường năng lực và hợp tác quốc tế trong phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu chung:

Nâng cao năng lực của hệ thống phòng, chống HIV/AIDS về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực và tăng cường hợp tác quốc tế góp phần thực hiện thành công Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2010:

a) Xây dựng, củng cố hệ thống phòng, chống HIV/AIDS từ Trung ương đến địa phương đủ năng lực chủ động phòng, chống và kiểm soát dịch HIV/AIDS;

b) Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống HIV/AIDS;

c) Nâng cao năng lực cán bộ phòng, chống HIV/AIDS;

d) Mở rộng hợp tác quốc tế trong phòng, chống HIV/AIDS.

3. Giải pháp thực hiện:

3.1. Giải pháp về chính sách và xã hội:

a) Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS;

b) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS, trong đó tập trung vào các vấn đề phân cấp, hoàn thiện hệ thống tổ chức và tài chính;

c) Khuyến khích phát triển các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế liên quan đến lĩnh vực HIV/AIDS ngoài công lập;

d) Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát kết quả hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

3.2. Giải pháp về tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị phòng, chống HIV/AIDS:

a) Địa phương ưu tiên dành quỹ đất xây dựng Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tỉnh) và cấp kinh phí cho việc xây dựng mới, nâng cấp trụ sở Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh;

b) Tăng dần mức đầu tư từ ngân sách nhà nước cho công tác phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, bảo đảm kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, ưu tiên cho tỉnh có tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS cao có nhiều khó khăn về nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS;

c) Quản lý, sử dụng các nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS đúng mục đích, đạt hiệu quả cao, công khai, minh bạch về phân bổ, sử dụng tài chính;

d) Tăng cường đầu tư trang thiết bị cho các tuyến, từng bước hiện đại hóa trang thiết bị phòng, chống HIV/AIDS nhằm nâng cao chất lượng xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS;

đ) Phát triển các mô hình đầu tư liên doanh, liên kết, chuyển giao công nghệ với các hãng sản xuất trang thiết bị phòng, chống HIV/AIDS có uy tín trên thế giới.

3.3. Giải pháp về tăng cường nguồn nhân lực:

a) Đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ của hệ thống phòng, chống HIV/AIDS; từng bước tăng tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học, trên đại học. Có chính sách đãi ngộ hợp lý nhân tài, khuyến khích sử dụng cán bộ y tế phòng, chống HIV/AIDS. Điều chỉnh, bố trí hợp lý cán bộ phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực công tác;

b) Đa dạng hóa loại hình đào tạo cán bộ công tác trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS; Khuyến khích các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, tổ chức cộng đồng, tôn giáo và người nhiễm HIV/AIDS có kiến thức, kỹ năng tham gia hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

[...]