BỘ
CÔNG THƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3298/QĐ-BCT
|
Hà Nội, ngày 11
tháng 12 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
ĐIỀU TRA ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI MỘT SỐ SẢN PHẨM
SORBITOL CÓ XUẤT XỨ TỪ CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA, CỘNG HÒA ẤN ĐỘ VÀ CỘNG HÒA
IN-ĐÔ-NÊ-XI-A
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương số
05/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP
ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 10/2018/NĐ-CP
ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại;
Căn cứ Thông tư số 37/2019/TT-BCT
ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số
nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại;
Căn cứ Quyết định số 3752/QĐ-BCT
ngày 02 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phòng vệ thương mại;
Căn cứ Quyết định số 2920/QĐ-BCT
ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc gia hạn thời hạn
ban hành quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số
sản phẩm Sorbitol có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Ấn Độ và
Cộng hòa In-đô-nê-xi-a;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục
Phòng vệ thương mại,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối
với một số sản phẩm Sorbitol thuộc các mã HS 2905.44.00 và 3824.60.00 có xuất xứ
từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Ấn Độ và Cộng hòa In-đô-nê-xi-a (mã vụ
việc: AD14) với nội dung chi tiết nêu tại Thông báo kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Trình tự, thủ tục điều tra thực hiện theo quy định
pháp luật về phòng vệ thương mại của Việt Nam.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Phòng vệ
thương mại và Thủ trưởng các đơn vị, các bên liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều
4;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: TC, NG, TTTT;
- Các Thứ trưởng;
- Các website: Chính phủ, Bộ Công Thương;
- Tổng cục Hải quan (Cục TXNK, Cục GSQL);
- Các Cục: CN, HC, XNK;
- Các Vụ: AP, KHCN, ĐB, PC;
- Văn phòng BCĐLNHNQT về kinh tế;
- Lưu: VT, PVTM (8).
|
BỘ TRƯỞNG
Trần Tuấn Anh
|
THÔNG BÁO
ĐIỀU TRA ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI MỘT SỐ SẢN PHẨM
SORBITOL CÓ XUẤT XỨ TỪ CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA, CỘNG HÒA ẤN ĐỘ VÀ CỘNG HÒA
IN-ĐÔ-NÊ-XI-A
(Kèm theo Quyết định số 3298/QĐ-BCT ngày 11 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng
Bộ Công Thương)
1. Thông tin cơ
bản
Ngày 18 tháng 8 năm 2020, Cục Phòng vệ
thương mại (PVTM) (Cơ quan điều tra) nhận được Hồ sơ của Công ty Cổ phần
Sorbitol Pháp - Việt yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá
(CBPG) đối với một số sản phẩm Sorbitol có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa, Cộng hòa Ấn Độ và Cộng hòa In-đô-nê-xi-a (Hồ sơ).
Trên cơ sở Hồ sơ yêu cầu, Cục PVTM đã
tiến hành thẩm định và có các công văn yêu cầu bổ sung, làm rõ một số thông
tin, nội dung về căn cứ xác định hành vi bán phá giá cũng như dấu hiệu thiệt hại
đáng kể của ngành sản xuất trong nước.
Ngày 14 tháng 9 năm 2020, Cục PVTM nhận
được hồ sơ hoàn thiện của Bên yêu cầu, trong đó bổ sung đầy đủ các thông tin
theo yêu cầu.
Căn cứ khoản 1 Điều 30
Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương (Nghị định 10/2018/NĐ-CP),
ngày 29 tháng 9 năm 2020, Cơ quan điều tra có công văn số 796/PVTM-P1 xác nhận
Hồ sơ yêu cầu đã hợp lệ và đầy đủ các nội dung được quy định tại Điều
28 Nghị định 10/2018/NĐ-CP.
Căn cứ quy định tại điểm
c khoản 5 Điều 70 Luật Quản lý ngoại thương và Điều 5.5 Hiệp
định chống bán phá giá của WTO, ngày 29 tháng 9 năm 2020, Cơ quan điều tra
đã có thư gửi Đại sứ quán các nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Ấn Độ
và Cộng hòa In-đô-nê-xi-a tại Việt Nam thông báo về việc nhận được hồ sơ đề nghị
đầy đủ và hợp lệ.
Ngày 12 tháng 11 năm 2020, Bộ trưởng
Bộ Công Thương ra Quyết định số 2920/QĐ-BCT về việc gia hạn thời hạn ban hành
quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm
Sorbitol có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Ấn Độ và Cộng hòa
In-đô-nê-xi-a.
Theo quy định tại Điều
79 Luật Quản lý ngoại thương về căn cứ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp
chống bán phá giá, Cơ quan điều tra xác định rằng:
- Bên yêu cầu áp dụng biện pháp chống
bán phá giá đáp ứng yêu cầu về tính đại diện cho ngành sản xuất trong nước; và
- Có bằng chứng rõ ràng về việc hàng
hóa nhập khẩu bán phá giá gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
Căn cứ Điều 70 Luật Quản
lý ngoại thương về trình tự, thủ tục điều tra vụ việc phòng vệ thương mại
và Điều 79 Luật Quản lý ngoại thương về căn cứ tiến hành điều
tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, Bộ Công Thương quyết định tiến hành điều
tra áp dụng biện pháp CBPG đối với Hàng hóa bị điều tra có xuất xứ từ Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Ấn Độ và Cộng hòa In-đô-nê- xi-a (mã vụ việc
AD14).
2. Nội dung điều
tra
Các nội dung điều tra sẽ được thực hiện
theo quy định tại Điều 80 Luật Quản lý ngoại thương và Điều 32 Nghị định 10/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
2.1. Hàng hóa bị điều tra
a) Mô tả hàng hóa:
Tên sản phẩm: Sorbitol
Mô tả hàng hóa: Sorbitol dạng lỏng
(xirô Sorbitol) với hàm lượng D-Sorbitol tính theo chất khô không nhỏ hơn 50%.
Sản phẩm Sorbitol được phân loại theo
mã HS như sau:
Mã số
|
Mô tả hàng hóa
|
Thuế ưu đãi
|
ATIGA
|
ACFTA
|
AIFTA
|
Phần VI
|
SẢN PHẨM CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT HOẶC
CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP LIÊN QUAN
|
Chương 29
|
HÓA CHẤT HỮU CƠ
|
|
|
|
|
2905
|
Rượu mạch hở và các dẫn xuất halogen hóa,
sulphonat hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa của chúng
|
|
- Rượu đa chức khác:
|
|
|
|
|
2905.44.00
|
Dglucitol (sorbitol)
|
5%
|
0%
|
0%
|
0%
|
Chương 38
|
CÁC SẢN PHẨM HÓA CHẤT KHÁC
|
3824
|
Chất gắn đã điều chế dùng cho các loại khuôn đúc
hoặc lõi đúc; các sản phẩm và chế phẩm hóa học của ngành công nghiệp hóa chất
hoặc các ngành công nghiệp có liên quan (kể cả các sản phẩm và chế phẩm chứa
hỗn hợp các sản phẩm tự nhiên), chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác
|
3824.60.00
|
- Sorbitol trừ loại thuộc phân nhóm 2905.44
|
5%
|
0%
|
0%
|
0%
|
Bộ Công Thương có thể sửa đổi, bổ
sung danh sách các mã HS của hàng hóa bị điều tra để phù hợp với mô tả hàng hóa
bị điều tra và các thay đổi khác (nếu có).
b) Xuất xứ của hàng hóa bị điều
tra: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Ấn Độ
và Cộng hòa In-đô-nê-xi-a.
2.2. Thời kỳ điều tra (POI):1
- Thời kỳ điều tra xác định hành vi
bán phá giá: từ ngày 01 tháng 4 năm 2019 đến ngày 31 tháng 3 năm 2020.
- Thời kỳ điều tra xác định thiệt hại
của ngành sản xuất trong nước:
Năm 1: từ ngày 01 tháng 4 năm 2017 đến
ngày 31 tháng 3 năm 2018;
Năm 2: từ ngày 01 tháng 4 năm 2018 đến
ngày 31 tháng 3 năm 2019;
Năm 3: từ ngày 01 tháng 4 năm 2019 đến
ngày 31 tháng 3 năm 2020.
2.3. Đề xuất về mức thuế của Bên
yêu cầu:2
Bên yêu cầu đề nghị áp dụng thuế CBPG
đối với hàng hóa bị điều tra ở mức 6.313.942 VNĐ/tấn đối với hàng hóa có xuất xứ
từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, 3.356.012 VNĐ/tấn đối với hàng hóa có xuất xứ Cộng
hòa Ấn Độ và 4.143.857 VNĐ/tấn đối với hàng hóa có xuất xứ Cộng hòa
In-đô-nê-xi-a.
3. Trình tự, thủ
tục điều tra
3.1. Đăng ký bên liên quan
a) Căn cứ Điều 6
Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại
(Thông tư 37/2019/TT-BCT), tổ chức, cá nhân quy định tại Điều
74 Luật Quản lý ngoại thương có thể đăng ký làm bên liên quan trong vụ việc
với Cơ quan điều tra để tiếp cận thông tin lưu hành công khai trong quá trình điều
tra, gửi các ý kiến bình luận, thông tin và bằng chứng liên quan đến nội dung điều
tra được nêu tại Thông báo này.
b) Tổ chức, cá nhân đăng ký bên liên
quan theo mẫu Đơn đăng ký bên liên quan ban hành tại Phụ lục I ban hành kèm
theo Thông tư 37/2019/TT-BCT và gửi tới Cơ quan điều tra theo địa chỉ nêu tại
Thông báo này trong thời hạn sáu mươi (60) ngày làm việc kể từ ngày có hiệu lực
của quyết định điều tra bằng cách gửi công văn chính thức kèm theo Đơn đăng ký
bên liên quan theo một trong hai phương thức sau: (i) bưu điện hoặc (ii) thư điện
tử.
c) Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp
pháp của mình, Cơ quan điều tra khuyến nghị các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập
khẩu, sử dụng hàng hóa bị điều tra đăng ký làm bên liên quan để thực hiện quyền
tiếp cận thông tin, cung cấp thông tin và bày tỏ quan điểm trong quá trình điều
tra của vụ việc.
3.2. Bản câu hỏi điều tra
Căn cứ Điều 35 Nghị định
10/2018/NĐ-CP:
Trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể
từ ngày có quyết định điều tra, Cơ quan điều tra gửi bản câu hỏi điều tra cho
các đối tượng sau đây:
- Bên nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện
pháp CBPG;
- Các nhà sản xuất trong nước khác mà
Cơ quan điều tra biết;
- Bên bị đề nghị điều tra áp dụng biện
pháp CBPG mà Cơ quan điều tra biết;
- Các nhà nhập khẩu hàng hóa bị điều
tra;
- Cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt
Nam của quốc gia nơi xuất xứ của hàng hóa bị điều tra;
- Các bên có liên quan khác.
3.3. Chọn mẫu điều tra
Trong trường hợp số lượng các nhà sản
xuất, xuất khẩu nước ngoài, nhà nhập khẩu và nhà sản xuất trong nước quá lớn hoặc
chủng loại hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp CBPG quá lớn, Cơ quan điều tra
có thể giới hạn phạm vi điều tra. Việc giới hạn phạm vi điều tra được thực hiện
theo quy định tại Điều 36 Nghị định 10/2018/NĐ-CP.
3.4. Tiếng nói và chữ viết
Căn cứ Điều 4 Thông
tư 37/2019/TT-BCT:
a) Tiếng nói và chữ viết dùng trong
quá trình điều tra là tiếng Việt. Bên liên quan có quyền dùng tiếng nói và chữ
viết của dân tộc mình, trong trường hợp này phải có biên dịch và phiên dịch.
b) Các thông tin, tài liệu không phải
bằng tiếng Việt do bên liên quan cung cấp phải được dịch ra tiếng Việt. Bên
liên quan phải bảo đảm tính trung thực, chính xác và chịu trách nhiệm trước
pháp luật về nội dung được dịch thuật.
3.5. Bảo mật thông tin
Cơ quan điều tra thực hiện việc bảo mật
thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật Quản lý ngoại
thương và Điều 11 Nghị định 10/2018/NĐ-CP.
3.6. Hợp tác trong quá trình điều
tra
Căn cứ Điều 10 Nghị định
10/2018/NĐ-CP:
a) Bất kỳ bên liên quan nào từ chối tham
gia vụ việc hoặc không cung cấp chứng cứ cần thiết hoặc gây cản trở đáng kể tới
việc hoàn thành việc điều tra thì kết luận điều tra đối với bên liên quan đó sẽ
dựa trên các cơ sở thông tin sẵn có.
b) Bất kỳ bên liên quan nào cung cấp
các chứng cứ không chính xác hoặc gây nhầm lẫn thì các chứng cứ đó sẽ không được
xem xét và kết luận điều tra đối với bên liên quan đó sẽ dựa trên cơ sở các
thông tin sẵn có.
c) Cơ quan điều tra khuyến nghị các
bên liên quan tham gia hợp tác đầy đủ trong quá trình vụ việc để bảo đảm quyền
và lợi ích hợp pháp của mình.
3.7. Quản lý nhập khẩu đối với
hàng hóa bị điều tra
Kể từ khi có quyết định điều tra cho
đến khi kết thúc quá trình điều tra áp dụng biện pháp CBPG, Cơ quan điều tra có
thể thực hiện chế độ yêu cầu khai báo nhập khẩu đối với hàng hóa bị điều tra áp
dụng biện pháp CBPG để phục vụ công tác điều tra. Việc khai báo nhập khẩu không
hạn chế về số lượng, khối lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu.
Trình tự thủ tục thực hiện quản lý nhập
khẩu đối với hàng hóa bị điều tra được thực hiện theo quy định hiện hành. Bộ
Công Thương sẽ có thông báo chi tiết trong trường hợp áp dụng biện pháp này.
3.8. Tham vấn
Các bên liên quan có quyền yêu cầu
tham vấn riêng với Cơ quan điều tra theo quy định tại khoản 1 Điều
13 Nghị định 10/2018/NĐ-CP với điều kiện việc tham vấn này không ảnh hưởng
tới thời hạn điều tra vụ việc.
Trước khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều
tra tổ chức phiên tham vấn công khai với các bên liên quan. Cơ quan điều tra có
trách nhiệm thông báo về việc tổ chức tham vấn cho các bên liên quan chậm nhất
ba mươi (30) ngày trước ngày tổ chức tham vấn. Việc tổ chức phiên tham vấn công
khai được thực hiện theo thủ tục quy định tại các khoản 2, 3, 4
và 5 Điều 13 Nghị định 10/2018/NĐ-CP.
4. Áp dụng thuế
CBPG tạm thời
Căn có kết luận điều tra sơ bộ, Cơ
quan điều tra có thể kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc áp dụng
thuế CBPG tạm thời theo quy định tại khoản 1 Điều 81 Luật Quản
lý ngoại thương và Điều 37 Nghị định 10/2018/NĐ-CP. Mức
thuế CBPG tạm thời không được vượt quá biên độ bán phá giá trong kết luận điều
tra sơ bộ.
5. Áp dụng thuế
CBPG có hiệu lực trở về trước
Căn cứ khoản 4 Điều
81 Luật Quản lý ngoại thương:
a) Trong trường hợp kết luận cuối
cùng của Cơ quan điều tra xác định có thiệt hại đáng kể hoặc có đe dọa gây ra
thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể
quyết định áp dụng thuế CBPG có hiệu lực trở về trước;
b) Thuế CBPG được áp dụng có hiệu lực
trở về trước đối với hàng hóa nhập khẩu trong thời hạn chín mươi (90) ngày trước
khi áp dụng thuế CBPG tạm thời nếu hàng hóa nhập khẩu được xác định bị bán phá
giá; khối lượng hoặc số lượng hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam
tăng nhanh đột biến trong giai đoạn từ khi tiến hành điều tra đến khi áp dụng
thuế CBPG tạm thời và gây ra thiệt hại khó có khả năng khắc phục cho ngành sản
xuất trong nước.
6. Thông tin liên
hệ
Cục Phòng vệ thương mại - Bộ Công
Thương
Địa chỉ: 23 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà
Nội, Việt Nam
Điện thoại: +84.24.73037898 (số máy lẻ
111) (cán bộ đầu mối: Anh Nhật Minh)
Thư điện tử:
- Anh Hà Trần Nhật Minh - Phòng Điều
tra bán phá giá và trợ cấp: minhhtn@moit.gov.vn
- Anh Nguyễn Thanh Cương - Phòng Điều
tra Thiệt hại và Tự vệ: cuongnth@moit.gov.vn
Quyết định và Thông báo về vụ việc có
thể truy cập và tải xuống tại trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương:
www.moit.gov.vn: hoặc Cục Phòng vệ thương mại: www.trav.gov.vn hoặc
www.pvtm.gov.vn.
1
Đây là thời kỳ Cơ quan điều tra thu thập các thông tin, số liệu để
xác định sự tồn tại của hành vi bán phá giá, sự tồn tại của
thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại hoặc sự ngăn cản một cách đáng kể sự hình
thành của ngành sản xuất trong nước và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt
hại nêu trên.
2 Mức thuế này là cáo buộc của Bên yêu cầu, không
phải là kết luận của Cơ quan điều tra.