Quyết định 3292/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án “Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030”

Số hiệu 3292/QĐ-UBND
Ngày ban hành 01/11/2018
Ngày có hiệu lực 01/11/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Đặng Quốc Khánh
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3292/QĐ-UBND

Hà Tĩnh, ngày 01 tháng 11 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM” TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2018-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020;

Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1760/QĐ-TTg ngày 10/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 01/QĐ-BCĐTW ngày 22/8/2018 của Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu Quốc gia ban hành kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 1781/SNN-TBS ngày 2/9/2018, ý kiến của Thường trực HĐND tỉnh tại Văn bản số 333/HĐND ngày 19/10/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030”, với các nội dung chủ yếu như sau:

1. Quan điểm

- Xác định Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài trong phát triển kinh tế nông thôn, thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh; cấp ủy, chính quyền các cấp phải tập trung cao trong lãnh đạo, chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực và các điều kiện để thực hiện thắng lợi.

- Phát triển sản phẩm OCOP phải xác định rõ người dân là chủ thể của quá trình thực hiện, thông qua Hợp tác xã, Doanh nghiệp vừa và nhỏ làm nền tảng tổ chức sản xuất; phát huy sự chủ động, tự tin, sáng tạo của cộng đồng, phát triển trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc thị trường, có định hướng, quản lý của Nhà nước.

- Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ chủ yếu là theo kết quả đầu ra như là phần thưởng cho phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị từ sản xuất - thu hoạch - chế biến - tiêu thụ; khơi dậy, c vũ tinh thần tự lực, sáng tạo khởi nghiệp trong các tầng lớp nhân dân.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung:

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn, góp phần thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân, làm sống lại các giá trị truyền thống của địa phương, xây dựng thành công nông thôn mới, trên cơ sở tạo ra sản phẩm tt, có thương hiệu, được chứng nhận sản phẩm OCOP và qua đó tạo thị trường bền vững, gia tăng giá trị sản xuất, giá trị nội sinh cho ngành nông nghiệp Hà Tĩnh.

- Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất theo hướng cộng đồng với sự tự nguyện tham gia của tổ chức kinh tế và người dân để khai thác tiềm năng, lợi thế của ngành nông nghiệp, dịch vụ thành các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao.

- Góp phần hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn, thương mại hóa sản phẩm, phát triển xã hội nông thôn bền vững.

2.2. Mc tiêu c thể đến năm 2020

a) Phát triển sản phẩm: Có tối thiểu 70 sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận đạt chuẩn OCOP, cụ thể:

- Hoàn thiện, chuẩn hóa tối thiểu 50 sản phẩm, dịch vụ nông thôn trong số các sản phẩm, dịch vụ hiện có.

- Phát triển mới tối thiểu 20 sản phẩm được chứng nhận đạt chuẩn sản phẩm OCOP.

Trong đó: Chứng nhận tối thiểu 10 sản phẩm OCOP đạt hạng 5 sao; xây dựng 1-2 làng văn hóa du lịch đạt tiêu chuẩn làng du lịch từ 3-5 sao.

b) Phát triển các tổ chức kinh tế:

- Củng cố, nâng cấp tối thiểu 50 tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ hiện có thực hiện Chương trình OCOP.

- Phát triển mới tối thiểu 20 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP.

c) Đào tạo, tập huấn kiến thức chuyên môn, quản lý sản xuất, kinh doanh cho:

[...]