Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 2301/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2018-2020 (Chương trình OCOP Lâm Đồng)

Số hiệu 2301/QĐ-UBND
Ngày ban hành 12/11/2018
Ngày có hiệu lực 12/11/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Phạm S
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
LÂM ĐỒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2301/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 12 tháng 11 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2018-2020 (CHƯƠNG TRÌNH OCOP LÂM ĐỒNG)

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 05/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020;

Căn cứ Quyết định số 2277/QĐ-BNN-VPCP ngày 05/06/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt đề cương Đề án “Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2017 - 2020, định hướng 2030 và bộ công cụ điều tra, khảo sát;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Tờ trình số 147/TTr-SNN ngày 15/8/2018 và của Giám đốc Sở Tài chính tại Văn bản số 2502/STC-HCSN ngày 26/10/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2018 - 2020 (gọi tắt là Chương trình OCOP Lâm Đồng), với các nội dung cụ thể như sau:

I. Mục tiêu, đối tượng và nguyên tắc thực hiện:

1. Mục tiêu:

a) Mục tiêu chung: Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống người dân trong Chương trình xây dựng nông thôn mới và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Xác định, phát triển các sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, mang tính đặc trưng, lợi thế của từng địa phương trên địa bàn tỉnh và của tỉnh Lâm Đồng đthực hiện có hiệu quả Chương trình mi xã một sản phẩm.

- Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh theo hướng gia tăng lợi ích cho cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng gia tăng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân.

- Hỗ trợ xây dựng từ 20 đơn vị sản xuất trở lên tạo ra ít nhất 20 loại sản phẩm đạt tiêu chí sản phẩm OCOP Lâm Đồng (cấp tỉnh).

- Tổ chức đánh giá, cấp giấy công nhận và xếp hạng ít nhất 20 loại sản phẩm đạt tiêu chí sản phẩm OCOP Lâm Đồng, trong đó có ít nhất 05 sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP cấp Quốc gia.

2. Đối tượng thực hiện:

a) Sản phẩm: Các sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương, đặc biệt là các sản phẩm đặc sản, đặc trưng trên cơ sở khai thác lợi thế so sách về điều kiện sinh thái, nguồn gen, tri thức và công nghệ của tỉnh Lâm Đồng (danh mục các sản phẩm lựa chọn tại Phụ lục I kèm theo).

b) Chủ thể thực hiện: Lấy chủ thể kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể làm nòng cốt, cụ thể là các hợp tác xã, các doanh nghiệp nhỏ và vừa làm nòng cốt cùng với tổ hợp tác, hộ sản xuất trên địa bàn.

3. Nguyên tắc thực hiện:

Trong quá trình triển khai, chương trình OCOP cần tổ chức thực hiện tuân thủ 3 nguyên tắc:

a) Hành động địa phương hướng đến toàn cầu: Sản phẩm được chấp thuận ở cấp độ toàn cầu phản ánh niềm tự hào của văn hóa, tính đặc trưng của địa phương; các sản phẩm được cải tiến, thiết kế phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng; cải tiến các công nghệ truyền thống để tạo ra các sản phẩm được thị trường thế giới chấp nhận.

b) Tự lực, tự tin và sáng tạo: Lựa chọn sản phẩm phù hợp và tổ chức sản xuất sản phẩm một cách hiệu quả nhất, có tính đặc trưng nhất; khuyến khích tính sáng tạo phát triển một cách tối đa trong cộng đồng dân cư và các hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ hợp tác, hộ sản xuất khi tham gia chương trình.

c) Đào tạo nguồn nhân lực: Trang bị đầy đủ các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho các đối tượng tham gia chương trình từ khâu tạo vùng nguyên liệu, sản xuất, chế biến, thiết kế bao bì, quản lý chất lượng, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm,...

II. Nội dung thực hiện:

1. Xây dựng hệ thống quản lý, điều hành chương trình OCOP Lâm Đồng:

a) Tổ chức Hội nghị cấp tỉnh về quán triệt chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP Lâm Đồng giai đoạn 2018-2020 đến các cấp, ngành, địa phương và đơn vị liên quan.

[...]